UBND THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3511/KH-SGDĐT
|
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC “TRÒ CHƠI DÂN GIAN” TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2025
Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU ngày
17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh” giai đoạn 2021 - 2025
(Chương trình số 06-Ctr/TU); Kế hoạch số
176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội (Kế hoạch số 176/KH-UBND)
về việc thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU; Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày
06/9/2022 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 4651/KH-SGDĐT
ngày 30/12/2022 của Sở Giáo dục và Đào
tạo về thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2022-2025 của ngành Giáo dục và Đào tạo; Thực hiện Kế hoạch hướng dẫn
nhiệm vụ năm học 2023-2024;
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch
tổ chức “Trò chơi dân gian” trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà
Nội đến năm 2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cuộc vận
động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, góp phần nâng cao
sức khoẻ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, tạo không khí vui tươi phấn khởi
trong các nhà trường.
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học
sinh trong các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố, tạo cơ hội cho học sinh
các cơ sở giáo dục được biết, học hỏi và tham gia chơi các trò chơi dân gian.
Rèn luyện kỹ năng sống, góp phần hình thành nhân cách, giáo dục toàn diện cho học
sinh. Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
2. Yêu cầu
- Tổ chức các “Trò chơi dân gian”
trong các cơ sở giáo dục phải đảm bảo thường xuyên, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả,
phù hợp theo cấp học.
- Tổ chức đánh giá, tổ chức giao lưu để
học sinh tham gia tạo cho học sinh hứng thú tập luyện, yêu thích các trò chơi
dân gian, thu hút đông đảo học sinh.
II. NỘI DUNG
1. Các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên
truyền, hướng dẫn về các trò chơi dân gian để học sinh biết và có thể tham gia
chơi.
2. Lựa chọn các trò chơi dân gian phù
hợp với lứa tuổi, giới tính, cấp học, điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị để áp
dụng một số trò chơi như sau: Cướp cờ, Rồng rắn lên mây, Kéo co, Bịt mắt bắt dê, Đua thuyền
trên cạn, Nhảy bao bố, ô ăn quan, Mèo
đuổi chuột, Cá sấu
lên bờ, Nhảy dây, Đá gà, Nhảy lò cò, Khiêng kiệu, Trồng nụ trồng hoa, Truyền
tin (kèm theo phụ lục).
Ngoài các trò chơi dân gian trên các
đơn vị có thể lựa chọn các trò chơi dân gian khác để phù hợp với điều kiện của
đơn vị, địa phương.
3. Thường xuyên tổ chức tập luyện và
giao lưu các trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục, khuyến khích học sinh
tham gia, qua đó nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.
4. Tổ chức các trò chơi dân gian vào
trong các giờ học môn giáo dục thể chất, trong các buổi chào cờ, trong các tiết
sinh hoạt lớp, trong các buổi sinh hoạt tập thể, trong các buổi hoạt động
ngoại khóa...
5. Chuẩn bị cơ sở vật chất trên nguyên
tắc tận dụng tối đa các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có, các
công trình đã đầu tư, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn và tuyệt đối an toàn.
6. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn
thành phố Hà Nội đều phải đưa trò chơi dân gian vào trong nhà trường.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn
hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Chính trị, tư tưởng - khoa học
công nghệ
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên
quan triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức “Trò chơi dân gian” trong các cơ sở
giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2025.
- Triển khai, tuyên truyền, đôn đốc,
theo dõi nắm bắt tình hình, đảm bảo đúng nội dung, tiến độ theo yêu cầu, kịp thời
đề xuất, bổ sung các nội dung, giải pháp để triển khai hiệu quả Kế hoạch.
- Phối hợp với các phòng, ban, đoàn thể
tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
2. Phòng Giáo dục mầm non; Phòng Giáo
dục tiểu học; Phòng Giáo dục trung học; Phòng Giáo dục thường xuyên - Đại học
- Phối hợp tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo,
đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch tổ chức “Trò chơi dân gian”
trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 theo cấp học.
Chỉ đạo tích hợp tổ chức các trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt
động thể thao...
- Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát,
đánh giá quá trình thực hiện Kế hoạch tại các cơ sở giáo dục.
3. Phòng Kế hoạch - Tài chính
- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, bố
trí kinh phí triển khai Kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm.
