Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 147/2003/NĐ-CP điều kiện, thủ tục cấp giấy phép quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

Số hiệu: 147/2003/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 02/12/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 147/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2003

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 147/2003/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 2003 QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995 và Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân ngày 25 tháng 02 năm 2003;
Theo đề nghị của các Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về điều kiện, thủ tục cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện cho người cai nghiện ma túy tự nguyện (sau đây gọi chung là cơ sở cai nghiện).

Cơ sở cai nghiện do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, tổ chức hoạt động cai nghiện ma túy theo loại hình dịch vụ có thu, phi lợi nhuận hoặc hoạt động nhân đạo, từ thiện.

2. Các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc theo Luật Phòng, chống ma túy, được thành lập theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này.

Điều 2. Khuyến khích hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện

Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 1 và có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này thành lập cơ sở cai nghiện đều được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép và tạo điều kiện hoạt động cai nghiện ma túy.

Điều 3. Nội dung Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy

1. Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy do cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp cho cơ sở cai nghiện theo từng nội dung của quy trình cai nghiện, phục hồi bao gồm:

a) Điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ;

b) Giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách;

c) Lao động trị liệu, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng và chống tái nghiện;

d) Thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện, phục hồi theo các nội dung quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này.

2. Việc cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với các cơ sở cai nghiện đang hoạt động theo nội dung đó. Đối với các cơ sở thành lập mới chỉ cấp Giấy phép hoạt động theo nội dung quy định tại điểm a hoặc điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

Nghiêm cấm các hành vi:

1. Tổ chức cơ sở cai nghiện trái pháp luật.

2. Cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy vào các mục đích khác.

3. Xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tài sản của người đang cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY

Điều 5. Điều kiện hoạt động điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ

Cơ sở cai nghiện phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

1. Về cơ sở vật chất:

a) Khu vực chuyên môn phải đảm bảo có nơi tiếp nhận người nghiện, cắt cơn giải độc, cấp cứu, theo dõi sau cắt cơn, phục hồi sức khoẻ, xét nghiệm và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của Bộ Y tế;

b) Có đủ điện, nước, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, hệ thống xử lý nước thải, chất thải theo quy định;

c) Có đủ trang thiết bị y tế để thực hiện việc cắt cơn, giải độc, theo dõi sức khoẻ và phục hồi sức khoẻ sau cắt cơn, giải độc theo đúng quy định của Bộ Y tế;

d) Có khu vực quản lý riêng cho người cai nghiện ma túy là người chưa thành niên, phụ nữ, người mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm; người đã cai nghiện nhiều lần hoặc người có hành vi gây rối trật tự công cộng trong thời gian cai nghiện;

đ) Có biện pháp, phương tiện bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ sức khoẻ, an toàn tính mạng của cán bộ, nhân viên và người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện;

e) Đảm bảo điều kiện ăn, ở, sinh hoạt hợp vệ sinh cho người cai nghiện ma túy.

2. Về nhân sự:

a) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện hoặc người phụ trách chuyên môn cai nghiện và phục hồi sức khoẻ phải là bác sĩ đa khoa có thời gian thực hành tại các cơ sở khám chữa bệnh trên 03 năm và có ít nhất 01 năm trực tiếp làm công tác cai nghiện, phục hồi hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần đã có thời gian thực hành chuyên khoa tâm thần ít nhất 03 năm;

b) Có đội ngũ cán bộ y tế, quản lý, tâm lý, bảo vệ và các chức danh cần thiết khác, có đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp, có văn bằng, giấy chứng nhận chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao và quy mô hoạt động của cơ sở cai nghiện;

Điều 6. Điều kiện hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách

Cơ sở cai nghiện phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

1. Về cơ sở vật chất:

a) Có nơi tiếp nhận, chăm sóc, theo dõi sức khoẻ; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho người cai nghiện ma túy;

b) Có nơi tổ chức lớp học tập, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, luyện tập dưỡng sinh, sinh hoạt văn hoá văn nghệ theo chương trình giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách cho người cai nghiện ma túy theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

2. Về nhân sự:

a) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện hoặc người phụ trách cai nghiện, phục hồi phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy;

b) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục, tâm lý, y tế, bảo vệ và các chức danh cần thiết khác, có đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp, có văn bằng, giấy chứng nhận chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao và quy mô hoạt động của cơ sở cai nghiện.

Điều 7. Điều kiện hoạt động lao động trị liệu, chuẩn bị tái hoá nhập cộng đồng và chống tái nghiện

Cơ sở cai nghiện phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

1. Về cơ sở vật chất:

a) Có nơi tiếp nhận, chăm sóc, theo dõi sức khoẻ; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho người nghiện ma túy;

b) Có đất đai, nhà xưởng đủ khả năng mở lớp dạy nghề và tổ chức lao động sản xuất, thực hiện chương trình lao động trị liệu phù hợp cho người cai nghiện ma túy do các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy định;

c) Có nơi vui chơi giải trí, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ.

2. Về nhân sự:

a) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện hoặc người phụ trách cai nghiện, phục hồi phải có trình độ trung cấp nghiệp vụ, kỹ thuật trở lên và có ít nhất 03 năm công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy;

b) Có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật viên, dạy nghề, tâm lý, y tế, bảo vệ và các chức danh cần thiết khác, có đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp, có văn bằng, giấy chứng nhận chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao và quy mô hoạt động của cơ sở cai nghiện;

Điều 8. Điều kiện thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện, phục hồi

Cơ sở cai nghiện chỉ được cấp giấy phép thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện, phục hồi khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Nghị định này.

