Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 81/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Đặng Xuân Trường
Ngày ban hành: 29/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 29 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án); Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức thực hiện Đề án theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, hiệu quả; phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số đến trường tiểu học; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số; góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết và văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.

2. Yêu cầu

- Các đơn vị có trẻ em người dân tộc thiểu số thực hiện tăng cường tiếng Việt xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phải đảm bảo hiệu quả, thiết thực, huy động các nguồn lực cùng tham gia.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2025

1. Phát triển trường, nhóm lớp mầm non; đảm bảo tỷ lệ huy động trẻ đến trường theo mục tiêu Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021-2025. Phấn đấu 70% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo (trong đó 100% trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non) được tập trung tăng cường tiếng Việt.

2. Phn đấu 100% học sinh cấp tiểu học người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức nhm giúp cho các em đọc thông, viết thạo, đạt chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng lớp học và chuẩn bền vững khi lên học ở cấp trung học cơ sở.

3. Phấn đấu 100% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và tiểu học dạy ở vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương để giao tiếp, giáo dục học sinh; cha mẹ trẻ người dân tộc thiểu số được hướng dẫn, bồi dưỡng tập huấn phương pháp tăng cường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

4. Phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học tại các xã có học sinh cần tăng cường tiếng Việt tiếp tục được bổ sung cơ sở vật chất, phần mềm giáo dục, thiết bị dạy học, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

- Đối với cấp học mầm non: Tiếp tục duy trì và củng cố tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh. Triển khai tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số tại 05 huyện: Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình. Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em ở 41 xã/5 huyện, tổng số 41 trường mầm non. 100% trẻ em đến cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt (chi tiết theo Phụ lục I đính kèm).

- Đối với cấp tiểu học: 100% học sinh người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt, trong đó đặc biệt quan tâm đến số học sinh học lớp 1, lớp 2 người dân tộc thiểu số học tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Triển khai tăng cường tiếng Việt tại 03 huyện: Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai. Tập trung tăng cường tiếng Việt tại 45 xã/3 huyện, tổng số 45 trường (chi tiết theo Phụ lục II đính kèm).

1.2. Duy trì 100% học sinh người dân tộc thiểu số đến trường được học 2 buổi/ngày, tham gia các hoạt động tăng cường và giao lưu tiếng Việt. Tiếp tục phát động phong trào xây dựng môi trường chữ viết và góc thư viện, tổ chức hội thi “Cha mẹ cùng trẻ tham gia đọc thơ kể chuyện” cấp học mầm non. Tiếp tục đẩy mạnh văn hóa đọc, tổ chức ngày hội sách hàng năm cho học sinh.

1.3. Tập huấn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác để áp dụng giáo dục song ngữ cho trẻ em đảm bảo phù hợp với Chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông hiện hành; tăng cường phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng bồi dưỡng tập huấn tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho cha mẹ trẻ, cộng đồng người dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ tại gia đình và cộng đồng.

1.4. Tăng cường rà soát, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tại vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, các điểm trường lẻ. Tăng cường cơ sở vật chất, phần mềm giáo dục, thiết bị dạy học, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc, văn hóa của địa phương cho học sinh được khám phá, trải nghiệm, tạo cơ hội cho học sinh được giao tiếp bằng tiếng Việt (chi tiết theo Phụ lục III, IV đính kèm).

1.5. Rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách cần thiết đối với trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số và đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh mầm non, tiểu học theo quy định.

1.6. Thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2 của Đề án; có hình thức tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện.

1.7. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn hợp pháp để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất cho trường, nhóm, lớp, đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm trường lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.

2. Giải pháp

2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Hằng năm, đưa chỉ tiêu tỷ lệ huy động trẻ đến trường và tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để chỉ đạo và triển khai thực hiện.

2.2. Tăng cường nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ người dân tộc thiểu số, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ

- Chú trọng công tác tập huấn, thực hành, bồi dưỡng nâng cao năng lực về công tác quản lý, phương pháp và kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng học sinh vùng dân tộc thiểu số. Triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên, xây dựng mục tiêu, nội dung tăng cường tiếng Việt. Nâng cao công tác tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên về tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương, đảm bảo giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số biết tiếng mẹ đẻ của học sinh để giáo dục, giao tiếp với học sinh.

- Tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt theo tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tổ chức đội ngũ nghiệp vụ địa phương biên tập các chuyên đề nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên có học sinh dân tộc thiểu số như: Công tác quản lý, phương pháp, kĩ năng tăng cường tiếng Việt phù hợp từng địa phương, từng dân tộc thiểu số, từng cộng đồng.

- Hướng dẫn xây dựng môi trường tiếng Việt cho cha mẹ học sinh là người dân tộc thiểu số, trong đó quan tâm cha mẹ có con trong độ tuổi mầm non chưa đến trường xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

2.3. Tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường song ngữ trong các cơ sở giáo dục, gia đình và cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

- Hằng năm, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện rà soát thống kê, kiểm tra các đồ dùng, học liệu của các đơn vị để cấp phát bổ sung. Huy động các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học; bổ sung tài liệu, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số, đảm bảo các điều kiện dạy và học.

- Tăng cường phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi tại các đơn vị, khuyến khích cha mẹ học sinh và cộng đồng dân cư nơi có trẻ dân tộc thiểu số cùng sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng, đồ chơi để bổ sung, tăng cường cho các nhóm, lớp. Vận động cha mẹ học sinh đóng góp các nguồn học liệu, vật dụng sinh hoạt địa phương để xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú trong các nhà trường, nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.

- Duy trì và phát triển sáng tạo môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số theo Bộ tiêu chí đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quan tâm xây dựng thư viện thân thiện phù hợp để khuyến khích cha mẹ cùng đọc sách với học sinh tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho học sinh.

- Xây dựng môi trường giáo dục, góc địa phương gắn với bản sắc, văn hóa của từng đơn vị cho trẻ khám phá, trải nghiệm; thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các buổi giao lưu tiếng Việt giữa các khối, lớp, các cấp học theo các chủ đề dưới nhiều hình thức. Tiếp tục duy trì tổ chức mô hình trường điển hình về tăng cường tiếng Việt; duy trì và nhân rộng triển khai các loại hình thư viện thân thiện ra tất cả các trường mầm non, tiểu học để tạo phong trào xây dựng môi trường tiếng Việt trong các trường mầm non và tiểu học. Phối hợp với cha mẹ xây dựng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ tại các điểm trường, các lớp.

- Tạo môi trường tiếng Việt ở gia đình và trong cộng đồng: Tạo góc học tập, khuyến khích học sinh người dân tộc thiểu số nghe radio, xem tivi, đọc truyện tranh, sách báo và trao đổi, chia sẻ thông tin với người thân trong gia đình bằng tiếng Việt. Đẩy mạnh phát triển thư viện tại cộng đồng, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học để giúp học sinh có cơ hội tiếp cận, tham gia đọc sách tại gia đình và cộng đồng. Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian có sự tham gia tích cực của cộng đồng, trẻ mầm non và học sinh tiểu học.

2.4. Chú trọng nâng cao công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng trong các hoạt giáo dục tăng cường tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số

a) Đối với cấp học mầm non

- Xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt lồng ghép vào Chương trình giáo dục mầm non của nhà trường, đảm bảo phù hợp với trẻ và điều kiện thực tế của đơn vị; căn cứ vào thực tế, số lượng trẻ còn hạn chế tiếng Việt để bố trí thời lượng tăng cường tiếng Việt trong ngày. Tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm, các trò chơi... để trẻ được giao tiếp bng tiếng Việt, vận dụng linh hoạt các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói để tăng vốn từ và chuẩn âm tiếng Việt cho trẻ.

- Định kỳ thực hiện khảo sát, đánh giá, phân loại khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ trong lớp, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp đối tượng trẻ. Đối với trẻ 5 tuổi giáo viên dạy tiếng Việt phải chú ý rèn kỹ năng dạy trẻ nói câu đầy đủ, phù hợp bảng từ, chú trọng đến việc sửa lỗi cho trẻ những từ phát âm khó, sửa tật nói ngọng, rèn cho trẻ tự tin trong giao tiếp tiếng Việt.

- Linh hoạt lựa chọn các nội dung giáo dục mang bản sắc văn hóa địa phương, vùng miền lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, phù hợp với từng đơn vị, tạo sự gần gũi để trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực.

- Tiếp tục triển khai các mô hình phối hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc dạy tiếng Việt cho trẻ, thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt tại gia đình.

b) Đối với cấp tiểu học

- Rà soát chương trình, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, điều kiện của từng địa bàn, từng điểm trường; tổ chức thực hiện các hoạt động tăng cường tiếng Việt, dạy học tiếng Việt hiệu quả từ đầu cấp học, thực hiện tích hợp tăng cường tiếng Việt trong các môn học, các hoạt động giáo dục.

- Thường xuyên tuyên truyền, trao đổi, đồng thời phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc dạy và giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ tại gia đình, dành thời gian đọc truyện cho trẻ nghe, chơi với trẻ và tăng cường giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt tại gia đình.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như: Ngày hội đọc sách, thi kể chuyện, giao lưu tiếng Việt giữa các khối, lớp và đơn vị trên địa bàn có học sinh dân tộc thiểu số; tham mưu với chính quyền địa phương chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tham gia tổ chức “sân chơi cộng đồng” tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số: Tổ chức các trò chơi dân gian, đồng dao hoặc các trò chơi ngôn ngữ; tổ chức lễ hội, hội thi văn hóa, văn nghệ.

2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Sử dụng linh hoạt các thiết bị điện tử, phần mềm, tài liệu, tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt.

2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã hội hóa và hợp tác quốc tế

- Các cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tuyên truyền, quán triệt về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc thực hiện Đề án nhằm nâng cao trách nhiệm và nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cha mẹ học sinh, giáo viên và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tăng cường vận động, huy động học sinh trong độ tuổi đến trường; tăng tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học.

- Tuyên truyền về các cơ sở giáo dục mầm non, tấm gương nhà giáo vượt lên hoàn cảnh khó khăn, tâm huyết với nghề thực hiện tốt công tác giáo dục dân tộc; giới thiệu các sáng kiến thực hiện có hiệu quả cao về tăng cường tiếng Việt cho học sinh ở các đơn vị trường học.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, góp phần tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

- Huy động cán bộ tham gia dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số; các cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể địa phương, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và trẻ em người dân tộc thiểu số.

2.7. Thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án

- Tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách đối với trẻ em người dân tộc thiểu số, giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt tại các vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn.

- Chỉ đạo, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2022 - 2025; tuyên dương, khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện.

IV. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH (Theo Phụ lục V đính kèm)

V. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách; lồng ghép các chương trình, mục tiêu, dự án đã được phê duyệt.

2. Các nguồn kinh phí huy động, tài trợ, xã hội hóa hợp pháp khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện những nội dung của Kế hoạch theo từng năm và giai đoạn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự toán kinh phí hàng năm để đảm bảo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Lựa chọn tài liệu, phần mềm tăng cường tiếng Việt, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tài liệu cho cộng tác viên ngôn ngữ, tài liệu bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em người dân tộc thiểu số đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa phương.

- Tổ chức hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ và quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng.

- Tăng cường trang thiết bị học tập cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn có trẻ dân tộc thiểu số.

- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số về việc thực hiện tăng cường tiếng Việt và thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tiểu học.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan trong công tác huy động nguồn tài trợ từ cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức hợp pháp khác theo quy định.

3. Sở Tài chính

Thẩm định dự toán do Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng, tham mưu bố trí kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị, địa phương để thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch theo khả năng cân đối ngân sách.

4. Sở Ni vụ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về vị trí việc làm và số lượng người làm việc theo quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ.

- Tham mưu đề xuất khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

5. SThông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống truyền thanh cơ sở thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về đường li của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với các yêu cầu trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, tiểu học người dân tộc thiểu số và các nội dung, mục tiêu của Đề án, Kế hoạch của UBND tỉnh.

6. Ban Dân tc tỉnh

Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về phát triển giáo dục, sự cần thiết tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc thiểu số. Phối hợp trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách dân tộc ở địa phương đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong thực hiện Đán; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.

7. UBND các huyện: Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình

- Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, thực hiện Đề án phù hợp với điều kiện tại địa phương; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh theo quy định.

- B trí các nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; rà soát lại các điểm trường và có kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất; bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dạy học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo đủ theo định mức quy định, đạt yêu cầu về chất lượng đội ngũ.

- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, đoàn thể của huyện tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ, huy động các nguồn lực để thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đán Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Các Sở, ngành: GD&ĐT, Nội vụ, Tài chính;
KH&ĐT, LĐ-TBXH, TT&TT, Ban Dân tộc;
- Đài PT-TH t
nh;
- Báo Thái Nguyên;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.

Chiptq.KH.07/T4

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
THƯỜNG TRỰC





Đặng Xuân Trường

 

PHỤ LỤC I

TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2 (2021-2025) THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ” TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ
(Kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Huyện

Tên trường

Địa chỉ

Tổng số điểm trường

Số nhóm/lớp

Số trẻ dân tộc (ĐTDS)

Số trẻ dân tộc đến trường

 

T/số Giáo viên dạy tăng cường TV

Tổng cộng

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Tổng cộng

Nhà trẻ

Mẫu giáo

3 tuổi

4 tuổi

5 tuổi

3 tuổi

4 tuổi

5 tuổi

I

Định Hóa

 

 

21

124

4140

1715

704

845

876

2676

472

669

775

760

254

254

1

Mầm non Bảo Linh

Xã Bảo Linh

2

9

180

37

31

48

64

162

32

29

45

56

16

16

2

Mầm non Bình Thành

Xã Bình Thành

2

10

312

115

54

68

75

172

26

47

56

43

21

21

3

Mầm non Bộc Nhiêu

Xã Bộc Nhiêu

1

8

314

151

47

57

59

198

42

45

55

56

20

20

4

Mầm non Đồng Thịnh

Xã Đồng Thịnh

1

10

372

144

68

83

77

225

35

58

72

60

22

22

5

Mầm non Lam Vĩ

Xã Lam Vỹ

3

11

378

160

53

74

91

229

33

44

65

87

19

19

6

Mầm non Phú Đình

Xã Phú Đình

2

14

411

170

78

79

84

290

42

83

77

88

28

28

7

Mầm non Phượng Tiến

Xã Phượng Tiến

1

10

358

159

62

74

63

206

34

51

67

54

18

18

8

Mầm non Quy Kỳ

Xã Quy Kỳ

2

11

363

145

70

81

67

242

45

64

73

60

20

20

9

Mầm non Tân Thịnh

Xã Tân Thịnh

2

13

468

192

82

100

94

304

49

83

89

83

25

25

10

Mầm non Thanh Định

Xã Thanh Định

1

9

342

154

57

61

70

219

51

58

50

60

20

20

11

Mầm non Trung Hội

Xã Trung Hội

2

11

354

158

59

66

71

229

42

58

68

61

24

24

12

Mầm non Trung Lương

Xã Trung Lương

2

8

288

130

43

54

61

200

41

49

58

52

21

21

II

Võ Nhai

 

 

40

102

2363

781

516

582

484

1592

318

370

459

445

344

151

13

Mầm non Cúc Đường

Xã Cúc Đường

1

4

99

24

27

20

28

70

13

18

11

28

18

5

14

Mầm non Dân Tiến 1

Xã Dân Tiến

1

4

95

18

23

34

20

69

9

18

22

20

23

8

15

Mầm non Dân Tiến II

Xã Dân Tiến

2

2

57

8

18

16

15

41

0

15

11

15

15

4

16

Mầm non Liên Minh

Xã Liên Minh

4

10

253

48

60

88

57

201

38

51

68

44

29

14

17

Mầm non Lâu Thượng

Xã Lâu Thượng

2

8

273

68

58

75

72

178

26

39

54

59

35

16

18

Mầm non Lịch Sơn

Xã La Hiên

1

1

35

12

9

11

3

18

1

5

9

3

14

2

19

Mầm non Nghinh Tường

Xã Nghinh Tường

3

6

101

29

22

30

20

81

24

21

16

20

20

8

20

Mầm non Phú Thượng

Xã Phú Thượng

2

4

67

27

12

10

18

47

7

12

9

19

25

5

21

Mầm non Phương Giao

Xã Phương Giao

4

11

276

120

53

53

50

163

19

43

53

48

26

15

22

Mầm non Sảng Mộc

Xã Sảng Mộc

3

7

163

58

43

35

27

107

28

26

26

27

23

14

23

Mầm non Thượng Nung

Xã Thượng Nung

3

11

152

40

33

38

41

109

22

23

23

41

19

6

24

Mầm non Thần Sa

Xã Thần Sa

4

7

155

85

22

26

22

81

20

18

21

22

21

9

25

Mầm non Thống Nhất

Xã Bình Long

1

2

84

39

18

16

11

42

9

8

19

6

8

2

26

Mầm non Tràng Xá

Xã Tràng Xá

2

8

198

75

47

52

24

122

33

23

42

24

26

15

27

Mầm non Vũ Chấn

Xã Vũ Chấn

5

7

160

51

32

41

36

113

28

20

36

29

23

9

28

Mầm non Đông Bo

Xã Tràng Xá

2

10

195

79

39

37

40

150

41

30

39

40

19

19

III

Phú Lương

 

 

3

3

169

107

18

21

23

68

26

12

22

8

6

6

29

Mầm non xã Phú Đô

Xã Phú Đô

1

1

61

21

9

14

17

21

0

7

14

0

2

2

30

Mầm non xã Yên Trch

Xã Yên Trạch,

1

1

68

68

0

0

0

25

25

0

0

0

2

2

31

Mầm non xã Động Đạt

Xã Động Đạt

1

1

40

18

9

7

6

22

1

5

8

8

2

2

IV

Phú Bình

 

 

4

18

386

156

65

79

86

216

28

57

60

71

37

37

32

Mầm non Bàn Đạt

Xã Bàn Đạt

4

18

386

156

65

79

86

216

28

57

60

71

37

37

V

Đồng Hỷ

 

 

38

120

3497

1325

663

764

745

1984

190

460

670

664

249

76

33

Mầm non Cây Thị

Xã Cây Thị

3

4

86

36

15

16

19

70

13

17

19

21

21

8

34

Mầm non Hòa Bình

Xã Hòa Bình

1

7

142

63

21

26

32

95

10

18

33

34

12

4

35

Mầm non Hợp Tiến

Xã Hợp Tiến

3

4

73

12

15

20

26

98

16

25

26

31

25

6

36

Mầm non Nam Hòa

Xã Nam Hòa

4

25

849

379

146

159

165

501

28

113

176

184

49

14

37

Mầm non Quang Sơn

Xã Quang Sơn

4

12

271

124

49

52

46

175

30

49

50

46

23

4

38

Mầm non Tân Long

Xã Tân Long

7

18

373

40

96

128

109

328

20

77

128

103

33

11

39

Mầm non Tân Lợi

Xã Tân Lợi

2

11

455

191

93

85

86

283

30

84

83

86

21

7

40

Mầm non Vân Hán

Xã Văn Hán

7

18

570

218

92

129

131

90

26

13

23

28

33

10

41

Mầm non Văn Lăng

Xã Văn Lăng

7

21

678

262

136

149

131

344

17

64

132

131

32

12

Tổng cộng

106

367

10555

4084

1966

2291

2214

6536

1034

1568

1986

1948

890

524

 

PHỤ LỤC II

TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2 (2021-2025) THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ
(Kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Huyện

Tên trường

Địa chỉ

Tổng số điểm trường

Tổng số lớp

Số học sinh dân tộc (ĐTDS)

Số học sinh dân tộc đến trường

Tổng số giáo viên

T/số GV dạy tăng cường TV

Tổng cộng

Lớp

Tổng cộng

Lớp

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

I

Định Hóa

 

 

30

280

5820

1174

1154

1222

1240

1030

5694

1148

1135

1187

1225

999

468

255

1

Tiểu học Tân Thịnh

Xã Tân Thịnh

2

20

408

77

76

97

82

76

366

76

75

74

74

67

34

20

2

Tiểu học Lam Vỹ

Xã Lam Vỹ

4

22

348

55

64

84

90

55

348

55

64

84

90

55

34

22

3

Tiểu học Quy Kỳ

Xã Quy Kỳ

2

10

357

76

67

70

86

58

357

76

67

70

86

58

32

18

4

Tiểu học Bo Linh

Xã Bảo Linh

3

15

236

51

43

51

58

33

236

51

43

51

58

33

25

15

5

Tiểu học Bình Thành

Xã Bình Thành

1

16

315

56

73

71

69

46

315

56

73

71

69

46

26

15

6

Tiểu học Bộc Nhiêu

Xã Bộc Nhiêu

2

14

279

64

48

54

57

56

279

64

48

54

57

56

22

15

7

Trường TH Phú Đình

Xã Phú Đình

2

20

408

75

81

87

86

79

434

79

84

92

92

87

33

27

8

Tiểu học Điềm Mặc

Xã Điềm Mặc

1

16

419

72

79

106

86

76

419

72

79

106

86

76

26

6

9

Tiểu học Phúc Chu

Xã Phúc Chu

1

9

185

40

28

36

40

41

186

40

28

36

40

42

15

7

10

Tiểu học Định Biên

Xã Định Biên

1

10

214

47

44

42

46

35

214

47

44

42

46

35

16

8

11

TH&THCS Bình Yên

Xã Bình Yên

1

10

243

48

48

51

48

48

207

41

39

47

43

37

16

10

12

Tiểu học Linh Thông

Xã Linh Thông

1

10

274

55

62

56

43

58

247

48

57

49

43

50

17

6

13

Tiểu học Kim Phượng

Xã Kim Phượng

2

23

483

102

97

108

93

83

435

87

90

102

85

71

38

23

14

Tiểu học Sơn Phú

Xã Sơn Phú

1

18

373

82

86

67

76

62

373

82

86

67

76

62

29

18

15

Tiểu học Tân Dương

Xã Tân Dương

2

17

268

40

54

67

68

39

268

40

54

67

68

39

27

17

16

Tiểu học Trung Lương

Xã Trung Lương

2

20

340

77

67

53

84

59

340

77

67

53

84

59

31

12

17

Tiểu học Bảo Cường

Xã Bảo Cường

1

14

344

89

76

60

53

66

344

89

76

60

53

66

22

11

18

Tiểu học Thanh Định

Xã Thanh Định

1

16

326

68

61

62

75

60

326

68

61

62

75

60

25

5

II

Võ Nhai

 

 

41

285

4272

868

843

858

914

789

4509

911

884

911

964

839

447

254

19

Tiểu học Bình Long I

Xã Bình Long

1

15

296

64

70

54

55

53

295

64

70

54

55

52

24

15

20

Tiểu học Bình Long II

Xã Bình Long

1

10

121

26

26

28

21

20

120

26

25

28

21

20

15

6

21

Tiểu học Dân Tiến I

Xã Dân Tiến

2

18

284

50

44

52

80

58

284

50

44

52

80

58

28

25

22

Tiểu học Cúc Đường

Xã Cúc Đường

2

12

281

71

58

47

58

47

281

71

58

47

58

47

14

14

23

Tiểu học Dân Tiến II

Xã Dân Tiến

3

15

215

47

45

47

41

35

215

47

45

47

41

35

24

15

24

Tiểu học Đông Bo

Xã Tràng Xá

3

18

227

43

39

54

46

45

227

43

39

54

46

45

29

29

25

Tiểu học Lịch Sơn

Xã La Hiên

1

9

195

38

44

31

46

36

195

38

44

31

46

36

15

2

26

Tiểu học Lâu Thượng

Xã Lâu Thượng

2

20

394

75

76

85

91

67

433

78

79

103

100

73

31

12

27

Tiểu học Liên Minh

Xã Liên Minh

6

28

333

72

65

65

80

51

333

72

65

65

80

51

51

3

28

Tiểu học Nghinh Tường

Xã Nghinh Tường

2

17

274

58

48

57

60

51

274

58

48

57

60

51

26

17

29

Tiểu học Phú Thượng I

Xã Phú Thượng

2

3

26

3

7

5

4

7

26

3

7

5

4

7

3

3

30

Tiểu học Phú Thượng II

Xã Phú Thượng

1

5

66

12

14

14

13

13

66

12

14

14

13

13

8

5

31

Tiểu học Phương Giao

Xã Phương Giao

2

15

201

37

39

40

42

43

201

37

39

40

42

43

23

15

32

Tiểu học Thần Sa

Xã Thần Sa

4

22

302

65

52

71

46

68

302

65

52

71

46

68

33

17

33

Tiểu học Thượng Nung

Xã Thượng Nung

1

10

178

39

35

38

35

31

178

39

35

38

35

31

17

10

34

Tiểu học Tràng Xá

Xã Tràng Xá

2

23

408

67

75

89

101

76

408

67

75

89

101

76

36

36

35

Tiểu học Vũ Chấn

Xã Vũ Chấn

5

22

292

46

55

80

51

60

292

46

55

80

51

60

37

35

36

Tiểu học Lũng Luông

Xã Thượng Nung

1

10

124

27

33

17

25

22

124

27

33

17

25

22

16

4

37

Trường PT Dân tộc bán trú Tiểu học Sảng Mộc

Xã Sảng Mộc

2

14

14

3

3

3

2

3

214

43

42

38

43

48

24

14

38

TH&THCS Làng Mười

Xã Dân Tiến

1

5

89

26

13

18

18

14

89

26

13

18

18

14

6

2

39

TH&THCS Xuất Tác

Xã Phương Giao

1

11

150

31

36

26

31

26

150

31

36

26

31

26

17

5

40

TH&THCS Tiên Sơn

Xã Sảng Mộc

1

5

94

14

21

17

19

23

94

14

21

17

19

23

7

5

V

Đồng Hỷ

 

 

12

76

1405

304

301

281

295

224

1390

298

299

278

293

222

121

28

41

TH Số 2 Văn Lăng

Xã Văn Lăng

3

16

361

72

83

74

65

67

361

72

83

74

65

67

25

5

42

Trường PT Dân tộc bán trú Tiểu học Số 1 Văn Lăng

Xã Văn Lăng

2

15

231

52

43

41

54

41

230

51

43

41

54

41

27

5

43

TH Tân Long

Xã Tân Long

2

15

307

72

66

67

57

45

293

67

64

64

55

43

23

5

44

TH Sa Lung

Xã Tân Long

2

14

272

64

57

55

55

41

272

64

57

55

55

41

21

6

45

TH Quang Sơn

Xã Quang Sơn

3

16

234

44

52

44

64

30

234

44

52

44

64

30

25

7

Tổng cộng

83

641

11497

2346

2298

2361

2449

2043

11593

2357

2318

2376

2482

2060

1036

537

 

PHỤ LỤC III

NHU CẦU CẤP PHÁT ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI, TRANG THIẾT BỊ, TÀI LIỆU, HỌC LIỆU CHO TRẺ MẦM NON TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2 (2021-2025) ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ
(Kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Huyện

Tên trường

Nhu cầu giai đoạn 2021-2025

Bộ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học

Tài liệu hướng dẫn chuẩn bTV cho trẻ MG vùng DTTS (tài liệu dành cho giáo viên)

Học liệu tăng cường tiếng Việt cho trẻ

Sách LQCC (Quyển)

Tranh thơ, truyện (Bộ)

Thẻ chữ cái (Bộ)

I

Định Hóa

 

112

254

999

124

999

1

Mầm non Bo Linh

9

16

64

9

64

2

Mầm non Bình Thành

10

21

79

10

79

3

Mầm non Bộc Nhiêu

8

20

64

8

64

4

Mầm non Đồng Thịnh

8

22

75

10

75

5

Mầm non Lam Vĩ

7

19

89

11

89

6

Mầm non Phú Đình

14

28

107

14

107

7

Mầm non Phượng Tiến

10

18

63

10

63

8

Mầm non Quy Kỳ

11

20

140

11

140

9

Mầm non Tân Thịnh

13

25

83

13

83

10

Mầm non Thanh Định

9

20

93

9

93

11

Mầm non Trung Hội

5

24

80

11

80

12

Mầm non Trung Lương

8

21

62

8

62

II

Võ Nhai

 

133

168

1375

159

1524

13

Mầm non Cúc Đường

10

10

70

10

70

14

Mầm non Dân Tiến 1

8

12

69

7

69

15

Mầm non Dân Tiến II

7

7

41

10

10

16

Mầm non Liên Minh

10

10

201

12

205

17

Mầm non Lâu Thượng

10

16

178

10

178

18

Mầm non Lịch Sơn

5

5

18

5

18

19

Mầm non Nghinh Tường

12

10

81

20

166

20

Mầm non Phú Thượng

10

10

47

10

47

21

Mầm non Phương Giao

12

12

163

12

69

22

Mầm non Sảng Mộc

12

24

107

24

152

23

Mầm non Thượng Nung

7

14

109

10

55

24

Mầm non Thần Sa

10

18

81

11

41

25

Mầm non Thống Nhất

6

6

42

6

70

26

Mầm non Tràng Xá

10

10

122

10

122

27

Mầm non Vũ Chấn

9

9

115

9

320

28

Mầm non Đông Bo

10

10

150

10

155

III

Phú Lương

 

3

6

68

3

71

29

Mầm non xã Phú Đô

1

2

21

1

22

30

Mầm non xã Yên Trạch

1

2

25

1

26

31

Mầm non xã Động Đạt

1

2

22

1

23

IV

Phú Bình

 

18

18

216

15

216

32

Mầm non Bàn Đạt

18

18

216

15

216

V

Đồng Hỷ

 

48

76

824

48

824

33

Mầm non Cây Thị

4

8

44

4

44

34

Mầm non Hòa Bình

4

4

30

4

30

35

Mầm non Hợp Tiến

4

6

57

4

57

36

Mầm non Nam Hòa

7

14

100

7

100

37

Mầm non Quang Sơn

3

4

41

3

41

38

Mầm non Tân Long

7

11

60

7

60

39

Mầm non Tân Lợi

4

7

82

4

82

40

Mầm non Vân Hán

5

10

120

5

120

41

Mầm non Văn Lăng

10

12

290

10

290

Tổng cộng

314

522

3482

349

3634

 

PHỤ LỤC IV

NHU CẦU CẤP PHÁT ĐỒ DÙNG, TRANG THIẾT BỊ, TÀI LIỆU, HỌC LIỆU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2 (2021-2025) ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ
(Kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Huyện

Tên trường

Nhu cầu giai đoạn 2021-2025

Bộ đồ dùng, trang thiết bị dạy học trường Tiểu học

Tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên

Học liệu tăng cường tiếng Việt cho học sinh

Sách học (Quyn)

Tranh thơ, truyện (Bộ)

Thẻ chữ cái (Bộ)

I

Định Hóa

 

146

174

2086

258

159

1

Tiểu học Tân Thịnh

8

8

50

4

4

2

Tiểu học Lam Vỹ

15

22

50

15

15

3

Tiểu học Quy Kỳ

12

18

150

12

12

4

Tiểu học Bảo Linh

15

15

145

10

10

5

Tiểu học Bình Thành

9

9

200

9

9

6

Tiểu học Bộc Nhiêu

9

9

50

9

9

7

Trường TH Phú Đình

5

5

40

5

5

8

Tiểu học Điềm Mặc

6

6

30

6

6

9

Tiểu học Phúc Chu

5

7

194

5

5

10

Tiểu học Định Biên

6

8

137

6

6

11

TH&THCS Bình Yên

10

10

243

6

6

12

Tiểu học Linh Thông

6

8

201

6

2

13

Tiểu học Kim Phượng

14

23

140

140

50

14

Tiểu học Sơn Phú

8

8

201

8

8

15

Tiểu học Tân Dương

4

4

30

1

2

16

Tiểu học Trung Lương

4

4

35

1

2

17

Tiểu học Bo Cường

5

5

140

5

3

18

Tiểu học Thanh Định

5

5

50

10

5

II

Võ Nhai

 

276

288

4515

1415

1415

19

Tiểu học Bình Long I

15

15

295

75

75

20

Tiểu học Bình Long II

8

8

79

40

40

21

Tiểu học Dân Tiến I

18

18

346

120

120

22

Tiểu học Cúc Đường

15

15

281

60

60

23

Tiểu học Dân Tiến II

15

15

260

75

75

24

Tiểu học Đông Bo

15

15

227

75

75

25

Tiểu học Lịch Sơn

6

6

195

30

30

26

Tiểu học Lâu Thượng

20

20

433

100

100

27

Tiểu học Liên Minh

28

28

333

140

140

28

Tiểu học Nghinh Tường

12

12

177

60

60

29

Tiểu học Phú Thượng I

3

3

26

15

15

30

Tiểu học Phú Thượng II

5

5

66

15

15

31

Tiểu học Phương Giao

15

15

201

75

75

32

Tiểu học Thần Sa

16

17

181

90

90

33

Tiểu học Thượng Nung

10

10

178

50

50

34

Tiểu học Tràng Xá

12

23

408

115

115

35

Tiểu học Vũ Chấn

23

23

300

115

115

36

Tiểu học Lũng Luông

10

10

124

50

50

37

PTDTBT Tiểu học Sảng Mộc

15

15

214

60

60

38

TH&THCS Làng Mười

5

5

89

15

15

39

TH&THCS Xuất Tác

5

5

50

25

25

40

TH&THCS Tiên Sơn

5

5

52

15

15

V

Đồng Hỷ

 

22

76

350

255

255

41

TH Số 2 Văn Lăng

5

20

90

50

50

42

TPTDTBTTH số 1 Văn Lăng

4

10

45

45

45

43

TH Tân Long

4

10

50

55

55

44

TH Sa Lung

4

21

105

60

60

45

TH Quang Sơn

5

15

60

45

45

Tổng cộng

444

538

6951

1928

1829

 