- Hướng dẫn các phòng và các đơn vị
liên quan thanh quyết toán kinh phí đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định
của pháp luật hiện hành.
4. Các phòng thuộc Sở
Phối hợp tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo,
đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch tổ chức “Trò chơi dân gian”
trong các cơ sở giáo dục.
5. Các phòng Giáo dục và Đào tạo quận,
huyện, thị xã; các đơn vị trường học trực thuộc và các trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp - Giáo dục thường xuyên
- Xây dựng Kế hoạch tổ chức “Trò chơi
dân gian” trong các cơ sở giáo dục trên địa đến năm 2025. Chỉ đạo các các cơ sở
giáo dục trên địa bàn để thực hiện Kế hoạch.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng
cao nhận thức cho học sinh các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn về ý
nghĩa, tác dụng của các trò chơi dân gian. Trang bị cho học sinh các kỹ năng cần
thiết khi tham gia các trò chơi dân gian. Tổ chức giao lưu, trao đổi giữa các
đơn vị.
VI. TỔNG KẾT, ĐÁNH
GIÁ - THÔNG TIN BÁO CÁO
Theo định kỳ hàng năm, các phòng Giáo
dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục tiến hành sơ kết, tổng kết,
đánh giá rút kinh nghiệm về việc thực hiện Kế hoạch; Gửi báo cáo kết quả tổ chức
triển khai Kế hoạch về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, số 81 phố Thợ Nhuộm, quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; Email: [email protected] trước ngày 25/11 hàng năm.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu
cần trao đổi, đề nghị các đơn vị liên hệ với Sở Giáo dục và Đào tạo qua Phòng
Chính trị, tư tưởng - Khoa học công nghệ, số 81 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm. Điện thoại
024.39411232.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức “Trò chơi
dân gian” trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các phòng Giáo dục và Đào tạo các quận,
huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường trực thuộc Sở; Giám đốc các trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nghiêm túc triển khai thực hiện kế
hoạch./.
Nơi nhận:
-
Vụ
GDTC, Bộ GDĐT;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- UBND Thành phố;
- Sở VHTT;
- Ban Giám đốc Sở;
- Các Phòng thuộc Sở, CĐN;
- Phòng GDĐT q,h,tx;
- Các trường trực thuộc Sở;
- Trung tâm GDNN-GDTX;
- Lưu: VT,
CTTT-KHCN.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Trần Lưu Hoa
|
PHỤ
LỤC
HƯỚNG
DẪN, TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI
(Kèm
theo Kế hoạch số 3511/KH-SGDĐT ngày 27/9/2023 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)
1. Trò chơi Cướp cờ
a. Giới thiệu trò chơi
Đây là trò chơi không còn quá xa lạ với
mọi người, trò chơi này đòi hỏi người chơi phải phản ứng và chạy nhanh. Nếu như người chơi
không chạy nhanh để cướp cờ thì
bạn phải chặn người cướp được cờ và giật cờ chạy về đích thật nhanh để giành chiến
thắng.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Đầu tiên, chia người chơi từ 2 đội
chơi trở lên, các người chơi đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Sau
đó trọng tài sẽ phân các người chơi theo từng số thứ tự 1, 2, 3, 4,
5,... nên người chơi phải nhớ số chính xác của mình.
- Khi trọng tài gọi tới số
nào thì người chơi của số đó phải nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
- Hoặc nếu trọng tài gọi số nào về thì
số đó phải về, trong quá trình gọi số, trọng tài cũng có thể gọi hai ba bốn
số cùng một lúc lên tranh cướp cờ.
- Trong quá trình chơi, khi đang cầm cờ
mà nếu bị đối phương vỗ vào người thì người đó bị loại và ngược lại khi lấy được
cờ phải chạy nhanh về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người
thì người cầm cờ mới thắng.
2. Trò chơi Rồng rắn
lên mây
a. Giới thiệu trò chơi
Trò chơi này quan trọng ở người đứng đầu
hàng và người thầy thuốc, người đứng đầu hàng phải ngăn cản người thầy thuốc bắt
được đuôi của mình, trong khi người thầy thuốc phải cố gắng bắt được đuôi của
người đầu hàng. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải lanh lẹ và tinh mắt để
tránh bị thua cuộc nhé.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Một người đứng ra làm thầy
thuốc, những người còn lại đứng thành một hàng dọc, tay người phía sau nắm vạt
áo hoặc đặt tay lên vai của người phía trước. Sau đó tất cả người chơi bắt đầu
vừa đi vừa hát:
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”
Sau đó, người đóng vai thầy thuốc trả lời:
“Thầy thuốc đi chơi!” (Người chơi có thể trả lời
là đi chợ, đi câu cá, đi vắng nhà,...).
Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến
khi thầy thuốc trả lời:
“Có !”
Và bắt đầu đối thoại như sau:
Thầy thuốc hỏi:
“Rồng rắn đi đâu?”
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
“Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh
cho con.”
“Con lên mấy?”
“Con lên một.”
“Thuốc chẳng hay.”
“Con lên hai.”
“Thuốc chẳng hay.”
…
Cứ thế cho đến khi:
“Con lên mười.”
“Thuốc hay vậy.”
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
“Xin khúc đầu.”
“Những xương cùng xẩu.”
“Xin khúc giữa.”
“Những máu cùng me.”
“Xin khúc đuôi.”
“Tha hồ mà đuổi.”
- Lúc này người chơi làm thầy thuốc phải
tìm cách bắt cho được người cuối cùng trong hàng, và người đứng đầu phải cản lại
người thầy thuốc, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được
cái đuôi (người đứng cuối hàng) của mình.
- Hoặc người đứng cuối hàng phải chạy
nhanh và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người
đó sẽ bị loại.
3. Trò chơi Kéo co
a. Giới thiệu trò chơi
Đây là một trò chơi khá đơn giản và rất
được nhiều người biết đến, hai bên phải kéo co đến khi nào một bên vượt vạch mức
là thua. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải có thể lực, sức khỏe.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Khi có tiếng bắt đầu của trọng tài,
các đội bắt đầu túm lấy một sợi dây thừng để kéo.
- Hai bên phải ra sức kéo, sao cho đội
đối phương bước qua vạch của mình là thắng.
4. Trò chơi Bịt mắt bắt
dê
a. Giới thiệu trò chơi
Một người chơi phải bịt mắt để đi bắt
những người chơi còn lại. Nếu là người đi bắt, người chơi nên dùng tai nhiều
hơn để xác định vị
trí của các người chơi khác. Còn nếu là người trốn, người chơi phải đi nhẹ, nói
khẽ để tránh việc bị
người bịt mắt phát hiện và bị bắt.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Một người bịt mắt lại bằng một chiếc
khăn, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.
- Sau đó, người bị bịt mắt bắt đầu di
chuyển tìm kiếm mọi nơi để bắt người chơi, người chơi phải cố tránh để không bị
bắt và có thể tạo ra nhiều tiếng động khác để đánh lạc hướng người bịt mắt.
- Đến khi người bịt mắt bắt được người chơi thì
người chơi đó sẽ bị thua.
5. Trò chơi Đua thuyền
trên cạn
a. Giới thiệu trò chơi
Các thuyền phải được dùng cơ thể của người
chơi tạo thành, người chơi phải dùng hai tay và hai chân để chèo thuyền về phía
trước. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải đoàn kết, có sức khỏe và lực cánh
tay tốt.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Trò chơi này có thể chia thành nhiều
đội chơi khác nhau, mỗi đội chơi phải có số lượng người chơi bằng nhau.
- Các người chơi ngồi thành hàng dọc
theo từng đội, người chơi ngồi sau cặp chân vào vòng bụng của người trước để tạo
thành một chiếc thuyền đua. Khi nghe hiệu lệnh của trọng tài, tất cả các thuyền
đua dùng sức bằng hai chân và hai tay di chuyển cơ thể nhanh chóng để tiến về
phía trước cho đến đích. Đội nào đến đích trước sẽ giành chiến thắng.
6. Trò chơi Nhảy bao
bố
a. Giới thiệu trò chơi
Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải có
thể lực, nhanh chân chạy thật nhanh khi đến lượt mình và cố gắng vượt qua đội
khác. Vì là trò chơi đồng đội nên mỗi người phải cố gắng hoàn thành
lượt chơi của mình nhanh nhất có thể nhé.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Tất cả người chơi chia thành nhiều đội
chơi có số lượng bằng nhau, mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai làn mức
là một mức xuất phát và một mức về đích.