Điều 9. Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy

Căn cứ vào mức độ đầu tư về cơ sở vật chất, nhân sự của cơ sở cai nghiện, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này xem xét cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy như sau:

1. Cơ sở cai nghiện đang hoạt động cai nghiện ma túy theo từng nội dung của quy trình cai nghiện, phục hồi quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 3, nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này thì được cấp phép để tiếp tục hoạt động theo các nội dung đó với thời gian là 02 năm. Sau 02 năm, cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho các cơ sở cai nghiện thực hiện theo nội dung quy định tại điểm a hoặc điểm d khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;

2. Cơ sở cai nghiện mới thành lập hoặc đang hoạt động cai nghiện ma túy theo nội dung quy định tại điểm a hoặc điểm d khoản 1 Điều 3 được cấp giấy phép hoạt động nếu đủ các điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Nghị định này.

Chương 3:

THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CẤP, THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY

Điều 10. Hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy

1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy, bao gồm:

a) Đơn xin cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy;

b) Hồ sơ cá nhân của những người tham gia thành lập cơ sở cai nghiện, bao gồm: sơ yếu lý lịch; bản sao hợp pháp văn bằng, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ; giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền;

c) Tài liệu chứng minh đảm bảo đủ các điều kiện của từng nội dung Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Nghị định này;

d) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh do Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp về điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

2. Đối với các cơ sở cai nghiện đã được thành lập, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy, ngoài quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định này còn phải có bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 11. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy

1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở cai nghiện.

2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện do Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thành lập gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 12. Thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho các cơ sở cai nghiện.

Điều 13. Thời gian và thời hạn cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy

1. Thời gian cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp:

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này, báo cáo kết quả để Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xét cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho các cơ sở cai nghiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Nghị định này;

Trường hợp không đủ điều kiện để cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy thì Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm tra và xét hồ sơ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này với sự tham gia của đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở cai nghiện đặt trụ sở chính để cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho các cơ sở cai nghiện quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Giấy phép được thông báo đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở chính theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn giấy phép hoạt động là 05 năm. Khi hết thời hạn theo quy định của Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy, nếu cơ sở cai nghiện có nhu cầu gia hạn hoạt động thì phải làm thủ tục gia hạn theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này. Thời gian gia hạn giấy phép mỗi lần không quá 05 năm.

Điều 14. Thủ tục gia hạn Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy

1. Hồ sơ xin gia hạn Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy bao gồm:

a) Đơn xin gia hạn Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy;

b) Tài liệu chứng minh cơ sở cai nghiện đảm bảo đủ điều kiện mới (nếu có) để thực hiện các nội dung của quy trình cai nghiện, phục hồi theo qui định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này;

c) Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh được gia hạn hoặc cấp mới (nếu có), theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 của Nghị định này.

2. Trước 30 ngày, khi Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện hết hạn, hồ sơ xin gia hạn giấy phép được gửi đến:

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Nghị định này;

b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này.

3. Thời gian cấp gia hạn Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin gia hạn giấy phép hợp pháp. Trường hợp không cấp gia hạn thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 15. Thay đổi, thu hồi Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy

1. Trường hợp thay đổi nội dung Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo qui định tại khoản 2 Điều 9 thì phải làm thủ tục để thay đổi Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.

2. Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy bị thu hồi trong các trường hợp:

a) Vi phạm quy định tại Điều 4 của Nghị định này;

b) Tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy;

c) Cơ sở cai nghiện dừng hoạt động hoặc giải thể; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

d) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy mà Cơ sở cai nghiện vẫn chưa hoạt động;

đ) Cơ sở cai nghiện bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động cai nghiện ma túy từ ba lần liên tiếp trở lên trong thời hạn của Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy.

3. Những trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thu hồi và kiểm tra việc thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thu hồi Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy.

Chương 4:

QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ CAI NGHIỆN VÀ NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY

Điều 16. Quyền và trách nhiệm của cơ sở cai nghiện

1. Cơ sở cai nghiện có quyền:

a) Thu tiền dịch vụ cai nghiện, phục hồi theo hợp đồng, đối với loại hình dịch vụ có thu;

b) Được ưu tiên thuê đất, địa điểm để thành lập cơ sở cai nghiện;

c) Được xem xét miễn hoặc giảm thuế và vay vốn hoạt động với lãi suất ưu đãi theo quy định hiện hành của Nhà nước;

d) Được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm:

a) Ban hành điều lệ, quy chế, nội quy hoạt động của cơ sở cai nghiện;

b) Thực hiện cai nghiện cho người nghiện ma túy theo đúng nội dung được cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy và nội dung của quy trình cai nghiện, phục hồi của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế;

c) Tạo điều kiện cho người cai nghiện ma túy ăn, ở, sinh hoạt, học tập, lao động, vui chơi giải trí tại cơ sở cai nghiện;

d) Công khai mức thu dịch vụ cai nghiện, phục hồi và quy định việc miễn, giảm cho người nghiện ma túy thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách và người có công;

