Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục

Số hiệu: 43/2000/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 30/08/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 43/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2000

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 43/2000/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 2000 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục về chương trình giáo dục, sách giáo khoa và giáo trình, thi và văn bằng; về mạng lưới, tổ chức, hoạt động, cơ sở vật chất của nhà trường và cơ sở giáo dục khác; về tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, thỉnh giảng và khen thưởng đối với nhà giáo; về chính sách đối với người học; và về các điều kiện tài chính của hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm tuân theo các quy định tương ứng của Nghị định này khi tiến hành đào tạo để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 2. Phân luồng và liên thông trong giáo dục

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các quy định, điều kiện nhằm bảo đảm sự phân luồng và liên thông giữa các bậc học, cấp học, trình độ đào tạo và phương thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp của địa phương, thực hiện việc phân luồng sau mỗi bậc học, cấp học, trình độ đào tạo theo các quy định của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 3. Ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

1. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm: vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và những vùng khó khăn khác. Danh mục cụ thể của những vùng này được ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

2. Chính phủ ưu tiên về đầu tư và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo các quy định trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp thuộc các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và giải pháp phát triển giáo dục, coi đây là một mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Điều 4. Phổ cập giáo dục

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, thị xã, quận, huyện có trách nhiệm củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, đồng thời có kế hoạch và giải pháp thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Chương 2:

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, SÁCH GIÁO KHOA VÀ GIÁO TRÌNH, THI VÀ VĂN BẰNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

Điều 5. Chương trình giáo dục

1. Chương trình giáo dục quy định tại các Điều 24, 30 và 36 của Luật Giáo dục là văn bản cụ thể hoá mục tiêu giáo dục; quy định phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục, chuẩn mực và cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và toàn bộ một bậc học, cấp học, trình độ đào tạo.

Mọi thay đổi về chương trình giáo dục đều phải qua nghiên cứu và chỉ được áp dụng chính thức khi được cấp có thẩm quyền cho phép.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non và chương trình các cấp học, bậc học của giáo dục phổ thông trên cơ sở thẩm định của các Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình.

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương cải cách nội dung chương trình của một bậc học, cấp học.

3. Chương trình khung nêu tại các Điều 30 và 36 của Luật Giáo dục quy định: mục tiêu đào tạo; khối lượng kiến thức tối thiểu, cơ cấu nội dung các khối kiến thức; tỷ lệ thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản, các môn học chuyên ngành, tỷ lệ thời gian dành cho lý thuyết và thực hành, thực tập đối với giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các cơ quan có liên quan thành lập Hội đồng chuyên môn để chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức thẩm định và quy định chương trình khung đối với giáo dục đại học và giáo dục trung học chuyên nghiệp.

Căn cứ vào chương trình khung đã được quy định và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, Hiệu trưởng các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tổ chức xây dựng và ban hành chương trình giáo dục của trường sau khi đã được thẩm định theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình dạy nghề ngắn hạn và dài hạn cho các cơ sở dạy nghề.

Điều 6. Kế hoạch dạy học

1. Kế hoạch dạy học là văn bản được ban hành cùng với chương trình giáo dục, quy định các môn học, các hoạt động thực hành, thực tập, ngoại khoá, số tiết hoặc buổi học trong tuần, trong năm học dành cho từng môn học, ở từng bậc học, cấp học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.

2. Kế hoạch dạy học của trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở chương trình đã được Hội đồng quốc gia thẩm định.

Kế hoạch dạy học của các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học do các trường tự tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành trên cơ sở chương trình đã được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Nghị định này.

Điều 7. Sách giáo khoa, giáo trình

1. Sách giáo khoa, giáo trình quy định tại các Điều 25, 31 và 37 của Luật Giáo dục là tài liệu thể hiện một cách cụ thể nội dung, phương pháp giáo dục của từng môn học trong chương trình giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan có liên quan quy định việc tổ chức biên soạn, duyệt, in, phát hành và sử dụng sách giáo khoa, giáo trình thuộc lĩnh vực phụ trách.

Điều 8. Hội đồng thẩm định

1. Các Hội đồng thẩm định chương trình, sách giáo khoa, giáo trình quy định trong Luật Giáo dục là các tổ chức tư vấn, giúp cấp quản lý giáo dục có thẩm quyền duyệt chương trình, sách giáo khoa, giáo trình.

Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình bao gồm một số nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ khoa học, kỹ thuật thuộc các lĩnh vực có liên quan. Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông phải có ít nhất một phần tư tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học, bậc học tương ứng.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục, sách giáo khoa, giáo trình sử dụng chung cho các trường đại học, cao đẳng, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và tỷ lệ các loại thành viên của mỗi Hội đồng và trực tiếp điều hành hoạt động của các Hội đồng này.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thẩm định chương trình giáo dục và sách giáo khoa các cấp học, bậc học thuộc giáo dục phổ thông; chương trình giáo dục và giáo trình trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc thẩm định chương trình giáo dục và giáo trình dạy nghề.

Điều 9. Thi trong hệ thống giáo dục quốc dân

1. Thi trong hệ thống giáo dục quốc dân là biện pháp đánh giá kết quả học tập của người học và kiểm định kết quả hoạt động giáo dục của nhà giáo, nhà trường.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế các kỳ thi. Quy chế các kỳ thi phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Tổ chức thi nghiêm túc, công bằng, khách quan, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thí sinh. Kết quả thi phản ánh đúng quá trình học tập và rèn luyện của thí sinh;

b) Nội dung các đề thi phải trong chương trình giáo dục, phù hợp yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng được quy định trong chương trình giáo dục.

3. Các Bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho các kỳ thi.

Điều 10. Văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân

1. Văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giáo dục là văn bản chính thức do cấp có thẩm quyền cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một bậc học, cấp học, trình độ đào tạo hoặc khoá đào tạo nghề dài hạn.

Việc xét tốt nghiệp và xếp loại tốt nghiệp phải căn cứ vào kết quả thi và quá trình học tập, rèn luyện của người học.

Điều kiện được cấp văn bằng, thẩm quyền cấp văn bằng được quy định tại các Điều 27, 33, 39 và 43 của Luật Giáo dục.

Cấp nào có thẩm quyền cấp văn bằng thì cấp đó có thẩm quyền hủy bỏ văn bằng.

2. Chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giáo dục là văn bản chính thức do người đứng đầu cơ sở giáo dục cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi kết thúc khóa đào tạo hoặc bồi dưỡng.

Điều kiện được cấp chứng chỉ, thẩm quyền cấp các loại chứng chỉ được quy định tại các Điều 33 và 43 của Luật Giáo dục.

