ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 273/KH-UBND
|
Lào Cai,
ngày 08 tháng 8 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO
TẠO GIÁO VIÊN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2022-2026 THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 116/2020/NĐ-CP
NGÀY 25/9/2020 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 116/2020/NĐ-CP
ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí,
chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm; thực hiện Công văn số
1891/BGDĐT-GDĐH ngày 11/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện
phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội
quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ; Công văn số 2323/BGDĐT-GDĐH ngày
03/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hỗ trợ phương thức giao nhiệm vụ,
đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội quy định tại Nghị
định số 116/2020/NĐ-CP ;
Căn cứ nhu cầu sử dụng giáo viên của
các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa
bàn tỉnh Lào Cai, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch đào tạo giáo viên tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2022-2026 theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của
Chính phủ như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Chủ động chuẩn bị đội ngũ giáo viên
các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn tỉnh thực
hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
- Hợp tác với các trường Đại học có uy
tín thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Giáo dục và Đào tạo, đặc
biệt đối với các chuyên ngành thiếu nguồn tuyển, đảm bảo quy định.
- Quản lý, sử dụng hiệu quả đội ngũ
giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trong hoạt động đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục - đào tạo.
2. Yêu cầu
- Việc xác định nhu cầu đào tạo giáo
viên phải phù hợp với mục tiêu, lộ trình thực hiện Đề án số 06-ĐA/TU ngày
11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về “Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng
Giáo dục toàn diện - Nguồn nhân lực - Khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn
2020-2025”; Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 07/02/2022 của Tỉnh ủy Lào Cai về “Chiến
lược phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050”; Kế hoạch tuyển dụng, sử dụng đội ngũ viên chức sự nghiệp giáo dục - đào tạo;
đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mới và lộ trình phát triển của
địa phương.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho
ngành Giáo dục và Đào tạo phải được thực hiện đảm bảo các quy định hiện hành của Nhà nước.
II. THỰC TRẠNG, NHU CẦU
VỀ ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO
1. Thực trạng đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và
giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai
Tính đến ngày 30/6/2022, toàn tỉnh có
14.848 cán bộ quản lý, giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông
(tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT)) công lập và giáo
dục thường xuyên (GDTX). Cụ thể:
- Cán bộ quản lý: 1.456 người, trong
đó: Mầm non: 454; Tiểu học: 468; THCS: 426; THPT: 95; GDTX: 13.
- Giáo viên: 13.392 người, trong đó: Mầm
non: 3.888; Tiểu học: 5.025; THCS: 3.157; THPT: 1.172; GDTX: 150.
2. Nhu cầu về đội ngũ
giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập và giáo dục thường
xuyên đến năm học 2025-2026
- Nhu cầu tổng số giáo viên mầm non,
tiểu học, THCS, THPT và GDTX tính đến tháng 6/2026 là: 15.300 giáo viên
(để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo định mức quy định về số lượng giáo
viên/lớp; chưa bao gồm số lượng bù lấp
do biến động, như: Nghỉ hưu; chuyển
công tác ra ngoài ngành; chuyển sang làm công tác quản lý giáo dục; thôi việc).
- Số lượng giáo viên cần bổ sung
giai đoạn 2022-2026 là: 1.900 giáo viên (gồm: 660 giáo viên mầm non; 80
giáo viên tiểu học; 740 giáo viên THCS; 390 giáo viên THPT và 30 giáo viên
GDTX), trong đó có 853 giáo viên thuộc 04 môn học thiếu nguồn tuyển
(Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật). Do đó, cần ưu tiên thực hiện chính
sách đặt hàng đào tạo đối với 04 môn học này. Cụ thể:
+ Môn tiếng Anh: 374 giáo viên
(chưa tính đến nhu cầu thực hiện việc lựa chọn giảng dạy môn tiếng Anh đối với
khối lớp 1, lớp 2 theo thời lượng 02 tiết/lớp/tuần);
+ Môn Tin học: 213 giáo viên;
+ Môn Âm nhạc: 144 giáo viên;
+ Môn Mỹ thuật: 122 giáo viên.