đ) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

e) Phối hợp với các cơ quan của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Công an và chính quyền nơi cơ sở cai nghiện hoạt động cai nghiện ma túy, để quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện và nhận được sự giúp đỡ từ các cơ quan này khi cần thiết;

g) Thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật và pháp lệnh nói trên; thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế liên quan đến hoạt động cai nghiện ma túy;

h) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở cai nghiện

1. Người đứng đầu cơ sở cai nghiện có quyền:

a) Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào phòng cách ly đối với người cai nghiện ma túy có hành vi gây rối trật tự công cộng, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của người khác tại cơ sở cai nghiện, trừ người cai nghiện ma túy dưới 18 tuổi và phụ nữ có thai;

Quyết định đưa vào phòng cách ly phải bằng văn bản, thời hạn cách ly không quá 03 ngày cho một lần quyết định. Trường hợp người vi phạm có ý thức sửa chữa, tiến bộ thì có thể được giảm thời hạn. Quyết định đưa vào phòng cách ly phải ghi rõ lý do và bổ sung vào hồ sơ của người đang cai nghiện;

b) Chấm dứt hợp đồng cai nghiện trước thời hạn đối với người cai nghiện nhiều lần có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện; thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và gia đình hay người giám hộ người đó biết.

2. Người đứng đầu cơ sở cai nghiện có trách nhiệm:

a) Trong thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện, nếu người nghiện ma túy chết, phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát địa phương nơi gần nhất để tiến hành lập biên bản xác định nguyên nhân; chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi hoặc có thể trưng cầu giám định pháp y; đồng thời thông báo, yêu cầu thân nhân người chết đến để mai táng;

Tổ chức mai táng cho người nghiện ma túy chết không có thân nhân, mọi chi phí do cơ sở cai nghiện chi trả.

b) Trường hợp người cai nghiện ma túy bị thương do tai nạn lao động hoặc do các nguyên nhân khác thì phải tổ chức sơ cứu, cấp cứu. Nếu không do lỗi của người cai nghiện ma túy thì cơ sở cai nghiện phải trả các khoản chi phí y tế cho đến khi chữa trị ổn định thương tật;

c) Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của cơ sở cai nghiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 18. Quyền và trách nhiệm của người cai nghiện ma túy

1. Người cai nghiện ma túy có quyền:

a) Được cai nghiện ma túy theo nội dung của quy trình cai nghiện, phục hồi thông qua hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy;

b) Đề đạt nguyện vọng hoặc kiến nghị của mình với người đứng đầu cơ sở cai nghiện về việc ăn, ở, sinh hoạt, chữa bệnh, học tập, lao động và các sinh hoạt khác tại cơ sở;

c) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công nhân viên chức trong quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Người cai nghiện ma túy có trách nhiệm:

a) Khai báo chính xác về tình trạng nghiện ma túy của bản thân;

b) Tuân thủ quy chế, nội quy và chịu sự quản lý, giáo dục của cơ sở cai nghiện; thực hiện chế độ lao động, học tập, điều trị, chữa bệnh theo các quy định của pháp luật có liên quan;

Trường hợp người cai nghiện ma túy vi phạm quy chế, nội quy của cơ sở cai nghiện thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức dưới đây:

- Nhắc nhở, phê bình.

- Đưa vào phòng cách ly.

- Chấm dứt hợp đồng dịch vụ cai nghiện và thông báo về địa phương.

c) Trường hợp gây thiệt hại vật chất cho cơ sở cai nghiện, người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

d) Đóng góp các chi phí cai nghiện theo hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy.

CHƯƠNG 5:

THỦ TỤC TIẾP NHẬN NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN

Điều 19. Hồ sơ của người cai nghiện ma túy

Hồ sơ của người cai nghiện ma túy gồm:

1. Đơn tự nguyện của người nghiện ma túy hoặc gia đình. Đối với người nghiện ma túy dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ;

2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn;

3. Tình trạng nghiện của người nghiện ma túy do người nghiện ma túy tự khai báo hoặc do gia đình hay người giám hộ khai báo.

Điều 20. Tiếp nhận hồ sơ của người nghiện ma túy

Hồ sơ của người tự nguyện cai nghiện ma túy được gửi đến cơ sở cai nghiện; trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người đứng đầu cơ sở cai nghiện xem xét hồ sơ và căn cứ vào khả năng của cơ sở cai nghiện, thông báo việc tiếp nhận hoặc không tiếp nhận người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện.

Điều 21. Tiếp nhận người nghiện ma túy

1. Khi tiếp nhận người nghiện ma túy, cơ sở cai nghiện phải kiểm tra, lập biên bản tiếp nhận người nghiện ma túy, đồ dùng cá nhân và tư trang (nếu có); khám sức khoẻ ban đầu và lập hồ sơ cai nghiện ma túy.

2. Cơ sở cai nghiện phải phổ biến quy chế, nội quy và các quy định khác có liên quan đến hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở. Người nghiện ma túy, gia đình hoặc người giám hộ phải cam kết thực hiện.

Điều 22. Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy

1. Căn cứ nguyện vọng của người nghiện ma túy hoặc gia đình hay người giám hộ, người đứng đầu cơ sở cai nghiện ký hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy theo các nội dung của quy trình cai nghiện, phục hồi quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

Trường hợp thực hiện điều trị, cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ thì thời gian cai nghiện ma túy từ 20 ngày đến 30 ngày; trường hợp thực hiện đầy đủ nội dung quy trình cai nghiện, phục hồi thì thời gian ít nhất là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy.

2. Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải thông báo về việc tiếp nhận người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người nghiện ma túy cư trú và gia đình hoặc người giám hộ. Trường hợp người nghiện ma túy không trực tiếp ký hợp đồng dịch vụ cai nghiện thì phải thông báo đến người đó.

Điều 23. Bàn giao người đã cai nghiện ma túy về gia đình và cộng đồng

1. Trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy, người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải thông báo cho người cai nghiện và làm các xét nghiệm cần thiết. Khi hết thời hạn cai nghiện, phải cấp Giấy chứng nhận đã cai nghiện cho người cai nghiện ma túy, đồng thời gửi bản sao Giấy chứng nhận đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

2. Khi hết thời hạn cai nghiện, cơ sở cai nghiện phải bàn giao người đã cai nghiện cho gia đình hoặc người giám hộ; nhận xét kết quả cai nghiện, phục hồi và những tài liệu về vi phạm quy chế, nội quy trong thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện (nếu có) cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để tiếp tục theo dõi.

Chương 6:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

1. Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện;

2. Hướng dẫn, chỉ đạo việc thẩm tra hồ sơ cấp, gia hạn, thay đổi hoặc thu hồi Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với các cơ sở cai nghiện;

3. Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn của người làm công tác cai nghiện, phục hồi; cập nhật thông tin, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn quy trình cai nghiện, phục hồi sức khoẻ, nhân cách cho người nghiện ma túy;

5. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Chính phủ.

Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Y tế

Bộ Y tế có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn phác đồ điều trị cắt cơn, giải độc; chỉ đạo cơ quan y tế địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo tập huấn chuyên môn kỹ thuật y tế và hỗ trợ cán bộ trong việc tổ chức điều trị cắt cơn, giải độc, cấp cứu người cai nghiện ma túy ở các cơ sở cai nghiện;

2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình cai nghiện phục hồi sức khoẻ cho người nghiện ma túy;

3. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn, kỹ thuật y tế trong các cơ sở cai nghiện.

Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Công an

Bộ Công an có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn, chỉ đạo công an các cấp phối hợp và hỗ trợ cơ sở cai nghiện giữ gìn an ninh, trật tự tại cơ sở cai nghiện và địa bàn nơi cơ sở cai nghiện hoạt động;

2. Chỉ đạo công an địa phương tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác bảo vệ, sử dụng công cụ hỗ trợ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm quy chế, nội quy của người cai nghiện, cấp Giấy chứng nhận cho lực lượng bảo vệ theo quy định, đảm bảo tình hình an ninh trật tự cho hoạt động của cơ sở cai nghiện.

Điều 27. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Công an cấp tỉnh xác định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện, xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành và các cơ quan liên quan;

b) Chỉ đạo các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế các cấp kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ để đảm bảo thực hiện tốt việc quản lý hoạt động cai nghiện ma túy;

c) Hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện việc thống kê, phân loại người đã cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện; xây dựng kế hoạch quản lý, giáo dục người đã cai nghiện trở về gia đình và cộng đồng.

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Công an phối hợp với các cơ quan liên quan nắm tình hình và hỗ trợ khi cần thiết, đảm bảo hoạt động của cơ sở cai nghiện trên địa bàn;

b) Thống kê, phân loại người đã cai nghiện ma túy từ cơ sở cai nghiện trở về gia đình và cộng đồng trên địa bàn;

c) Hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc thống kê, phân loại và áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục, hỗ trợ tạo việc làm ổn định cuộc sống cho người đã cai nghiện trở về gia đình và cộng đồng.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận hồ sơ, thống kê, phân loại, theo dõi người đã cai nghiện trong thời gian ít nhất 24 tháng, kể từ ngày những người này trở về địa phương;

b) Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể và phân công trách nhiệm tham gia quản lý, giáo dục hỗ trợ người đã cai nghiện, giúp họ hoà nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống.

Chương 7:

KIỂM TRA, THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 28. Kiểm tra, thanh tra

1. Cơ sở cai nghiện ma túy phải chịu sự kiểm tra, thanh tra định kỳ hay đột xuất của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và y tế có thẩm quyền.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền những vi phạm trong hoạt động cai nghiện, phục hồi của cơ sở cai nghiện.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra hoạt động cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy.

Điều 29. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động cai nghiện ma túy được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Xử lý vi phạm

1. Người cai nghiện ma túy có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 32. Hướng dẫn thi hành

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 33. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 147/2003/ND-CP

Hanoi, December 02, 2003

 

DECREE

PRESCRIBING THE CONDITIONS, PROCEDURES FOR GRANTING PERMITS TO, AND THE MANAGEMENT OF OPERATION OF, VOLUNTARY DRUG DETOXICATION ESTABLISHMENTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 30, 1989 Law on Protection of the People's Health;
Pursuant to the April 20, 1995 Law on State Enterprises and the June 12, 1999 Law on Enterprises;
Pursuant to the December 9, 2000 Law on Drug Prevention and Fight;
Pursuant to the February 25, 2003 Ordinance on Private Medical and Pharmaceutical Practice;
At the proposals of the Labor, War Invalids and Social Affairs Minister and the Health Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Subjects and scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Detoxication establishments shall be established by agencies, organizations or individuals according to law provisions and organize drug detoxication activities in the form of charged service, non-profit service or humanitarian and charity service.

