Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 002-NĐ Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục Người ký: Nguyễn Văn Huyên
Ngày ban hành: 11/01/1956 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 002-NĐ

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 1956 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH THỂ LỆ VỀ VIỆC MỞ TRƯỜNG TƯ THỤC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Chiếu Sắc lệnh số 119 ngày 09-7-1946 tổ chức Bộ Giáo dục;
Chiếu Quyết định số 609-TTg ngày 04-11-1955 của Thủ tướng Phủ về việc cho phép kinh doanh và đăng ký kinh doanh;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Nha Giáo dục phổ thông,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Để  đảm bảo việc học tập cho con em nhân dân tại các trường tư thục có kết quả tốt nay ban hành thể lệ về việc mở trường tư thục.

Điều 2. – Thể lệ này sẽ áp dụng từ ngày ban hành Nghị định.

Điều 3. – Những  thể lệ trái với bản thể lệ kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 4. – Ông Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và ông Giám đốc Nha Giáo dục phổ thông chiếu Nghị định thi hành.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
 


 
Nguyễn Văn Huyên

THỂ LỆ

 VỀ VIỆC MỞ TRƯỜNG TƯ THỤC

Chương 1:

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Để cơ quan Giáo dục có thể giúp đỡ và hướng dẫn trường tư thục giảng dạy theo đúng tinh thần, đường lối giáo dục dân chủ nhân dân và phát triển có kế hoạch để đảm bảo việc học tập cho con em của nhân dân tại các trường tư thục có kết quả tốt, nay ban hành thể lệ về việc mở trường tư thục.

Điều 2. – Trường  tư thục là những trường do cá nhân hay tổ chức đứng ra mở, mà nhân viên không do Chính phủ bổ dụng, dạy quá 10 học sinh (nếu là trường dạy văn hoá, ngoại ngữ) hay 5 học sinh (nếu là trường dạy các môn học chuyên nghiệp khác) và thu học phí của học sinh.

Các trường tư thục có thể có một hay nhiều lớp, và bất cứ có một hay nhiều lớp, đều phải theo đúng thể lệ này.

Điều 3. – Trên đất nước Việt Nam, tất cả những cá nhân, những tổ chức nào mở trường  tư thục dạy văn hóa, ngoại ngữ, vẽ, nữ công, gia chánh, kế toán, đánh máy chữ, tốc ký, thể dục, thể thao, võ, đều phải xin phép trước.

Những cá nhân hoặc những tổ chức, sau khi được cấp giấy phép mở trường tư thục, thì được hoạt động và được bảo hộ theo luật lệ của Nhà nước.

Điều 4. – Thể lệ này không áp dụng cho:

- Những xưởng thợ mà người chủ xưởng nhận, ngoài những thợ chuyên môn, một số người đến tập nghề.

- Những trường chuyên dạy về giáo lý, kinh bổn của các tổ chức tôn giáo chỉ nhằm mục đích duy nhất là truyền bá đạo giáo.

Điều 5. – Các trường tư thục có nhiệm vụ:

a) Giảng dạy theo đúng tinh thần, đường lối giáo dục của Chính phủ, áp dụng đúng và dạy đủ chương trình  học và thi hành những chỉ thị của Bộ Giáo dục và cơ quan Giáo dục địa phương về quy chế tổ chức nhà trường cũng như về nội dung giảng dạy.

b) Luôn luôn cố gắng tạo điều kiện tốt cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh để đảm bảo chất lượng giáo dục.

c) Tuân theo luật lệ vệ sinh chung về trường học, luật lệ lao động đối với giáo viên và công nhân viên nhà trường. Luật lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp.

d) Thường lệ báo cáo với các cấp chính quyền và giáo dục trực thuộc về mọi hoạt động của nhà trường, chịu sự kiểm soát trực tiếp và thường xuyên của các cơ quan chính quyền, giáo dục và Y tế địa phương.

Điều 6. Các trường tư thục được cử người dự các kỳ sinh hoạt, các hội nghị, các lớp huấn luyện, các hội đồng chấm thi do cơ quan Giáo dục tổ chức.

Chương 2:

NỘI DUNG THỂ LỆ

Điều 7. Những cá nhân có lý lịch tốt, những tổ chức có giấy phép hoạt động, đều có thể đứng ra xin phép mở trường tư thục. Nếu có một tổ chức muốn xin mở trường tư thì người thay mặt tổ chức phải có giấy được ủy quyền chính thức hợp lệ. Trong giấy ủy quyền phải nói rõ người được ủy quyền có quyền đại diện cho tổ chức và nếu xảy ra việc gì sai, thì tổ chức chịu trách nhiệm chính, người được ủy quyền chịu liên đới trách nhiệm. Nếu người thay mặt tổ chức đứng ra xin mở trường, vì một lý do gì không có điều kiện để tự điều khiển trường thì phải cử hiệu trưởng.