Cấp nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ thì cấp đó có thẩm quyền hủy bỏ chứng chỉ.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc quản lý văn bằng, chứng chỉ giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề.

Điều 11. Giáo dục sau đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt

1. Đối với giáo dục sau đại học thuộc lĩnh vực y tế, ngoài các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ còn có các chương trình đào tạo chuyên khoa cho các ngành lâm sàng gồm: nội trú bệnh viện, chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế quy định chương trình đào tạo chuyên khoa, sự tương đương về văn bằng và nguyên tắc chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo sau đại học trong lĩnh vực y tế.

2. Đối với những bộ môn nghệ thuật có nhu cầu đào tạo ở trình độ sau đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin quy định về chương trình giáo dục, về đội ngũ giảng viên và điều kiện bảo đảm việc đào tạo.

3. Đối với những bộ môn thể dục, thể thao có nhu cầu đào tạo ở trình độ sau đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với ủy ban Thể dục Thể thao quy định về chương trình giáo dục, về đội ngũ giảng viên và điều kiện bảo đảm việc đào tạo.

Chương 3:

MẠNG LƯỚI, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NHÀ TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC

Điều 12. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

1. Nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm các trường: mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đại học.

2. Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm: viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học; các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên; nhóm trẻ, nhà trẻ; các lớp độc lập: mẫu giáo, tiểu học gia đình, xoá mù chữ, ngoại ngữ, tin học, lớp dành cho trẻ thất học, lớp dành cho trẻ tàn tật, lớp dạy nghề và lớp trung học chuyên nghiệp được tổ chức tại các cơ sở y tế, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 13. Các loại hình cơ sở giáo dục

1. Các loại hình cơ sở giáo dục quy định tại Điều 44 của Luật Giáo dục được xác định như sau:

a) Cơ sở giáo dục công lập: do Nhà nước thành lập, bổ nhiệm cán bộ quản lý và giao chỉ tiêu biên chế; Nhà nước quản lý, đầu tư về cơ sở vật chất, cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

b) Cơ sở giáo dục bán công: do Nhà nước thành lập trên cơ sở huy động các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất;

c) Cơ sở giáo dục dân lập: do các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, kinh tế xin phép thành lập và tự đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước;

d) Cơ sở giáo dục tư thục: do cá nhân hay một nhóm cá nhân xin phép thành lập và tự đầu tư.

Các cơ sở giáo dục bán công, dân lập, tư thục gọi chung là cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Điều 14. Các loại trường đại học

1. Các loại trường đại học gồm: các đại học, các trường đại học, các học viện.

2. Cơ cấu tổ chức cụ thể của các loại trường đại học nêu tại khoản 1 Điều này được quy định trong Điều lệ trường đại học.

Điều 15. Điều lệ nhà trường, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường

1. Điều lệ nhà trường là văn bản quy phạm pháp luật gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Giáo dục để áp dụng chung cho nhà trường ở một bậc học, cấp học, trình độ đào tạo thuộc mọi loại hình quy định tại Điều 13 của Nghị định này.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, trường tiểu học, trường mầm non.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Điều lệ trường dạy nghề.

2. Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường gồm các quy định bổ sung và cụ thể hoá Điều lệ nhà trường để áp dụng cho một hoặc một số loại hình trường hoặc một trường.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của loại hình trường đại học ngoài công lập; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của một số đại học riêng biệt khi cần thiết.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập ở trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các bậc học phổ thông, giáo dục mầm non, và của các trường chuyên biệt.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường dạy nghề ngoài công lập.

3. Cơ sở giáo dục của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đặt trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

Điều 16. Mạng lưới trường học và cơ sở giáo dục khác

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của địa phương phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhu cầu học tập, trình độ phát triển giáo dục và bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Mỗi xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có ít nhất một trường tiểu học; tùy điều kiện cụ thể một xã có trường mầm non, trường mẫu giáo;

b) Mỗi xã hoặc cụm xã có một trường trung học cơ sở; tùy điều kiện cụ thể, một xã có thể có một số trường trung học cơ sở;

c) Mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) có ít nhất một trường trung học phổ thông; có thể có trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc huyện;

d) Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có ít nhất một trường trung học chuyên nghiệp, hoặc một trường dạy nghề, hoặc một trường trung học chuyên nghiệp kết hợp dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc tỉnh.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng, đại học thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của đất nước, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội; bảo đảm cân đối về cơ cấu vùng miền, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề của hệ thống giáo dục đại học trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Căn cứ vào các quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển các trường do Trung ương quản lý; ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục do địa phương quản lý.

Điều 17. Xây dựng mạng lưới trường học ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

1. Uỷ ban nhân dân các cấp thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, theo thẩm quyền được quy định tại Điều 47 của Luật Giáo dục, có trách nhiệm củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú hiện có; mở rộng hợp lý mạng lưới trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú ở những nơi có điều kiện để đáp ứng nhu cầu học tập của con em dân tộc và miền núi.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, củng cố các trường dự bị đại học hiện có hoặc mở hệ dự bị đại học trong các trường đại học dành riêng cho học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Điều 18. Điều kiện thành lập trường

Nhà trường được xét thành lập khi có đề án bảo đảm các điều kiện sau:

1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học.

2. Có mục tiêu, chương trình, kế hoạch và quy mô giáo dục phù hợp với định hướng phát triển giáo dục của các bậc học, cấp học và trình độ đào tạo tương ứng.

3. Đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với trường dạy nghề) và Bộ Tài chính.

Điều 19. Thủ tục thành lập trường cao đẳng, trường đại học

1. Hồ sơ xin thành lập trường gồm:

a) Đơn xin thành lập trường;

b) Đề án thành lập trường theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này. Nội dung chủ yếu của đề án gồm:

Nhu cầu mở trường và sự phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học;

Mục tiêu và quy mô đào tạo của nhà trường;

Khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nhà trường;

Tư cách pháp lý, khả năng tài chính và điều kiện về cơ sở vật chất của tổ chức, cá nhân xin thành lập trường;

Khả năng và kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo;

Khả năng về đất xây dựng trường.

c) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về khả năng tài chính và điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức, cá nhân xin thành lập trường; hồ sơ xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc giao đất xây dựng trường;

d) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến sẽ làm Hiệu trưởng; danh sách cán bộ, giảng viên, nhân viên.

2. Thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin thành lập trường được quy định như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trường tổ chức thẩm định; xem xét, quyết định đối với việc thành lập trường cao đẳng; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với việc thành lập trường đại học.

