ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2946/KH-UBND
|
Gia
Lai, ngày 28 tháng 12
năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC
QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2017 - 2025 CỦA TỈNH GIA LAI
Thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg
ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025, UBND tỉnh
Gia Lai xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
A. CĂN CỨ XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH
- Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày
30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”; Quyết định số
2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh, bổ
sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017
- 2025;
- Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày
23/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch triển khai Đề
án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;
- Thông tư số 51/2018/TT-BTC ngày
23/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Quyết
định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ;
- Văn bản số 343/BGDĐT-ĐANN ngày
26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề xuất kế hoạch triển khai Đề án
dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GDQD giai đoạn 2017 - 2025;
- Tình hình, kết quả thực hiện Đề án
dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo hiện nay của tỉnh Gia
Lai.
B. TÌNH HÌNH DẠY
VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CỦA TỈNH GIA LAI
I. Chương trình dạy
học ngoại ngữ:
Hiện nay, các trường phổ thông từ cấp
tiểu học đến trung học cơ sở và trung học phổ thông có các chương trình dạy học
ngoại ngữ như sau:
- Chương trình tiếng Anh tự chọn bắt
đầu từ lớp 3 học 2 hoặc 3 tiết/1 tuần ở một số trường tiểu học.
- Chương trình tiếng Anh thí điểm bắt
đầu từ lớp 3 học 4 tiết/1 tuần ở một số trường tiểu học.
- Chương trình dạy ngoại ngữ 10 năm ở
một số trường tiểu học và trung học.
- Giáo dục nghề nghiệp: Các trường
trung cấp và cao đẳng nghề thuộc tỉnh học tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên
ngành.
Môn tiếng Anh cơ bản các ngành đều học
thời lượng như nhau. Hệ trung cấp học 60 tiết; hệ cao đẳng học 120 tiết. Tiếng
Anh chuyên ngành học từ 60 - 180 tiết đối với các ngành du lịch, quản lý khách
sạn và từ 30 - 60 tiết đối với các ngành công nghệ - kỹ thuật, y khoa, nghệ thuật.
- Trường Cao đẳng Sư phạm:
Hệ cao đẳng không chuyên ngữ học giáo
trình English for Life theo loại hình học tín chỉ gồm 7 tín chỉ (Tiếng Anh 1: 2
tín chỉ; Tiếng Anh 2: 2 tín chỉ; Tiếng Anh 3: 3 tín chỉ). Hệ trung cấp học giáo
trình Language to go gồm 6 đơn vị học trình (Tiếng Anh 1: 2 đơn vị học trình;
