Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020

Số hiệu: 14/2005/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 02/11/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 14/2005/NQ-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2005

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2020

Sau hai mươi năm đổi mới và 5 năm thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục năm 2006 - 2010”, giáo dục đại học nước ta đã phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng hoá về loại hình và các hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh cơ cấu hệ thống, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo và huy động được nhiều nguồn lực xã hội.
Chất lượng giáo dục đại học ở một số ngành, lĩnh vực, cơ sở giáo dục đại học có những chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học mà tuyệt đại đa số được đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, những thành tựu nói trên của giáo dục đại học chưa vững chắc, chưa mang tính hệ thống và cơ bản, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. Những yếu kém, bất cập về cơ chế quản lý, cơ cấu hệ thống, cơ cấu ngành nghề, mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, quy trình đào tạo, phương pháp dạy và học, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, hiệu quả sử dụng nguồn lực và những tiêu cực trong thi cử, cấp bằng và một số hoạt động giáo dục khác cần sớm được khắc phục.
Để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, giáo dục đại học nước ta phải đổi mới một cách mạnh mẽ, cơ bản và toàn diện. Tại phiên họp Chính phủ tháng 7 năm 2005, Chính phủ đã quyết định về Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam với những nội dung sau:

1. Quan điểm chỉ đạo

Gắn kết chặt chẽ đổi mới giáo dục đại học với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu thế của khoa học và công nghệ.

Hiện đại hoá hệ thống giáo dục đại học trên cơ sở kế thừa những thành quả giáo dục đào tạo của đất nước, phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại, nhanh chóng tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới.

Đổi mới giáo dục đại học phải đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả và đồng bộ; lựa chọn khâu đột phá, lĩnh vực ưu tiên và cơ sở trọng điểm để tập trung nguồn lực tạo bước chuyển rõ rệt. Việc mở rộng quy mô phải đi đôi với nâng cao chất lượng; thực hiện công bằng xã hội đi đôi với đảm bảo hiệu quả đào tạo; phải tiến hành đổi mới từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập; liên thông giữa các ngành, các hình thức, các trình độ đào tạo; gắn bó chặt chẽ và tạo động lực để tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.

Trên cơ sở đổi mới tư duy và cơ chế quản lý giáo dục đại học, kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước và việc đảm bảo quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xã hội, tính minh bạch của các cơ sở giáo dục đại học. Phát huy tính tích cực và chủ động của các cơ sở giáo dục đại học trong công cuộc đổi mới mà nòng cốt là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của toàn xã hội.

Đổi mới giáo dục đại học là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước tăng cường đầu tư cho giáo dục đại học, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục đại học.

2. Mục tiêu.

a) Mục tiêu chung:

Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc, có sự phân tầng về chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bảo đảm hợp lý cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, phù hợp với chủ trương xã hội hoá giáo dục và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của các địa phương.

- Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng. Bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình trong toàn hệ thống. Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng và hệ thống kiểm định giáo dục đại học. Xây dựng một vài trường đại học đẳng cấp quốc tế.

- Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010, trong đó khoảng 70 - 80% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng vào khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên của hệ thống giáo dục đại học không quá 20. Đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 25% đạt trình độ tiến sỹ; đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 35% đạt trình độ tiến sỹ.

- Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Các trường đại học lớn phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước; nguồn thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 15% tổng nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học vào năm 2010 và 25% vào năm 2020.

- Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học.

3. Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới

a) Đổi mới cơ cấu đào tạo và hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục đại học:

- Rà soát, đát giá mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học hiện có; đổi mới công tác quy hoạch phát triển mạng lưới, bảo đảm thực hiện đúng các mục tiêu phát triển giáo dục đại học.

- Ưu tiên mở rộng quy mô các chương trình định hướng nghề nghiệp - ứng dụng; áp dụng quy trình đào tạo mềm dẻo, liên thông, kết hợp mô hình truyền thống với mô hình đa giai đoạn để tăng cơ hội học tập và phân tầng trình độ nhân lực.

- Thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; chuyển cơ sở giáo dục đại học bán công và một số cơ sở giáo dục đại học công lập sang loại hình tư thục; hoàn thiện mô hình trường cao đẳng cộng đồng và xây dựng quy chế chuyển tiếp đào tạo với các trường đại học, củng cố các đại học mở để có thể mở rộng quy mô của hai loại trường này. Khuyến khích mở cơ sở giáo dục đại học trong các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu mô hình tổ chức và có kế hoạch cụ thể sáp nhập cơ sở giáo dục đại học với các cơ sở nghiên cứu khoa học để gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh.

- Tập trung đầu tư, huy động chuyên gia trong và ngoài nước và có cơ chế phù hợp để xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế.

b) Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo:

- Cơ cấu lại khung chương trình; bảo đảm sự liên thông của các cấp học; giải quyết tốt mối quan hệ về khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả đào tạo của từng môn học. Đổi mới nội dung đào tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học.

- Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước.

- Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài.

- Đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, yêu cầu sử dụng nhân lực, nhu cầu học tập của nhân dân và tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.

- Cải tiến tuyển sinh theo hướng áp dụng công nghệ đo lường giáo dục hiện đại. Mở rộng nguồn tuyển, tạo thêm cơ hội học tập cho các đối tượng khó khăn, bảo đảm công bằng xã hội trong tuyển sinh.

- Chấn chỉnh công tác tổ chức đào tạo, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ.

c) Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên và cán bộ quản lý.

- Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học, bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Hoàn thiện và thực hiện cơ chế hợp đồng dài hạn; bảo đảm sự bình đẳng giữa giảng viên biên chế và hợp đồng, giữa giảng viên ở cơ sở giáo dục công lập và ở cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với giảng viên bao gồm tiêu chuẩn giảng viên, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chế độ nghỉ dạy dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách quan kết quả công việc. Ban hành chính sách, chế độ kiêm nhiệm giảng dạy.

- Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo hướng giao cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện chung do Nhà nước quy định. Định kỳ đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư. Cải cách thủ tục hành chính xét công nhận giảng viên, giảng viên chính.

d) Đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ:

- Nhà nước đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số cơ sở nghiên cứu mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học, trước mắt tập trung cho các trường trọng điểm. Khuyến khích thành lập các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục. Thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Quy định cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, gắn việc đào tạo nghiên cứu sinh với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ. Có chính sách phù hợp để sinh viên, học viên cao học tích cực tham gia nghiên cứu khoa học.

- Bố trí tối thiểu 1% ngân sách nhà nước hàng năm để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định trong Luật Khoa học và công nghệ.

đ) Đổi mới việc huy động nguồn lực và cơ chế tài chính:

- Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục đại học; tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở dùng chung như: trung tâm dữ liệu quốc gia, hệ thống thư viện điện tử, phòng thí nghiệm trọng điểm, ký túc xá và các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao. Các địa phương điều chỉnh quy hoạch, dành quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục đại học hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

- Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đại học; bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi về vật chất và tinh thần của nhà đầu tư.

- Các cơ sở giáo dục đại học chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng lại chính sách học phí, học bổng, tín dụng sinh viên trên cơ sở xác lập những nguyên tắc chia sẻ chi phí giáo dục đại học giữa nhà nước, người học và cộng đồng. Nhà nước thực hiện sự trợ giúp toàn bộ hoặc một phần học phí đối với các đối tượng chính sách, người nghèo và cấp trực tiếp cho người học.

- Đổi mới chính sách tài chính nhằm tăng hiệu quả đầu tư từ ngân sách và khai thác các nguồn đầu tư khác cho giáo dục đại học. Nghiên cứu áp dụng quy trình phân bổ ngân sách dựa trên sự đánh giá của xã hội đối với cơ sở giáo dục đại học. Thường xuyên tổ chức đánh giá hiệu quả kinh tế của giáo dục đại học.

