TÓM TẮT
CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI GIAI
ĐOẠN 2011 - 2014, TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 19/NQ-HĐND ngày 20/7/2011 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu chung: phấn đấu đến năm 2014, Thái
Nguyên đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp bảo đảm
100% trẻ em 5 tuổi được học 2 buổi/ngày (ăn bán trú tại trường);
b) 100% trẻ em 5 tuổi được học
Chương trình giáo dục mầm non mới, giảm tỷ lệ
trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 7%, tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt trên 90%;
c, 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt
chuẩn trình độ đào tạo chuẩn trở lên, trong đó 70% đạt trình độ đào tạo trên
chuẩn, 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên;
d) Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp mầm non 5 tuổi. Phấn đấu đến
năm 2014 có đủ phòng học kiên cố, các phòng chức năng cho mẫu giáo 5 tuổi, có
65% trở lên số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
2. Nội dung
- Tăng cường huy động trẻ 5 tuổi
và dưới 5 tuổi đến lớp;
- Đổi mới nội dung, phương pháp
giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non;
- Đào tạo bồi dưỡng giáo viên;
- Củng cố mở rộng mạng lưới trường,
lớp, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, đảm bảo ngân sách cho các lớp mầm
non;
- Hỗ trợ tiền ăn trưa và chi phí học
tập cho trẻ em 5 tuổi có hoàn cảnh khó khăn;
Đối
chiếu với tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (Quyết định số
239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi), tỉnh Thái Nguyên đã đạt và vượt về tỷ lệ
huy động trẻ ra lớp, thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi.
Tuy nhiên, còn một số nội dung chưa đạt cần phải tập trung là xây dựng mạng lưới
trường lớp, cơ sở vật chất thiết bị, hỗ trợ tiền ăn trưa và chi phí học tập cho
trẻ 5 tuổi khó khăn. Cụ thể: xây dựng 281 phòng học kiên cố, 1.414 phòng chức
năng; trang bị 266 bộ đồ chơi ngoài trời, mua 798 máy tính, 344 bộ đồ dùng thiết
bị tối thiểu; tập huấn giáo viên; hỗ trợ tiền ăn trưa và chi phí học tập cho
7.891 trẻ 5 tuổi khó khăn. Tổng kinh
phí thực hiện chương trình phổ cập giai đoạn 2011-2014: 350,811 tỷ đồng (ba
trăm năm mươi tỷ tám trăm mười một triệu đồng chẵn).
TỔNG
HỢP KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
(Thời
gian thực hiện chương trình phổ cập từ năm 2011 đến năm 2014)
TT
|
Nội dung
công việc
|
Tổng kinh
phí
(tỷ đồng)
|
Trong đó các
nguồn vốn
|
Chính phủ hỗ
trợ
|
Ngân sách tỉnh
|
Ngân sách
huyện, xã
|
Tiết kiệm
chi thường xuyên toàn ngành GD
|
Kính phí các
CT mục tiêu GD
|
Xã hội hóa
|
1
|
Hỗ trợ chi phí học tập và tiền ăn trưa cho MG
5 tuổi
|
53,976
|
53,976
|
|
|
|
|
Các xã, phường,
trường giải phóng mặt bằng
|
2
|
Đầu tư XD các phòng học kiên cố cho các lớp mẫu
giáo 5 tuổi
|
83,040
|
5,15
|
62,80
|
15,09
|
|
|
3
|
Đầu tư XD các phòng chức năng
|
137,945
|
11,336
|
44,479
|
82,130
|
|
|
4
|
Mua sắm thiết bị, đồ chơi cho các lớp MG 5 tuổi
|
72,650
|
|
|
|
50,000
|
22,650
|
5
|
In ấn mẫu biểu, sổ sách điều tra đến các hộ
GĐ, phần mềm phổ cập
|
1,200
|
|
|
|
|
1,200
|
6
|
Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ
|
1,500
|
|
|
|
1,000
|
0,500
|
7
|
Tham quan học tập, sơ tổng kết
|
0,500
|
|
|
|
|
0,500
|
|
Cộng
|
350,811
|
70,462
|
107,279
|
97,220
|
51,000
|
24,850
|
* Cơ chế hỗ trợ:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 80% kinh phí cho các huyện
để xây dựng phòng học kiên cố.
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ để xây dựng các phòng chức
năng: Định Hóa 70%; Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình: 40%; Phổ Yên và thị
xã Sông Công: 30%. Riêng Võ Nhai được ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% (theo Quyết
định số: 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ), 30% còn lại ngân
sách tỉnh hỗ trợ.