Tiếng Anh 2: 2 đơn vị học trình; Tiếng Anh 3: 2 đơn vị học trình).
II. Số học sinh học
ngoại ngữ:
1. Năm học 2017-2018, giáo dục tiểu học
có 2.509 lớp học tiếng Anh với 70.276 học sinh, trong đó có 1.153 lớp và 33.036
học sinh học tiếng Anh chương trình 10 năm.
STT
|
Tên
đơn vị
|
Lớp
3
|
Lớp
4
|
Lớp
5
|
Số
lớp
|
Số
HS
|
Số
lớp
|
Số
HS
|
Số
lớp
|
Số
HS
|
1
|
TP Pleiku
|
17
|
586
|
7
|
216
|
7
|
233
|
2
|
TX An Khê
|
4
|
113
|
7
|
177
|
17
|
543
|
3
|
TX Ayun Pa
|
12
|
390
|
5
|
171
|
5
|
163
|
4
|
Huyện Chư Sê
|
5
|
160
|
5
|
162
|
5
|
165
|
5
|
Huyện Chư Pưh
|
5
|
152
|
8
|
211
|
11
|
320
|
6
|
Huyện Phú Thiện
|
34
|
977
|
36
|
1035
|
32
|
978
|
7
|
Huyện Ia Pa
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
8
|
Huyện Krông Pa
|
65
|
1358
|
57
|
1365
|
0
|
0
|
9
|
Huyện Đức Cơ
|
44
|
1247
|
33
|
957
|
25
|
718
|
10
|
Huyện Chư Prông
|
22
|
639
|
21
|
607
|
14
|
395
|
11
|
Huyện Ia Grai
|
78
|
2749
|
46
|
1585
|
3
|
88
|
12
|
Huyện Đăk Đoa
|
93
|
2721
|
82
|
2430
|
56
|
1937
|
13
|
Huyện Mang Yang
|
16
|
494
|
12
|
395
|
6
|
212
|
14
|
Huyện Kbang
|
27
|
773
|
29
|
765
|
13
|
326
|
15
|
Huyện Kông Chro
|
18
|
409
|
16
|
415
|
8
|
236
|
16
|
Huyện Đăk Pơ
|
15
|
450
|
16
|
463
|
12
|
351
|
17
|
Huyện Chư Păh
|
52
|
1091
|
48
|
995
|
4
|
113
|
|
Tổng cộng
|
507
|
14309
|
428
|
11949
|
218
|
6778
|
Tỷ lệ học sinh học tiếng Anh chương
trình 10 năm ở các lớp tiểu học năm học 2017 - 2018 như sau:
Lớp 3
|
Lớp
4
|
Lớp
5
|
Tổng
số học sinh
|
TSHS
học chương trình TA 10 năm
|
Tỷ lệ
|
Tổng
số học sinh
|
TSHS
học chương trình TA 10 năm
|
Tỷ lệ
|
Tổng
số học sinh
|
TSHS
học chương trình TA 10 năm
|
Tỷ lệ
|
33.318
|
14.309
|
42,9%
|
31.688
|
11.949
|
37,7%
|
30.424
|
6.778
|
22,2%
|
2. Trung học cơ sở có 2717 lớp,
99.063 học sinh học tiếng Anh, trong đó có 85 lớp, 3544 học sinh học chương
trình tiếng Anh 10 năm.
STT
|
Huyện,
TX, TP
|
Tên
trường học
|
Lớp 6
|
Lớp
7
|
Lớp 8
|
Lớp
9
|
Số
lớp
|
Số
HS
|
Số
lớp
|
Số
HS
|
Số lớp
|
Số
HS
|
Số
lớp
|
Số
HS
|
1
|
Pleiku
|
THCS Nguyễn Du
|
4
|
176
|
4
|
180
|
3
|
134
|
3
|
127
|
THCS Phạm Hồng
Thái
|
4
|
179
|
4
|
179
|
2
|
89
|
2
|
93
|
THCS Trần Phú
|
2
|
90
|
2
|
90
|
1
|
42
|
1
|
45
|
THCS Nguyễn Huệ
|
2
|
83
|
2
|
87
|
1
|
41
|
|
|
THCS Trưng vương
|
1
|
45
|
1
|
45
|
|
|
|
|
THCS Tôn Đức Thắng
|
2
|
85
|
2
|
88
|
1
|
45
|
1
|
41
|
THCS Nguyễn Văn Cừ
|
1
|
40
|
1
|
42
|
|
|
|
|
2
|
An Khê
|
THCS Nguyễn Viết Xuân
|
1
|
41
|
1
|
44
|
1
|
39
|
1
|
39
|
THCS Đề Thám
|
1
|
37
|
2
|
88
|
2
|
71
|
|
|
THCS Lê Hồng
Phong
|
1
|
38
|
1
|
39
|
1
|
40
|
1
|
45
|
3
|
Đức Cơ
|
THCS Quang Trung
|
|
|
1
|
42
|
|
|
|
|
THCS Nguyễn Du
|
|
|
2
|
52
|
|
|
|
|
4
|
