ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 83/KH-UBND
|
Hà Giang, ngày 05 tháng 4 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Căn cứ Quyết định số 05/VBHN-BGDĐT,
ngày 13/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ
trường Mầm non;
Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT,
ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ
trường Tiểu học và Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT, ngày 18/12/2012 sửa đổi, bổ
sung điều 40; bổ sung điều 40a của Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT;
Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT,
ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ
trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều
cấp học;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT,
ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế công nhận
trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia; Thông tư số
59/2012/TT-BGDĐT, ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức
chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Thông tư số
47/2012/TT-BGDĐT, ngày 07/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế
công nhận trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học đạt chuẩn Quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày
29/9/2015 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần
thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020;
Căn cứ vào kế hoạch xây dựng trường
chuẩn Quốc gia của các huyện, thành phố và tình hình thực tế về giáo dục, đào tạo
trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
Kế hoạch tổng thể xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Hà Giang giai đoạn
2016 - 2020 cụ thể như sau:
II. KHÁI QUÁT KẾT
QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2012-2015
1. Quy mô mạng lưới trường, lớp, học
sinh
Quy mô mạng lưới trường lớp không ngừng
được củng cố và phát triển, năm học 2015-2016 toàn tỉnh có 643 trường mầm non
và phổ thông, trong đó: Mầm non 214 trường; Tiểu học 196 trường; Phổ thông cơ sở
(PTCS) 30 trường; Trung học cơ sở (THCS) 171 trường; Trung học cơ sở và Trung học
phổ thông (THCS&THPT) 9 trường; Trung học phổ thông (THPT) 23 trường.
Quy mô học sinh: Tính đến ngày
31/12/2015 toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Giang có 10.683 lớp với tổng số
222.204 học sinh mầm non và phổ thông, cụ thể:
* Ngành học Mầm non: 3.646 lớp;
69.389 cháu.
* Ngành học phổ thông:
- Tiểu học: 4.745 lớp; 87.306 học
sinh.
- Trung học cơ sở: 1.786 lớp; 49.105 học sinh.
- Trung học phổ thông: 506 lớp;
16.404 học sinh.
2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên
Tính đến ngày 31/12/2015 toàn ngành
giáo dục Hà Giang (tính cả trường CĐSP) có 20.321 cán bộ, giáo viên, công nhân
viên. Trong đó: Giáo viên Mầm non có 5.300 người, giáo
viên tiểu học có 7.238 người, giáo viên THCS có 4.400 người, giáo viên THPT có
1.610 người, nhân viên phục vụ có 1.773 người (giáo viên các cấp học có trình độ
trên đại học là 255 người).
3. Chất lượng giáo dục
Trong những năm qua được sự quan tâm
của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chỉ đạo sát sao và kịp
thời của Ủy ban nhân dân tỉnh và ngành Giáo dục và Đào tạo, chất lượng giáo dục đã có chuyển biến tích cực. Kết quả xếp loại hai mặt
giáo dục của học sinh các cấp học trong năm học 2014-2015,
cụ thể như sau:
* Cấp Tiểu học:
- Phẩm chất: Đạt 97,8%
- Học lực: Tiếng Việt: Hoàn thành
94,6%; Toán: Hoàn thành 95,2%
* Cấp Trung học cơ sở:
- Hạnh kiểm: Tốt 59%; Khá 31,5%; TB
8,7%; Yếu 0,8%.
- Học lực: Giỏi 4,1%; Khá 28%; TB
61,7%; Yếu 5,6%; Kém 0,6%.
* Cấp Trung học phổ thông:
- Hạnh kiểm: Tốt 57,5%; Khá 31,1%; TB
10,6%; Yếu 0,8%.
- Học lực: Giỏi 2,0%; Khá 25,9%; TB
58,7%; yếu 13,2%; Kém 0,2%.
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học
Toàn tỉnh hiện có 10.819 phòng học
(trong đó: phòng học kiên cố: 5.780 phòng, cấp IV: 3.458 phòng và phòng học tạm
là 1.581 phòng). Phòng làm việc có 2.085 phòng (trong đó: Kiên cố 1.351 phòng,
cấp IV 668 phòng, tạm 66 phòng). Các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng
thư viện là 1.097 phòng (trong đó: kiên cố 712 phòng, cấp IV 329 phòng, tạm 56
phòng). Tổng số bàn ghế giáo viên là 9.059 bộ; bàn ghế học sinh 104.231 bộ; số
phòng lưu trú cho cán bộ giáo viên là 4.160 phòng, lưu trú cho học sinh là
2.215 phòng.