2. Compulsory drug detoxication institutions under the Law on Drug Prevention and Fight and founded under the Ordinance on Handling of Administrative Violations shall not be governed by this Decree.

Article 2.- Encouraging voluntary drug detoxication activities

For agencies, organizations and individuals prescribed in Clause 1, Article 1, if they satisfy all conditions prescribed by this Decree and wish to establish detoxication establishments, competent State bodies shall consider, grant permits and create conditions for their drug detoxication activities.

Article 3.- Contents of permits for drug detoxication activities

1. Competent bodies shall consider and grant drug detoxication activity permits to detoxication establishments according to each content of the detoxication and rehabilitation process including:

a/ Treatment to stop addictive fits, detoxication and health rehabilitation;

b/ Education and rehabilitation of good behaviors, personality;

c/ Therapeutic labor, preparation for community integration and combat against relapse into addiction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The grant of drug detoxication activity permits according to the contents prescribed at Points b and c, Clause 1 of this Article shall only apply to detoxication establishments which are operating according to such contents. For newly founded establishments, permits shall only be granted according to the content prescribed at Point a or d, Clause 1 of this Article.

Article 4.- Prohibited acts

The following acts are strictly prohibited:

1. Organizing detoxication establishments illegally.

2. Lending, leasing, transferring drug detoxication activity permits or using them for other purposes.

3. Infringing upon the life, honor, dignity, health and property of persons undergoing drug detoxication at the detoxication establishments.

Chapter II

CONDITIONS FOR GRANTING DRUG DETOXICATION ACTIVITY PERMITS

Article 5.- Conditions for activities of treatment to stop addictive fits, detoxication and health rehabilitation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. On material foundations:

a/ In the specialized areas, there must be places for reception of drug addicts, stoppage of addictive fits, detoxication, first aid, post-fit stoppage supervision, health rehabilitation, testing and other necessary conditions as prescribed by the Health Ministry;

b/ There must be adequate electricity, water, fire prevention and fighting equipment and waste-water and waste-matter treatment systems according to regulations;

c/ There must be adequate medical equipment in service of the fit stoppage, detoxication, and post-fit stoppage and -detoxication health monitoring and rehabilitation strictly according to the regulations of the Health Ministry;

d/ There must be a separate management area for detoxicators being minors, women, persons suffering from dangerous contagious diseases, persons who have undergone detoxication for many times or persons having committed acts of disturbing public order in the detoxifying period.

e/ There must be measures and means to ensure security and order, to protect health and life of officials, employees as well as detoxicators at the detoxication establishments;

f/ Sanitary accommodation conditions must be ensured for drug detoxicators.

2. On personnel:

a/ Heads of the detoxication establishments or persons with professional responsibility for detoxication and health rehabilitation must be general doctors who have practiced their professions at the detoxication establishments for over three years and have been personally engaged in the detoxicating work for at least one year, or psychiatrists who have practiced their specialized profession for at least three years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Conditions for activities of behavior and personality education and rehabilitation

Detoxication establishments must ensure the following conditions:

1. On material foundations:

a/ There must be places for admission, health care and monitoring of, sanitary accommodation conditions for, detoxicators;

b/ There must be places for organizing learning classes, recreation and entertainment, physical training and sports, exercise, cultural and art activities according to the program on behavior and personality education and rehabilitation for detoxicators according to the regulations of the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry, the Education and Training Ministry and the Health Ministry.

2. On personnel:

a/ Heads of the detoxication establishments or persons in charge of detoxication and rehabilitation must have university degrees and have been engaged in the work of detoxicating and rehabilitating drug addicts for at least three years.

b/ There must be a contingent of managers, educators, psychologists, medical workers, guards, and other necessary titles, who have good ethics, be devoted to their professions, possess professional diplomas and certificates suitable to their assigned tasks and the scope of operation of their detoxication establishments.

Article 7.- Conditions for activities of therapeutic labor, preparation for community integration and combat against relapse into addiction

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. On material foundations:

a/ There must be places for admission, health care and monitoring of, sanitary accommodation conditions for, detoxicators;

b/ There must be adequate land areas and workshops for organizing job-training classes and productive labor, implementing the therapeutic labor program suitable to drug detoxicators as prescribed by the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry and the Health Ministry;

c/ There must be places for recreation and entertainment, physical training and sport, cultural and art activities.

2. On personnel:

a/ Heads of the detoxication establishments or persons in charge of detoxication and rehabilitation must have intermediate professional or technical qualifications or higher, and have been engaged in the work of detoxicating and rehabilitating drug addicts for at least three years;

b/ There must be a contingent of managers, technicians, job trainers, psychologists, medical workers, guards, and other necessary titles, who have good ethics, be devoted to their professions, possess professional diplomas and certificates suitable to their assigned tasks and the scope of operation of their detoxication establishments.

Article 8.- Conditions for implementing the whole detoxication and rehabilitation process

Detoxication establishments shall be granted permits for implementing the whole detoxication and rehabilitation process only when they meet all conditions prescribed in Articles 5, 6 and 7 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Basing themselves on the level of investment by the detoxication establishments in their material foundations and personnel, the competent bodies prescribed in Article 12 of this Decree shall consider and grant drug detoxication activity permits as follows:

1. For detoxication establishments currently engaged in drug detoxication activities according to each content of the detoxication and rehabilitation process prescribed at Points b and c, Clause 1, Article 3, if they meet all conditions prescribed in Articles 6 and 7 of this Decree, they shall be granted permits for continuing to operate according to such contents for two years. After two years, the competent bodies shall only grant drug detoxication activity permits to the detoxication establishments which operate according to the content prescribed at Point a or d, Clause 1, Article 3 of this Decree.

