Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 321/KH-UBND 2016 thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo Hưng Yên

Số hiệu: 321/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Nguyễn Văn Phóng
Ngày ban hành: 21/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 321/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 21 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020, MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA VIII

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 04/10/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tnh khoá XVIII về Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, một số định hướng đến năm 2025;

UBND tnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, một số định hướng đến năm 2025 với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm cụ thể hóa Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, một số định hướng đến năm 2025 của Ban chấp hành Đảng bộ khóa XVIII. Đảm bảo giáo dục và đào tạo được đi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng cao. Phát triển giáo dục theo quy hoạch, cân đi về quy mô loại hình; duy trì Hưng Yên thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu về giáo dục và đào tạo của cả nước, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và đất nước.

2. Yêu cầu

2.1. Đến năm 2020

- Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tui; huy động 40% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 98% trẻ em trong độ tuổi mu giáo đến trường, trong đó 100% trẻ 5 em tuổi được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mm non giảm xung dưới 3,5%.

- Nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học; tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở tiểu học trên 99,9%, trung học cơ sở trên 98,5%, trên 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương trên 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; trên 50% học sinh tốt nghiệp trung học ph thông thi đđại học; trên 45 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, có học sinh đạt gii quốc tế.

- 100% giáo viên các cấp học đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn: mm non 75%-80%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 90%, trung học phổ thông 20%.

- Phòng học kiên ccao tầng: mm non 85%-90%, bậc phổ thông 100%.

- Trường đạt chuẩn quốc gia: 50%-55% trường mm non, 95% trường tiểu học, 60%-65% trường trung học cơ sở và 50%-55% trường trung học ph thông.

- Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở dạy nghề, điu chnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế-xã hội, phấn đu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%-70%.

- Nâng cao chất lượng hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, giúp người học có kiến thức, kỹ năng thiết thực để tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp; củng c bn vững kết quxóa mù chữ, tỷ lệ người biết chtrong độ tuổi từ 15 trở lên là 98%, trong đó tỷ lệ người biết chtrong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99%.

- Hoàn thành quy hoạch và xây dựng các hạng mục hạ tầng chủ yếu Khu Đại học Phố Hiến, thu hút từ 3 đến 5 trường đại học về đầu tư hoạt động ti Khu Đại học Phố Hiến.

2.2. Đến năm 2025

- Chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chnghĩa và hội nhập quốc tế.

- Thu hút 42% số cháu vào nhà tr, 100% số cháu vào mẫu giáo, 35% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được phân luồng học nghề, trên 52% học sinh tt nghiệp trung học phổ thông vào đại học, trên 50 học sinh đạt giải quốc gia và có học sinh đạt giải quốc tế, 80% người lao động được đào tạo nghề.

- Đội ngũ giáo viên bảo đảm đủ về slượng, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thn trách nhiệm cao và năng lực chuyên môn; tỷ lgiáo viên trên chuẩn: mầm non, tiểu học 100%; trung học cơ sở 95%; trung học phổ thông 30%.

- Phòng học kiên ccao tầng: mm non, phổ thông đạt 100%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: mầm non 75%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 85% trung học phổ thông 75%.

- Cơ bản hoàn thành xây dựng Khu Đại học Phố Hiến.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII về giáo dục và đào tạo, tiếp tục nghiên cu, ban hành các chính sách địa phương phát triển giáo dục và đào tạo, thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Bảo đảm sự thng nht trong quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đng thi phát huy vai trò, trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố, các xã phường thị trn. Tích cực tuyên truyền trong nhân dân và tăng cường công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm vừa đáp ứng nhu cầu học tập thiết thực của học sinh, vừa ngăn ngừa được tình trạng dạy thêm, học thêm và thu góp trái quy định, gây bức xúc xã hội. Phối hợp với các cấp, các ngành để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; phòng chng tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

2. Xây dựng quy mô, mạng lưới trường, lớp và mở rộng quy mô, loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

- Duy trì, củng cố mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo hiện có; phát triển thêm một số trường mầm non, phổ thông những nơi có sự gia tăng dân số cơ học cao và khu công nghiệp, thu hút ít nhất 01 trường phổ thông quốc tế xây dựng các trung tâm chăm sóc trẻ dựa vào cộng đồng. Phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng các trường đạt chuẩn quốc gia, để đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao hơn. Phn đấu đến năm 2020, tỷ lệ phòng học kiên cố ở mầm non đạt 85%- 90%, phổ thông 100%; có 50%-55% trường mầm non, 95% trường tiểu học, 60%-65% trường trung học cơ sở, 50%-55% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

- Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô thì việc đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục - đào tạo và dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại phải được coi trọng, đđảm bảo thu hút: 40% cháu vào nhà trẻ, 98% cháu ra mẫu giáo; 100% cháu 5 tuổi ra lớp, cháu 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh hoàn thành tiểu học vào học lớp 6, trên 80% học sinh lớp 9 vào học lớp 10; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Xây dựng cơ chế ưu đãi mang tính đặc thù, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các trường đại học, các trung tâm đào tạo về đầu tư hoạt động ti tỉnh. Hoàn thiện quy hoạch Khu Đại học Phố Hiến, phấn đấu đến năm 2020 thu hút từ 3 đến 5 trường đại học về đầu tư xây dựng.

- Sắp xếp các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện để phát huy hiệu quả; xây dựng quy chế phối hợp hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng với các ngành, đoàn thể cấp xã.

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Xây dựng Kế hoạch phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục ph thông của tỉnh theo Đề án phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông của Chính phủ.

3. Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo

- Bậc mầm non: Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non đảm bảo mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện về thể cht, tình cm, hiểu biết thẩm mỹ hình thành những yếu tđầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.

- Bậc phthông: Tập trung nâng cao cht lượng giáo dục toàn diện coi trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống, lịch sử truyền thống dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông- tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Dạy-học ngoại ngữ đi vi giáo dục phổ thông tỉnh Hưng Yên, Kế hoạch phát triển trường THPT Chuyên Hưng Yên. Đến năm 2018, 100% học sinh từ lớp 3 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm theo Đề án dạy-học ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo của các trường chuyên nghiệp theo hướng liên thông từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đáp ứng yêu cu về chất lượng lao động của thtrường lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nghiên cứu tiếp nhận các chương trình đào tạo từ các nước tiên tiến giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Rà soát, bổ sung danh mục các nghề trọng điểm cần được đầu tư; đổi mới, phát triển chương trình, giáo trình theo hướng tăng cường bài giảng tích hợp, phát huy năng lực của mi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tích cực của người học nghề gắn với thực tế sản xuất sao cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Xây dựng hệ thng học liệu mở, bài giảng điện tử để giáo viên và học sinh có thể tham khảo trong quá trình dạy và học. Xây dựng chính sách khuyến khích nhằm thu hút người vào học các nghề nặng nhọc, độc hại, kém hấp dẫn nhưng xã hội có nhu cầu

Tăng cường quản lý chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, các chương trình liên kết đào tạo và vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động nghn cu khoa học và công nghệ.

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Xây dựng xã hi học tập giai đoạn 2012-2020 các đề án thành phần và các chương trình giáo dục thường xuyên theo hướng dẫn của các bộ, ngành đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề của người lao động; triển khai thực hiện chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chphù hợp với từng đối tượng. Quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ người lao động qua đào tạo đạt từ 65%-70%.

4. Đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo

- Đẩy mạnh đi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức vào thực tế và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Thực hiện tốt việc đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp thi kiểm tra và kim định, đánh giá chất lượng giáo dục-đào tạo và dạy nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học.

- Tổ chức các kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo kết quả khách quan, phản ánh đúng chất lượng dạy và học. Duy trì Hưng Yên thuộc nhóm các tỉnh dn đầu về giáo dục của cả nước; hàng năm học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi đỗ vào các trường đại học đạt trên 50%, trên 45 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, có học sinh đạt giải khu vực và quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục; đến năm 2020, 100% các cơ sở giáo dục và đào tạo được kiểm định chất lượng và kết quả kiểm định được công khai; các cơ sở giáo dục và đào tạo sẵn sàng tham gia kiểm định chất lượng giáo dục do các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập thực hiện.