5. Kết quả đạt được
Tính đến 31/12/2015 toàn tỉnh có tổng
số 137/643 trường đạt chuẩn Quốc gia chiếm tỷ lệ 21,3%, cụ thể: có 51/214 trường
Mầm non đạt chuẩn Quốc gia (đạt 23,8%); 43/196 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc
gia (đạt 21,9%); 42/201 trường PTCS, THCS đạt chuẩn Quốc gia (đạt 20,9%); 01/32
trường THCS&THPT đạt chuẩn Quốc gia (đạt 3,1%).
III. MỤC TIÊU XÂY
DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
1. Nhằm thực hiện Nghị quyết của Đảng
về nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công cuộc
“công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước trong thời kỳ mới.
2. Chuẩn hóa, hiện đại hóa về các hoạt
động: Tổ chức và quản lý trường học, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giáo
viên, nhằm tạo ra môi trường giáo dục tương đối đồng đều giữa các địa bàn, tạo
cơ hội bình đẳng về điều kiện học tập
cho trẻ em ở các vùng kinh tế - xã hội khó khăn, khắc phục khoảng cách chênh lệch
về chất lượng giáo dục giữa vùng thị trấn và nông thôn.
3. Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo
trật tự kỷ cương trường học, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học,
nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, thực hiện tốt mục
tiêu phổ cập giáo dục THCS tạo tiền đề cho việc phổ
cập giáo dục THPT, đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng
nguồn nhân lực cho địa phương.
4. Đến năm 2020 tổng số trường phấn đấu
đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn tỉnh là 227, trong đó: Mầm non: 80 trường; Tiểu
học: 69 trường; Trung học cơ sở: 68 trường; Trung học phổ thông: 10 trường, cụ
thể theo biểu dưới đây:
Ngành/
cấp học
|
Số
trường đạt chuẩn QG (tính đến 31/12/2015)
|
Kế
hoạch xây dựng Trường Chuẩn Quốc gia (theo từng năm)
|
|
Tổng
số trường phấn đấu đạt CQG (đến năm 2020)
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Cộng
|
Mầm
non
|
51
|
5
|
4
|
3
|
6
|
11
|
29
|
80
|
Tiểu
học
|
43
|
6
|
5
|
8
|
5
|
2
|
26
|
69
|
THCS
|
42
|
6
|
6
|
6
|
5
|
3
|
26
|
68
|
THPT
|
1
|
2
|
3
|
1
|
2
|
1
|
9
|
10
|
Cộng
|
137
|
19
|
18
|
18
|
18
|
17
|
90
|
227
|
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của
các cấp ủy Đảng, chính quyền; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với các cơ quan, tổ chức đoàn thể, tổ chức
chính trị xã hội trong việc triển khai thực hiện và huy động
các nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia gắn với các phong trào thi đua
của ngành giáo dục và đào tạo.
- Tuyên truyền rộng rãi để làm chuyển
biến tư tưởng, nhận thức, hiểu rõ và thực hiện có hiệu quả việc xây dựng trường
đạt chuẩn Quốc gia là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước rất cần các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm, trong đó ngành Giáo dục
và Đào tạo là lực lượng nòng cốt.
2. Kiện toàn công tác tổ chức, kiểm
tra việc thực hiện xây dựng trường chuẩn Quốc gia
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường
đạt chuẩn Quốc gia cấp tỉnh, huyện, xã/phường, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng
thành viên, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá định
kỳ, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm ở từng đơn vị.
- Tiến hành rà soát hiện trạng và
đánh giá kết quả các tiêu chí theo các tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành về trường chuẩn Quốc gia đối với tất cả các trường Mầm non, Tiểu học,
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề
xuất và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia phù hợp với
quy hoạch phát triển ngành Giáo dục đến năm 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng
chính trị, đạo đức và phẩm chất của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên và nhân viên của từng ngành học, cấp học để đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, phấn đấu đạt chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên, đạt chuẩn
Hiệu trưởng đối với cán bộ quản lý,
đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.