(Biểu 02 kèm
theo)
III. MỤC TIÊU
1. Phấn đấu thực hiện trong giai đoạn
2022-2026: 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và GDTX được bố trí giáo viên
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đảm bảo định mức quy định, trong đó đặc biệt quan
tâm bổ sung giáo viên 04 môn học: Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật (Biểu
01 kèm theo).
2. Hình thành nguồn nhân lực có chất
lượng của ngành Giáo dục và Đào tạo để thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ
thông mới (từ học sinh hoàn thành chương trình THPT/GDTX của tỉnh Lào Cai và
giáo viên hiện có).
IV. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU
KIỆN, PHƯƠNG THỨC
1. Đào tạo trình độ đại học văn bằng 2
- Đối tượng: Giáo viên phổ
thông đối với các chuyên ngành dôi dư về nguồn tuyển.
- Điều kiện: Đã hoàn thành thời
gian tập sự theo quy định; còn đủ 10 năm công tác (120 tháng) tính đến tuổi nghỉ
hưu theo quy định;
có cam kết thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục, địa phương sau
khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời
gian tham gia khóa đào tạo.
- Phương thức đào tạo: Theo hình thức
vừa làm vừa học vào thời gian nghỉ hè hoặc thứ bảy, chủ nhật (đối với
những chuyên ngành có đủ số lượng học viên có thể mở lớp tại tỉnh); hoặc tập
trung tại cơ sở đào tạo (đối với những chuyên ngành không có đủ số lượng học
viên để mở lớp tại tỉnh).
2. Đào tạo trình độ đại học hệ chính
quy tập trung:
- Đối tượng: Học sinh đã tốt nghiệp
THPT (Chương trình giáo dục THPT hoặc GDTX) có hộ khẩu thường trú liên tục
trong 24 tháng trở lên tại tỉnh Lào Cai (tính đến thời điểm đăng ký
tham gia dự tuyển).
- Điều kiện: Có đơn đăng ký thụ
hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm
từ nguồn ngân sách của tỉnh Lào Cai; có cam kết thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp
tại cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian ít nhất gấp 02 lần
thời gian tham gia khóa đào tạo; có cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt
theo quy định của tỉnh Lào Cai.
- Phương thức đào tạo: Theo hình thức
tập trung tại cơ sở đào tạo.
V. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
1. Thực hiện
tốt công tác tuyên truyền
- Triển khai, quán triệt đầy đủ, kịp
thời các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước
về công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; hoạt động đổi mới
Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đào tạo nguồn nhân lực
có chất lượng cao và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên;... đáp ứng yêu cầu trong
tình hình mới.
- Gắn kết chặt chẽ công tác tuyên truyền
với công tác hướng nghiệp, phân luồng tại các cơ sở giáo dục có cấp trung học
(THCS, THPT và GDTX). Phát huy tốt vai trò của lực lượng tư vấn trong các trường
phổ thông, từ đó định hướng cho học sinh THPT, GDTX lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
với nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh, đặc biệt là nhu cầu về đội ngũ giáo viên.
Trong giai đoạn 2022-2026, các cơ sở giáo dục phổ thông tập trung định hướng để
học sinh hoàn thành chương trình giáo dục THPT hoặc GDTX của tỉnh Lào Cai (700
học sinh) tham gia dự tuyển vào các cơ sở đào tạo sư phạm trong nước, trong đó
có 250 học sinh đăng ký đào tạo chuyên ngành tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ
thuật.
2. Xác định
nhu cầu đào tạo giáo viên theo từng năm trong giai đoạn
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục
và Đào tạo, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, GDTX xây dựng và triển khai,
thực hiện kế hoạch đào tạo giáo viên trên cơ sở nhu cầu về nguồn nhân lực, lộ
trình phát triển theo từng năm, trong giai đoạn của tỉnh, của địa phương, của
đơn vị.
