BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 811/KH-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 10 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC THI THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN CHÍNH (HẠNG II)
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của
Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (viết tắt là Nghị định số
29), Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức
danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức (viết tắt
là Thông tư số 12); Căn cứ Công văn số 5592/BNV-CCVC ngày 23/10/2017 của Bộ Nội
vụ về việc danh sách viên chức dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng
viên chính (hạng II) năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tổ chức thi
thăng hạng chức danh nghề nghiệp (CDNN) giảng viên chính (hạng II) như sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Đảm bảo kịp thời về chế độ, chính sách cho đội
ngũ giảng viên tại các trường đại học, trường cao đẳng công lập; khắc phục những
bất hợp lý về cơ cấu chức danh nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của
các đơn vị sự nghiệp công lập và phù hợp với quy định hiện hành về quản lý viên
chức.
2. Động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên học tập,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công
tác.
II. SỐ LƯỢNG VIÊN CHỨC DỰ THI
Danh sách đủ điều kiện dự thi thăng hạng CDNN giảng
viên chính (hạng II) được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Công văn số 5592/BNV-CCVC
ngày 23/10/2017 của Bộ Nội vụ về việc danh sách viên chức dự thi thăng hạng chức
danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) năm 2017 là 3326 người.
Chia ra tại các cụm thi như sau:
Cụm thi
|
Địa điểm thi
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
1
|
Trường ĐH Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
|
369
|
|
2
|
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
|
1.638
|
|
3
|
Trường Đại học Vinh
|
257
|
|
4
|
Trường ĐH Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
|
281
|
|
5
|
Trường Đại học Nha Trang
|
204
|
|
6
|
Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
|
361
|
|
7
|
Trường Đại học Cần Thơ
|
216
|
|
|
Tổng số:
|
3.326
|
|
III. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN TỔ CHỨC
THI
1. Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Sư phạm
Tp. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ.
2. Thời lượng - Thời gian:
a) Thời lượng: Dự kiến mỗi địa điểm từ 03-05 ngày,
cụ thể:
- Ngày 1: Khai mạc kỳ thi; Ứng viên kiểm tra lại
các thông tin cá nhân.
- Ngày 2: Sáng: Thi Bài thi kiến thức chung (thi viết);
Chiều: Thi Bài thi Ngoại ngữ (thi viết các kỹ năng: đọc hiểu, viết).
- Ngày 3,4,5: Thi Bài thi Tin học (thực hành trên
máy vi tính); Thi Bài thi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ (thuyết trình và phỏng
vấn).
Các nhóm thi được tổ chức so le để đảm bảo thời
gian.
b) Thời gian: Dự kiến ngày thi tại từng cụm thi như
sau:
Stt
|
Địa điểm thi
|
Ngày thi
|
Ghi chú
|
1
|
Trường ĐH Vinh
|
(27-30)/11/2017
|
Thứ 2,3,4,5
|
2
|
Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng
|
(06-09)/12/2017
|
Thứ 4,5,6,7
|
3
|
Trường ĐH Sư phạm-ĐH Thái Nguyên
|
(13-16)/12/2017
|
Thứ 4,5,6,7
|
4
|
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
|
(19-23)/12/2017
|
Thứ 3,4,5,6,7
|
5
|
Trường ĐH Nha Trang
|
(05-08)/01/2018
|
Thứ 6,7,CN,2
|
6
|
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
|
(10-13)/01/2018
|
Thứ 4,5,6,7
|
7
|
Trường ĐH Cần Thơ
|
(16-19)/01/2018
|
Thứ 3,4,5,6
|
IV. TỔ CHỨC KỲ THI
Công tác tổ chức kỳ thi được thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề
nghiệp đối với viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề
nghiệp đối với viên chức (Thông tư số 16).
1. Công tác chuẩn bị kỳ thi
a) Tổ chức các cuộc họp Hội đồng để triển khai công
việc theo quy định.
b) Tiếp nhận danh sách viên chức đăng ký dự thi
thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) do các Bộ, ngành, địa
phương gửi đến. Trình Hội đồng thi xét duyệt theo quy định.
c) Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban đề thi, Bộ
phận sao, in đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo (nếu
có), Tổ phục vụ và ban hành các quy định cụ thể đối với kỳ thi.
d) Phân công trách nhiệm cho các thành viên Hội đồng
thi.