2. For detoxication establishments which are newly founded or carrying out drug detoxication activities according to the content prescribed at Point a or d, Clause 1 of Article 3, they shall be granted drug detoxication activity permits if they meet all conditions prescribed in Articles 5, 6 and 7 of this Decree.

Chapter III

PROCEDURES AND COMPETENCE TO GRANT, WITHDRAW DRUG DETOXICATION ACTIVITY PERMITS

Article 10.- Dossiers of application for drug detoxication activity permits

1. A dossier of application for a drug detoxication activity permit consists of:

a/ The application for a drug detoxication activity permit;

b/ Personal dossiers of founders of the detoxication establishment, including resumes, valid copies of professional and technical diplomas and/or certificates; health certificates issued by competent medical agencies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ A certificate of eligibility for medical examination and treatment practice, granted by the provincial/municipal Health Service, for fit-stoppage treatment, detoxication and health rehabilitation, as prescribed in Article 5 of this Decree.

2. For detoxication establishments which have been set up, the dossiers of application for drug detoxication activity permits must contain, apart from those papers prescribed in Clause 1, Article 10 of this Decree, valid copies of their business registration certificates or establishment decisions of competent bodies.

3. The applying agencies, organizations and individuals must pay charges and fees according to law provisions and the guidance of the Finance Ministry.

Article 11.- Procedures for receiving dossiers of application for drug detoxication activity permits

1. Dossiers of application for drug detoxication activity permits of detoxication establishments set up by agencies, organizations or individuals shall be sent to the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services of the localities where the detoxication establishments are to be headquartered.

2. Dossiers of application for drug detoxication activity permits of detoxication establishments set up by ministries, branches or central bodies of mass organizations, socio-political or social organizations shall be sent to the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry.

Article 12.- Competence to grant drug detoxication activity permits

The Labor, War Invalids and Social Affairs Minister shall grant drug detoxication activity permits to the detoxication establishments.

Article 13.- Time limit for the grant of drug detoxication activity permits and valid duration thereof

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall have to verify the dossiers prescribed in Article 10 of this Decree, report on the verification results to the Labor, War Invalids and Social Affairs Minister for consideration and grant of drug detoxication activity permits to the detoxication establishments under the provisions of Clause 1, Article 11 of this Decree;

Where all conditions are not met for the grant of drug detoxication activity permits, the directors of the Labor, War Invalids and Social Affairs Services must issue written replies, clearly stating the reasons therefor.

b/ The Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry shall have to verify and consider the dossiers prescribed in Article 10 of this Decree with the participation of the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services of the localities where the detoxication establishments are to be headquartered for the grant of drug detoxication activity permits to the detoxication establishments prescribed in Clause 2, Article 11 of this Decree. In case of refusal to grant drug detoxication activity permits, the Ministry must issue written replies, clearly stating the reasons therefor.

The grant of permits shall be notified to the People's Committees of the provinces or centrally run cities; the People's Committees of rural districts, urban districts or provincial cities and the People's Committees of communes, wards or townships (hereinafter called the provincial-level People's Committees, district-level People's Committees and commune-level People's Committees) of the places where the detoxication establishments are headquartered according to law provisions.

2. The valid duration of a drug detoxication activity permit is five years. Upon the expiry of the valid duration prescribed in their drug detoxication activity permits, if the detoxication establishments wish to continue operating, they must carry out the procedures for extension of their drug detoxication activity permits according to the provisions of Article 14 of this Decree. The extended duration of drug detoxication activity permits shall not exceed five years each.

Article 14.- Procedures for extension of drug detoxication activity permits

1. A dossier of application for extension of a drug detoxication activity permit consists of:

a/ The application for extension of the drug detoxication activity permit;

b/ Documents proving that the detoxication establishments satisfy all new conditions (if any) for performing the contents of the detoxication and rehabilitation process prescribed in Clause 2, Article 9 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Thirty days before their drug detoxication activity permits expire, the detoxication establishments shall send the dossiers of application for extension thereof to:

a/ The provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services as prescribed in Clause 1, Article 11 of this Decree;

b/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs as prescribed in Clause 2, Article 11 of this Decree.

3. The time limit for granting extended drug detoxication activity permits is 30 days, counting from the date of receipt of the complete and valid dossiers of application for extension of the permits. In case of refusal to grant the extension, written replies must be made, clearly stating the reasons therefor.

Article 15.- Modification, withdrawal of drug detoxication activity permits

1. In case of modifying the contents of drug detoxication activity permits as prescribed in Clause 2 of Article 9, the procedures for change of drug detoxication activity permits must be carried out under the provisions of Article 10 of this Decree.

2. Drug detoxication activity permits shall be withdrawn in the following cases:

a/ Violation of the provisions of Article 4 of this Decree;

b/ Deletions and modifications to change the contents of drug detoxication activity permits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The detoxication establishments fail to operate within 12 months after being granted the drug detoxication activity permits;

e/ The detoxication establishments have been sanctioned for administrative violations related to their drug detoxication activities for three or more times in within the valid duration of their drug detoxication activity permits.

