Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 6087/KH-UBND 2022 Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc Khánh Hòa

Số hiệu: 6087/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Đinh Văn Thiệu
Ngày ban hành: 05/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6087/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 05 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2 ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2025” TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch Giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

Nhằm tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 6503/KH-UBND ngày 25/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa triển khai thực hiện Đán “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 1226/SGDĐT-GDMNTH ngày 31/5/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, với những nội dung như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Kết quả đạt được

- Về quy mô trường lớp: Toàn tnh có 53/205 trường mầm non, 43 nhóm trẻ, 248 lớp có trẻ em mầm non dân tộc thiểu số (DTTS) theo học; bậc tiểu học có 64/189 trường, 118 điểm trường có học sinh (HS) DTTS đang theo học, trong đó có 37 trường với 79 điểm trường có HS DTTS được thực hiện tăng cường tiếng Việt, trong số đó có 03 trường thuộc địa bàn khó khăn và 22 trường thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn.

- Về trẻ em, học sinh: Trẻ em mầm non người DTTS đến lớp trên toàn tỉnh là 5.058/6.074 (tỷ lệ 83,27%), trong đó trẻ nhà trẻ: 586/1.508 (tỷ lệ 38,85%); trẻ mẫu giáo: 4.472/5.198 (tỷ lệ 86,03%); trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp: 1.670/1.687 (tỷ lệ 99%). Tổng số trẻ DTTS ăn bán trú tại trường là 4.754/5.058 trẻ đạt tỷ lệ 94%, trong đó trẻ nhà trẻ 557/586 trẻ đạt tỷ lệ 95%, trẻ mẫu giáo 4.197/4.472 trẻ đạt tỷ lệ 93,8%. HS tiểu học là người DTTS có 8.959/111.505 HS, chiếm tỷ lệ 8,03%, trong đó HS nữ DTTS có 4.307 HS.

- Về đội ngũ giáo viên: Toàn tỉnh hiện có 485 giáo viên mầm non dạy trẻ em DTTS, trong đó, giáo viên DTTS có 127/485 người, chiếm tỷ lệ 26,2%; giáo viên người Kinh chiếm tỷ lệ 73,8%; giáo viên biết tiếng dân tộc 288/485 người chiếm tỷ lệ 59,4%. Giáo viên tiểu học tại các trường có tổ chức giảng dạy và thực hiện tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS là 639 người, trong đó có 149 giáo viên người DTTS, chiếm tỷ lệ 23,32%; có 121 giáo viên người Kinh biết tiếng dân tộc, chiếm tỷ lệ 18,9% (tăng 39 giáo viên so với năm học 2015 - 2016 khi triển khai thực hiện Đề án chỉ có 82 người).

- Về trình độ chuyên môn của giáo viên tham gia dạy tăng cường tiếng Việt (TCTV): Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non ngày một nâng cao, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tham gia dạy TCTV trong toàn tỉnh là 91,3%; giáo viên trên chun đạt 88,8%; đối với tiểu học, có 100% GV đạt chuẩn, trong đó giáo viên có trình độ Đại học và Cao đẳng đạt 92,62%, như vậy so với giai đoạn đầu triển khai thực hiện Đề án (năm học 2015-2016) trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học đã có sự chuyển biến tích cực: có 149 giáo viên DTTS, trong đó trình độ Đại học: 78 người (chiếm 52,35%, tăng 30,47%), Cao đẳng: 70 người (chiếm 46,98%), Trung cấp: 11 người (chiếm 7,38%, giảm 20,74%).

- Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án (năm 2016 đến nay) chất lượng và tỷ lệ trẻ/HS ra lớp TCTV tăng theo từng năm: trong hè trẻ DTTS chuẩn bị vào lớp 1 được TCTV đạt 100%; tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi đi học các lớp tập nói tiếng Việt trong hè đều đạt trên 97%. Các lớp 3-4 tuổi, 4-5 tuổi được huy động ra lớp TCTV trong hè đạt trên 50%. Trong năm học, tỷ lệ trẻ DTTS ra lớp đều đạt 100%. Đối với tiểu học, sau 5 năm tỷ lệ HS DTTS đi học đúng độ tuổi đạt: 94,2% (tăng 5,4%); tỷ lệ HS DTTS hoàn thành chương trình: 100% (tăng 0,8%); tỷ lệ HS DTTS bhọc: 0,11% (giảm 0,08%); tỷ lệ HS lưu ban: 2,01% (giảm 2,05%); hiện nay các trường tiểu học đã triển khai tổ chức các hoạt động TCTV trong năm học cho HS DTTS lớp 1, lớp 2, lớp 3 theo tài liệu do Bộ GDĐT biên soạn.

