ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6242/KH-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 10 tháng 10 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2017 - 2021”
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật ngày 20/6/2012; Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg
ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện
Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI);
Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương
trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2017 - 2021; Quyết định số
1259/QĐ-BTP ngày 07/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch tiếp tục
thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi
phạm pháp luật giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành
Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp
luật giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (gọi tắt là Đề
án), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục thực hiện đồng bộ, đảm bảo
chất lượng, có hiệu quả các nội dung của Đề án trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi, đặt trong tổng thể triển khai nhiệm vụ và giải pháp của
Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 ban hành theo Quyết định số
705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phấn đấu đến năm 2021 cơ bản đạt được
mục tiêu chung của Đề án là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức
chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự, đất đai,
khiếu nại, tố cáo, bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, môi trường, trật tự
an toàn giao thông, các tệ nạn xã hội...; từng bước giảm số vụ việc và người vi
phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn trọng điểm của tỉnh.
Nâng cao năng lực, nhận thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm trong phạm vi Đề án để đáp ứng
yêu cầu thực thi nhiệm vụ.
2. Yêu cầu
- Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp của Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 ban hành theo Quyết định số
705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch công tác PBGDPL
hàng năm và nhiệm vụ chính trị của các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, địa
phương.
- Kế thừa, tiếp
tục phát huy kết quả đạt được trong thực hiện Đề án của giai đoạn 2013 - 2016. Việc tổ chức triển
khai thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan, đơn vị, địa phương.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. 90% Nhân dân tại các địa bàn trọng
điểm được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật
liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân, trọng tâm là những nội dung
pháp luật liên quan trực tiếp đến tình hình vi phạm pháp luật phù hợp với đặc
thù của từng địa bàn.
2. 100% cán bộ, công chức, viên chức
thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở và những người làm công tác PBGDPL, hòa giải ở
cơ sở tại địa bàn trọng điểm được cung cấp kiến thức pháp luật, bồi dưỡng kỹ
năng, nghiệp vụ PBGDPL trên các lĩnh vực pháp luật liên quan.
3. Tiếp tục kiềm chế, phấn đấu giảm từ
10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và số vụ việc vi phạm pháp luật tại địa
bàn trọng điểm.
4. 100% tài liệu tuyên truyền, phổ biến
pháp luật được biên soạn trong khuôn khổ của Đề án được đăng tải công khai trên
mạng internet để cán bộ, Nhân dân tại địa bàn trọng điểm khai thác, tham khảo
và sử dụng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện
các nhiệm vụ của Đề án.
5. Xây dựng mô hình chỉ đạo điểm về
tăng cường PBGDPL, chú trọng phát hiện gương người tốt, việc
tốt, trọng tâm phản ánh thực tiễn thi hành các lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi
Đề án.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nội dung triển khai Đề án
a) Xây dựng, ban hành Kế hoạch cụ thể
thực hiện Đề án hàng năm và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
thực hiện Đề án; Tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả
thực hiện Đề án hàng năm và cả giai đoạn 2017 - 2021.
b) Thường xuyên rà soát, xác định, lựa
chọn, bổ sung danh sách địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật cần tăng cường
phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong giai đoạn này tập trung triển khai Đề án đối
với các địa bàn trọng điểm xác định cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật (Có danh sách địa bàn trọng điểm kèm theo Kế hoạch này).
c) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền,
PBGDPL cho cán bộ và Nhân dân tại địa bàn trọng điểm bằng
nhiều hình thức: tuyên truyền trực tiếp; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật,
ưu tiên hình thức sân khấu hóa; tuyên truyền lồng ghép vào các hội diễn quần
chúng đặc biệt là tổ dân phố, thôn, xóm...; tuyên truyền, phổ biến pháp luật
trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở, sinh hoạt
Ngày Pháp luật; lồng ghép với các phong trào, chiến dịch ra quân thực hiện pháp
luật; biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên
tiến trong chấp hành và thực hiện pháp luật tại địa bàn trọng điểm gắn với ứng dụng công nghệ
thông tin, mạng xã hội, điện thoại, đối thoại chính sách pháp luật...
d) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ cán bộ quản lý, tuyên truyền
viên pháp luật, hòa giải viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, người có uy tín
trong cộng đồng dân cư... tại địa bàn trọng điểm, tập trung vào lĩnh vực: đất
đai; khiếu nại; tố cáo; bảo vệ môi trường; bảo vệ và phát triển rừng; an toàn
thực phẩm; phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội khác; trật tự an toàn
giao thông; phòng chống mua bán người, bạo lực gia đình; phòng chống tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống...
đ) Biên soạn, phát hành các tài liệu
pháp luật, tài liệu nghiệp vụ PBGDPL để cung cấp hoặc đăng tải trên Cổng thông
tin điện tử PBGDPL cho cán bộ, Nhân dân tại địa bàn trọng điểm khai thác, sử dụng.
Chú trọng biên soạn, phát hành sách nghiệp vụ PBGDPL, sách hệ thống hóa văn bản
pháp luật, sổ tay, sách hỏi đáp pháp luật ngắn gọn, sách tranh minh họa các văn
bản pháp luật về một số lĩnh vực cụ thể; tờ gấp pháp luật, băng đĩa tiểu phẩm
pháp luật (bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số)...
e) Xây dựng chương trình phát thanh,
truyền hình, phóng sự về tình hình, nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm
pháp luật tại địa bàn trọng điểm; biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xử lý đối với
hành vi vi phạm pháp luật, nhất là qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án
g) Lựa chọn, thực hiện chỉ đạo điểm về
tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi Đề án; Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm tại
các địa phương trong thực hiện công tác PBGDPL, hạn chế vi phạm pháp luật ở địa
bàn trọng điểm nói riêng và Nhân dân nói chung.
h) Tiếp tục phát huy vai trò của cả hệ
thống chính trị, của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tham gia các hoạt động
phòng ngừa, ngăn chặn, PBGDPL tại địa bàn trọng điểm. Tập trung xây dựng, củng
cố, phát huy vai trò các Câu lạc bộ pháp luật, các nhóm nòng cốt, tổ tự quản
tham gia PBGDPL tại địa bàn trọng điểm; hướng dẫn, khuyến khích doanh nghiệp
đóng trên địa bàn tự tổ chức hoạt động PBGDPL cho người lao động làm việc tại
doanh nghiệp; khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện tốt hương ước,
quy ước trong đó có tiêu chí không vi phạm pháp luật; kiểm soát, tiến tới hạn
chế tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội...
2. Tiến độ và báo cáo kết quả thực
hiện Đề án
a) Tiến độ thực hiện: Các nội dung triển khai Đề án được thực hiện thường xuyên, liên tục
hàng năm, cụ thể:
- Năm 2017 - 2018: Tổ chức triển khai
thực hiện Đề án tại 18 xã, phường, thị trấn.
- Năm 2019: Tổ chức triển khai thực
hiện Đề án tại 15 xã, phường, thị trấn.
- Năm 2020: Tổ chức triển khai thực
hiện Đề án tại 15 xã, phường, thị trấn.
- Năm 2021: Tổ chức triển khai thực
hiện Đề án tại 14 xã, phường, thị trấn.
b) Báo cáo kết quả thực hiện
- Cơ quan chủ trì thực hiện Đề án tổng
hợp, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm cho UBND tỉnh
và Bộ Tư pháp theo quy định.