3. For the cases of violating the provisions of Clause 2 of this Article, the Labor, War Invalids and Social Affairs Minister shall issue decisions to withdraw drug detoxication activity permits; the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall have to withdraw the permits and examine the implementation of such decisions of the Labor, War Invalids and Social Affairs Minister.

Chapter IV

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF DETOXICATION ESTABLISHMENTS AND DRUG DETOXICATORS

Article 16.- Rights and responsibilities of detoxication establishments

1. The detoxication establishments shall have the following rights:

a/ To collect detoxication and rehabilitation service charges as contracted, for the form of charged service;

b/ To be prioritized in renting land and locations for their establishment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To use support tools as prescribed by law;

e/ Other rights as prescribed by law.

2. The detoxication establishments shall have the following responsibilities:

a/ To promulgate their own operation charters, internal regulations and rules;

b/ To detoxify drug addicts properly according to the contents of their granted drug detoxication activity permits and the contents of the detoxication and rehabilitation process prescribed by the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry and the Health Ministry;

c/ To create accommodation, study, labor, recreation and entertainment conditions for drug detoxicators at their establishments;

d/ To make public the detoxication and rehabilitation service charge rates and prescribe the exemption and reduction thereof for drug detoxicators of families meeting with difficulties, families entitled to social policies and families of persons with meritorious services;

e/ To observe the regime of information, regular or irregular reporting according to the regulations of the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry;

f/ To coordinate with the agencies of the labor, war invalids and social affairs, health and police services as well as the administrations of the localities where they carry out drug detoxication activities in managing their activities and in order to receive assistance from these agencies when necessary;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ To fulfil other obligations as prescribed by law.

Article 17.- Rights and responsibilities of heads of detoxication establishments

1. Heads of the detoxication establishments shall have the following rights:

a/ To decide to apply the measure of consigning into isolation wards drug detoxicators who have committed acts of disturbing public order, seriously threatening the life and health of other persons at the detoxication establishments, except for persons aged under 18 years and pregnant women;

Decisions to consign persons into isolation wards must be made in writing and the isolation duration must not exceed three days per decision. In cases where the violators show a good sense of self-mending and progresses. they may have their isolation duration shortened. Decisions to consign persons into isolation wards must clearly state the reasons therefor and be added to the dossiers of the detoxicators.

b/ To terminate detoxication contracts ahead of time with detoxicators who have committed many acts of violating the internal rules and regulations of the detoxication establishments; to notify the commune-level People's Committees of the places where such persons reside and their families or guardians thereof.

2. Heads of the detoxication establishments shall have the following responsibilities:

a/ If drug detoxificators die in the detoxication period at the detoxication establishments, to organize the protection of the scenes, immediately notify such to the nearest local investigating bodies and procuracies for making records thereon and identification of the causes thereof; to witness the scene examination, autopsy or probably seek for forensic medicine examination; and concurrently notify such to the dead persons' relatives and request them to bury the dead.

To organize the burial of dead drug addicts who have no relatives; all burial costs shall be covered by the detoxication establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To be responsible for all activities of their detoxication establishments according to the provisions of this Decree and relevant law provisions.

Article 18.- Rights and responsibilities of drug detoxicators

1. Drug detoxicators shall have the following rights:

a/ To undergo drug detoxication according to the contents of the detoxication and rehabilitation process under drug detoxication service contracts;

b/ To express their aspirations or proposals to the heads of the detoxication establishments on their accommodation, medical treatment, study, labor and other daily-life activities at the establishments;

c/ To complain about and denounce illegal acts committed by officials, employees in managing activities of the detoxication establishments according to law provisions on complaints and denunciations.

2. Drug detoxicators shall have the following responsibilities:

a/ To report accurately on their drug addiction;

b/ To observe the regulations and rules and submit to the management and education of the detoxication establishments; to observe the labor, study, therapy and medical treatment regimes prescribed by relevant laws;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Admonition, criticism.

- Consignment into isolation wards.

- Termination of their detoxication service contracts and notification to their localities.

c/ If causing material damage to the detoxication establishments, the drug detoxicators or their families or guardians must pay compen-sations therefor according to law provisions;

d/ To bear detoxication expenses under their drug detoxication service contracts.

Chapter V

PROCEDURES FOR ADMISSION OF DRUG DETOXICATORS INTO DETOXICATION ESTABLISHMENTS

Article 19.- Dossiers of drug detoxicators

A dossier of a drug detoxicator consists of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A copy of his/her people's identify card; the household registration book or long-term temporary residence certificate;

c/ The drug addiction state of the drug addict, declared by the drug addict himself/herself or by his/her family or guardian.

Article 20.- Receipt of dossiers of drug addicts

The dossiers of drug addicts shall be sent to the detoxication establishments; within seven days after receiving the complete dossiers, the heads of the detoxication establishments shall consider them and, on the basis of the capability of their establishments, notify the admission or non-admission of the drug addicts into their detoxication establishments.

Article 21.- Reception of drug addicts

1. Upon receiving the drug addicts, the detoxication establishments must check and make records on the reception of the drug addicts, their personal belongings (if any), give them medical checks and compile drug detoxication dossiers.

2. The detoxication establishments must disseminate their internal regulations and rules and other regulations related to their drug detoxication activities. Drug addicts, their families or guardians must commit to implementing these regulations and rules.