- Kinh phí thực hiện TCTV: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016 - 2020: 2.019.209.008 đồng, trong đó chi mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh là 258.870.700 đồng; chi bồi dưỡng giáo viên đứng lớp 1.241.857.308 đồng; chi hỗ trợ xăng xe cho giáo viên là 193.900.000 đồng; chi bồi dưỡng cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo 16.208.000 đồng, chi cho cán bộ quản lý trường 159.662.000 đồng, chi mua sắm tài liệu TCTV 165.641.000 đồng.

- Tháng 7/2020 Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 05 năm thực hiện Giai đoạn 1 của Đề án nhằm đánh giá kết quả đạt được trong giai đoạn 2016 - 2020 và đề ra phương hướng, các giải pháp thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025. Tại Hội nghị đã biểu dương, khen thưởng 06 tập thể và 13 cá nhân đã có thành tích nổi bật trong hoạt động TCTV cho trẻ/HS DTTS giai đoạn 2016 - 2020.

2. Một số khó khăn bất cập khi thực hiện Đề án

- Hiện nay chưa có chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo trong hè nên khó khăn trong việc huy động trẻ ra lớp để TCTV.

- Cán bộ quản lý, giáo viên có vốn ngôn ngữ dân tộc chưa nhiều, kĩ năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc còn hạn chế nên rất khó khăn khi dạy trẻ em, học sinh và trao đổi cùng phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh.

- Một số trường tiểu học ở đồng bằng có trẻ DTTS bố trí ở nhiều điểm trường/lớp có khoảng cách về địa lý, nên hạn chế trong việc tập trung học sinh để tổ chức hoạt động TCTV cho các em trong năm học và trong hè.

- Kinh phí thực hiện Đề án theo thời giá đến nay không còn phù hợp với năm năm về trước; việc hỗ trợ kinh phí mua đồ dùng học tập cho trẻ, bồi dưỡng CBQL và GV tham gia TCTV là rất ít, thiếu sự thu hút.

II. MỤC TIÊU THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2 ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục giữ vững thành quả đạt được của Giai đoạn 1; tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả Giai đoạn 2 Đề án theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em mầm non, HS tiểu học người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số đến trường tiểu học; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số; góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết và văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Việc thực hiện triển khai Đề án đảm bảo hiệu quả, thiết thực, huy động các nguồn lực cùng tham gia.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025, có ít nhất 35% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp; 100% trẻ em các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi;

- Hàng năm, 100% HS tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt trong hè, các môn học/ hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp.

III. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Theo phụ lục đính kèm.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí để thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn chi thường xuyên cho giáo dục và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác từ cộng đồng, doanh nghiệp, tài trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này;

- Đề xuất, hướng dẫn, thực hiện kinh phí; trực tiếp triển khai các nội dung bảo đảm hiệu quả việc thực hiện giai đoạn 2 Đề án tại địa phương;

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học dạy trẻ em, học sinh người DTTS; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ nhà giáo dạy học vùng DTTS để có thể áp dụng giáo dục song ngữ tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; phối hợp với UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan tập huấn, hướng dẫn tăng cường tiếng Việt cho cha mẹ trẻ và đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ về xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch hàng năm, cả giai đoạn báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời, tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch bố trí vn đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch theo quy định của pháp luật Đầu tư công.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan, Sở Tài chính tổng hợp và cân đối theo khả năng ngân sách, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí và phân bổ kinh phí chi thường xuyên cho giáo dục để các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng và tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS, nhất là ở vùng khó khăn; phối hợp trong công tác kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến nội dung của Kế hoạch.