Đak Pơ
|
THCS Chu Văn An
|
1
|
35
|
|
|
|
|
|
|
THCS Trần Quốc Tuấn
|
1
|
45
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Chư Pưh
|
THCS Phan Bội Châu
|
1
|
40
|
1
|
43
|
|
|
|
|
THCS Nguyễn Trãi
|
1
|
41
|
1
|
40
|
|
|
|
|
6
|
Kông Chro
|
THCS Quang Trung
|
1
|
45
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Chư Păh
|
THCS Thị trấn Phú Hòa
|
1
|
40
|
1
|
36
|
|
|
|
|
8
|
Ia Grai
|
THCS Hùng Vương
|
1
|
43
|
1
|
42
|
|
|
|
|
9
|
Kbang
|
THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
|
1
|
37
|
1
|
37
|
|
|
|
|
10
|
Ayun Pa
|
THCS Nguyễn Huệ
|
2
|
70
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Chư Sê
|
THCS Chu Văn
An
|
2
|
87
|
2
|
92
|
|
|
|
|
12
|
Đak Đoa
|
THCS Võ Thị Sáu
|
0
|
0
|
1
|
40
|
|
|
|
|
13
|
|
Trường APC Gia Lai
|
2
|
50
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
33
|
1.347
|
31
|
1.306
|
12
|
501
|
9
|
390
|
Tỷ lệ học sinh học tiếng Anh chương
trình 10 năm ở các lớp trung học cơ sở năm học 2017 - 2018 như sau:
Lớp
6
|
Lớp
7
|
Lớp
8
|
Lớp 9
|
Tổng
số HS
|
HS học
chương trình TA 10 năm
|
Tỷ lệ
|
Tổng
số HS
|
HS học
chương trình TA 10 năm
|
Tỷ lệ
|
Tổng
số HS
|
HS học
chương trình TA 10 năm
|
Tỷ lệ
|
Tổng
số
|
HS học
chương trình TA 10 năm
|
Tỷ lệ
|
29.082
|
1.347
|
4,6
%
|
25.996
|
1.306
|
5 %
|
23.004
|
501
|
2,1
|
20.485
|
390
|
1,9%
|
3. Trung học phổ thông có 969 lớp,
39.500 học sinh học tiếng Anh, trong đó có 18 lớp, 753 học sinh học chương
trình tiếng Anh 10 năm:
STT
|
TRƯỜNG
|
Lớp
10
|
Lớp
11
|
Lớp
12
|
Số
HS
|
Số
lớp
|
Số
HS
|
Số
lớp
|
Số
HS
|
Số
lớp
|
1
|
THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm
|
90
|
2
|
45
|
1
|
|
|
2
|
THPT Pleiku
|
45
|
1
|
45
|
1
|
45
|
1
|
3
|
THPT Chuyên Hùng Vương
|
40
|
1
|
40
|
1
|
38
|
1
|
4
|
THPT Nguyễn Huệ
|
40
|
1
|
37
|
1
|
44
|
1
|
5
|
THPT Phan Bội Châu
|
46
|
1
|
45
|
1
|
44
|
|
6
|
THPT Trần Quốc Tuấn
|
76
|
2
|
|
|
|
|
7
|
THPT Quang Trung
|
|
|
37
|
1
|
40
|
1
|
|
TỔNG
|
337
|
8
|
249
|
6
|
167
|
4
|
Tỷ lệ học sinh học tiếng Anh chương trình
10 năm ở các lớp trung học phổ thông học năm học 2017 - 2018 như sau:
Lớp
10
|
Lớp
11
|
Lớp
12
|
Tổng
số học sinh
|
TSHS
học chương trình TA 10 năm
|
Tỷ lệ
|
Tổng số học sinh
|
TSHS
học chương trình TA 10 năm
|
Tỷ lệ
|
Tổng
số học sinh
|
TSHS
học chương trình TA 10 năm
|
Tỷ lệ
|
15.177
|
337
|
2,2%
|
12.950
|
249
|
1,9%
|
11.373
|
167
|
1,46%
|
III. Đội ngũ giáo
viên dạy ngoại ngữ:
- Giáo dục tiểu học có 230 giáo viên dạy
tiếng Anh/278 trường tiểu học, trong đó có 196 giáo viên đạt chuẩn B2, tỷ lệ
85,2%.
- Giáo dục trung học cơ sở có 593
giáo viên dạy tiếng Anh/241 trường THCS, trong đó có 572 giáo viên đạt chuẩn B2
trở lên, tỷ lệ 96,4%.