* Phương án thực hiện: Tổng kinh phí: 350,811
tỷ đồng trong đó:
- Chính phủ hỗ trợ: 70,462 tỷ đồng, gồm:
+ Hỗ trợ chi phí học tập và tiền ăn trưa: 53,976
tỷ đồng
+ Hỗ trợ xây dựng các phòng học, phòng chức năng
của huyện Võ Nhai: 16,486 tỷ đồng (theo quyết định 615/QĐ - TTg).
- Kinh
phí các chương trình mục tiêu về Giáo dục và Đào tạo: 24,850 tỷ đồng (chủ yếu để mua sắm thiết bị đồ dùng, đồ
chơi và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ).
- Ngân sách các huyện, thị xã, thành phố huy động:
97,220 tỷ đồng.
- Ngân sách tỉnh: 107,279 tỷ đồng (cân đối
từ nguồn vượt thu hàng năm)
- Toàn ngành giáo dục và đào tạo tiết kiệm chi
thường xuyên trong 4 năm: 51 tỷ đồng (chủ yếu để mua sắm thiết bị đồ
dùng đồ chơi và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ).
(Tổng kinh phí: 350,811 tỷ đồng đã
phân kỳ từng năm theo biểu tổng hợp số 01).
3. Giải pháp
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về
chủ trương, mục đích, ý nghĩa của phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
trong nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn nhân lực;
b) Tổ chức tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng, thông qua báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh
và địa phương; các hội nghị, hội thảo để phổ biến các nội dung, nhiệm vụ phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tạo điều kiện cho gia đình, xã hội, cộng đồng
tham gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
3.2. Tăng cường huy động trẻ em
5 tuổi đến lớp
a) Hàng năm, huy động 99% trở lên
trẻ em 5 tuổi đến lớp mầm non để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày (ăn
bán trú tại trường), duy trì và phát triển số
trẻ em dưới 5 tuổi đến các cơ sở giáo dục mầm non dưới nhiều hình thức;
b)
Hàng năm, Hội đồng nhân dân cấp huyện đưa chỉ tiêu Phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ em 5 tuổi vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bố
trí kinh phí để tổ chức thực hiện theo đúng lộ trình; đưa kết quả thực hiện phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào tiêu chuẩn bình xét, đánh giá đối với
các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, bình xét gia đình văn hoá và đơn
vị văn hoá. Cấp uỷ, chính quyền địa phương giao trách nhiệm cho các tổ chức,
đoàn thể trên địa bàn phối hợp vận động các gia đình đưa trẻ em 5 tuổi đến trường,
lớp học 2 buổi/ ngày;
c) Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ ở các xã
miền núi đặc biệt khó khăn; trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị
tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; cha mẹ thuộc hộ nghèo theo quy định
của Nhà nước với mức 120.000 đồng/tháng (1 năm học 9 tháng) để duy trì bữa ăn
trưa tại trường; hỗ trợ tiền chi phí học tập cho trẻ em 5 tuổi có hoàn cảnh khó
khăn; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ em, nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ em
đến trường;
đ) Đến năm 2012, hoàn thành chuyển
đổi 100% trường mầm non bán công sang loại hình trường mầm non công lập, dân lập,
tư thục theo Quyết định số: 1359/QĐ- UBND, ngày 15/6/2010 của UBND tỉnh về việc
chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang loại hình trường mầm non công
lập, dân lập, tư thục trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tạo cơ hội cho trẻ em 5 tuổi
được học tập, vui chơi trong điều kiện tốt nhất. Phát triển giáo dục mầm non
ngoài công lập ở những nơi có điều kiện;
e) Quy hoạch mạng lưới trường mầm
non đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 trường mầm non tại trung tâm
và một số điểm lẻ phù hợp địa bàn và khoảng cách để trẻ em đến trường được thuận
lợi. Đảm bảo số trẻ 5 tuổi/lớp theo đúng qui định của Điều lệ trường mầm non;
g) Phát huy sáng kiến của nhân
dân, cộng đồng, động viên các bậc phụ huynh đăng ký đưa trẻ đến trường, lớp để
thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
3.3. Đổi mới nội dung, phương
pháp giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ em 5 tuổi.