6. Ban Dân tộc tỉnh

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục, tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người DTTS. Phối hợp trong công tác kiểm tra, thực hiện Kế hoạch.

7. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh

Theo khả năng của đơn vị, vận động hội viên, cán bộ tham gia dạy tiếng Việt và triển khai các hoạt động hỗ trợ tăng cường tiếng Việt tại cộng đồng trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ gắn với hỗ trợ thực hiện xóa mù chữ, chống tái mù chữ và xây dựng xã hội học tập cho cha mẹ và trẻ em người DTTS, nhất là ở khu vực vùng sâu vùng xa.

8. Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa

Phối hợp với Sở GDĐT, UBND các huyện, thị, thành phố xây dựng và triển khai các chuyên mục, chuyên trang, phóng sự tuyên truyền, đưa tin về nội dung các hoạt động tổ chức cho trẻ em, học sinh tăng cường tiếng Việt giai đoạn 2021 - 2025.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch Giai đoạn 2 trên địa bàn; đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu về đội ngũ nhà giáo, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo dạy học tại vùng DTTS; đảm bảo đủ cơ sở vật chất để đưa trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch tại địa phương; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện tại địa phương; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo về Sở Giáo dục Đào tạo;

- Chỉ đạo các đơn vị tiếp tục tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng người DTTS;

- Bố trí kinh phí để thực hiện Đề án do nhà nước cấp từ nguồn chi thường xuyên cho giáo dục và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hp pháp khác để hỗ trợ học liệu, thiết bị dạy học; tăng cường đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non, HS tiểu học, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và HS tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đề nghị các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trẻ em DTTS triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (báo cáo);
- Thường trực T
nh ủy (báo cáo);
- Thường
trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Ban VHXH, HĐND tỉnh;
- Các Sở: GD&ĐT, KH&ĐT,TC; NV, TT&TT;
- Ban Dân tộc t
nh;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ t
nh;
- Hội Khuyến học tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PTTH Kh
ánh Hòa, Báo Khánh Hòa;
- Lưu: VT, NL, HN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thiệu

 

PHỤ LỤC

LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2 ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CHUẨN BỊ TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG 2025” TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

I. GIÁO DỤC MẦM NON

TT

Nhiệm vụ

Sản phẩm hoàn thành

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

1

Xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Đề án Giai đoạn 2.

Kế hoạch cụ thể của UBND, các huyện, thị xã, thành phố.

UBND tỉnh; Sở GDĐT; UBND cấp huyện

Phòng GDĐT; các phòng, ban, đơn vị cấp huyện liên quan.

- Ban hành KH: tháng 5, tháng 6 năm 2022

- Tổ chức thực hiện: 2022-2025.

 

2

- Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết.

- Kiểm tra, đánh giá, tng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án hàng năm, từng giai đoạn và kết thúc Đề án.

- Các Hội nghị.

- Các báo cáo kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các sở, ngành; UBND cấp huyện; các đơn vị liên quan.

- HN sơ kết: 2023; HN tổng kết: 2025.

- 2022-2025

 

3

Tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án.

Các bài viết phóng sự chuyên đề (Báo hình, báo giấy, báo điện tử,...)

Sở Giáo dục và Đào tạo; Ban Dân tộc; UBND cấp huyện.

Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Khánh Hòa; Cổng Thông tin điện tử; các đơn vị liên quan.

2022-2025

 

4

Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách của địa phương đối với trẻ em người DTTS, giáo viên, cơ sở GDMN thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non người DTTS trên cơ sở tiếng mẹ đcủa trẻ.

Nghị quyết, Đề án, Chương trình của HĐND, của UBND tỉnh, cấp huyện.

Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Tài chính.

Sở Nội vụ; Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố; các phòng, ban cấp huyện; các đơn vị liên quan.

2022-2025

 

5

Rà soát đầu tư xây dựng, mua sắm, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.

- Báo cáo tình hình rà soát, thực hiện;

- Kế hoạch thực hiện chi tiết cho các trường, điểm trường.

Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND cấp huyện.

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính và các đơn vị liên quan.

2022-2025

 

6

Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người DTTS, phục vụ việc giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Thiết bị dạy học tại các trường, điểm trường được bổ sung, tăng cường.