STT
|
Đơn
vị
|
GV
TA dạy tiểu học
|
GVTA dạy THCS
|
TS
|
Đạt
B2
|
Đạt
C1
|
TS
|
Đạt B2
|
Đạt
C1
|
1
|
Pleiku
|
40
|
40
|
0
|
124
|
120
|
2
|
2
|
An Khê
|
22
|
10
|
1
|
36
|
35
|
0
|
3
|
Ayun Pa
|
9
|
8
|
1
|
22
|
22
|
0
|
4
|
Chư Pah
|
12
|
11
|
1
|
27
|
27
|
0
|
5
|
Ia Grai
|
14
|
13
|
1
|
34
|
33
|
0
|
6
|
Đức Cơ
|
18
|
18
|
0
|
24
|
22
|
1
|
7
|
Chư Prông
|
17
|
17
|
0
|
48
|
42
|
0
|
8
|
Chư Sê
|
12
|
8
|
1
|
40
|
40
|
0
|
9
|
Chư Pưh
|
15
|
8
|
0
|
26
|
22
|
0
|
10
|
Phú Thiện
|
7
|
5
|
0
|
30
|
30
|
0
|
11
|
Ia Pa
|
4
|
4
|
0
|
12
|
12
|
0
|
12
|
Krông Pa
|
7
|
7
|
0
|
32
|
30
|
0
|
13
|
Đak Đoa
|
19
|
10
|
0
|
41
|
40
|
0
|
14
|
Mang Yang
|
10
|
8
|
2
|
20
|
20
|
0
|
15
|
Đak Pơ
|
10
|
8
|
0
|
22
|
22
|
0
|
16
|
KBang
|
9
|
9
|
0
|
31
|
31
|
0
|
17
|
Kông Chro
|
5
|
4
|
1
|
24
|
20
|
1
|
|
Cộng
|
230
|
188
|
8
|
593
|
568
|
4
|
- Giáo dục trung học phổ thông có 244
giáo viên dạy tiếng anh/46 trường THPT công lập, trong đó có 233 giáo viên đạt
chuẩn C1 trở lên, tỷ lệ 95,5%.
- Khoa ngoại ngữ, Trường Cao đẳng Sư
phạm của tỉnh có 16 giảng viên, trong đó có 09 giảng viên đạt chuẩn C1; 02 giảng
viên có học vị Tiến sỹ (nghiên cứu sinh tại Úc và Niu Di Lân).
- Các cơ sở giáo dục thường xuyên có
07 giáo viên dạy tiếng Anh, trong đó có 06 giáo viên đạt chuẩn C1.
- Giáo dục nghề nghiệp có 05 giáo
viên dạy tiếng Anh.
IV. Trang thiết bị
dạy học ngoại ngữ:
- Giáo dục tiểu học có 217/278 trường
có thiết bị dạy học ngoại ngữ tỷ lệ 78%.
- Giáo dục trung học cơ sở có 195/241
trường có thiết bị dạy học ngoại ngữ, tỷ lệ 81%.
STT
|
Đơn
vị
|
Tiểu
học
|
Trung
học cơ sở
|
TS
Trường
|
TS
Trường có thiết bị dạy học ngoại ngữ
|
TS
Trường
|
TS
Trường có thiết bị dạy học ngoại ngữ
|
1
|
Pleiku
|
31
|
33
|
20
|
20
|
2
|
An Khê
|
12
|
10
|
8
|
7
|
3
|
Ayun Pa
|
7
|
7
|
8
|
7
|
4
|
Chư Pah
|
17
|
14
|
17
|
14
|
5
|
Ia Grai
|
20
|
14
|
15
|
11
|
6
|
Đức Cơ
|
19
|
18
|
14
|
14
|
7
|
Chư Prông
|
21
|
12
|
22
|
14
|
8
|
Chư Sê
|
20
|
19
|
17
|
15
|
9
|
Chư Pưh
|
17
|
11
|
8
|
6
|
10
|
Phú Thiện
|
17
|
12
|
12
|
12
|
11
|
Ia Pa
|
12
|
4
|
11
|
11
|
12
|
Krông Pa
|
20
|
7
|
15
|
11
|
13
|
Đak Đoa
|
22
|
22
|
18
|
18
|
14
|
Mang Yang
|
14
|
14
|
13
|
13
|
15
|
Đak Pơ
|
6
|
6
|
10
|
6
|
16
|
KBang
|
15
|
10
|
18
|
12
|
17
|
Kông Chro
|
8
|
4
|
15
|
4
|
- Giáo dục trung học phổ thông có 47
trường (có 01 trường tư thục), trong đó 06 trường có thiết bị dạy học ngoại ngữ,
tỷ lệ 12,8%.
- Có 01 trung tâm giáo dục thường xuyên
tỉnh và 16 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện chưa có thiết bị dạy học ngoại ngữ.
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2016 - 2020 đã ghi vốn đầu tư 36 tỷ đồng mua thiết bị dạy học ngoại ngữ
cho các trường học trên địa bàn tỉnh.