a) Triển khai thực hiện đại trà
Chương trình giáo dục mầm non mới cho 100% lớp mầm non 5 tuổi, nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi; thực hiện tốt công tác chuẩn bị tiếng
Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số;
b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ sở giáo dục mầm non, phấn đấu các lớp mẫu giáo 5 tuổi được
tiếp cận với công nghệ thông tin và được hưởng chương trình học vui (phần mềm
Kidsmart); các trường mầm non ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ
và cho trẻ 5 tuổi ở những nơi có điều kiện tiếp cận với ngoại ngữ;
c) Triển khai, hướng dẫn sử dụng
có hiệu quả Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, phấn đấu đến năm 2014 có 95 % trẻ
5 tuổi đạt chuẩn phát triển;
d) Nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khoẻ, tăng cường tổ chức ăn bán trú cho trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng bữa ăn,
đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ suy dinh
dưỡng xuống dưới 7 % .
3.4. Xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non
a) Tăng cường phối kết hợp với
Khoa Tiểu học - Mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh, Trung tâm Giáo dục thường
xuyên tỉnh để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non đủ về số lượng,
nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu phổ cập và đổi mới giáo dục mầm non;
- Đào tạo nâng chuẩn và đào tạo mới,
bảo đảm có đủ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo dạy các lớp mầm non 5 tuổi
trong các trường mầm non theo định mức quy định;
- Xây dựng và mở rộng mô hình dạy
tiếng dân tộc cho giáo viên công tác tại các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số,
có học phần dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo sinh cử tuyển trong các trường
sư phạm;
- Đổi mới nội dung và phương thức
bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cập nhật kiến
thức và kỹ năng cho giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới.
Chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên người dân tộc thiểu số;
b) Thực hiện đầy đủ chế độ chính
sách của Nhà nước cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý để khuyến khích, động
viên giáo viên mầm non yên tâm công tác, tận tâm với nghề;
- Đối với các trường mầm non công
lập, giáo viên mầm non vào biên chế nhà nước được hưởng các chế độ theo qui định,
đối với các trường mầm non chưa được chuyển sang công lập thì giáo viên ngoài
biên chế tiếp tục được hưởng chế độ đãi ngộ hàng tháng từ nguồn học phí và hỗ
trợ từ ngân sách của tỉnh bảo đảm từ mức lương tối thiểu trở lên và nâng lương
theo định kỳ. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục đảm bảo chế độ lương
cho giáo viên không thấp hơn ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập; đồng thời
thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, học tập, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, các danh hiệu tôn vinh… như giáo viên, nhân viên trong
biên chế;
- Đảm bảo định mức biên chế cho
các trường mầm non theo qui định.
3.5. Củng cố mở rộng mạng lưới
trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, bảo đảm ngân sách cho các
lớp mầm non 5 tuổi
a) Xây dựng đủ phòng học cho các lớp
mẫu giáo 5 tuổi: Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp, đảm bảo 100% xã, phường,
thị trấn có trường mầm non. Xây dựng mới, nâng cấp đủ phòng học cho các lớp mẫu
giáo 5 tuổi trong tỉnh đạt chuẩn theo Điều lệ trường mầm non. Đến năm 2014 đảm
bảo 100% trường mầm non đều có khu trung tâm với quy mô ít nhất 5 nhóm lớp và
có các phòng chức năng theo tiêu chuẩn quy định tại Điều lệ trường mầm non. Những
trường có điểm lẻ thì phải bảo đảm phòng học được xây kiên cố theo hướng chuẩn
hoá.
b) Bảo đảm đủ thiết bị và đồ chơi
để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, nâng cao chất lượng giáo dục mầm
non cho trẻ em 5 tuổi;
c) Bảo đảm ngân sách chi thường
xuyên cho hoạt động chăm sóc, giáo dục mầm non 5 tuổi: Đối với khu vực thành phố,
thị xã, vùng kinh tế phát triển, Nhà nước hỗ trợ ngân sách chi thường xuyên cho
trường công lập tự chủ một phần với mức độ khác nhau, phần còn lại được huy động
từ đóng góp của cha mẹ trẻ. Đối với các trường mầm non bán công trong thời gian
chưa chuyển sang công lập, tỉnh hỗ trợ để chi trả lương cho giáo viên theo
thang bảng lương giáo viên mầm non và nâng lương theo định kỳ.
3.6. Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
5 tuổi trên địa bàn.