- Tính toán, xác định cụ thể nhu cầu về
nhân lực cần tuyển dụng bổ sung của Ngành Giáo dục đối với từng trình độ, cấp học,
ngành học, môn học theo từng năm trong giai đoạn 2022-2026; từ đó xác định
nhu cầu đào tạo giáo viên theo từng năm trong giai đoạn, gửi Bộ Giáo dục và Đào
tạo và các cơ quan chức năng thẩm định.
- Khảo sát nhu cầu đào tạo trình độ đại
học văn bằng 2 từ đội ngũ giáo viên thuộc diện dôi dư hoặc thuận lợi về nguồn
tuyển; xác định nhu cầu đào tạo trình độ đại học sư phạm từ nguồn học sinh cấp THPT,
GDTX trên địa bàn toàn tỉnh đối với
các môn học thiếu nguồn tuyển (Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật).
- Xác định rõ số lượng giáo viên cần bổ
sung theo từng năm trên cơ sở quy
hoạch mạng lưới trường, lớp; mục tiêu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông
mới; Đề án thực hiện
tinh giản biên chế và lộ trình phát triển của tỉnh.
(Biểu 03 kèm
theo)
3. Lựa chọn cơ sở đặt
hàng đào tạo giáo viên
Căn cứ uy tín, chính sách tuyển sinh của
các cơ sở đào tạo trong nước để lựa chọn đơn vị hợp tác thực hiện giao nhiệm vụ
hoặc đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành Giáo dục trên cơ sở kế hoạch đào
tạo giáo viên, lộ trình phát triển giáo dục theo từng năm và giai đoạn
2021-2025 của tỉnh.
Giai đoạn 2022-2026, hợp tác với các
cơ sở đào tạo sư phạm có uy tín trong nước để giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo trình độ
đại học văn bằng 2 cho 200
giáo viên đối với các chuyên ngành thiếu nguồn tuyển của các cấp học phổ thông
(Tiếng Anh, Tin học); đặt hàng đào tạo theo hình thức chính quy tập trung cho
250 học sinh đã hoàn thành
chương trình THPT/GDTX của tỉnh Lào Cai đối với các chuyên ngành sư phạm thiếu
nguồn tuyển (120 tiếng Anh, 47 Tin học, 42 Âm nhạc, 41 Mỹ thuật) thuộc các cấp
học phổ thông của tỉnh.
4. Thực hiện đảm bảo
các chế độ, chính sách đặt hàng đào tạo
Phối hợp với các sở, ban, ngành liên
quan thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng quy định các chế độ về lương, phụ cấp, hỗ
trợ tiền học phí đối với giáo viên tham gia đào tạo trình độ đại học văn bằng 2
(đối với các chuyên ngành thiếu nguồn tuyển) và chế độ giao nhiệm vụ/đặt hàng đào tạo
(hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt) sinh viên sư phạm đối với cơ sở đào tạo.
5. Thực hiện hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt động đào tạo giáo viên
- Xây dựng và thực hiện đảm bảo kế hoạch
kiểm tra, giám sát về tiến độ, chất lượng đào tạo giáo viên của các cơ sở đào tạo
lựa chọn hợp tác.
- Kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết,
đánh giá tình hình và báo cáo kết quả thực hiện công tác đào tạo giáo viên đến
cơ quan có thẩm quyền.
VI. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện công tác
đào tạo giáo viên do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của Luật Ngân
sách Nhà nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
(Biểu 04 kèm
theo)
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Là cơ quan chủ trì phối hợp với các
sở, ban, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; thường
trực nắm bắt tình hình, chỉ đạo đôn đốc thực hiện và hướng dẫn các địa phương, cơ
sở giáo dục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đào tạo giáo viên.