- Thời gian tổ chức sơ kết, tổng kết,
đánh giá kết quả triển khai Đề án thực hiện như sau:
+ Sơ kết: Quý IV
năm 2019
+ Tổng kết: Quý IV năm 2021
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Giao Sở Tư pháp - Cơ quan thường
trực Hội đồng phối hợp PBGDPL có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn, theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; kịp thời phản ánh, kiến nghị
UBND tỉnh xem xét, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực
hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
b) Các sở, ban, ngành; UBND các huyện,
thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn được xác định là địa bàn trọng điểm cần
tăng cường công tác PBGDPL trên cơ sở Kế hoạch, xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ
chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo phù hợp với địa
bàn, lĩnh vực, đối tượng và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, địa phương; đồng
thời phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp thực hiện các nội dung của Kế hoạch bảo đảm
hiệu quả, chất lượng, đạt được mục tiêu đề ra.
Định kỳ hàng năm (trước ngày 30/11)
báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh
và Bộ Tư pháp.
2. Kinh phí thực hiện Đề án
Kinh phí thực hiện Kế hoạch tiếp tục
thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh thuộc cấp nào do ngân
sách cấp đó đảm bảo và thực hiện đúng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước,
Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ
Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của
người dân tại cơ sở và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Vụ
PBGDPL);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Các cơ quan: Công an, Quân sự, Biên phòng;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Quảng Ngãi, Đài PT-TH tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP (NC), CBTH;
- Lưu: VT, NCbdv489.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Trường Thọ
|
DANH SÁCH
CÁC ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 6242/KH-UBND
ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Stt
|
Huyện,
thành phố
|
Địa
bàn trọng điểm
|
Số
lượng
|
1
|
Thành phố Quảng Ngãi
|
Xã Tịnh Kỳ
|
01
|
2
|
Huyện Bình Sơn
|
Xã Bình Chánh
Xã Bình Dương
Xã Bình Hiệp
Xã Bình Hòa
Xã Bình Mỹ
Xã Bình Nguyên
Xã Bình Phước
Xã Bình Thanh Tây
Xã Bình Thới
|
09
|
3
|
Huyện Sơn Tịnh
|
Xã Tịnh Phong
Xã Tịnh Hiệp
|
02
|
4
|
Huyện Tư Nghĩa
|
Xã Nghĩa Phương
Xã Nghĩa Thuận
Xã Nghĩa Thương
Xã Nghĩa Điền
Xã Nghĩa Kỳ
Xã Nghĩa Hòa
|
06
|
5
|
Huyện Mộ Đức
|
Xã Đức Nhuận
Xã Đức Phong
Xã Đức Lân
Xã Đức Phú
Thị trấn Mộ Đức
|
05
|
6
|
Huyện Đức Phổ
|
Xã Phổ Thạnh
Xã Phổ Khánh
Xã Phổ Văn
|
03
|
7
|
Huyện Nghĩa Hành
|
Xã Hành Tín Đông
Xã Hành Nhân
Xã Hành Trung
Xã Hành Phước
Xã Hành Thuận
|
05
|
8
|
Huyện Minh Long
|
Xã Thanh An
Xã Long Mai
Xã Long Hiệp
Xã Long Môn
|
04
|
9
|
Huyện Trà Bồng
|
Xã Trà Bùi
Xã Trà Tân
|
02
|
10
|
Huyện Sơn Hà
|
Xã Sơn Hải
Xã Sơn Hạ
Xã Sơn Cao
Xã Sơn Nham
Xã Sơn Trung
Xã Sơn Ba
|
06
|
11
|
Huyện Sơn Tây
|
Xã Sơn Dung
Xã Sơn Tinh
Xã Sơn Tân
|
03
|
12
|
Huyện Tây Trà
|
Xã Trà Lãnh
Xã Trà Quân
Xã Trà Thanh
Xã Trà Khê
Xã Trà Trung
|
05
|
13
|
Huyện Ba Tơ
|
Xã Ba Cung
Xã Ba Thành
Xã Ba Động
Xã Ba Vinh
Xã Ba Điền
Xã Ba Chùa
Xã Ba Dinh
Thị trấn Ba Tơ
|
8
|
14
|
Huyện Lý Sơn
|
Xã An Vĩnh
Xã An Hải
Xã An Bình
|
03
|
|
Tổng cộng
|
|
62
|