3. Thời hạn thẩm định:

a) Đối với việc thành lập các loại trường đại học: trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét; thông báo kết quả bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin thành lập trường;

b) Đối với việc thành lập trường cao đẳng: trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thông báo kết quả bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin thành lập trường.

Điều 20. Sáp nhập, chia, tách nhà trường

1. Việc sáp nhập, chia, tách nhà trường để thành lập trường mới thuộc thẩm quyền của cấp ra quyết định thành lập trường.

2. Việc sáp nhập, chia, tách nhà trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học;

b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

c) Bảo đảm lợi ích của người học;

d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

3. Thủ tục sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng, trường đại học để thành lập trường mới được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này. Thủ tục sáp nhập, chia, tách các trường mầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với các trường dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Điều 21. Đình chỉ hoạt động nhà trường

1. Nhà trường bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường;

b) Không đủ điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ nhà giáo để bảo đảm chất lượng giảng dạy;

c) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về mục tiêu, kế hoạch, chương trình giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ.

2. Thủ tục đình chỉ hoạt động nhà trường:

a) Thanh tra giáo dục tiến hành thanh tra và kiến nghị với cơ quan quản lý giáo dục;

b) Cơ quan quản lý giáo dục tổ chức thẩm định, lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, trình cấp có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động nhà trường theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật Giáo dục.

3. Trong quyết định đình chỉ hoạt động nhà trường phải quy định rõ thời gian đình chỉ, những vấn đề phải khắc phục; các giải pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo và người học; yêu cầu kiểm tra, đánh giá trước khi có quyết định cho trường hoạt động trở lại.

4. Việc đình chỉ hoạt động của một khoa, ngành, phương thức giáo dục trong nhà trường cũng tuân theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này.

Điều 22. Giải thể nhà trường

1. Nhà trường bị giải thể trong các trường hợp sau:

a) Mục tiêu đào tạo của trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

b) Không khắc phục được tình trạng yếu kém sau thời gian bị đình chỉ hoạt động và không có đề án khả thi để tổ chức, xây dựng lại nhà trường;

c) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân xin thành lập trường.

2. Thủ tục giải thể nhà trường:

a) Thanh tra giáo dục có thẩm quyền tiến hành thanh tra và kiến nghị cơ quan quản lý giáo dục;

b) Cơ quan quản lý giáo dục thẩm định, xây dựng phương án giải thể trường trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, người học và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật, trình cấp có thẩm quyền quyết định giải thể nhà trường theo quy định tại Điều 47 của Luật Giáo dục.

Điều 23. Thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục khác thuộc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục không chính quy

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục và thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục khác thuộc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp và giáo dục không chính quy.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục và thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các cơ sở giáo dục khác đối với dạy nghề.

Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động của các cơ sở giáo dục khác

1. Cơ sở giáo dục khác có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn;

b) Quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên thuộc cơ sở;

c) Quản lý người học thuộc cơ sở;

d) Quản lý, sử dụng các điều kiện vật chất kỹ thuật được giao theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Viện nghiên cứu khoa học, khi được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 38 của Luật Giáo dục có quyền quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo; ký hợp đồng với trường đại học để phối hợp xây dựng chương trình đào tạo và kế hoạch dạy học, viết giáo trình, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị, tuyển sinh, tổ chức đào tạo;

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, quy định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà trẻ, nhóm trẻ và các lớp độc lập về giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp và giáo dục theo phương thức không chính quy.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề.

Điều 25. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường và cơ sở giáo dục khác

1. Việc bố trí địa điểm trường học và các công trình gần trường học cũng như việc xây dựng và sử dụng trang thiết bị trong nhà trường phải bảo đảm an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và không tác hại đến môi trường giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn về điều kiện vật chất kỹ thuật đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn về điều kiện vật chất kỹ thuật đối với các cơ sở dạy nghề.

Điều 26. Quản lý đất đai, tài sản của nhà trường và cơ sở giáo dục khác

1. Đất đai, tài sản do Nhà nước giao cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác quản lý và sử dụng đều thuộc sở hữu nhà nước và phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Các tài sản do nhà trường, cơ sở giáo dục khác quản lý chỉ được sử dụng vào hoạt động giáo dục, nghiên cứu, triển khai ứng dụng theo quy định của Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.

2. Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

Chương 4:

QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG, THỈNH GIẢNG VÀ KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO

Điều 27. Tuyển dụng nhà giáo

1. Việc tuyển dụng nhà giáo phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại Điều 61 và Điều 67 của Luật Giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành Quy định về thủ tục tuyển dụng nhà giáo vào các cơ sở giáo dục.

Đối với các nhà giáo đã được tuyển dụng trước khi Nghị định này có hiệu lực mà chưa đạt trình độ chuẩn thì Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý giáo dục và nhà trường có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng để các nhà giáo đạt được chuẩn quy định.

2. Thủ tướng Chính phủ có quy định riêng về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đến giảng dạy tại Việt Nam.

Điều 28. Các ngạch công chức của nhà giáo

1. Ngạch công chức đối với nhà giáo ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gồm: giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp.

Ngạch công chức đối với nhà giáo ở các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gồm: giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư.

2. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ quy định về biên chế của nhà trường công lập, bán công và tiêu chuẩn của các ngạch công chức quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 29. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm

1. Người tốt nghiệp các trường: dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm để trở thành nhà giáo phải được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các các Bộ, ngành có liên quan quy định yêu cầu về nội dung, phương pháp, hình thức và thời gian đào tạo nghiệp vụ sư phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

2. Người được cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được hưởng nguyên lương và phụ cấp như các nhà giáo đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.

Điều 30. Thỉnh giảng

1. Các nhà giáo, các cán bộ khoa học, kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao đang làm việc tại các tổ chức ngoài ngành giáo dục hoặc đã nghỉ hưu nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của Luật Giáo dục được mời thỉnh giảng.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế về thỉnh giảng trên cơ sở những quy định của Luật Giáo dục.

Điều 31. Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú; Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục; danh hiệu Tiến sĩ danh dự

1. Việc phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh ngày 30 tháng 5 năm 1985 quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng các nghệ sĩ, nhà giáo, thầy thuốc, Quyết định số 670/HĐNN ngày 19 tháng11 năm 1985 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 52/HĐBT ngày 26 tháng 4 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

2. Người có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được xét tặng Huy chương vì sự nghiệp giáo dục.

3. Việc phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự được thực hiện theo quy định sau:

a) Các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ có quyền phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự. Việc phong tặng được thực hiện sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Việc phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự cho các nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế là người nước ngoài phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Chương 5:

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC

Điều 32. Đối tượng người học được hưởng chính sách ưu tiên, ưu đãi

1. Người học được ưu tiên trong tuyển sinh, xét tốt nghiệp, cấp học bổng, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác thuộc các đối tượng sau:

a) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh;

b) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, người có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, chiến đấu;

c) Người thuộc dân tộc thiểu số; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

d) Con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động.