Những công chức đang làm việc với Chính phủ không được phép đứng ra xin mở, hoặc xin làm hiệu trưởng trường tư thục.

Điều 8. Nhà cửa, dụng cụ dùng làm trường sở phải chắc chắn, sạch sẽ, đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của học sinh. Những lớp học và những phòng ngũ nếu có, phải thoáng  khí và đủ ánh sáng.

Điều 9. Hiệu trưởng, giáo viên, giám thị, công nhân viên trường tư thục cấp học nào đều phải có hạnh kiểm và sức khỏe tốt, phải có đủ điều kiện về tuổi, học lực, văn bằng, v.v..... do Bộ Giáo dục quy định và phải được cơ quan Giáo dục có thẩm quyền cho phép mới được hoạt động.

Điều 10. Một người chỉ được phép làm hiệu trưởng một trường. Việc cho phép một hiệu trưởng điều khiển thêm một chi nhánh của trường sẽ do cơ quan Giáo dục có thẩm quyền xét định.

Điều 11. Hiệu trưởng trường tư phải trực tiếp điều khiển thực sự trường mình và phải chịu trách nhiệm về mọi mặt về trường mình trước các cơ quan chính quyền và chuyên môn.

Điều 12. Tên trường hay lớp, các giấy tờ giao dịch, con dấu, v.v... bắt buộc phải ghi rõ là trường hay lớp tư thục X…

Điều 13. Thể lệ về hạn tuổi tối đa của học sinh theo học trường công và thể lệ về số giờ giảng dạy tối đa hàng tuần của giáo viên trường công không áp dụng đối với học sinh và giáo viên trường tư.

Điều 14. Nhà trương phải bảo đảm lương tháng hay lương dạy giờ của hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên được cử đi dự hội nghị giáo dục hay lớp huấn luyện do cơ quan giáo dục tổ chức.

Điều 15. Muốn xin mở trường, phải nộp những giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin phép mở trường trong đó người xin phép cam đoan thi hành đầy đủ nhiệm vụ của một trường tư thục do bản thể lệ này quy định:

b) Một tờ khai ghi rõ: Tên trường – Ngành học – cấp học – vị trí trường sở - số nhân viên nhà trường - số lớp học – số phòng thí nghiệm - số phòng dùng làm ký túc xá – phương tiện dùng vào việc mở trường (nhà cửa, đất đai, v.v....).

c) Cùng những giấy tờ cần thiết khác như:

1 - Bản phác họa trường sẽ ghi rõ các bề (dài, rộng, cao) của các phòng dùng làm lớp học, phòng thí nghiệm, ký túc xá, v.v....

2 - Hồ sơ của hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên.

3 - Tờ khai giá biểu học phí các lớp.

4 - Bản sao các hợp đồng có liên quan đến việc mở trường đang thực hiện với nhân viên, chủ nhà, chủ đất, chủ cho thuê dụng cụ, chủ nợ, v.v....

5 - Bản sao điều lệ của tổ chức (nếu là một tổ chức xin mở trường)

Tất cả những giấy tờ sao lục phải được chính quyền địa phương nhận thực.

Điều 16. Đơn và hồ sơ xin mở trường phải nộp tại cơ quan Giáo dục địa phương. Sau khi nhận đủ các giấy tờ cần thiết, cơ quan này sẽ xét. Nếu cần phải điều tra hay hỏi ý kiến thêm của cơ quan khác (Công an, Y tế, v.v....) thì cơ quan Giáo dục sẽ chuyển những giấy tờ cần thiết đến cơ quan đó để tiến hành điều tra và lấy ý kiến trước khi đề nghị với Ủy ban Hành chính cấp giấy phép.

Điều 17. Nếu xét cần phải tổ chức việc điều tra tiện và bất tiện, ngoài việc trực tiếp hỏi ý kiến nhân dân, cơ quan Giáo dục sẽ công bố trong một tuần bằng phát thanh hay đăng báo. Qua 10 ngày, kể từ ngày công bố, nếu không ai khiếu nại, thì coi như không có trở ngại gì.

Điều 18. Giấy phép mở trường hay dạy học cấp cho một cá nhân hay một tổ chức nào là riêng của người ấy hay tổ chức ấy, không vì một lý do hay trường hợp nào có thể chuyển cho cá nhân hay tổ chức khác sử dụng.