- Khảo sát trình độ và năng lực, tiêu
chuẩn của toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
đồng bộ, lâu dài và thực hiện tốt công tác bồi dưỡng theo kế hoạch đã đề ra nhằm
nâng cao năng lực đổi mới quản lý và phương pháp giảng dạy. Phát động sâu rộng
trong toàn ngành về phong trào tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên
môn và nghiệp vụ sư phạm.
4. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm
tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
- Đổi mới phương pháp dạy học, phát
huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học, từng bước sử dụng các thiết
bị hiện đại vào quá trình dạy học.
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh
giá, xếp loại học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.
5. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất trang thiết bị dạy học
Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất cho các trường trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia theo hướng đồng
bộ, hiện đại, cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất
các trường học theo tiêu chí trường chuẩn Quốc gia để từ đó đưa ra các giải
pháp đầu tư xây dựng phù hợp như số phòng học, số phòng học bộ môn, số phòng
thí nghiệm, số công trình vệ sinh, nước sạch,...
- Đầu tư mới và nâng cấp cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học còn thiếu, phòng làm việc của tổ chuyên môn, phòng thí nghiệm
thực hành, phòng học bộ môn, thư viện, nhà đa năng, công trình vệ sinh riêng
cho học sinh và giáo viên, ... Việc xây dựng phải được quy hoạch cụ thể, đồng bộ,
có lộ trình và thứ tự ưu tiên, tránh dàn trải, lãng phí.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
để đầu tư mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn Quốc gia.
6. Thực hiện tốt công tác xã hội
hóa giáo dục
- Huy động các lực lượng xã hội (đặc
biệt là hội cha mẹ học sinh và các cơ quan, doanh nghiệp đứng chân trên địa
bàn) tham gia giáo dục toàn diện học sinh và xây dựng cơ sở vật chất nhà trường,
động viên khen thưởng kịp thời, thực hiện tốt các quy định
trong quản lý và thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong các nhà trường.
- Thực hiện dân chủ trong trường học,
công khai minh bạch về tài chính, tài sản, chất lượng giáo dục đào tạo. Các cấp,
các ngành, các tổ chức xã hội, đoàn thể tăng cường công tác chăm lo cho sự nghiệp
phát triển giáo dục.
V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN (có biểu chi tiết
đính kèm)
VI. KINH PHÍ
Kinh phí và nguồn vốn đảm bảo thực hiện
kế hoạch: Từ nguồn ngân sách của tỉnh; ngân sách các huyện/thành phố; các
chương trình dự án; nguồn xã hội hóa.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
trong việc triển khai kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh,
các cơ quan có liên quan và UBND các huyện, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ để tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các
trường trung học phổ thông, các phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia và duy trì kết quả xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia.
- Tổ chức kiểm tra các đơn vị trường
học trong lộ trình xây dựng đạt chuẩn Quốc gia và trình UBND tỉnh ra quyết định
công nhận.
- Định kì hoặc đột xuất báo cáo kết
quả triển khai thực hiện kế hoạch; chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức đánh
giá tổng kết sau khi kế hoạch kết thúc.
2. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung biên chế,
đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, giáo viên cho các trường THPT, các huyện,
thành phố đáp ứng đủ theo nhu cầu xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
Sở Tài chính tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên bố trí kế hoạch vốn đầu
tư phát triển, nguồn vốn xây dựng cơ bản của tỉnh tập trung cho các trường THPT,
các huyện, thành phố trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh
Quyết định phân bổ ngân sách ưu tiên vốn cho các trường THPT các huyện, thành
phố theo kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện/thành phố tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án bố trí mặt bằng, quỹ đất để xây dựng trường chuẩn Quốc gia
đảm bảo yêu cầu tối thiểu về diện tích trường chuẩn theo quy định.
6. Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án đầu tư xây dựng,
nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất cho các trường Mầm non,
Tiểu học, THCS và THPT trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc
gia.
7. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
- Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo
xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng cơ sở
vật chất và thiết bị trường học, xác định mục tiêu ưu tiên của từng trường để đầu
tư.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết trên cơ
sở kế hoạch chung của toàn tỉnh; khuyến khích các huyện, thành phố hoàn thành,
vượt chỉ tiêu so với kế hoạch của tỉnh giao.
Trên đây là Kế hoạch tổng thể xây dựng
trường đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020. Trong quá trình
triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về Sở Giáo dục
và Đào tạo để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét
và cho ý kiến chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TTr Tỉnh ủy-HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: GD&ĐT, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,
Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT, TH, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|