2. Người học có gia đình (cha, mẹ, vợ hoặc chồng) thuộc diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, người tàn tật, người mồ côi không nơi nương tựa được xét cấp học bổng, miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định việc cấp học bổng chính sách, trợ cấp xã hội và miễn giảm học phí cho các đối tượng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về ưu tiên trong tuyển sinh và xét tốt nghiệp cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 33. Học bổng khuyến khích học tập

1. Thủ tướng Chính phủ quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, mức và thủ tục xét cấp học bổng khuyến khích học tập của Nhà nước.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chỉ tiêu hạn mức dành cho quỹ học bổng khuyến khích học tập trong tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ sở giáo dục.

Điều 34. Quyền và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non

1. Trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non có những quyền sau đây:

a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Được khám sức khoẻ định kỳ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế của Nhà nước đảm nhiệm;

c) Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng trình Chính phủ ban hành các chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 35. Tạo điều kiện học tập cho người học có năng khiếu

1. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm phát hiện, bồi dưỡng người học có năng khiếu, tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển tài năng trên cơ sở bảo đảm giáo dục toàn diện.

2. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý trường, lớp năng khiếu nghệ thuật; ủy ban Thể dục Thể thao chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao.

3. Trong các trường, lớp năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao, việc tổ chức học có thể được thực hiện từ bậc tiểu học. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quy định cụ thể về chương trình giáo dục, thời gian đào tạo, việc tuyển sinh và thi tốt nghiệp, phù hợp với các yêu cầu về chất lượng và đặc thù của chuyên ngành đào tạo.

Điều 36. Tạo điều kiện học tập cho người tàn tật

1. Người học là người tàn tật được nhà trường xét miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác; được hưởng trợ cấp xã hội và được xét cấp học bổng theo quy định.

2. Người học là người tàn tật được học tại trường, lớp dành riêng hoặc bằng hình thức học hoà nhập.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc tiếp nhận người tàn tật học hoà nhập trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 37. Miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan ban hành các quy định về miễn, giảm phí cho học sinh, sinh viên khi sử dụng các dịch vụ công cộng về y tế, giao thông, giải trí, khi tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá.

Điều 38. Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

1. Học sinh ở các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn học phí, được cấp sách giáo khoa và học phẩm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Con em các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu đủ điều kiện và tiêu chuẩn quy định, được chính quyền địa phương xét cử đi học theo chế độ cử tuyển quy định tại Điều 78 của Luật Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành Quy định về chế độ cử tuyển.

Điều 39. Khen thưởng đối với người học

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn, thủ tục đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và hình thức động viên, khen thưởng đối với người học; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đạt giải trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi trong nước và quốc tế.

Chương 6:

BẢO ĐẢM CÁC ĐIỀU KIỆN TÀI CHÍNH CHO GIÁO DỤC

Điều 40. Phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước chi cho giáo dục

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phân bổ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật Giáo dục.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phân bổ phần ngân sách nhà nước chi cho đào tạo nghề.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý phần ngân sách giáo dục được giao và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Tài chính chuẩn bị báo cáo hằng năm về sử dụng ngân sách giáo dục để Chính phủ trình Quốc hội.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích phần ngân sách giáo dục được giao. Hằng năm, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành, các cơ sở đào tạo liên quan báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện phần ngân sách được giao chi cho giáo dục, chi cho dạy nghề.

Điều 41. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm ngân sách cho hoạt động giáo dục tại địa phương

Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ động cân đối nguồn thu để bổ sung cho ngân sách giáo dục trên địa bàn, bảo đảm mức chi về giáo dục tính theo đầu người học được thực hiện ở địa phương không thấp hơn mức chi do Trung ương quy định.

Điều 42. Học phí, lệ phí tuyển sinh, tiền đóng góp xây dựng trường

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ khung học phí đối với các loại hình nhà trường. Việc thu và sử dụng học phí được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Việc thu lệ phí tuyển sinh quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật Giáo dục được thực hiện theo nguyên tắc thu để bảo đảm đủ các chi phí hợp lý phục vụ công tác tuyển sinh và được quản lý theo chế độ tài chính hiện hành.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị để Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức thu lệ phí tuyển sinh cụ thể đối với từng loại đối tượng tuyển sinh ở các cơ sở giáo dục do địa phương quản lý.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức thu lệ phí tuyển sinh cụ thể đối với từng loại đối tượng tuyển sinh ở các cơ sở giáo dục do Trung ương quản lý.

3. Việc thu tiền đóng góp để xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật Giáo dục.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ những nguyên tắc cơ bản để thực hiện và quản lý khoản thu này.

Điều 43. Nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh của nhà trường

1. Trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có trách nhiệm chủ động thực hiện các hoạt động nghiên cứu, dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh theo quy định tại Điều 54 của Luật Giáo dục.

2. Nguồn thu từ các hoạt động kể trên, sau khi trừ chi phí hợp lý, được nhà trường sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.

Điều 44. Quỹ tín dụng giáo dục, Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục

1. Quỹ tín dụng giáo dục được thành lập để cho học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học vay với lãi suất ưu đãi. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục là các quỹ xã hội được thành lập theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật Dân sự. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhằm tài trợ cho sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của các quỹ này.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 45. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Đối với người được tuyển vào học các khoá chuyên tu, trung học nghề trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục học cho tới khi kết thúc chương trình khoá học. Khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng tốt nghiệp hệ chuyên tu, bằng trung học nghề.

Đối với các viện nghiên cứu khoa học đã tuyển sinh đào tạo thạc sĩ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục tổ chức đào tạo cho tới khi kết thúc chương trình khoá học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ cho số học viên tốt nghiệp của các khoá học này.

Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 43/2000/ND-CP

Hanoi, August 30, 2000

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE EDUCATION LAW

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Education Law of December 2, 1998;
At the proposal of the Minister of Education and Training,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The schools and other educational establishments of the State administrative agencies, of political organizations, socio-political organizations as well as of the people’s armed forces shall have to abide by the corresponding provisions of this Decree when carrying out training in order to grant diplomas of the national education system.

Article 2.- Diversion and continuation in education

1. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs as well as relevant ministries and branches in elaborating regulations and conditions in order to ensure the diversion and continuation between educational levels, grades, training degrees and educational modes in the national education system.

2. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in guiding the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial-level People’s Committees) to make planning on the networks of pre-school education establishments, general education establishments and vocational education establishments of the localities and effect the diversion after each educational level, grade and training degrees according to the Government’s regulations so as to satisfy the socio-economic development requirements.

Article 3.- Giving priority to educational development in regions facing particularly difficult socio-economic conditions

1. The regions meeting with particularly difficult socio-economic conditions include: the ethnic minority people regions, mountainous regions, islands and other difficulty-stricken regions. The specific list of these regions was issued together with the Government’s Decree No.51/1999/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of the Domestic Investment Promotion Law (amended).

2. The Government gives priority to the investment in and encourages organizations and individuals to invest in the educational development in regions meeting with particularly difficult socio-economic conditions under the provisions of the Domestic Investment Promotion Law (amended) and the Government’s Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999 regarding the policy of encouraging the socialization of activities in the fields of education, healthcare, culture and sports.

3. The People’s Committees at all levels in regions which meet with particularly difficult socio-economic conditions shall have to draw up the educational development plans and solutions, considering it a priority objective in their local socio-economic development plans.

Article 4.- Educational universalization

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

EDUCATIONAL PROGRAMS, TEXTBOOKS AND TEACHING MATERIALS, EXAMINATIONS AND DIPLOMAS IN THE NATIONAL EDUCATION SYSTEM

Article 5.- Educational programs

1. The educational programs prescribed in Articles 24, 30 and 36 of the Education Law are documents concretizing the educational objectives, stipulating the scope, level and structure of educational contents, methods, forms of educational activities, standards and methods of assessing the educational results for study subjects of each class and the entire grade, level and training degree.

Any change in the educational programs must be made through study and shall be officially applied only when it is so permitted by competent authorities.

2. The Ministry of Education and Training shall promulgate programs for pre-school education and programs for the general education grades and levels, based on the appraisal by the State Council for Program Appraisal.

The Government shall submit the undertakings to reform the content of the program for an educational grade or level to the National Assembly before making any decisions thereon.

3. The framework programs mentioned in Articles 30 and 36 of the Education Law prescribe: the training objectives; the minimum knowledge volume; the content structure of knowledge volumes; the training time proportion between basic study subjects, specialized study subjects; the proportion of time reserved for theory and practice as well as probation for vocational secondary education, tertiary education and post-graduate education.

The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries, branches and agencies in setting up the professional council to direct the elaboration and organization of appraisal and prescription of framework programs for tertiary education and vocational secondary education.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall stipulate the principles for elaboration and implementation of short-term and long-term vocational training programs for job-training establishments.

Article 6.- Teaching plans

1. Teaching plans are documents promulgated together with the educational programs, prescribing study subjects, practice, probation and extracurricular activities, the numbers of periods or sessions in a week, a school year, reserved for each study subject, at each education grade, each education level so as to achieve the educational objectives.

2. The teaching plans of general education schools shall be promulgated by the Ministry of Education and Training based on the programs already appraised by the State Council.

The teaching plans of job-training schools, vocational secondary schools, colleges and universities shall be drawn up, appraised and promulgated by such schools themselves on the basis of the programs prescribed in Clauses 3 and 4, Article 5 of this Decree.

Article 7.- Textbooks, teaching materials

1. Textbooks and teaching materials prescribed in Articles 25, 31 and 37 of the Education Law are documents demonstrating concretely the educational content and method of each study subject in the educational program.

2. The Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with concerned agencies in stipulating the compilation, approval, printing, distribution and use of textbooks and teaching materials within the fields under their management.

Article 8.- Appraisal Councils

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A Council for appraisal of educational programs, textbooks and/or teaching materials is composed of a number of teachers, educational administrators and scientific and technical cadres in relevant fields. A Council for appraisal of the general- education curriculum and text books must have at least a quarter of its members who are teaching at corresponding educational levels and grades.

2. The Ministry of Education and Training shall decide the establishment of the State Councils for appraisal of educational programs, textbooks and teaching materials used for universities and colleges, define the tasks, powers, operation mode, criteria, number and percentage of members of different types for each Council and directly administer the operation of these Councils.

3. The Ministry of Education and Training shall stipulate the appraisal of educational curricula and text- books for various general education levels and grades; the educational curricula and teaching materials for vocational secondary schools, colleges and universities.

4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall stipulate the appraisal of the vocational education programs and teaching materials.

Article 9.- Examinations in the national education system.

1. Examinations in the national education system are measures to assess the learners’ study results and examine as well as evaluate the educational activities of teachers and schools.

2. The Ministry of Education and Training shall promulgate regulation on examinations. The regulation on examinations must satisfy the following requirements:

a) Examinations are organized in a serious, fair and objective manner suitable to examinees’ physio-psychology. The examination results correctly reflect the examinees’ study and self- training process;

b) The contents of examination questions must lie in the educational curricula, suitable to the knowledge standards and skills stipulated in the educational curricula.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Diplomas, certificates in the national education system

1. The diplomas in the national education system prescribed in Clause 1, Article 7 of the Education Law are the official documents granted by the competent authorities to learners after their graduation from an educational level, grade, training degree or long-term vocational training course.

The graduation consideration and rating must be based on the examination results and study and self-training process of learners.

The conditions for being granted diplomas and the diploma- granting competence are prescribed in Articles 27, 33, 39 and 43 of the Education Law.

Authorities competent to grant diplomas shall have the competence to cancel diplomas.

2. Certificates in the national education system prescribed in Clause 2, Article 7 of the Education Law are official documents granted by the heads of educational establishments to learners to certify their study results at the end of the training or fostering courses.

The conditions for being granted certificates, the competence to grant certificates of various types are prescribed in Articles 33 and 43 of the Education Law.

Authorities competent to grant certificates shall have the competence to cancel certificates.

3. The Ministry of Education and Training shall stipulate the management of diplomas and certificates of the general education, the vocational secondary education, the tertiary education and the post-graduate education.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Post-graduate education in a number of particular specialized branches

1. For the post-graduate education in the healthcare field, besides the master, doctor- training programs, there are specialized training programs for various clinical sections: in-patient hospitalization, grade-1 specialization, grade-2 specialization.

The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Health Ministry in stipulating the specialized training programs, the diploma equivalence and the principle for conversion between post-graduate training degrees in the healthcare field.

2. For art subjects which require the post-graduate training, the Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture and Information in stipulating the educational curricula, the contingent of lecturers and the conditions to ensure the training.

3. For physical training and sport subjects which require the post-graduate training, the Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Physical Training and Sports Committee in stipulating the educational curricula, the contingent of lecturers and the conditions to ensure the training.