V. Chất lượng dạy
và học ngoại ngữ
Kết quả thi tốt nghiệp THPT môn tiếng
Anh cho thấy tỷ lệ học sinh có điểm môn tiếng Anh từ trung bình trở lên trong
03 năm gần đây còn thấp. Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thực hành ngôn ngữ của học
sinh trên địa bàn còn rất hạn chế.
Năm
học
|
Tỷ
lệ % học sinh có điểm từ 5 trở lên
|
2015-2016
|
28,95
|
2016-2017
|
29,16
|
2017-2018
|
15,2
|
Sinh viên chuyên ngành tiếng Anh của
Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh tốt nghiệp ra trường chưa đạt chuẩn B2 theo khung năng
lực ngoại ngữ 06 bậc của Việt Nam.
VI. Đánh giá chung
về thực trạng dạy và học ngoại ngữ
Đội ngũ giáo viên phổ thông dạy ngoại
ngữ đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc của Việt Nam bình quân toàn tỉnh
là 92,6%. 78% trường tiểu học và 81% trường trung học cơ sở đã có thiết bị dạy
học ngoại ngữ. Nhìn chung các cơ sở giáo dục phổ thông của tỉnh đã đảm bảo
tương đối điều kiện về thiết bị và đội ngũ giáo viên đạt chuẩn để triển khai dạy
chương trình tiếng Anh 10 năm. Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh và các cơ sở giáo dục
thường xuyên chưa đảm bảo các điều kiện để triển khai thực hiện Quyết định số
2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
C. MỤC TIÊU,
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học
ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại
ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn
nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giáo dục mầm non: Phấn đấu đến năm
2020 có 10% và đến năm 2025 có 20% trường mầm non thí điểm dạy tiếng Anh.
b) Giáo dục phổ thông: Phấn đấu đến
năm 2021 có 100% học sinh lớp 3 học chương trình tiếng Anh 10 năm và 100% học
sinh lớp 6 học tiếng Anh chương trình 10 năm vào năm 2025 (Có bảng phụ lục 1
kèm theo).
Triển khai thực hiện các chương trình
dạy và học bằng tiếng Anh cho môn Toán và một số môn khoa học tự nhiên cho một
số lớp ở Trường THPT Chuyên Hùng Vương và ở một số trường THPT có điều kiện.
c) Cơ sở đào tạo có ngành sư phạm ngoại
ngữ: Đến năm 2020, phấn đấu 100% sinh viên chuyên ngành tiếng Anh của Trường
Cao đẳng Sư phạm tỉnh tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo.
d) Giáo dục thường xuyên: Đổi mới việc
dạy và học ngoại ngữ trong các trung tâm GDNN - GDTX, góp phần tích cực vào
công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức học tập, đáp ứng
nhu cầu người học trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích dạy ngoại ngữ cho học viên
các lớp giáo dục thường xuyên trung học phổ thông. Từ năm 2019 trở đi, mỗi năm
mở 04 lớp dạy ngoại ngữ (100 học viên) theo chuẩn công chức, viên chức dành cho
cán bộ quản lý trường học và giáo viên, giảng viên.
đ) Giáo dục nghề nghiệp: Đến năm 2025
có 50% các trường trung cấp, cao đẳng triển khai chương trình ngoại ngữ theo
chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo và 50% học sinh trung cấp có năng lực ngoại
ngữ đạt tương đương bậc 1/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; 60% học sinh
hệ cao đẳng có năng lực ngoại ngữ tương đương bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ
của Việt Nam.
II. Nhiệm vụ, giải
pháp
1. Nhiệm vụ
a) Quy định môn ngoại ngữ được dạy và
học trong các trường tiểu học, THCS, THPT, cơ sở GDTX trên địa bàn tỉnh là tiếng
Anh.
b) Dựa vào khung năng lực ngoại ngữ 6
bậc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, hướng dẫn các cơ sở xây dựng phân phối
chương trình, kế hoạch dạy học chi tiết, cụ thể, phù hợp đối tượng, vùng miền.
Đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học.
c) Triển khai đào tạo theo chương
trình ngoại ngữ mới đối với Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh. Nội dung chương trình
đào tạo giáo viên ngoại ngữ phải bám sát và phù hợp với chương trình ngoại ngữ
10 năm ở phổ thông.
d) Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh
giá trong dạy và học ngoại ngữ. Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra; tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí, kiểm định
chất lượng môn ngoại ngữ.
2. Giải pháp
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của người dạy, người học và toàn xã hội; chỉ đạo, quản lý có
hiệu quả hoạt động dạy học ngoại ngữ
Ngành Giáo dục và Đào tạo tham mưu
cho cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình
thức, nhằm nâng cao nhận thức xã hội, nhất là đối với học sinh, sinh viên, cán
bộ, công chức, viên chức về lợi ích dạy và học ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu hội
nhập. Thu hút sự quan tâm, đóng góp của cộng đồng cho công tác dạy và học ngoại
ngữ.
Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều tra nhu cầu học ngoại ngữ, thống kê số lượng, chất lượng của học sinh và đội
ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp
từng giai đoạn. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các
đơn vị.
Gắn việc học ngoại ngữ với yêu cầu sử
dụng thường xuyên ở các mức độ khác nhau đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Có chế độ ưu tiên trong tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm đối với người sử dụng
thành thạo ngoại ngữ.
b) Tập trung đào tạo, đào tạo lại,
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ
- Trên cơ sở điều tra nhu cầu học ngoại
ngữ, thống kê số lượng, chất lượng học sinh các cấp học, tiến hành khảo sát,
phân loại đội ngũ giáo viên hiện có theo khung năng lực 6 bậc để có kế hoạch
tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng hàng năm, nhằm chuẩn hoá trình độ
đào tạo theo quy định, đáp ứng các tiêu chí hiện hành.
- Đối với Trường Cao đẳng Sư phạm và
Trường THPT Chuyên Hùng Vương khuyến khích, tạo cơ chế thuận lợi để các trường
này liên kết, hợp tác đào tạo, giảng dạy; thu hút sự giúp đỡ, tham gia của các
cơ sở đào tạo có uy tín, đội ngũ giáo viên tình nguyện có chất lượng và kinh
nghiệm dạy học ngoại ngữ.
- Đổi mới các khóa đào tạo giáo viên
ngoại ngữ của Trường Cao đẳng Sư phạm, nghiên cứu bổ sung, nâng cao một số nội
dung, nhằm đào tạo được giáo viên đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ cấp tiểu học,
THCS ngay sau khi ra trường và gắn đào tạo tại trường với thực tế giảng dạy phổ
thông.
- Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo,
bồi dưỡng gắn với yêu cầu công tác. Khuyến khích giáo viên, giảng viên tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ, hỗ trợ tham gia các lớp bồi dưỡng trong nước và quốc tế.
Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ một cách ổn
định, bền vững. Kinh phí đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, thực hiện theo phương
thức Nhà nước, nhà trường và giáo viên, giảng viên cùng góp sức.
c) Đảm bảo đủ số lượng giáo viên dạy
tiếng Anh cho các trường phổ thông
Đối với các trường công lập, căn cứ
nhu cầu giáo viên thực tế và chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao
để tuyển dụng đủ số lượng giáo viên dạy tiếng Anh theo quy định, đáp ứng yêu cầu
chương trình ngoại ngữ mới.
d) Nâng cao chất lượng dạy và học
ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục
- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục tiếp tục
rà soát, xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục môn học ở các nhà
trường một cách phù hợp, hiệu quả. Giáo viên chủ động, tích cực đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tối đa tính tích cực của người học; chú trọng
rèn luyện các kỹ năng nói, ………………………… học; xác định đổi mới phương pháp là điều
kiện cơ bản kích thích sự chuyên cần và ham mê học ngoại ngữ của học sinh, sinh
viên.
- Tổ chức các hội thi, hội nghị, hội
thảo, giao lưu ngoại ngữ giữa các đơn vị trong tỉnh, ngoài tỉnh; tạo điều kiện
cho giáo viên được tham gia các hội thảo, hội nghị về ngoại ngữ bằng tiếng nước
ngoài do các trường đại học hoặc các tổ chức quốc tế tổ chức. Xây dựng môi trường
thuận lợi, hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ cho
học sinh, sinh viên và lực lượng lao động trẻ. Tạo cơ hội cho giáo viên, học
sinh giao lưu ngoại ngữ với các trường quốc tế.
- Các cơ sở giáo dục phát huy vai trò
câu lạc bộ ngoại ngữ giáo viên, giảng viên, câu lạc bộ ngoại ngữ học sinh, sinh
viên với nội dung sinh hoạt thiết thực, tạo môi trường học tập ngoại ngữ sôi nổi
trong các nhà trường.
- Phát huy năng lực các tổ giáo viên
cốt cán ngoại ngữ các cấp học, tăng cường giúp đỡ các nhà trường về chuyên môn.
Ngành Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường đổi mới linh hoạt hình thức
sinh hoạt chuyên môn; tổ chức câu lạc bộ và sinh hoạt chuyên môn ngoại ngữ theo
trường và cụm trường để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tăng cường giao tiếp
ngoại ngữ; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ.
đ) Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị
cho dạy và học ngoại ngữ
- Từng bước đầu tư mua sắm thiết bị dạy
và học ngoại ngữ cho các cơ sở giáo dục theo lộ trình triển khai kế hoạch. Xây
dựng các phòng học đa năng, bổ sung thiết bị dạy học thông dụng cho các nhà trường
(theo danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành) phục vụ cho việc dạy và học
ngoại ngữ các cấp học.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng thường xuyên, định kỳ hàng năm về sử dụng thiết bị dạy học ngoại ngữ;
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học ngoại ngữ ở các
nhà trường. Khuyến khích mỗi giáo viên ngoại ngữ tự trang bị máy tính xách tay
và sử dụng thành thạo internet để làm giàu năng lực, trí tuệ, phục vụ giảng dạy,
công tác.
e) Thực hiện đầy đủ cơ chế, chính
sách của Nhà nước, của tỉnh dành cho đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ
- Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách
dành cho giáo viên, trong đó có giáo viên ngoại ngữ. Bổ sung những cơ chế,
chính sách phù hợp của tỉnh dành cho đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ
các cấp học, tạo điều kiện thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao chất lượng
nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu
hút sự đóng góp của các lực lượng xã hội cho dạy và học ngoại ngữ.
g) Tăng cường hợp tác quốc tế
trong dạy và học ngoại ngữ
Khuyến khích đầu tư nước ngoài trong
phát triển mở rộng các loại hình cơ sở đào tạo ngoại ngữ. Khuyến khích các trường
có điều kiện thực hiện các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo ngoại ngữ với
các trường ở nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường THPT
Chuyên Hùng Vương phối hợp với các trường đại học, các tổ chức trong và ngoài
nước để học sinh, sinh viên được trải nghiệm tại môi trường ngoại ngữ chuẩn với
giáo viên bản ngữ; các trung tâm ngoại ngữ tin học phát huy năng lực, triển
khai việc đưa giáo viên nước ngoài đạt chuẩn về dạy ngoại ngữ tại các trường phổ
thông.
h) Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức
thực hiện Đề án của các đơn vị, đặc biệt đối với giáo dục phổ thông, nhằm thúc
đẩy chất lượng dạy học ngoại ngữ
Xây dựng kế hoạch, định kỳ kiểm tra,
đôn đốc việc thực hiện kế hoạch dạy học ngoại ngữ của các nhà trường, đảm bảo mục
tiêu tư vấn thúc đẩy và điều chỉnh quá trình thực hiện hiệu quả.
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các
trường THPT, trung tâm GDNN - GDTX, Phòng Giáo dục và Đào tạo đổi mới công tác
kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy và học ngoại ngữ của giáo viên và học sinh.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giáo viên, nhằm tư vấn, thúc đẩy mạnh mẽ
hoạt động dạy và học của các nhà trường.
3. Lộ trình triển khai
a) Giai đoạn 2018 - 2020
Tiếp tục triển khai chương trình ngoại
ngữ 10 năm phổ thông trên quy mô toàn tỉnh. Căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao,
tiếp tục tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ, chú trọng tuyển dụng giáo viên tiếng
Anh có trình độ cao. Chú trọng bồi dưỡng năng lực giáo viên ngoại ngữ các cấp học
theo khung năng lực ngoại ngữ. Xây dựng các phòng dạy học ngoại ngữ, phòng nghe
nhìn và phòng học đa phương tiện cho các cấp học.
b) Giai đoạn 2021 - 2025
Tiếp tục củng cố, phát huy kết quả thực
hiện Đề án trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2020; đánh giá, rút kinh nghiệm những
mặt còn hạn chế để triển khai hiệu quả hơn trong giai đoạn 2021 - 2025. Tập
trung vào công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy ngoại ngữ
đạt chuẩn theo quy định, có năng lực ngoại ngữ tốt, phương pháp dạy học đổi mới
theo hướng tích cực và hiệu quả. Tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học ngoại ngữ, trong đó chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy
ngoại ngữ về ý thức và năng lực sử dụng hiệu quả các thiết bị trong quá trình
giảng dạy.