3.7. Đẩy mạnh xã hội hoá công
tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
a) Chủ động lồng ghép các chương
trình dự án, đề án và huy động nguồn lực của nhân dân để thực hiện phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; cha mẹ có trách nhiệm phối hợp với nhà trường để
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b) Khuyến khích, tạo điều kiện để
các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư
phát triển trường, lớp mầm non ngoài công lập theo tinh thần Nghị định số:
69/2008/NĐ - CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội
hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể
thao, môi trường;
c) Các vùng khó khăn có giải pháp
phù hợp huy động sự đóng góp công sức lao động của nhân dân cùng với ngân sách
nhà nước để xây dựng trường, lớp; kết hợp chính sách của địa phương với chính
sách hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao chất lượng bán trú cho trẻ em 5 tuổi nhằm
tạo điều kiện thuận lợi để dạy tiếng Việt cho trẻ;
d) Tranh thủ sự ủng hộ của các nhà
tài trợ, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế để thực hiện phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em 5 tuổi;
3.8. Đẩy mạnh công tác tham mưu
và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng chăm lo cho giáo dục mầm non
Tham mưu tích cực về chế độ chính
sách cho giáo viên mầm non ngoài biên chế; tham mưu cơ chế đầu tư, qui hoạch đất
đai, đầu tư xây dựng trường, lớp và cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non. Phối hợp
chặt chẽ với các ban, ngành liên quan tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ,
tổ chức, cá nhân trong tỉnh để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
3.9. Một số giải pháp về huy động,
điều hành các nguồn lực
Ngân sách tỉnh hỗ trợ:
+ Đầu tư xây dựng phòng học cho
các lớp mẫu giáo 5 tuổi (biểu số 02).
+ Đầu
tư xây dựng các phòng chức năng cho các trường mầm non (biểu số 03).
- Thành phố Thái Nguyên tự cân đối.
Ngân sách huyện hỗ trợ:
+ Đầu tư xây dựng phòng học cho
các lớp mẫu giáo 5 tuổi (biểu số 02).
+ Đầu
tư xây dựng các phòng chức năng cho các trường mầm non (biểu số 03).
- Hàng năm
(2011 - 2014), Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp, thống nhất với Sở Tài
chính trích từ nguồn kinh phí chi thường xuyên chung của toàn ngành mỗi năm từ
6 đến 15 tỷ đồng (biểu số 04) phân bổ cho Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã để mua sắm thiết bị, đồ chơi cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi theo
phương án do Phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp xây dựng trên cơ sở nhu cầu sử
dụng thiết bị đồ dùng, đồ chơi như đã thống kê./.
Biểu
số 01: TỔNG HỢP VÀ PHÂN KỲ CÁC NGUỒN VỐN
(Kèm
theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 20/7/2011 của HĐND tỉnh Thái Nguyên)
TT
|
Nội dung
|
Tổng các nguồn vốn thực hiện chương trình
|
Chia ra các năm
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
Tổng kinh phí thực hiện
chương trình
|
350,811
|
71,756
|
92,224
|
95,559
|
91,272
|
1
|
Chính phủ hỗ trợ
|
70,462
|
13,494
|
20,994
|
22,480
|
13,494
|
2
|
Kinh phí các chương trình mục
tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo
|
24,850
|
5,132
|
6,500
|
6,500
|
6,718
|
3
|
Ngân sách tỉnh (trích từ nguồn
vượt thu)
|
107,279
|
24,620
|
26,620
|
27,469
|
28,570
|
4
|
Tiết kiệm chi thường xuyên toàn
ngành giáo dục
|
51,000
|
6,000
|
15,000
|
15,000
|
15,000
|
5
|
Ngân
sách các huyện, thành phố, thị xã gồm:
|
97,220
|
22,510
|
23,110
|
24,110
|
27,490
|
- Thành phố Thái Nguyên
|
30,387
|
7,470
|
7,470
|
7,470
|
7,977
|
- Huyện Phú Bình
|
16,764
|
4,110
|
4,110
|
4,110
|
4,434
|
- Huyện Phổ Yên
|
14,776
|
3,530
|
3,530
|
3,530
|
4,186
|
- Thị xã Sông Công
|
3,680
|
0,920
|
0,920
|
0,920
|
0,920
|
- Huyện Đại Từ
|
7,414
|
1,300
|
1,900
|
1,900
|
2,314
|
- Huyện Phú Lương
|
10,172
|
2,190
|
2,190
|
2,690
|
3,102
|
- Huyện Võ Nhai
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
- Huyện Đồng Hỷ
|
8,778
|
1,830
|
1,830
|
2,330
|
2,788
|
- Huyện Định Hóa
|
5,249
|
1,160
|
1,160
|
1,160
|
1,769
|
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN