ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 800/KH-UBND
|
Ninh Thuận, ngày
01 tháng 3 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN LỘ TRÌNH NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA GIÁO
VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM 2022
Căn cứ Nghị định số
71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng
trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
(sau đây gọi tắt là Nghị định số 71);
Thực hiện Kế hoạch số
681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện lộ trình nâng
trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
giai đoạn 1 (2020-2025);
Thực hiện Kế hoạch số
3773/KH-UBND ngày 20/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận thực hiện lộ
trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở giai đoạn 1 (2020-2025),
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo
viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2022 như sau:
I. Thực trạng
trình độ được đào tạo của đội ngũ nhà giáo
Tính đến thời điểm tháng
31/12/2021, tỉnh Ninh Thuận có 6.410 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở (trong đó trình độ: Trung cấp: 116 người, Cao đẳng: 1.106 người,
Đại học: 5.174 người, Thạc sĩ: 14 người), cụ thể như sau:
- Bậc Mầm non: 1.121 người
(trong đó trình độ: Trung cấp: 62 người, Cao đẳng: 276 người, Đại học: 783 người);
- Cấp Tiểu học: 3.081 người
(trong đó trình độ: Trung cấp: 53 người, Cao đẳng: 492 người, Đại học: 2.534
người, Thạc sĩ: 02 người);
- Cấp Trung học cơ sở: 2.208
người (trong đó trình độ: Trung cấp: 01 người, Cao đẳng: 338 người, Đại học:
1.857 người, Thạc sĩ: 12 người).
Số lượng cán bộ quản lý, giáo
viên nghỉ hưu tính đến ngày 31/12/2025 là 573 người (Bậc Mầm non: 71 người, Cấp
Tiểu học: 302 người, Cấp Trung học cơ sở: 200 người), trong đó chưa đạt chuẩn
trình độ đào tạo là 210 người (Bậc Mầm non: 07 người có trình độ Trung cấp, Cấp
Tiểu học: 142 người có trình độ Cao đẳng trở xuống, Cấp Trung học cơ sở: 61 người
có trình độ Cao đẳng).
Số lượng cán bộ quản lý, giáo
viên đang đi học để nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục năm
2019 là 479 người (Bậc Mầm non: 46 người, Cấp Tiểu học: 251 người, Cấp Trung học
cơ sở: 182 người).
Số lượng cán bộ quản lý, giáo
viên cần thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo (theo Nghị định số 71) từ
ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2025 là 257 người (Bậc Mầm non: 09 người, Cấp Tiểu
học: 152 người, Cấp Trung học cơ sở: 96 người).
(Đính kèm Phụ lục Số lượng
cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo trong
năm 2022).
II. Nội dung
cụ thể
1. Mục
tiêu
Nhằm triển khai thực hiện có kết
quả lộ trình thực hiện nâng cao trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở theo Kế hoạch số 3773/KH-UBND ngày 20/10/2020 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, đạt các chỉ tiêu đào tạo nâng trình độ chuẩn
giai đoạn 1 (2020-2025) theo quy định.
2. Mục
tiêu cụ thể
Số lượng cán bộ quản lý, giáo
viên thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo (theo Nghị định số 71) bắt đầu
đi học trong năm 2022 là 150 người, cụ thể:
- 44,4% (04/09) giáo viên mầm
non (thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn theo Nghị định số 71) bắt đầu được đào
tạo chương trình đào tạo cao đẳng sư phạm trở lên.
- 56,6% (86/152) giáo viên tiểu
học (thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn theo Nghị định số 71) bắt đầu được đào
tạo chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân.
- 62,5% (60/96) số giáo viên
trung học cơ sở (thuộc đối tượng nâng trình độ chuẩn theo Nghị định số 71) bắt
đầu được đào tạo chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân.
3. Nguyên
tắc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
- Phải đảm bảo phù hợp với thực
trạng của giáo viên của từng cơ sở giáo dục, không để tình trạng thiếu giáo
viên giảng dạy.
- Việc xác định đối tượng tham
gia đào tạo phải đảm bảo đúng độ tuổi, trình độ đào tạo của giáo viên. Ưu tiên
bố trí những giáo viên còn đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu
theo quy định tại Khoản 4, Mục II Kế hoạch này tham gia đào tạo trước.
- Phải đảm bảo khách quan, công
khai, công bằng và hiệu quả.
4. Đối tượng
thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo
- Đối với giáo viên mầm non
chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên còn đủ 07 năm công tác (84
tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- Đối với giáo viên tiểu học
chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử
nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên,
còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn
đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi
được nghỉ hưu theo quy định.
- Đối với giáo viên trung học
cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử
nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên,
còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
5. Nhiệm
vụ và giải pháp thực hiện
5.1. Xác định đối tượng, số
lượng giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn
Căn cứ đối tượng, nguyên tắc thực
hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên, Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Giáo dục
và Đào các huyện, thành phố và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở xây dựng kế hoạch,
lập danh sách đề nghị cử giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn; tổng hợp
danh sách báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo; công khai danh sách giáo viên tham
gia đào tạo hàng năm; có các phương án dự phòng trước các tình huống như thiên
tai, dịch bệnh để đảm bảo tiến độ thực hiện lộ trình nâng chuẩn trong năm 2022.
5.2. Bố trí, sắp xếp giáo
viên
Trên cơ sở kế hoạch đào tạo,
trong đó đã xác định cụ thể đối tượng giáo viên phải đào tạo để đạt trình độ
chuẩn ở từng cơ sở giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Phòng Giáo dục
và Đào tạo cấp huyện phối hợp với Phòng Nội vụ cấp huyện tham mưu cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện xây dựng phương án và giải pháp bố trí, sắp xếp, điều tiết,
phân công nhiệm vụ cho giáo viên hợp lý giữa các cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo
nguyên tắc, có đủ giáo viên giảng dạy trong bối cảnh thiếu giáo viên và tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học.
5.3. Thực hiện chế độ chính
sách cho giáo viên và thực hiện công tác truyền thông tạo sự đồng thuận trong đội
ngũ
- Các cơ sở giáo dục phải bảo đảm
thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các chính sách hiện
hành cho giáo viên kịp thời theo đúng quy định.
- Các cơ sở giáo dục tổ chức
quán triệt cho giáo viên các quy định tại Nghị định số 71; các tiêu chí xác định
cử giáo viên đi học hàng năm; kế hoạch thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
của Ủy ban nhân dân tỉnh để giáo viên nắm được và thực hiện. Kịp thời giải đáp
thắc mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện.
5.4. Kinh phí thực hiện
Trong dự toán chi sự nghiệp
giáo dục năm 2022 đã giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo tại Quyết định số
828/QĐ-UBND ngày 15/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc giao dự
toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 cho các Sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, đoàn
thể, các hội đặc thù và các đơn vị dự toán cấp tỉnh.
III. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Giáo
dục và Đào tạo
- Là cơ quan đầu mối, thường trực
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi việc triển khai thực hiện
kế hoạch thực hiện lộ trình của các huyện, thành phố và các cơ sở đào tạo giáo
viên.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm đạt chỉ
tiêu đề ra; phối hợp với cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tỉnh tổ chức
tuyên truyền việc thực hiện Nghị định số 71.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn
vị có liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện lộ trình đào tạo
nâng trình độ chuẩn cho giáo viên và xử lý vi phạm theo thẩm quyền; kịp thời chỉ
đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên.
2. Sở Nội vụ
Có trách nhiệm theo dõi, phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác
đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhằm đảm bảo đáp ứng
trình độ chuẩn theo quy định.
3. Sở Tài
chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan cân đối ngân sách địa phương, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của
giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo kế hoạch hàng năm.
4. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo hướng dẫn các cơ sở
giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc tổ chức quán triệt cho
giáo viên các quy định tại Nghị định số 71, Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo
và Kế hoạch của tỉnh để giáo viên biết và thực hiện nghiêm túc.
- Rà soát thực trạng đội ngũ, tổng
hợp kế hoạch đào tạo hàng năm của các cơ sở giáo dục trực thuộc để ban hành kế
hoạch hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết
quả thực hiện và rút kinh nghiệm đối với cấp huyện.
5. Các cơ sở
giáo dục các huyện, thành phố
- Căn cứ vào kế hoạch đào tạo
được phê duyệt, bố trí, sắp xếp công việc của giáo viên phù hợp để tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên vừa làm, vừa học.
- Bảo đảm các chế độ, chính
sách đối với giáo viên theo quy định.
Trong quá trình triển khai Kế
hoạch này, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở
Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo
giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Sở: NV, TC, TTTT, GDĐT;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: LĐ, KTTH;
- Lưu: VT, VXNV. NAM.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Long Biên
|