Article 22.- Drug detoxication service contracts

1. Basing themselves on the aspirations of the drug addicts or their families or guardians, the heads of the detoxication establishments shall sign drug detoxication service contracts, depending on the contents of the detoxication and rehabilitation process prescribed in Article 9 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The heads of the detoxication establishments must notify the admission of drug addicts into their detoxication establishments to the commune-level People's Committees of the places where such drug addicts reside and to their families or guardians. In cases where the drug addicts do not sign in person the detoxication service contracts, to notify them of their admission.

Article 23.- Hand-over of drug detoxified persons to their families and communities

1. At least 10 days before the expiry of the drug detoxication service contracts, the heads of the detoxication establishments must notify such to the drug detoxicators and conduct necessary tests. Upon the expiry of the detoxication period, they must grant the detoxication certificates to the drug addicts, and at the same time, send the copies thereof to the commune-level People's Committees of the places where such persons reside.

2. Upon the expiry of the detoxication period, the detoxication establishments must hand over the detoxicated persons to their families or guardians; give comments on their detoxication and rehabilitation results together with the records (if any) on such persons' violations of internal regulations and rules committed in their detoxication period at the detoxication establishments to the commune-level People's Committees of the places where such persons reside for further supervision.

Chapter VI

RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT BODIES

Article 24.- Responsibilities of the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry

The Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry shall have the following responsibilities:

1. To perform the State management over voluntary drug detoxication activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To direct the local Labor, War Invalids and Social Affairs agencies to draw up plans on, and organize, training for people engaged in the detoxifying and rehabilitating work to raise their professional qualifications; to update information on and popularize the Party's and State's undertakings and policies as well as relevant legal documents;

4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Health Ministry in, guiding the process of detoxication, health rehabilitation and dignity rehabilitation for drug addicts.

5. To observe the information and reporting regime as prescribed by the Government.

Article 25.- Responsibilities of the Health Ministry

The Health Ministry shall have the following responsibilities:

1. To guide the charts for fit-stoppage treatment and detoxication; to direct local medical agencies to draw up plans on, and organize, professional and medical training and support for officials in organizing the fit-stoppage treatment, detoxication and first aid for drug addicts at the detoxication establishments;

2. To coordinate with the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry in guiding the process of detoxication and health rehabilitation for drug addicts;

3. To organize the inspection of the implemen-tation of professional and technical regulations at the detoxication establishments.

Article 26.- Responsibilities of the Public Security Ministry

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To guide and direct the police at all levels to coordinate with and support the detoxication establishments in maintaining security and order within the detoxication establishments and in areas where the detoxication establishments operate;

2. To direct the local police to organize training in the guard work, use of support tools, application of measures to prevent drug addicts from violating internal regulations and rules, to grant certificates to the guard force according to regulations, and ensure security and order for activities of the detoxication establishments.

Article 27.- Responsibilities of the People's Committees at all levels

1. The provincial-level People's Committees shall have the following responsibilities:

a/ To direct the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs; Health; and Public Security agencies to clearly define their responsibilities in the work of managing voluntary drug detoxication activities and working out regulations on coordination among the concerned branches and agencies;

b/ To direct the Labor, War Invalids and Social Affairs as well as Health agencies at all levels to strengthen their organizational apparatuses, reinforce the contingent of officials to ensure the good management of drug detoxication activities;

c/ To guide and direct the lower-level People's Committees to collect statistics on, and classify, persons already detoxicated at the detoxication establishments; to draw up plans on management and education of detoxicated persons who have returned to their families and communities.

2. The district-level People's Committees shall have the following responsibilities:

a/ To direct the Labor, War Invalids and Social Affairs; Health; and Public Security agencies to coordinate with the concerned agencies in grasping the situation and rendering support when necessary, ensuring smooth activities of the detoxication establishments in their respective localities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To guide and direct the commune-level People's Committees to collect statistics and on, classify detoxicated persons who have returned from the detoxication establishments to their families and communities, and to apply measures to manage, educate, support and create jobs for them to stabilize their life.

3. The commune-level People's Committees shall have the following responsibilities:

a/ To receive dossiers of, collect statistics on, classify and supervise detoxicated persons for at least 24 months as from the time they return to their localities;

b/ To direct mass organizations and assign responsibilities to them to participate in managing, educating and supporting detoxicated persons, helping them integrate into their communities and stabilize their life.

Chapter VII

EXAMINATION, INSPECTION, COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 28.- Examination and inspection

1. The drug detoxication establishments must submit to the regular or irregular examination and examination by the competent Labor, War Invalids and Social Affairs and/or Health agencies.

2. The Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry, the Health Ministry; the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs; and Health Services shall have to examine and handle according to their respective competence violations committed by the detoxication establishments in their drug detoxication activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Agencies, organizations and individuals that have recorded achievements in drug detoxication activities shall be commended and/or rewarded according to law provisions.

Article 30.- Handling of violations

1. Drug detoxicators who have committed acts of violating the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled for administrative violations or examined for penal liability.

2. Organizations and individuals that have violated the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be handled for administrative violations or examined for penal liability according to law provisions; if causing material damage, they must pay compensations therefor according to law provisions.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 31.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. All previous regulations contrary to this Decree are hereby annulled.

Article 32.- Implementation guidance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33.- Implementation responsibility

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally run cities shall have to implement this Decree.]

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.084

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.108.201
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!