- Thực hiện hạch toán thu - chi đối với cơ sở giáo dục đại học công lập, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học cơ quyền tự chủ cao trong thu - chi theo nguyên tắc lấy các nguồn thu bù đủ các khoản chi hợp lý, có tích lũy cần thiết để phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Bổ sung, hoàn chỉnh các quy chế về tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.

e) Đổi mới cơ chế quản lý

- Chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính.

- Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Bảo đảm vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng giáo dục đại học.

- Quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định giáo dục đại học; hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ.

- Xây dựng Luật giáo dục đại học.

g) Về hội nhập quốc tế:

- Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam thực hiện các hiệp định và cam kết quốc tế.

- Triển khai việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài, trước mắt là bằng tiếng Anh; nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo và nghiên cứu có khả năng thu hút người nước ngoài; tiếp thu có chọn lọc các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới; đạt được thỏa thuận về tương đương văn bằng, chương trình đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới; khuyến khích các hình thức liên kết đào tạo chất lượng cao, trao đổi giảng viên, chuyên gia với nước ngoài; khuyến khích giảng viên là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại Việt Nam; tăng số lượng lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích du học tại chỗ; có cơ chế tư vấn và quản lý thích hợp để giúp sinh viên Việt Nam du học định hướng ngành nghề, lựa chọn trường và học tập có chất lượng, đạt hiệu quả cao.

- Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trên thế giới mở cơ sở giáo dục đại học quốc tế tại Việt Nam hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

4. Tổ chức thực hiện

a) Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học do một Phó Thủ tướng đứng đầu để chỉ đạo việc đổi mới giáo dục đại học.

b) Xây dựng các đề án chi tiết để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học.

c) Kinh phí thực hiện đổi mới giáo dục đại học được bố trí từ ngân sách nhà nước.

d) Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước:

- Tổ chức triển khai thực hiện các đề án chi tiết đổi mới giáo dục đại học.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể theo các giai đoạn của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm để thực hiện các đề án chi tiết đổi mới giáo dục đại học; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình đổi mới giáo dục đại học và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức sơ kết việc đổi mới giáo dục đại học vào đầu các năm 2010, 2015 và tổng kết vào đầu năm 2020. Triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục đại học để trình Quốc hội Khóa XII kỳ họp thứ nhất.

- Bộ kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện đổi mới giáo dục đại học; trình Quốc hội việc bố trí ngân sách nhà nước hàng năm để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện chính sách tài chính đối với giáo dục đại học, cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học.

- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập, chính sách đối với giảng viên đại học; đề xuất mô hình tổ chức cụ thể sáp nhập cơ sở giáo dục đại học với các cơ sở nghiên cứu khoa học.

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các Bộ, ngành, các địa phương xây dựng chính sách và cơ chế phát huy tiềm lực của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao của các cơ sở giáo dục đại học.

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện Nghị quyết này.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 14/2005/NQ-CP

Ha Noi, November 02, 2005

 

GOVERNMENT RESOLUTION

ON SUBSTANTIAL AND COMPREHENSIVE RENEWAL OF VIETNAM'S TERTIARY EDUCATION IN THE 2006-2020 PERIOD

After 20 years of renew and 5 years of implementation of the Strategy on educational development in the 2001-2010 period, the tertiary education in our country has seen marked developments in terms of scale and diversity of educational types and forms, initial adjustments of its systematic structure and improvements of training programs and processes, and has mobilized numerous social resources. The quality of tertiary education in some disciplines and domains as well as in tertiary education institutions has seen positive changes, step by step satisfying the requirements of socio-economic development. The contingent of cadres possessing university and postgraduate degrees, almost all of whom have been trained in domestic educational institutions, has made important contributions to the cause of national renew and construction.