Điều 19. Trong quá trình mở trường:

a) Nếu muốn di nhượng, di chuyển, mở thêm quá số lớp đã ấn định trong giấy phép, thay đổi cấp học, tên trường, đều phải báo trước cho cơ quan hành chính đã cấp giấy phép, nộp đủ các chứng từ về những sự thay đổi và sau khi được chuẩn Y tế mới được phép thi hành.

b) Nếu muốn thay đổi hiệu trưởng, giáo viên, công nhân viên đều phải báo trước cho cơ quan Giáo dục đã cấp giấy phép, nộp đủ hồ sơ và sau khi được chuẩn Y tế mới được phép hoạt động.

c) Nếu xảy ra cháy hay mất giấy phép mở trường hay dạy học, đương sự phải trình cơ quan Công an hay chính quyền địa phương. Sau 7 ngày kể từ ngày trình  đương sự sẽ mang giấy tờ chứng nhận đã trình báo đến cơ quan  đã cấp giấy phép cho mình để xin cấp giấy phép khác.

Điều 20. Nếu muốn thôi hẳn hoặc tạm đóng cửa trường trong thời gian quá 10 ngày, hiệu trưởng phải làm giấy xin phép, trình bày rõ lý do. Nếu lý do không chính đáng thì không được chuẩn y. Trước khi đóng cửa, nhà trường phải thanh toán những món nợ của nhân viên, giáo viên, học sinh, v.v....

Chương 3:

THẨM QUYỀN CHO PHÉP MỞ TRƯỜNG, LỚP TƯ THỤC

Điều 21. Ủy ban Hành chính các cấp sau đây có quyền cho phép mở các trường, lớp tư dạy văn hóa;

- Cấp vỡ lòng. Ủy ban Hành chính xã cho phép nhưng phải báo cáo lên Ủy ban Hành chính huyện và Ty Giáo dục tỉnh;

- Cấp mẫu giáo, tiểu học và cấp I. Ủy ban Hành chính  tỉnh hay thành phố cho phép.

- Cấp 2 hay trung học đệ nhất cấp: Ủy ban Hành chính tỉnh hay thành phố cho phép nhưng phải báo cáo lên Ủy ban Hành chính khu và Khu Giáo dục;

- Cấp 3 hay trung học đệ nhị cấp: Ủy ban Hành chính khu cho phép nhưng phải báo cáo lên Bộ Giáo dục (Nha Giáo dục phổ thông).

Điều 22. Ủy ban Hành chính tỉnh hay thành phố có quyền cho phép mở các trường, lớp dạy ngoại ngữ, vẽ, nữ công, gia chánh, kế toán, đánh máy chữ, tốc ký, thể dục, thể thao, võ.

Chương 4:

KỶ LUẬT

Điều 23. Những cá nhân hay tổ chức nào không thi hành đúng những điều khoản của bản thể lệ này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép mở trường hay dạy học sẽ tùy theo lỗi nặng, nhẹ áp dụng một hoặc hai hình thức kỷ luật sau đây:

1. – Cảnh cáo.

2. – Thu hồi hẳn hoặc tạm thời giấy phép mở trường, làm hiệu trưởng hay dạy học.

Điều 24. Những cá nhân hay tổ chức nào:

- Mở trường hay dạy học không có giấy phép, hoặc đã bị thu hồi giấy phép mà vẫn tiếp tục hoạt động;

- Có những hành động đầu cơ hay gian lậu về giấy phép mở trường hay dạy học cũng sẽ bị thi hành kỷ luật nói trong điều 23 trên. Nếu xét có hành động phạm pháp nặng, sẽ đưa truy tố trước Tòa án.

Điều 25. Đối với những cá nhân hay tổ chức đã được cấp giấy phép, quá hai tháng chưa mở trường mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan cấp giấy phép sẽ thu hồi.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP

Điều 26. Những trường, lớp tư thục đã có giấy phép mở trường cấp trước ngày ban hành bản thể lệ này, sẽ đem giấy phép cũ và các giấy tờ khác có liên quan (giấy phép tuyển dụng giáo viên, di trường sở, v.v....) đến cơ quan giáo dục để kê khai lại và xin cấp giấy phép mới theo đúng bản thể lệ này. Nếu có sự gì thay đổi thì kê khai rõ đúng sự thực.

Qua một thời hạn do Bộ Giáo dục ấn định, các trường chưa kê khai lại để xin cấp giấy phép mới mà vẫn tiếp tục hoạt động thì sẽ áp dụng kỷ luật nói trong các điều 23 và 24 trên về việc mở trường không có giấy phép.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN PHỤ

Điều 27. Thể lệ này có hiệu lực tại từng tỉnh kể từ ngày công bố thi hành ở tỉnh đó.

Những chi tiết thi hành thể lệ này do Bộ Giáo dục quy định.

Điều 28. Một Nghị định không khác sẽ quy định thể lệ áp dụng cho ngoại kiều xin mở trường tư tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 002-NĐ ngày 11/01/1956 ban hành thể lệ mở trường tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.773

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.7.253
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!