- Lựa chọn cơ sở đào tạo giáo viên cho
tỉnh, đảm bảo chất lượng
và các quy định hiện hành.
- Xem xét, phê duyệt danh sách giáo
viên có nhu cầu đào tạo trình độ đại học văn bằng 2 đối với các môn học thiếu nguồn tuyển
trên cơ sở đề xuất của các địa phương trong tỉnh.
- Đề xuất chỉ tiêu và nhu cầu kinh phí
thực hiện công tác đào tạo giáo viên hằng năm trong giai đoạn 2022-2026 (đào tạo
trình độ đại học văn bằng 2, giáo
sinh sư phạm), gửi các Sở Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính thẩm định trước
khi trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Phối hợp với Sở Nội vụ giao số lượng
người làm việc cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo; hướng dẫn UBND huyện, thị xã,
thành phố khảo sát nhu cầu tuyển dụng giáo viên hằng năm.
- Định kỳ báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo,
UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện công tác đào tạo giáo viên thực hiện
Chương trình giáo dục phổ thông mới theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày
25/9/2020 của Chính phủ.
2. Sở Nội vụ
- Xem xét, thẩm định nhu cầu đào tạo
trình độ đại học văn bằng 2 do Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất hàng năm; tổng hợp,
gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối nguồn kinh phí thực hiện.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm
tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cơ sở đào tạo được lựa chọn giao nhiệm
vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên cho tỉnh Lào Cai.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tổng hợp, xem xét
nhu cầu đào tạo giáo viên do Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ đề xuất hằng
năm; phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn lực thực hiện Kế hoạch theo từng năm
và giai đoạn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Sở Tài Chính: Phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định dự toán kinh phí thực
hiện công tác đào tạo giáo viên theo hàng năm và giai đoạn; hướng dẫn thủ tục
thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện công tác đào tạo giáo viên theo đúng
quy định hiện hành.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo
Lào Cai, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh: Phối hợp với Sở Giáo
dục và Đào tạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước
trong thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành Giáo dục theo Nghị định
số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.
6. UBND huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và
các đơn vị trực thuộc có liên quan xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch tuyển
dụng giáo viên hằng năm; chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách
trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành Giáo dục.
- Đề xuất danh sách giáo viên tham gia
đào tạo trình độ đại học văn bằng 2 theo từng cấp học hằng năm, gửi Sở Giáo dục
và Đào tạo để tổng hợp, xét duyệt.
- Định kỳ tổ chức đánh giá tình hình,
báo cáo kết quả thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành Giáo dục của
địa phương.
7. Các cơ sở giáo dục
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi cho đội ngũ giáo viên các cấp học, môn học dôi dư về nguồn tuyển được tham
gia chương trình đào tạo đại học văn bằng 2 đối với các môn học thiếu nguồn tuyển.
- Thực hiện tốt công tác phân luồng,
hướng nghiệp lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT, GDTX nói chung; tư vấn để
nâng cao tỷ lệ học sinh lựa chọn đào tạo ngành sư phạm.
8. Các cơ sở đào tạo giáo viên cho tỉnh
Lào Cai
- Thực hiện đảm bảo chương trình đào tạo
giáo viên theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
Lào Cai thực hiện đảm bảo việc hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho sinh viên theo
quy định.
- Thường xuyên phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo Lào Cai, UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý học viên trong
quá trình đào tạo văn bằng 2, cũng như quản lý người học trong quá trình đào tạo
giáo viên.
Căn cứ nội dung trên, các sở, ban,
ngành, địa phương và các đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
-
Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
-
TT:
TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo, Dân vận Tỉnh ủy;
- Các Sở: GD&ĐT, Nội vụ, KH&ĐT, Tài chính, TT&TT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo, Đài PTTH, Cổng TTĐT
tỉnh;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, TH1,
NC2, VX1.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Giàng
Thị Dung
|