- Tăng cường quản lý chất lượng đầu ra ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu của thị trường lao động; xây dựng cơ chế để cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện việc giám sát đi với công tác dạy nghề. Xác định ch tiêu tuyn sinh đào tạo nghề, đào tạo cao đẳng, đại học hàng năm trên cơ snhu cầu của thtrường lao động, năng lực đào tạo nghề và tlệ người tốt nghiệp có việc làm của cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Xây dựng hệ thống thông tin thtrường lao động, tạo sự gn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, giữa cơ sở đào tạo với người học nghề và đơn vị sử dụng lao động.

5. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm, nhiệt tình, đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng

- Xây dựng Kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhà giáo và cán bquản lý cơ sở giáo dục các cấp học về tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo và năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên. Đảm bảo đến năm 2020: 75%-80% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 90% giáo viên trung học cơ sở, 20% giáo viên trung học phổ thông có trình độ trên chuẩn.

- Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng, nhằm thu hút giáo viên có năng lực chuyên môn cao, tuyn dụng đủ slượng, loại hình giáo viên các môn học ở các cấp học. Việc tuyển dụng giáo viên; bổ nhiệm, bố trí, điều động, luân chuyn cán bộ quản lý giáo dục phải đảm bảo tiêu chuẩn và quy định hiện hành. Khuyến khích cán bộ nghiên cứu tham gia giảng dạy, giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học, thu hút các chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và trường trung học phổ thông.

- Xây dựng cơ chế thu hút các nghệ nhân, nghệ sỹ tài năng, người có kinh nghiệm thực tiễn lâu năm và có tay nghề cao tham gia giảng dạy, truyền nghề tại các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với phong trào thi đua “Dạy tt- Học tốt”. Đổi mới hình thức thi đua khen thưởng bảo đảm kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch theo hướng bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành hướng về cơ sở; tổ chức phong trào thi đua với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, thiết thực, tránh bệnh thành tích.

- Thực hiện nghiêm túc đánh giá cán bộ quản lí, giáo viên theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và các chế độ chính sách đối với nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục.

6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường nguồn lực cho giáo dục - đào tạo và mở rộng hợp tác quốc tế

- Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề; phát triển quy mô, mạng lưới, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; bố trí xây dựng phòng học, phòng làm việc hợp lý đtăng diện tích trồng cây xanh, sân chơi, bãi tập cho học sinh.

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục và dạy nghề với các cá nhân, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo tại tỉnh.

- Quản lý và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục có hiu quả, có trọng đim, tránh đầu tư dàn trải; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội.

- Tăng cường hoạt động của Hội khuyến học từ tỉnh đến xã phường, thtrấn, khu dân cư, dòng họ. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu về phát triển giáo dục và đào tạo.

- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức đoàn thể, xã hội trong hoạt động giáo dục. Thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên; quan tâm hỗ trợ giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp học nghề, tạo điều kiện ổn định về thu nhập.

- Tiếp tục triển khai Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dy nghề đến năm 2020 theo Quyết định số 2448/QĐ-TTg ngày 16/12/2013 của Thtướng Chính phủ; triển khai có hiệu quả các dự án, chương trình hợp tác quốc tế vgiáo dục, đào tạo và dạy nghề. Thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên; quan tâm hỗ trợ giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp học nghề, tạo điều kiện ổn định về thu nhập. Xây dựng cơ chế qun lý việc tiếp nhận, sử dụng các loại học bng, tài trợ của nước ngoài; khuyến khích việc học tập và nghiên cứu nước ngoài bng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục-đào tạo tỉnh

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Kế hoạch trong phạm vi toàn tỉnh.

- Chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Hưng Yên giai đoạn 2016-2020 và một số định hướng đến năm 2025.

- Đôn đốc, kim tra các đơn vị giáo dục trong việc thực hiện Kế hoạch. Tổ chức đánh giá sơ kết vào năm 2018, tổng kết tình hình thực hiện Chương trình vào năm 2020.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì tham mưu giúp Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo tỉnh, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh.

- Tổ chức quán triệt thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Hưng Yên giai đoạn 2016-2020 và một số định hướng đến năm 2025.