Chapter III

NETWORKS, ORGANIZATION, OPERATION, TECHNICAL MATERIAL FOUNDATIONS OF SCHOOLS AND OTHER EDUCATIONAL ESTABLISHMENTS

Article 12.- Schools and other educational establishments in the national education system

1. The schools in the national education system include: pre-school institutions, primary schools, basic secondary schools, general secondary schools, vocational secondary schools, job-training schools, colleges and universities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Types of educational establishments

1. The types of educational establishments prescribed in Article 44 of the Education Law are determined as follows:

a) Public educational establishments: set up by the State, which nominates their administrators and allocates staff quota; the State manages them, invests in material foundations and allocates funding for regular spending tasks;

b) Semi-public educational establishments: set up by the State on the basis of mobilizing organizations and individuals of all economic sectors to jointly invest in the construction of material foundations;

c) People-founded educational establishments: social organizations, socio-professional organizations and/or economic organizations apply for their setting up and invest therein with non- State budget capital;

d) Private educational establishments: individuals or groups of individuals apply for their setting up and invest therein by themselves.

The semi-public, people-founded and private educational establishments are referred collectively to as non-public educational establishments.

Article 14.- Types of university

1. Types of university include tertiary education institutions, universities, institutes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- The school statutes, the regulations on school organization and operation

1. The school statutes are legal documents having the contents prescribed in Clause 2, Article 48 of the Education Law, which commonly apply to schools of an education level, an education grade, a training degree of all types prescribed in Article 13 of this Decree.

The Prime Minister shall promulgate the University Statute.

The Ministry of Education and Training shall promulgate Statutes of colleges, vocational secondary schools, basic and general secondary schools, the primary schools, the pre-school education institutions.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall promulgate the Statute of job-training schools.

2. The school organization and operation regulations include stipulations supplementing and concretizing the school statute for application to one or several types of school or to a school.

The Prime Minister shall promulgate the Regulation on organization and operation of non-public universities; promulgate the Regulation on organization and operation of a number of specific universities when necessary.

The Ministry of Education and Training shall promulgate the Regulations on organization and operation of non-public colleges, vocational secondary schools, general education schools, pre-school education institutions and particular specialized education schools.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall promulgate the Regulation on organization and operation of non-public job-training schools.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Networks of schools and other educational establishments

1. The provincial-level People’s Committees shall have to plan the networks of pre-school education, general education, vocational secondary and job-training establishments then submit them to the People’s Councils of the same level for approval. The planning on the networks of pre-school education, general education, professional secondary education and job training establishments must be based on the natural, social and economic conditions, the learning demand as well as the educational development level and ensure the following principles:

a) Each commune, ward or district town (hereinafter referred collectively to as commune) shall have at least one primary school; one kindergarten, pre-school institution, depending on its specific conditions;

b) Each commune or group of communes shall have one basic secondary school; may have several basic secondary schools, depending on its specific conditions;

c) Each rural district, urban district, provincial town or city (hereinafter referred collectively to as district) shall have at least one general secondary school; may have a job-training school, job-training center, the general technical- vocational guidance center, regular education center of its own;

d) Each province or centrally-run city (hereinafter referred to as province) shall have at least one vocational secondary school; or one job-training school, or a vocational secondary-cum job-training school, a regular education center of its own.

2. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and concerned agencies in elaborating the planning on the college and university networks, implementing the strategy on educational and training development, scientific and technological development, meeting the country’s human resource development requirements and serving the socio- economic development strategy; ensuring the balance in regional structure, level structure, the branch and occupation structure of the tertiary education system, then submit them to the Prime Minister for approval.

3. Basing themselves on the provisions in Clauses 1 and 2 of this Article, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the concerned ministries and branches in drawing up and organizing the implementation of the plans for construction and development of centrally-run schools; the provincial-level People’s Committees shall draw up and organize the implementation of plans for construction and development of locally-run educational establishments.

Article 17.- Building school networks in regions facing particularly difficult socio-economic conditions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to coordinate with the concerned ministries and branches in guiding the provincial-level People’s Committees to draw up and implement the plannings on the networks of vocational secondary schools, job-training schools in regions facing particularly difficult socio-economic conditions, strengthen the existing pre-university institutions or open the pre-university entrance classes in universities exclusively for pupils of regions facing particularly difficult socio-economic conditions.

Article 18.- Conditions for school founding

A school shall be considered for its establishment when it has a plan ensuring the following conditions:

1. Being in line with the planning on school network.

2. Its educational objectives, programs, plans and scale conform to the orientation for educational development of the corresponding education level, grade and training degree.

3. It meets the primary conditions on the contingent of administrators and teachers, technical material foundation, financial capability as prescribed by the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (for job-training schools) and the Finance Ministry.

Article 19.- Procedures for establishment of colleges, universities

1. The dossier of application for school establishment includes:

a) The application for school establishment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The demand for school establishment and compatibility with the school network planning;

- The schools training objectives and scale;

- The schools capability to satisfy the socio-economic development requirements;

- The legal status, financial capability and material base conditions of the organization or individual applying for the school establishment;

- The capability and plan for development of the contingent of administrators and teachers;

- The land area for school construction.

c) The competent bodies’ documents certifying the financial capability and technical-material base conditions of the organization or individual applying for school establishment; dossiers certifying the land use right or the competent bodies’ written agreement on land assignment for school construction;

d) Resume of the person expected to be the school’s principal; the list of cadres, lecturers, personnel.

2. Competence to receive and appraise dossiers of application for school establishment is stipulated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Appraisal time limits:

a) For the establishment of universities: Within 120 days after the receipt of complete and valid dossiers, the Ministry of Education and Training shall have to submit them to the Prime Minister for consideration; notify in writing the results to the applying organizations or individuals;

b) For the establishment of colleges: Within 90 days after the receipt of complete and valid dossiers, the Ministry of Education and Training shall have to notify in writing the results to the applying organizations and individuals.

Article 20.- School merger, division and separation

1. The merger, division or separation of schools to set up new schools shall fall under the jurisdiction of the authorities that issue decisions on establishment of such schools.

2. The school merger, division and separation must ensure the following principles:

a) They conform to the school network planning;

b) They satisfy the socio-economic development requirements;

c) They ensure the interests of the learners;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The procedures for merger, division and separation of colleges, universities to set up new schools shall comply with the provisions in Article 19 of this Decree. The procedures for merger, division and separation of pre-school institutions, general education schools, vocational secondary schools shall be prescribed by the Ministry of Education and Training; for the job-training schools, such procedures shall be prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 21.- Suspension of school operation

1. A school shall be suspended from operation in the following cases where:

a) It seriously breaches the regulations on organization and operation of schools;

b) It fails to meet the conditions on material foundations and teachers’ contingent in order to ensure the teaching quality;

c) It seriously breaches the regulations on educational objectives, plans and programs as well as the professional regulations, the regulations on examinations, diploma and certificate granting.