UBND cấp huyện; các cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em người DTTS

Sở Giáo dục và Đào tạo; các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.

2022-2025

 

7

Thiết kế và triển khai các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng nhm hỗ trợ cho cha, mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em.

Chương trình phát thanh tăng cường tiếng Việt trên đài phát thanh địa phương; Bài viết trên một số báo, tạp chí chuyên ngành.

Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND cấp huyện.

Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Khánh Hòa; Cổng Thông tin điện tử; các đơn vị liên quan.

2022-2025

 

8

Hướng dẫn/biên soạn/điều chỉnh sổ tay bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đcủa trẻ cho cha, mẹ trẻ em là người DTTS, cộng đồng vùng đồng bào DTTS để xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ tại gia đình và cộng đồng (theo hướng dẫn của Bộ GDĐT).

Sổ tay hướng dẫn tăng cường tiếng Việt dành cho cha mẹ trẻ, cộng đồng được địa phương biên soạn/điều Chính phủ hợp với thực tế.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các sở, ngành; UBND cấp huyện; các đơn vị liên quan.

2023-2024

 

9

Triển khai thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ giai đoạn 1.

Thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với từng địa phương.

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND cấp huyện; các phòng GDĐT; các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước; các cơ sở giáo dục mầm non có trem người DTTS.

2022-2023

 

9.1

Tập huấn năng lực đội ngũ thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Các lớp tập huấn thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND cấp huyện; các phòng GDĐT; các cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em người DTTS, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.

2022-2024

 

9.2

Hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Các đoàn hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát.

- Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Các Sở, ban, ngành có liên quan.

- UBND các địa phương có trẻ em mầm non DTTS.

2022-2025

 

10

Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên người kinh dạy trẻ em/học sinh DTTS.

Các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc; GV được bồi dưỡng, cấp chứng ch.

- Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Các phòng GDĐT;

- Các cơ sở giáo dục có trẻ em/học sinh người DTTS.

- UBND các địa phương có trẻ DTTS;

- Các trường đào tạo, bồi dưỡng; trung tâm học tập cộng đng.

2022-2025

 

11

Thẩm định, hướng dẫn tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ và văn hóa vùng miền, thân thiện với trẻ mầm non người DTTS.

Bộ Tài liệu tăng cường tiếng Việt dành cho trẻ mầm non người DTTS.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các sở, ngành; UBND cấp huyện; các phòng GDĐT; các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.

2023

 

12

- ng dụng phần mềm dạy học tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ cho trẻ mầm non người DTTS do Bộ GDĐT cung cấp.

- Tập huấn, hướng dẫn sử dụng.

- Phần mềm hỗ trợ dạy học tiếng Việt trmầm non người DTTS.

- Các lớp tập huấn.

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND cấp huyện; các phòng GDĐT; các cơ sở giáo dục mm non; các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.

2024-2025

 

13

Huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi; kỹ thuật, chuyên gia... hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đcho trẻ em mầm non người DTTS.

Kinh phí, sách v, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người DTTS.

Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND cấp huyện.

Các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

2022-2025

 

II. GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TT

Nhiệm vụ

Sản phẩm hoàn thành

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

1

Xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Đề án Giai đoạn 2.

Kế hoạch cụ thể của UBND, các huyện, thị xã, thành phố.

UBND tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND cấp huyện.

UBND các địa phương; các cơ sở giáo dục tiểu học có học sinh người DTTS; Các Sở ban ngành liên quan.

- Ban hành KH: tháng 5, tháng 6 năm 2022;

- Tchức thực hiện: 2022-2025.

 

2

- Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, báo cáo UBND tỉnh;

- Kiểm tra, đánh giá, tng hợp kết qutriển khai thực hiện Đề án hàng năm, từng giai đoạn và kết thúc Đề án.

- Các Hội nghị;

- Báo cáo kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai đề án.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các sở, ngành có liên quan; UBND các địa phương; các cơ sở giáo dục tiểu học có học sinh người DTTS.

- HN sơ kết: 2023; HN tổng kết: 2025;

- 2022-2025

 

3

- Tuyên truyền phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án.