- Chủ trì phối hợp với các s, ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện xã hội hóa giáo dục, có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển giáo dục, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, sai phạm trái với quy định công tác quản lý, phát hiện những tập thể, cá nhân làm tốt công tác giáo dục đđề nghị khen thưởng kịp thời; tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

- Tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo nhằm cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung của Kế hoạch.

- Tranh thủ sự giúp đcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự hợp tác của các cơ sở giáo dục, các cơ quan thuộc các bộ, ngành trên địa bàn.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Theo thẩm quyền được giao, việc xây dựng kế hoạch kinh tế -xã hội hàng năm cho các ngành, huyện, thành phố chú trọng quan tâm đến quy hoạch giáo dục và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, được cụ thể hóa bằng kế hoạch của các ngành và địa phương nhằm tạo ra sự thống nhất trong chỉ đạo của tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ đhoàn thành kế hoạch nhà nước hàng năm nói chung và kế hoạch giáo dục và phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Cân đối, bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản đthực hiện chương trình.

4. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu với UBND tỉnh btrí nguồn ngân sách thường xuyên cho giáo dục, hướng dẫn cơ chế quản lý các nguồn kinh phí thường xuyên cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển giáo dục.

5. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu trình UBND tỉnh cơ cấu tổ chức, cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế tài chính, các chế độ chính sách phù hợp với thực tế, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước; xây dựng quy chế tuyển dụng, luân chuyển cán bộ, giáo viên và giao chỉ tiêu biên chế đội ngũ, giáo viên, nhân viên đảm bảo theo quy định.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển giáo dục đề ra về lĩnh vực dạy nghề.

- Tng hp kế hoạch đào tạo của các ngành, địa phương và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh hàng năm trong từng thời kỳ trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.

- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước tạo hành lang pháp lý phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, các sở, ngành liên quan hướng dẫn các huyện, thành phố lập quy hoạch, kế hoạch về quản lý sử dụng đất trong các cơ sở trường học theo quy định của Luật Đất đai phù hợp với quy mô từng loại hình trường, lớp.

8. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh

Phi hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương giám sát thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, sai phạm, phát hiện những tập thể cá nhân làm tốt công tác giáo dục để kịp thời khen thưởng.

9. Ban quản lý Khu Đại học Phố hiến

- Xây dựng Kế hoạch phát triển Khu Đại học Phố Hiến thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, tham mưu với UBND tỉnh nhm thu hút các trường đại học cao đẳng về đầu tư hoạt động tại Khu Đại học Phố Hiến.

10. Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên

Xây dựng chương trình tuyên truyền trên báo Hưng Yên; Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên về công tác phát triển giáo dục và đào tạo Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, một số định hướng đến năm 2025.

11. Hội Khuyến học tỉnh

Làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; khuyến khích và hỗ trợ việc dạy và học trong nhà trường. Vận động nhân dân tích cực học tập, học tập sut đời, quan tâm đến những người nghèo, người khuyết tật không có điều kiện học tập và những người có năng khiếu. Liên kết, vận động mọi gia đình và tổ chức xã hội, cùng các cơ sở giáo dục và đào tạo góp phần động viên, chăm lo về vật chất và tinh thần đối với các thy cô giáo, thực hiện sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, học kết hợp với hành, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

12. UBND các huyện, thành phố

- Xây dựng đề án, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương phù hợp với Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh.

- Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, thành phố thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương.

- Việc xây dựng Đề án, Kế hoạch giáo dục và đào tạo hàng năm phải sát với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện, thành phố đã được duyệt; đặc biệt chú ý thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình đào tạo nghề cho nông dân, chương trình thay sách giáo khoa phổ thông, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học.

- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục địa phương.

- Đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết định kỳ, tổ chức khen thưởng kịp thời các đơn vị giáo dục thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Chương trình đề ra; đồng thời kim đim, phê bình các đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; tham mưu, đề xuất kịp thời các giải pháp phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

13. Các cơ sở giáo dục và đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo ở đơn vị.

- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư mrộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục.

- Xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của cơ sở hàng năm và trong tng thời kỳ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo đnh kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm với cấp trên theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung t
âm Tin học-Công báo;
- CV: KTTH, NC, KGVX;
- Lưu: VT, KGVXH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phóng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 321/KH-UBND ngày 21/12/2016 thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.385

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.197.212
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!