However, the above-mentioned achievements of tertiary education remained unstable, unsystematic and insubstantial, still failing to satisfy the requirements of national industrialization and modernization and international integration in the new period, and the people's learning demands. Weaknesses and inadequacies in the management mechanism, systematic structure, disciplinary structure, network of tertiary education institutions, training processes, teaching and learning methods, contingent of lectures and educational administrators, use efficiency of resources and negative phenomena in examinations, grant of diplomas and other educational activities should be soon addressed.

To expeditiously satisfy the country's requirements in the new period, the national tertiary education should be renewed in a vigorous, substantial and comprehensive manner. At the Government's July 2005 regular meeting, the Government resolved on the scheme on renewal of Vietnam's tertiary education with the following contents:

1. The Guiding viewpoint:

To closely combine the renew of tertiary education with the socio-economic development strategy, consolidation of defense and security, the country's demand for high-level human resource and the scientific and technological development trend.

To modernize the tertiary education system on the basis of inheriting the country's educational and training achievements, promoting the national identity, absorbing the mankind's cultural quintessence, and quickly approaching the world's advance tertiary education.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

On the basis of renewing the way of thinking and the educational administration mechanism, to rationally and effectively combine the definite separation of state management functions and tasks with the assurance of the right to autonomy and enhancement of social responsibility and transparency of tertiary education institutions. To promote the activeness and initiative of tertiary education institutions in the cause of renewal with the contingent of lecturers and administrators playing the key role and the active response and participation of the entire society.

The renewal of tertiary education is a cause of all the people under the Party's leadership and the State's management. The State shall intensify the investment in, and concurrently step up the socialization of, tertiary education, and create favorable conditions in terms of mechanisms and policies for organizations, individuals and the entire society to participate in development of tertiary education.

2. Objective

a. General objective:

To substantially and comprehensively renew tertiary education and make substantial changes in education quality, efficiency and scale, thus satisfying the requirements of national industrialization and modernization, international economic integration and people's learning demands. By 2020, Vietnam's tertiary education shall attain the regional advanced standards, approach the world's advanced level, have a high competitiveness and suit the socialist-oriented market mechanism.

b. Specific objectives:

- To perfect the national network of tertiary education institutions witch shall be classified according to their functions and training tasks and assurance of rational structures of levels, disciplines and regions in suitability with the undertaking of educational socialization and the general planning on national and regional socio-economic development.

- To develop tertiary education programs under the research orientation and the career - application orientations. To ensure the transferability among these programs in the entire system. To work out and perfect solutions to ensuring the tertiary education quality and inspection system. To build several universities up to international standards.

- To expand the training scale, attaining the rate of 200 students and 450 students for every 10,000 people by 2010 and 2020 respectively, with around 70 - 80% of the total number of students studying under career-application programs and around 40% of the total number of students studying at non-public tertiary education institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To markedly scale up and raise efficiency of scientific and technological activities in tertiary education institutions. Big universities must be powerful scientific research centers of the whole country; revenues from scientific and technological, production and service provision activities shall have represented at least 15% then 25% of the total revenue source of tertiary education institutions by 2010 and 2020, respectively.

- To perfect the the policy on tertiary education development along the direction of guaranteeing the autonomous right and social responsibility of tertiary education institutions, the management by the State and the supervision and evaluation by the society over tertiary education.

3. Renewal tasks and solutions

a. Renewal of training structure and improvement of the network of tertiary education institutions:

- To renew and evaluate the network of existing tertiary education institutions; to renew the work of network development planning, ensuring the achievement of tertiary education development objectives.

- To prioritize the expansion of career-application orientation programs; to apply flexible and transferable training processes, and combine the traditional model with the multi-stage model so as to increases learning opportunities and grade levels of human resources.