2. The procedures for suspension of school operation:

a) The educational inspectors shall conduct inspection and make proposals to the educational administration bodies;

b) The educational administration bodies shall organize the appraisal, gather opinions of concerned units and report the cases to the competent authorities for decision on the suspension of school operation according to the provisions in Clause 2, Article 47 of the Education Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The suspension of operation of a faculty, branch or educational mode in schools shall also comply with the provisions in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 22.- Dissolution of schools

1. A school shall be dissolved in the following cases where:

a) Its educational objectives are no longer compatible with the socio-economic development requirements;

b) It fails to overcome its shortcomings and weakness after a period of being suspended from operation and it has no feasible plans for reorganization and restructure of the school;

c) It is so proposed by its founding organization or individual.

2. The procedures for school dissolution:

a) The competent educational inspectors shall conduct the inspections and make proposals to the educational administration bodies;

b) The educational administration bodies shall make the appraisal and work out plans for the school dissolution on the basis of ensuring the interests of teachers and learners and fulfill the financial obligations according to the provisions of law, and submit the cases to the competent authorities for deciding the school dissolution according to the provisions in Article 47 of the Education Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Education and Training shall specify the conditions, procedures and competence to decide the establishment, merger, division, separation, operation suspension and dissolution of other educational establishments for pre-school education, general education, vocational secondary education and non-formal education.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall specify the conditions, procedures and competence to decide the founding, merger, division, separation, operation suspension and dissolution of other educational establishments for job-training.

Article 24.- Tasks, powers, organization and operation of other educational establishments

1. The other educational establishments shall have the following tasks and powers:

a) To organize teaching and learning according to the educational objectives and programs guided by the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

b) To manage their teachers, officials and employees;

c) To manage their learners;

d) To manage and use the assigned material and technical facilities according to the provisions of law;

e) To perform other tasks and exercise other powers according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Education and Training shall promulgate the regulation on organization and operation of regular education centers, the general technical-vocational centers, prescribe the principles for organization and operation of crèches, baby-sitters’ groups and independent classes for general education, vocational secondary education and non-formal education.

4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall promulgate the Regulation on organization and operation of job-training center, job-training classes.

Article 25.- Technical and material foundations of schools and other educational establishments

1. The arrangement of school location and projects near schools as well as the construction and use of school equipment and facilities must ensure safety for learners, teachers, officials and employees of schools and not adversely affect the educational environment.

2. The Ministry of Education and Training shall stipulate the criteria on technical and material conditions for pre-school and general education establishments, regular education centers, vocational secondary schools, colleges.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall stipulate the criteria on technical and material conditions for job-training establishments.

Article 26.- Management of land and property of schools and other educational establishments

1. Land and property assigned by the State to schools and other educational establishments for management and use all belong to the State ownership and must be managed and used according to the provisions of law.

The property managed by schools or other educational establishments shall be used only for educational, research, development and application activities according to the provisions of the statute of schools, the regulations on organization and operation of educational establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

PROVISIONS ON RECRUITMENT, GUEST-TEACHING AND COMMENDATION OF TEACHERS

Article 27.- Recruitment of teachers

1. The recruitment of teachers must ensure the criteria prescribed in Articles 61 and 67 of the Education Law. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Government’s Commission for Organization and Personnel in promulgating the regulation on procedures for recruitment of teachers into educational establishments.

For teachers who have been recruited before this Decree takes effect and have not reached the standard levels, the Ministry of Education and Training, the educational administration bodies and the schools shall work out plans and take measures for fostering such teachers so that they can reach the prescribed standards.

2. The Prime Minister shall have separate regulations on guest-teachings in Vietnam by overseas Vietnamese and/or foreigners.

Article 28.- Payrolls of status teachers

1. The payroll of status teachers in pre-school education, general education and vocational education establishments shall include teachers, main teachers, senior teachers.

The payroll of status teachers at tertiary and post-graduate education establishments shall include lecturers, main lecturers, associate professors and professors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 29.- Pedagogic fostering for persons who have not yet gone through pedagogic training

1. Graduates from job-training schools, vocational secondary schools, colleges and universities, who have not gone through pedagogic training to become teachers, must be fostered in pedagogic profession.

The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in prescribing the requirements on the contents, methods, forms and duration for pedagogic training.

The Ministry of Education and Training shall define the educational establishments which may organize the fostering and grant the pedagogic profession certificates.

2. Those who are sent to pedagogic fostering courses shall enjoy full pay and allowances like teachers who attend various professional fostering classes.

Article 30.- Guest-teaching

1. Teachers, scientific, technical, cultural, art, physical training and sports cadres working in organizations outside the educational service or have already retired, if meeting the criteria prescribed in Clause 2, Article 61 of the Education Law, shall be invited for guest-teaching.

2. The Ministry of Education and Training shall promulgate the Regulation on Guest- Teaching based on the provisions of the Education Law.

Article 31.- Titles of the People’s Teacher, the Emiratus Teacher; Medal for Educational Cause; title of Honorary Doctor

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Those who record many achievements, contributing to the cause of education shall be considered for the award of the Medal for Educational Cause.

3. The conferment of the Honorary Doctor title shall comply with the following regulations:

a) Tertiary education and post-graduate education establishments which are assigned the task of doctoral training shall be entitled to confer the Honorary Doctor title. The conferment is made after the written consent of the Ministry of Education and Training is obtained.

b) The conferment of the Honorary Doctor title on foreign politicians and/or social activists with inter-national prestige must be permitted by the Prime Minister.

Chapter V

POLICIES TOWARDS LEARNERS

Article 32.- Learning subjects entitled to policies of priority and preferences

1. Learners, who are given priority in enrolment, graduation consideration, scholarship granting, school fee and other contribution exemption, shall include the following subjects:

a) War invalids, diseased soldiers, war invalid- like beneficiaries of social policies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Ethnic minority people; people living in areas facing particularly difficult socio-economic conditions;

d) Children of war martyrs, war invalids, diseased soldiers, children of war invalid- like policy beneficiaries, children of Vietnam Mother Heroes, children of Armed Force Heroes, children of Labor Heroes.

2. Learners whose families (fathers, mothers, spouse) fall in the category of poor and hungry households under the State’s regulations; disabled persons, supportless orphans shall be considered for scholarship granting, exemption or reduction of school fees and other contributions.