- Người đứng đầu bước vào trong bao bố,
sau khi nghe lệnh xuất phát mới bắt đầu nhảy nhanh đến đích, tiếp đó sẽ đến người
thứ 2 nhảy, người thứ 3,... cho đến hết người chơi. Đội nào về trước đội đó thắng.
- Trong quá trình chơi, người chơi nào
nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định
hoặc nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật.
7. Trò chơi Ô ăn quan
a. Giới thiệu trò chơi
Người chơi phải nhanh tay ăn hết quan
(sỏi) của người chơi khác một cách nhanh chóng. Trò chơi này người chơi nên
tính toán trước các quan (sỏi) để được thắng nhanh nhất.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Người chơi vẽ một hình chữ nhật được
chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, để có được 10 ô
vuông nhỏ.
- Sau đó, hai người chơi đi hai bên,
người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ, các sỏi được rải đều xung
quanh từng viên một, khi đến hòn sỏi cuối cùng người chơi vẫn đi ô bên cạnh và
cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Vậy là những
viên sỏi đó đã thuộc về người chơi đó, lúc này người đối diện mới được bắt đầu.
- Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu
tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn
và lấy được hết phần của đối phương. Phân thắng thua theo số lượng của các viên sỏi.
8. Trò chơi Mèo đuổi
chuột
a. Giới thiệu trò chơi
Đây là một trò chơi thuộc kiểu tập thể rất được nhiều
trẻ em yêu thích, bởi sự đơn giản và vui nhộn từ trò chơi mang lại. Người chơi
là mèo phải cố gắng bắt được chuột
để giành chiến
thắng.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Tất cả người đứng thành vòng tròn,
cùng nắm tay và giơ cao qua đầu. Sau đó tất cả người chơi cùng hát:
“Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau.”
- Sau đó, một người chơi được chọn làm
mèo và một người chơi được chọn làm chuột sẽ đứng ở giữa vòng tròn và quay lưng vào nhau.
- Khi mọi người hát đến câu cuối thì
chuột bắt đầu chạy,
mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên, mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng
khi mèo bắt được chuột.
9. Trò chơi Cá sấu
lên bờ
a. Giới thiệu trò chơi
Người chơi phải chạy nhanh chóng tìm bờ
để trước khi bị bắt. Nếu là người thua, người chơi phải xác định một người chơi
nào chưa tìm được bờ và nhanh chóng bắt người đó lại thay thế cho mình.
Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải
tinh ý và nhanh nhẹn để trở thành
người thắng cuộc.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Một người chơi sẽ làm cá sấu di chuyển dưới nước,
những người chơi còn lại chia nhau đứng trên bờ, sau đó các người chơi chọc tức cá
sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước hoặc nhảy xuống nước
và vỗ tay hát “Cá sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu chạy đến bắt thì phải nhảy
ngay lên bờ.
- Người chơi nào nhảy lên bờ không kịp
bị cá sấu bắt được thì thua và phải thay làm cá sấu.
10. Trò chơi Nhảy dây
a. Giới thiệu trò chơi
Với trò chơi này, người chơi phải tính
toán sợi dây để
nhảy
qua khi dây tới, trong quá trình nhảy người chơi nên nhảy cao lên để tránh bị vướng
vào sợi dây và thua.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
Tất cả người chơi lần lượt vào vòng
quay của dây để nhảy qua,
các người chơi cứ tiếp tục nhảy đúng theo số lần quy định của cuộc chơi. Nếu vướng dây
thì đội chơi đó sẽ bị thua.
11. Trò chơi Đá gà
a. Giới thiệu trò chơi
Trò chơi này đòi hỏi người chơi giữ được
thăng bằng tốt, không những người chơi phải có thể lực để trụ tốt, mà còn phải
có kỹ thuật để loại bỏ
nhanh chóng những người chơi khác.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Đầu tiên, các người chơi gập 1 chân
của mình lại, chân còn lại giữ nguyên. Sau đó, người chơi sẽ nhảy lò cò đi đá
chân của người khác.
- Muốn đá được chân của người chơi
khác, thì người chơi chỉ cần dùng chân gập đó đá vào chân gập của đối phương.
- Trong quá trình chơi người chơi nào
mà ngã trước, hoặc thả chân xuống trước thì là người thua cuộc.