- To well carry out the transformation of the operation mechanism of public tertiary education institutions under the Government's Resolution No. 05/2005/NQ-CP of April 18, 2005, on stepping up the socialization of educational, healthcare, cultural, physical training and sport activities; to transform semi-public tertiary education institutions and a number of public tertiary education institutions into private ones; to improve the model of community colleges and formulate a regulation on continuing training from colleges to universities, and consolidate open universities in order to expand the scale of these two types of school. To encourage the establishment of tertiary education institutions in big groups and enterprises. To study the organizational model and adopt specific plans on merge of tertiary education institutions into scientific research institutors in order to closely associate training with scientific research, production and business.

- To concentrate investment on, mobilize domestic and foreign specialists and adopt an appropriate mechanism for, building universities up to international standards.

b. Renewal of training contents, methods and processes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To renew training methods along three directions: equipping learners with learning methods, promoting their initiative, and applying information and telecommunications technologies in teaching and learning activities. To exploit open sources of educational materials and information sources in the internet. To choose and use advanced educational programs and teaching course of foreign countries.

- To set and implement a roadmap for the shift to the system of training credits, creating favorable conditions for learners to accumulate knowledge, change disciplines and fields of study, and be transferred to higher educational levels at home or aboard.

- To renew the mechanism of assignment of student enrolment quotas along the direction of associating it with conditions for ensuring the training quality, demands for human resources and the people's learning needs, and increasing the autonomy of tertiary education institutions.

- To improve the enrolment of students with the application of modern educational measurement technology. To expand enrolment sources and create more learning opportunities for subjects in difficult plight, thus ensuring social justice in enrolment.

- To rectify the organization of training and the renewal of training contents and methods so as to raise the quality of master and doctoral training.

c. Renewal of the planning, training, fostering and employment of lecturers and administrators:

- To work out and implement a planning on the contingent of tertiary education lecturers and administrators, ensuring sufficient quantity and raising quality thereof, satisfying the requirements of tertiary education renewal.

- To vigorously renew contents, programs and methods of training and fostering tertiary education lecturers and administrators. To pay attention to raising the professional qualifications and pedagogical skills of lecturers, the strategic vision, creative capability and professionalism of leading officials and administrators.

- To renew the enrolment modes to make the enrolment more objective, fairer and more competitive. To perfect and apply the mechanism of long-term contracts; to ensure the equality between lecturers in public educational institutions and those in non-public educational institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To reform the procedures for appointment and discharge of professor and associate professor titles along the direction that tertiary education institutions shall carry out such procedures according to the general standards and conditions set by the State. To make periodical evaluations for re-appointment and discharge of professor and associate professor titles. To reform administrative procedures for considering and accrediting lectures and principal lecturers.

d. Renewal of organization of scientific and technological activities:

- The State shall invest in upgrading existing capable research institutes in tertiary education institutions and building a number of new ones, with investment being concentrated on key universities for the immediate future. To encourage the establishment of research institutes, scientific and technological enterprise in tertiary education institutions. To encourage scientific and technological organizations and enterprises to invest in development of research institutions in tertiary education institutions.

- To intensify the research tasks of lectures, and associate the training of doctoral candidates with the execution of scientific and technological research subject. To adopt appropriate policies for graduate and postgraduate students to actively participate in scientific research.

- To allocate at least 1% of the annual state budget for tertiary education institutions to perform their scientific and technological tasks provide for in the Science and Technology Law.

e. Renewal of mobilization of resources and financial mechanism:

- The State shall intensify investment in building infrastructures for tertiary education; concentrate investment on building a number of institutions for public utility such as: the national data center, the system of electronic libraries, key laboratories, dormitories and cultural, physical training and sport facilities. Localities shall adjust the planning and reserve land fund for building modern tertiary education institutions witch attain the regional and international standards.

- The State shall adopt policies on preferential treatment of, supports and incentives for, domestic and foreign investors to invest in tertiary education; and secure the lawful ownership right and material and spiritual benefits of investors.