Tiếp tục triển khai chương trình ngoại
ngữ 10 năm đối với học sinh phổ thông trong toàn tỉnh trong giai đoạn 2021 -
2025 và những năm tiếp theo. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc triển
khai chương trình của giai đoạn trước để cải tiến hình thức tổ chức, phương
pháp giảng dạy trong các cấp học ở giai đoạn tiếp theo.
4. Kinh phí
a) Tổng kinh phí thực hiện cả giai đoạn
2017-2025: 24,3 tỷ đồng, cụ thể:
- Kinh phí mua tài liệu dạy và học:
Khoảng 6 tỷ đồng.
- Kinh phí bồi dưỡng giáo viên: Khoảng
10 tỷ đồng.
- Kinh phí mua thiết bị dạy học ngoại
ngữ: Khoảng 6,3 tỷ đồng.
- Kinh phí xây dựng môi trường dạy và
học ngoại ngữ: Khoảng 1 tỷ đồng.
- Kinh phí thuê kiểm định chất lượng:
Khoảng 1 tỷ đồng
b) Nguồn kinh phí: (Theo phụ lục 2
chi tiết về hoạt động và kinh phí)
- Trung ương hỗ trợ (qua Bộ Giáo dục
- Đào tạo): Khoảng 6 tỷ đồng.
- Ngân sách địa phương (qua Sở Giáo dục
và Đào tạo): Khoảng 18,3 tỷ đồng.
D. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, cơ quan liên quan của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố cụ thể hoá
nội dung Kế hoạch thành các chương trình, kế hoạch thực hiện chi tiết để chỉ đạo,
hướng dẫn tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết việc triển
khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi toàn tỉnh theo hằng năm và từng giai đoạn,
định kỳ báo cáo UBND tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ để
tuyển dụng, sử dụng, quản lý giáo viên ngoại ngữ trong các trường phổ thông
theo quy định; chỉ đạo Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ cấp tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh,
đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ mới 10 năm theo Đề án của
Chính phủ.
- Tích cực, chủ động triển khai các
nhiệm vụ trong thẩm quyền mà Kế hoạch giao.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục
- Đào tạo và các đơn vị có liên quan tổng hợp và phân bổ kế hoạch kinh phí (nguồn
đầu tư phát triển) triển khai thực hiện đề án theo kế hoạch hàng năm và 5 năm
trình UBND tỉnh theo đúng quy định hiện hành.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục - Đào
tạo và các sở, ngành, cơ quan liên quan phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
việc thu, chi kinh phí thực hiện Kế hoạch theo các quy định của Luật Ngân sách
nhà nước và các quy định của pháp luật.
4. Sở Nội vụ
Hàng năm, phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo căn cứ nhu cầu giáo viên thực tế và chỉ tiêu biên chế được cơ quan có
thẩm quyền giao để tuyển dụng giáo viên cho các trường phổ thông công lập trên
địa bàn tỉnh theo quy định, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ mới
10 năm theo Đề án của Chính phủ.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò vị trí của ngoại ngữ trong
giai đoạn hiện nay đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, các chương trình
đổi mới công tác đào tạo ngoại ngữ trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu mới.
6. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo,
các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình,
kế hoạch trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết việc thực hiện Kế
hoạch tại địa phương, định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
và các Sở, ngành, cơ quan liên quan cấp tỉnh để chỉ đạo thống nhất, đồng bộ,
phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung của tỉnh.
7. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn
tỉnh
Quán triệt và tổ chức thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động liên quan đến công tác quản lý dạy học, đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên, dạy học ngoại ngữ trong cơ sở mình, đáp ứng mục tiêu,
nhiệm vụ Kế hoạch đã đặt ra.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2017-2025 của tỉnh Gia Lai. UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
Giám đốc các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
và Thủ trưởng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, kịp
thời báo cáo, phản ánh tình hình, đề xuất với UBND tỉnh để chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
(b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh;
- Các Sở: Giáo dục-ĐT; Nội vụ; Tài chính; Kế hoạch-ĐT; Thông tin và TT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, các PCVP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Nữ Thu Hà
|