đ) Tổ chức việc ra đề thi và lựa chọn đề thi theo
quy định tại Điều 3 và Điều 11 của Quy chế thi thăng hạng chức
danh nghề nghiệp đối với viên chức (Ban hành kèm theo Thông tư số 16).
e) Chuẩn bị tài liệu tham khảo phục vụ kỳ thi thăng
hạng trình Hội đồng thi phê duyệt.
g) Thông báo tới các Bộ, ngành, địa phương và viên
chức dự thi: Danh sách viên chức đủ điều kiện dự thi; thời gian tổ chức thi.
h) Chuẩn bị các văn bản và biểu mẫu liên quan đến tổ
chức kỳ thi: Danh sách phòng thi, Danh sách ký nộp bài thi, các mẫu biên bản
(giao, nhận đề thi; mở đề thi; bàn giao bài thi; xử lý vi phạm quy chế thi,
...). Chuẩn bị thẻ cho các thành viên tổ chức kỳ thi (Hội đồng thi, Ban coi
thi, Ban chấm thi, Tổ phục vụ).
i) Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất tổ chức kỳ
thi.
k) Trước ngày thi 01 ngày, Hội đồng thi niêm yết
danh sách viên chức dự thi theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng thi, nội quy
thi; thời gian và hình thức thi đối với từng bài thi tại địa điểm tổ chức kỳ
thi.
2. Tổ chức kỳ thi
Triển khai công tác tổ chức kỳ thi gồm các công việc
sau:
a) Tổ chức các cuộc họp Ban coi thi, Ban phách, Ban
chấm thi; tổ chức việc lựa chọn đề thi, nhân bản đề thi; chuẩn bị các công việc
khai mạc kỳ thi; bố trí, sắp xếp phòng thi.
b) Tổ chức thi; tổ chức đánh số phách, rọc phách và
quản lý phách theo chế độ tài liệu mật.
c) Tổ chức chấm thi.
d) Tổ chức ghép phách và tổng hợp kết quả thi.
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phúc khảo theo
quy định của pháp luật.
e) Lưu trữ tài liệu theo quy định.
V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Chủ tịch Hội đồng thi
Thực hiện nhiệm vụ theo quy định, cụ thể:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
của Hội đồng thi theo quy định, chỉ đạo tổ chức kỳ thi bảo đảm đúng nội quy,
quy chế của kỳ thi;
b) Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng thành
viên Hội đồng thi;
c) Thành lập và chỉ đạo hoạt động của Ban biên tập
tài liệu, Ban đề thi; Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng tại các điểm thi thành
lập và chỉ đạo hoạt động của: Tổ sao, in đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm
thi, Ban phúc khảo (nếu có) và Tổ phục vụ giúp việc cho Hội đồng thi;
d) Chỉ đạo việc xây dựng đề thi, lựa chọn đề thi, bảo
quản, lưu giữ các đề thi theo quy định; bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài
liệu mật;
đ) Chỉ đạo việc coi thi, quản lý bài thi, đánh số
phách, rọc phách, quản lý phách và chấm thi theo quy định;
e) Báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền theo quy định phân công, phân cấp tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề
nghiệp viên chức tại Điều 30 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP xem
xét, quyết định công nhận kết quả kỳ thi;
g) Chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá
trình tổ chức kỳ thi.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Hải Thập
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành chung công
việc của kỳ thi tại các địa điểm thi theo kế hoạch;
b) Phụ trách Ban đề thi; tổ chức việc xây dựng đề
thi, cấu trúc và lựa chọn nội dung đề thi báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt;
tổ chức bảo quản và lưu giữ đề thi theo quy định;
c) Ký các văn bản phát sinh đối với các hoạt động
tác nghiệp mang tính sự vụ trong quá trình triển khai kỳ thi;
d) Chỉ đạo, tổ chức xây dựng tài liệu tham khảo cho
kỳ thi;
đ) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công
và ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng thi để bảo đảm các hoạt động của Hội đồng thi
thực hiện đúng quy định.
3. Phó Chủ tịch Hội đồng tại các cụm thi
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành các công việc
của kỳ thi đặt địa điểm tại đơn vị theo kế hoạch;
b) Báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để ban hành quyết
định thành lập các bộ phận giúp việc gồm: Tổ in, sao đề thi, Ban coi thi, Ban
phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo (nếu có), các Tổ phục vụ và ban hành các quy
định cụ thể đối với kỳ thi đặt địa điểm tại đơn vị;
c) Phụ trách Ban coi thi; Tổ in, sao đề thi và tổ
chức thực hiện nhiệm vụ coi thi theo quy định; phối hợp thực hiện nhiệm vụ của
các bộ phận giúp việc cho Hội đồng thi;
d) Ký các văn bản phát sinh đối với các hoạt động
tác nghiệp tại cơ sở đào tạo nơi đặt điểm thi;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công và
ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng thi để bảo đảm các hoạt động của Hội đồng thi thực
hiện đúng quy định;
e) Tổ chức tiếp nhận khiếu nại, tố cáo có liên quan
đến kỳ thi tại đơn vị.
4. Các ủy viên của Hội đồng thi
Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch
Hội đồng thi để bảo đảm các hoạt động của Hội đồng thi thực hiện đúng quy định.
5. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi giúp Chủ tịch
Hội đồng thi:
a) Tổ chức tiếp nhận danh sách viên chức đăng ký dự
thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) năm 2017 và
trình Hội đồng thi xét duyệt theo quy định.
b) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội
đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi.
c) Phối hợp tổ chức và chuẩn bị các tài liệu tham
khảo cho kỳ thi;
d) Phối hợp với các trường nơi đặt điểm thi trong
việc thu phí dự thi thăng hạng, quản lý chi tiêu và thanh quyết toán phí dự thi
thăng hạng theo quy định;
đ) Nhận và kiểm tra niêm phong đề thi từ Trưởng Ban
đề thi; tổ chức in sao đề thi, đóng gói và bàn giao cho Trưởng Ban coi thi;
e) Nhận và kiểm tra niêm phong bài thi từ Trưởng
Ban coi thi; bàn giao bài thi cho Trưởng Ban phách để đánh và rọc phách; nhận
bài thi đã được rọc phách và đánh số phách; bàn giao cho Trưởng Ban chấm thi để
tổ chức chấm thi và thu bài thi đã có kết quả chấm thi theo quy định;
g) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của
Chủ tịch Hội đồng thi để bảo đảm các hoạt động của Hội đồng thi thực hiện đúng
quy định;
h) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi.
6. Tổ phục vụ của Hội đồng thi giúp Chủ tịch Hội
đồng thi:
a) Phối hợp với Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi
giúp Chủ tịch Hội đồng thi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại mục 5 phần V để
bảo đảm các hoạt động của Hội đồng thi thực hiện đúng quy định;
b) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của các
Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo (nếu có), Tổ phục vụ và ghi
biên bản các cuộc họp của các Ban giúp việc Hội đồng thi tại các cụm thi.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của
Chủ tịch Hội đồng thi.
7. Các trường: Trường ĐHSP - Đại học Thái
Nguyên, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Vinh, Trường Đại học Ngoại ngữ -
Đại học Đà Nẵng, Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh và Trường ĐH
Cần Thơ
Đảm bảo các điều kiện cần thiết để triển khai thực
hiện các hoạt động của kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính
(hạng II) tại địa điểm của trường. Triển khai thực hiện các công việc cụ thể
như sau:
a) Trước ngày thi ít nhất 15 ngày, gửi thông báo
triệu tập viên chức dự thi, tài liệu ôn thi, thông báo cụ thể thời gian, địa điểm
tổ chức thi cho các viên chức có đủ điều kiện dự thi;
b) Lập dự toán kinh phí tổ chức kỳ thi (báo cáo Chủ
tịch Hội đồng thi trước khi phê duyệt). Tổ chức việc thu phí dự thi thăng hạng,
quản lý chi tiêu và thanh quyết toán phí dự thi thăng hạng theo quy định hiện
hành;
c) Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu tham khảo cho kỳ
thi và chuẩn bị các văn bản cần thiết của Hội đồng thi; phối hợp với Ủy viên
kiêm Thư ký Hội đồng thi ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;
d) Trước ngày thi 01 ngày, niêm yết danh sách viên
chức theo số báo danh và theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng thi, nội quy
thi, hình thức thi, thời gian thi đối với từng môn thi tại địa điểm tổ chức
thi; tổ chức phổ biến Quy chế và Nội quy kỳ thi cho viên chức dự thi;
đ) Chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức thi,
gồm: Danh sách viên chức để gọi vào phòng thi; danh sách để viên chức ký nộp
bài thi; mẫu biên bản giao, nhận đề thi, mẫu biên bản mở đề thi, mẫu biên bản xử
lý vi phạm nội quy thi; mẫu biên bản bàn giao bài thi và mẫu biên bản tạm giữ
các giấy tờ, vật dụng của viên chức vi phạm quy chế thi và các biên bản khác (nếu
cần);
e) Chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng thi,
Ban coi thi, Ban chấm thi, Tổ phục vụ. Thẻ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên
Hội đồng thi, Trưởng Ban coi thi, Trưởng Ban chấm thi in đầy đủ họ tên và chức
danh. Thẻ của các thành viên khác chỉ in chức danh;
g) Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, văn
phòng phẩm phục vụ kỳ thi;
h) Triển khai thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận
giúp việc cho Hội đồng thi và các công việc của kỳ thi theo kế hoạch được phê
duyệt;
i) Lưu trữ tài liệu theo quy định tại Điều
20 của Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức (Ban hành
kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ).
VI. KINH PHÍ TỔ CHỨC THI
Kinh phí tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
giảng viên chính (hạng II) thực hiện theo quy định tại Thông tư số
228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức,
viên chức.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các thành viên Hội đồng thi (để thực hiện);
- Các cơ sở GDĐH nơi đặt điểm thi (để thực hiện);
- Lưu: VT, HĐTTH, NGCBQLGD.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI
|