- Tertiary education institutions shall take the imitative in diversifying revenue sources from contracts on training, research and development, technology transfer, and service, production and business activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To reform financial policies in order to raise the efficiency of investment from the state budget and exploit other investment sources for tertiary education. To research and apply the process of budget allocation on the basis of the society's assessment of tertiary education institutions. To regularly organize the evaluation of economic efficiency of tertiary education institutions.

- To conduct revenue-expenditure accounting in public tertiary education institutions, create conditions for tertiary education institutions to enjoy a greater autonomy in revenues-expenditures according to the principle of using revenues to make up for reasonable expenditures and making necessary accumulations to develop material foundations in service of training and research. To supplement and perfect financial regulations applicable to non-public tertiary education institutions.

f. Renewal of the management mechanism:

- To switch public tertiary education institutions to operate under an autonomous mechanism whereby they shall have the full legal person status and the right to decide on, and bear responsibility for, training, research, organization, personnel and finance.

- To abolish the mechanism of managing ministries, to formulate the mechanism of representatives of the state-owner at public tertiary education institutions. To guarantee the inspection and supervision by the community and promote the role of mass organizations, especially professional associations, in supervising the quality of tertiary education.

- To concentrate the state management on the formulation and direction of implementation of the development strategy; direction of operation of the tertiary education quality control and inspection system; perfection of the legal environment; enhancement of the inspection and examination activities; the macro-regulation of tertiary education structure and scale, satisfying the country's human resource demand in each period.

- To elaborate the Law on Tertiary Education.

g. Regarding international integration:

- To formulate a strategy on international integration, raise the cooperation capability and competitiveness of Vietnam's tertiary education in the implementation of international treaties and commitments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To create mechanism and favorable conditions for investors and prestigious tertiary education institutions in the world to open international tertiary education institutions in Vietnam or enter into training cooperation with Vietnamese tertiary education institutions.

4. Organization of implementation

a. To set up the Steering Committee for renewal of tertiary education witch shall be hoarded by a Deputy Prime Minister for directing the renewal of tertiary education.

b. To work out detailed schemes on realization of objectives and tasks of, and solutions to, renewal of tertiary education.

c. To allocate funds for renewal of tertiary education from the state budget.

d. Responsibilities of the state management agencies:

- To organize the implementation of detailed schemes on renewal of tertiary education.

- The Education and Training Ministry shall assume the prime responsibilities for, and coordinate with relevant ministries and branches and People's Committees of provinces or centrally-run cities in, formulating specific plans and roadmap according to the stages of the five-years socio-economic development plans for implementation of detailed schemes on renewal of tertiary education; guiding, inspecting, supervising and summing up the situation of tertiary education renewal and periodically reporting thereon to the Prime Minister. It shall organize the preliminary review of tertiary education renewal at the beginning of 2010 and 2015 and the general review thereof at the beginning of 2020; and organize the drafting of Tertiary Education Bill for submission to the With National Assembly at its first session.

- The Planning and Investment Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry, the Education and Training Ministry and the Science and Technology Ministry in, formulating a mechanism for mobilizing investment resources at home and abroad for the tertiary education renewal; submitting to the National Assembly annual budget allocation plans for tertiary education institutions to perform scientific and technological tasks provided for in the Science and Technology Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Home Affairs Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Education and Training Ministry, the Science and Technology Ministry and relevant ministries and branches in, formulating an autonomous mechanism applicable to public tertiary education institution, policies toward university lectures; and proposing specific organizational models whereby tertiary education institutions shall be merged with scientific research institutes.

- The Science and Technology Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Education and Training Ministry and relevant ministries, branches and localities in, formulating policies and mechanism for bringing into full play potentials of the contingent of high-level scientific and technological cadres of tertiary education institutions.

- Minister, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and president of provincial/municipal People's Committees shall have to coordinate with relevant ministries and branches in implementing this Resolution.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


34.791

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.20.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!