PHỤ LỤC V

LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2 (2021-2025) THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ” TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ
(Kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2022 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Nhiệm v

Sản phẩm hoàn thành

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

1

Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Đề án Giai đoạn 2

Kế hoạch chi tiết của UBND 05 huyện

UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ

Các phòng chuyên môn có liên quan thuộc UBND huyện

Ban hành Kế hoạch 2022; Tổ chức thực hiện giai đoạn 2021-2025

2

Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết, báo cáo Tỉnh ủy, Bộ GDĐT

Các Hội nghị

Giao Sở GDĐT chủ trì

- Các Sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan thuộc UBND tỉnh;

- UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ; Các đơn vị có liên quan.

Hội nghị sơ kết 2023; Hội nghị tổng kết 2025

Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm, từng giai đoạn và kết thúc Kế hoạch Đề án Giai đoạn 2

Báo cáo kiểm tra, đánh giá kết qutriển khai kế hoạch của UBND tỉnh

Năm học 2022-2023; năm học 2024-2025

3

Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án Giai đoạn 2

Các tin, bài viết phóng sự, chuyên đề (Báo nói, báo hình, báo giấy, báo điện tử...)

Sở GDĐT; UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ

Báo Thái Nguyên; Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên; Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông cấp huyện; Các tổ chức đoàn thể, cá nhân liên quan

Từ 2022 đến 2025

4

Ban hành các cơ chế chính sách của địa phương đối với trẻ em người dân tộc thiểu số, giáo viên cơ sở GDMN thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

Nghị quyết, Đề án, chương trình của địa phương

UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ DTTS

Các đơn vị có liên quan thuộc UBND huyện

Từ 2021 đến 2025

5

Rà soát đầu tư xây dựng, mua sắm, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường/lớp trong các cơ sở GDMN, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm/lớp , các điểm trường lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương

Báo cáo tình hình rà soát, thực hiện

UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ DTTS

Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh

Giai đoạn 2: 2022- 2025

6

Bổ sung thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu phù hợp cho tất cả các nhóm/lớp, điểm trường mầm non, tiểu học các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ người dân tộc thiểu số, phục vụ việc giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

Thiết bị dạy học tại các trường, điểm trường được bổ sung tăng cường

UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ DTTS

Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tnh

Giai đoạn 2: 2022- 2025

7

Thiết kế và triển khai các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em

Chương trình phát thanh tăng cường tiếng Việt trên đài phát thanh địa phương; Bài viết trên một số báo, tạp chí chuyên ngành

UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ DTTS

Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, địa phương; Các tổ chức, đoàn thể, cá nhân liên quan

Từ 2021 đến 2025

8

Biên soạn sổ tay bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng DTTS để xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ tại gia đình và cộng đồng

Sổ tay hướng dẫn tăng cường tiếng Việt dành cho cho cha mẹ trẻ, cộng đồng

Sở GDĐT; Các Phòng chuyên môn huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ người DTTS

Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh

Sổ tay hướng dẫn: 2023-2024

9

Triển khai thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ Giai đoạn 1

Thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ

Sở GDĐT; Các Phòng GDĐT và các cơ sở GDMN huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình Đồng Hỷ có trẻ

Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh

Từ 2022 đến 2025

10

Các lớp Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy trẻ mầm non người DTTS trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ

Các lớp bồi dưỡng

Sở GDĐT

Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh

Từ 2022 đến 2025

11

Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học trong trường CĐSP, ĐHSP

Giáo trình đào tạo sinh viên Khoa GDMN

CĐSP, ĐHSP Thái Nguyên

Bộ GDĐT

Năm 2022

12

Biên soạn tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ và văn hóa vùng miền, thân thiện với trẻ mầm non, tiểu học người dân tộc thiểu số

Tài liệu địa phương có trẻ mầm non, tiểu học người DTTS

Sở GDĐT; Các Phòng chuyên môn huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ người DTTS

Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh

Năm 2023

13

Mua phần mềm dạy học tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ cho trẻ mầm non người DTTS

Phần mềm cho các nhóm/lớp mầm non và tiểu học

Sở GDĐT

Các Sở: kế hoạch Đầu tư; Tài chính; Các cơ sở GD

Năm học 2024-2025

14

Xây dựng bản đồ ngôn ngữ; Tập huấn, hướng dẫn sử dụng

Bản đồ ngôn ngữ các DTTS; Các lp tập huấn

Sở GDĐT; Các Phòng chuyên môn; UBND các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ DTTS

Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh

Xây dựng bản đồ ngôn ngữ 2023

15

Huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi; kỹ thuật ....hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em MN, TH người DTTS

Kinh phí sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em MN, TH người DTTS

Các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ có trẻ DTTS

Các phòng chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan trong và ngoài tỉnh

Từ 2022 đến 2025

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 81/KH-UBND ngày 29/04/2022 thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.301

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.121.79
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!