12. Trò chơi Nhảy lò
cò
a. Giới thiệu trò chơi
Nhảy lò cò là trò chơi thiên về hoạt động
thể chất và giữ cân bằng. Trò chơi này không giới hạn số lượng người chơi. Người
chơi có thể nhảy lò cò một mình hoặc có thể tổ chức chơi với một nhóm nhiều người.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Đầu tiên, người chơi kẻ 7 ô vuông và
đánh số thứ tự từ 1 đến 7.
- Mỗi người chơi có một đồng chàm dùng
để thảy vào ô thứ tự và người chơi nào đi hết vòng thì có thể xây nhà và đi tiếp
cho đến khi mất lượt.
- Nhưng trong quá trình chơi, nếu người
chơi đạp trúng vạch kẻ hay thảy đồng chàm ra ngoài thì người chơi đó sẽ bị mất
lượt và đến phần người chơi khác.
- Nếu đồng chàm thảy ra ngoài hay vào
nhà người khác thì mất lượt nhưng nếu đồng chàm hay người chơi đó mà nhảy lò cò
vào nhà thay vì phải mất lượt thì được
xem như nhà bị cháy.
13. Trò chơi Khiêng
kiệu
a. Giới thiệu trò chơi
Trò chơi này các người chơi chỉ cần
làm kiệu và nâng 1 thành viên của đội đối phương lên và di chuyển, trong quá
trình di chuyển tránh cho thành viên này bị ngã là được.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Tất cả người chơi chia làm nhiều đội
chơi nhưng mỗi đội sẽ có 3 người chơi. Và 2 người chơi đứng đối mặt nhau lấy
tay phải nắm vào giữa
tay ngay cùi chỏ của mình và tay trái thì nắm vào tay phải của người đối diện để
làm kiệu.
- Sau đó người chơi còn lại của đội
này ngồi lên kiệu của đội kia và người chơi phải giữ thăng bằng để không bị
ngã.
- Người làm kiệu phải giữ kiệu cho chắc,
nếu kiệu bị hỏng hoặc người ngồi kiệu bị ngã thì đội đó thua.
14. Trò chơi Trồng nụ
trồng hoa
a. Giới thiệu trò chơi
Hình thức chơi trò chơi này cũng giống
như tên gọi của trò chơi, các người chơi phải trồng nụ và trồng hoa để người
chơi khác nhảy qua, nếu người chơi nào nhảy qua không được sẽ vào làm nụ làm
hoa cho người chơi đó nhảy.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Đầu tiên, hai người chơi sẽ ngồi đối
diện nhau, hai chân duỗi thẳng và chạm vào bàn chân của nhau.
- Bàn chân của người này chồng lên bàn
chân của người kia (bàn chân dựng đứng). Sau đó, hai người chơi khác sẽ nhảy
qua rồi lại nhảy về.
- Lúc này, một người lại chồng 1 nắm
tay lên ngón chân của người kia làm nụ. Hai người chơi lúc nãy lại nhảy qua, nhảy
về. Rồi người đối diện người làm nụ sẽ dựng thẳng tiếp 1 bàn tay lên trên bàn tay nụ để làm hoa. 2
người lại nhảy qua, nếu chạm vào nụ hoặc hoa thì mất lượt phải ngồi thay cho một
trong 2 người ngồi.
15. Trò chơi Truyền
tin
a. Giới thiệu trò chơi
Người chơi nên lắng nghe thật kỹ thông
tin của người chơi trước để truyền tin cho đồng đội của mình được chính xác, tránh
việc truyền tin không đúng và làm cho đội bị trừ điểm.
b. Hướng dẫn cách chơi và luật
- Tất cả các người chơi sẽ chia làm
nhiều đội chơi, các đội chơi sẽ đứng xếp thành một hàng dọc. Lúc này, trọng tài
sẽ cho người đứng đầu hàng đọc nội
dung của một thông tin nào đó (tất cả cùng chung 1 bản).
- Sau đó, người thứ nhất sẽ truyền tin
cho người thứ hai bằng cách nói nhỏ
vào tai người đó, trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến khi truyền tin đến cho
người
cuối
cùng. Lúc này, người cuối cùng nhận được thông tin sẽ ghi vào giấy và đưa cho
trọng tài.
- Đội nào có nội dung bản thông tin giống
bản gốc nhất là đội đó thắng.