3. The Prime Minister shall stipulate the granting of policy scholarships and social allowances as well as the school fee exemption for the subjects prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article. The Ministry of Education and Training shall stipulate the priority in enrolment and graduation consideration given to the subjects prescribed in Clause 1 of this.

Article 33.- Study promotion scholarship

1. The Prime Minister shall prescribe the eligible subjects, criteria, level and granting procedures of the State’s study promotion scholarships.

2. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in guiding the quotas reserved for study promotion scholarship funds in the total annual State budget expenditures of educational establishments.

Article 34.- Rights of and policies towards children at pre-school education establishments

1. Children at pre-school education establishments have the following rights:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To be given periodical health checks, primary health care, free medical examination and treatment at State-run health establishments;

c) To enjoy reduction of charges for public-entertainment and recreation services.

2. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in working out policies towards children at pre-school education establishments and submit them to the Government for promulgation.

Article 35.- Creating conditions for gifted learners to study

1. The educational establishments shall have to discover and foster gifted learners and create favorable conditions for them to develop their talents on the basis of ensuring the all-sided education.

2. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training in managing schools and classes for pupils gifted in arts; the Commission for Physical Training and Sports shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training in managing schools and classes for pupils gifted in physical training and sports.

3. In schools and classes for pupils gifted in arts or physical training and sports, the general education can be organized from the primary level. The Ministry of Education and Training shall coordinate with concerned ministries and branches in specifying the educational programs, training time, enrolment and graduation examinations in a manner suitable to the quality requirements and particular conditions of the specialized training.

Article 36.- Creating conditions for disabled people to study

1. Learners being disabled persons shall be considered by the schools for exemption or reduction of school fees and other contributions; enjoy social allowances and be considered for scholarship grant as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Education and Training shall stipulate the admission of disabled persons in mixed classes at educational establishments in the national education system.

Article 37.- Public-service charge exemption or reduction for pupils and students

The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training as well as concerned ministries and branches in promulgating the regulations a charge exemption and reduction for pupils and students when they use public services in healthcare, communications, entertainment, or visit museums, historical relics and cultural works.

Article 38.- The State’s policies of preferences for learners in regions facing particularly difficult socio-economic conditions

1. Pupils of general education establishments in regions facing particularly difficult socio-economic conditions shall be exempt from school fees, granted text books and school materials as provided for by the Ministry of Education and Training.

2. Children of ethnic minority people in regions facing particularly difficult socio-economic conditions, if meeting all prescribed conditions and criteria, shall be sent by the local administration to study according to the nomination and selection regime prescribed in Article 78 of the Education Law.

The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with concerned ministries and branches in elaborating and promulgating the Regulation on nomination and selection regime.

Article 39.- Commendation of learners

The Ministry of Education and Training shall promulgate the regulations on criteria and procedures for the assessment of the results of learners’ study and self-training as well as forms of incentives and commendation for learners; assume the prime responsibility and coordinate with the Finance Ministry in submitting to the Prime Minister the regulations on regime of commendation for pupils and students who have won prizes at domestic or international competitions for excellent pupils and students.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ENSURING FINANCIAL CONDITIONS FOR EDUCATION

Article 40.- Allocation and management of State budget expenditures on education

1. The Ministry of Education and Training shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry in allocating State budget expenditures on education according to the principles prescribed in Clause 2, Article 89 of the Education Law.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry in allocating the State budget expenditures for vocational training.

2. The Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall manage the allocated education budgets and other sources of revenues according to the provisions of law; coordinate with the Finance Ministry in preparing annual reports on the use of education budgets for submission to the National Assembly by the Government.

3. The People’s Committees of all levels shall have to manage and use the assigned education budgets for the right purposes. Annually, the provincial-level People’s Committees, the ministries, branches and concerned training establishments shall report to the Finance Ministry, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the implementation of the assigned budget portions spent on education and vocational training.

Article 41.- Responsibility of the People’s Committees of all levels for the preservation of budgets allocated for educational activities in their localities

The People’s Committees of all levels shall have to take initiative in balancing their revenue sources for supplement to the education budgets in their localities, ensuring that the level of per-learner educational expenditure implemented in the localities not lower than the level prescribed by the central Government.

Article 42.- School fees, recuitment fees, pecuniary contributions to school building

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The collection of recruitment fees prescribed in Clause 1, Article 92 of the Education Law shall be carried out according to the principle of collecting them to cover reasonable expenses for the recruitment work and shall be managed according to the current financial regime.

The provincial-level People’s Committees shall propose the People’s Councils of the same level to stipulate the specific recruitment fee collection levels for each kind of recruit subjects at educational establishments under the local management.

The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training in stipulating the specific recruitment fee collection level for each kind of recruit subjects at educational establishments under the central management.

3. The collection of pecuniary contributions to the building of pre-school education or general education establishments shall comply with the provisions in Clause 2, Article 92 of the Education Law.

The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training as well as the concerned agencies in submitting to the Prime Minister the basic principles for effecting and managing such collection.

Article 43.- Revenue from scientific research, technology transfer, production and business activities of schools

1. The vocational secondary schools, colleges and universities shall have to take initiative in carrying out activities of scientific research, scientific-service provision, technology transfer, production and business according to the provisions in Article 54 of the Education Law.

2. Revenues from the above-mentioned activities, after subtracting the reasonable expenses, shall be used by the schools to consolidate their technical material bases for raising the quality of teaching, scientific research, social service, and at the same time providing support for scientific research and productive labor activities.

Article 44.- Education Credit Fund, Study Promotion Fund, Education Support Fund

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Study Promotion Funds and the Education Support Funds are social funds set up under the provisions of Article 115 of the Civil Code. The State encourages organizations and individuals to set up Study Promotion Funds and Education Support Fund according to the principle of voluntariness, which operate for non-profit purposes with a view to providing support for the national cause of educational development. The Finance Ministry shall coordinate with the Ministry of Education and Training in promulgating the Regulation on establishment and operation of these funds.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 45.- Implementation provisions

1. This Decree takes effect 15 days after its signing.

People who have been recruited for special training courses or professional secondary schools before this Decree takes effect shall continue their study till the end of the study courses and programs. They shall be granted graduation diplomas of special training courses or vocational training courses.

Scientific research institutes which have recruited students for master-degree training before this Decree takes effect shall continue to organize the training until the end of the training programs or courses. The Minister of Education and Training shall guide the organization of graduation thesis defenses and grant the master degree to the graduates of these study courses.

The previous regulations contrary to this Decree shall all be annulled.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and concerned agencies shall have to implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30/08/2000 hướng dẫn Luật Giáo dục

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.269

DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.92.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!