- Thiết kế và triển khai các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho học sinh tiểu học vùng DTTS.

- Bài viết trên một số báo, tạp chí chuyên ngành; Các bài viết/phóng sự chuyên đề. (Báo hình, báo giấy, báo điện t,...).

- Chương trình phát thanh tăng cường Tiếng Việt trên đài phát thanh địa phương;

Ban Dân tộc; Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND các địa phương có học sinh tiểu học DTTS; các cơ sở giáo dục

Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tnh; Báo Khánh Hòa; Cổng Thông tin điện tử; các đơn vị liên quan.

2022-2025

 

4

Ban hành và thực hiện một số chính sách đặc thù đối với trẻ em người DTTS, cán bộ quản lý, giáo viên cộng tác viên ngôn ngữ dạy tăng cường tiếng Việt

Nghị quyết, Quyết định, văn bản của địa phương.

- UBND tỉnh;

- Sở GDĐT.

- Các Sở, Ban, ngành có liên quan;

- UBND các địa phương có trẻ DTTS,

2022-2025.

 

5

Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp phòng học để huy động trẻ em người DTTS ra lớp.

Phòng học cho trem người DTTS

UBND các địa phương có trẻ DTTS.

Các Sở, Ban, ngành có liên quan; Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.

2022-2025.

 

6

- Thống kê nhu cu mua sắm, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trong các cơ sở giáo dục tiểu học, đặc biệt tại điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục;

- Bổ sung, thay thế, trang bị thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu, tài liệu phù hợp (sách dạy tăng cường tiếng Việt lớp 4 và lớp 5, truyện tranh bổ trợ/phục vụ tăng cường tiếng Việt...) phù hợp cho tất cả các điểm trường tiểu học có trẻ em người DTTS để tổ chức việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

- Báo cáo thống kê nhu cầu mua sắm;

- Kế hoạch thực hiện chi tiết cho các trường, điểm trường.

- Thiết bị dạy học, tài liệu tại thư viện các trường, điểm trường được bổ sung, tăng cường.

- Sở GDĐT;

- UBND các địa phương có tr DTTS;

- Các cơ sở giáo dục tiểu học có HS người DTTS.

- Các Sở, Ban, ngành có liên quan.

- Thực hiện hàng năm;

- 2022-2025.

 

7

Tổ chức các hoạt động giao lưu nhằm tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS

Các cuộc giao lưu cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh

- Sở GDĐT;

- Phòng GDĐT;

- Các cơ sở giáo dục có trẻ DTTS.

- UBND các địa phương có trẻ DTTS;

- Các Sở, Ban, ngành có liên quan.

Giao lưu cấp trường: thực hiện hàng năm; giao lưu cấp huyện: 2 năm/lần; giao lưu cấp tỉnh: 4 năm/lần (tổ chức vào năm 2023).

 

8

- Hướng dẫn sử dụng tài liệu tiếng cho HS DTTS (lớp 4, lớp 5); tập huấn, bồi dưỡng tiếng DTTS cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hỗ trợ học sinh tiểu học vùng DTTS.

- Hướng dẫn sử dụng tài liệu, bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người DTTS, cộng đồng vùng đồng bào DTTS để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

- Tài liệu dành cho CBQL, GV được Bộ GDĐT thẩm định;

- Các lớp tập huấn được tổ chức.

Sở Giáo dục và Đào tạo; Các địa phương, các cơ sở giáo dục có học sinh tiểu học người DTTS.

- Các Phòng GDĐT;

- UBND các địa phương có học sinh tiểu học người DTTS;

- Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các đơn vị có liên quan.

2022-2025

 

9

Hỗ trợ giáo viên dạy học sinh người DTTS, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên người kinh dạy học sinh DTTS.

Các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc; GV được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ.

Sở Giáo dục và Đào tạo; Các phòng GDĐT; Các cơ sở giáo dục có học sinh tiểu học người DTTS.

- UBND các địa phương có trẻ DTTS;

- Các trường đào tạo, bồi dưỡng; trung tâm học tập cộng đồng.

2022-2025

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 6087/KH-UBND ngày 05/07/2022 thực hiện Giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.541

DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.102.79
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!