ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2271/KH-UBND
|
Bến
Tre, ngày 22 tháng 5
năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI HỆ THỐNG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG CÔNG
LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 VÀ ĐẾN NĂM 2030
I. THỰC TRẠNG HỆ
THỐNG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG CÔNG LẬP
Tính đến năm học 2017 - 2018, hệ thống
cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh có 519 đơn vị, cụ
thể như sau:
1. Giáo dục
mầm non (GDMN)
Có 164 cơ sở giáo dục công lập (điểm
trường chính) và 275 điểm trường lẻ. thành phố Bến Tre là đơn vị có điểm trường
lẻ thấp nhất (điểm trường lẻ: 10/điểm trường chính: 14). Các đơn vị có điểm trường
lẻ cao là Ba Tri (54/25), Mỏ Cày Nam (35/17), Thạnh Phú (34/18).
2. Giáo dục
phổ thông
a) Tiểu học (TH) có 190 trường (điểm
trường chính) và 252 điểm trường lẻ. Các đơn vị có điểm trường lẻ cao là Ba Tri
(43/28), Giồng Trôm (42/25), Mỏ Cày Nam (37/23), Thạnh Phú (36/19).
b) Trung học cơ sở (THCS) có 132 trường;
Trung học phổ thông (THPT) có 33 trường. Các trường THCS, THPT không có điểm
trường lẻ. (Phụ lục 1)
Nhận định chung:
Hệ thống cơ sở GDMN và phổ thông công
lập trên địa bàn tỉnh được phân bố khá hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu
cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh; là điều kiện quan trọng giúp tỉnh
nhà đạt nhiều thành quả trong thực hiện phổ cập giáo dục trong thời gian qua.
Các cơ sở GDMN và phổ thông công lập
nhờ được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh cùng với
sự quan tâm đầu tư từ Trung ương, nên cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở
GDMN và phổ thông ngày càng khang trang, hiện đại (đặc biệt ở điểm trường
chính), bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị nói riêng, của
ngành giáo dục nói chung.
Trước đây, do điều kiện đi lại của học
sinh còn khó khăn nên phải xây dựng nhiều điểm trường lẻ để đáp ứng nhu cầu học
tập của các em. Tuy nhiên, sự tồn tại của các cơ sở giáo dục với nhiều điểm trường
lẻ cũng là yếu tố gây hạn chế cho công tác quản lý các hoạt động giáo dục, thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học, duy trì chất lượng giáo dục của nhà trường. Mặt
khác, việc quy hoạch mạng lưới trường phổ thông trước đây, chủ yếu là TH và
THCS, hiện đang lộ ra nhiều bất cập. Cụ thể: có khá nhiều trường có quy mô nhỏ
(8-10 lớp), tổ chức bộ máy cồng kềnh (phải có đủ cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên), việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, hoặc không sử dụng hết công
năng, hoặc khó triển khai được,...
Từ thực trạng trên, việc tổ chức sắp
xếp lại hợp lý hệ thống cơ sở GDMN và phổ thông sẽ là điều kiện thuận lợi cho
việc nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng giáo dục của đơn vị, của địa phương.
II. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC,
SẮP XẾP LẠI HỆ THỐNG CƠ SỞ GDMN VÀ PHỔ THÔNG CÔNG LẬP GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 VÀ
ĐẾN NĂM 2030
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng
10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tiếp
tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của các đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là Nghị quyết số 19-NQ/TW);
Chương trình hành động số 29-CTr/TU
ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống
tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập;
Chương trình hành động số 33-CTr/TU
ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Kế hoạch số 1564/KH-UBND ngày 11
tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh Bến Tre thực hiện Chương trình hành động số
29-CTr/TU ngày 26/01/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống
tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động số 29-CTr/TU)
2. Mục đích, yêu cầu
a) Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở
GDMN, trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần cụ thể hóa Kế
hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 29-CTr/TU, Chương trình
hành động số 33-CTr/TU ngày 27/01/2014 của Tỉnh ủy; đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDMN, trường
phổ thông công lập trên địa bàn.
b) Việc tổ chức, sắp xếp lại hệ thống
cơ sở GDMN, trường phổ thông công lập đảm bảo các yêu cầu:
- Có lộ trình thực hiện phù hợp với
điều kiện của địa phương, đồng thời đáp ứng với nhiệm vụ cụ thể của Chương
trình hành động số 29-CTr/TU đề ra theo từng giai đoạn. Có phổ biến, lấy ý kiến
rộng rãi và được sự đồng thuận của nhân dân tại địa phương.
- Việc tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở
giáo dục được thực hiện theo hướng thu gọn một số điểm trường không cần thiết,
sáp nhập thành trường nhiều cấp học; bảo đảm được các điều kiện tốt trong quản
lý, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, tạo sự thuận lợi
cho giáo viên trong giảng dạy và cho học sinh trong học tập.
- Có sự kế thừa những kết quả đã đạt
và tiếp tục hoàn thành các mục tiêu của các kế hoạch phát triển giáo dục và đào
tạo của UBND tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020; đồng thời đáp ứng tốt yêu cầu
triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
3. Nguyên tắc tổ chức, sắp xếp lại
các cơ sở giáo dục
- Việc tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở
giáo dục phải dựa trên kết quả rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy hoạch
mạng lưới các cơ sở GDMN, trường phổ thông trên địa bàn; đồng thời dựa theo các
mục tiêu của các kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của UBND tỉnh trong
giai đoạn 2016 - 2020.
- Việc tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở
giáo dục thực hiện theo hướng thu gọn một số điểm trường không cần thiết (đối với
GDMN, TH), sáp nhập thành trường nhiều cấp học (đối với TH, THCS); bảo đảm tối
thiểu các điều kiện:
+ Việc thu gọn, sáp nhập các điểm trường,
các trường chỉ thực hiện đối với các điểm trường có khoảng cách gần nhau (khoảng
200 m).
+ Các trường sau khi được thu gọn,
sáp nhập có quy mô không quá 20 nhóm, lớp (đối với GDMN), không quá 30 lớp (đối
với TH, THCS).
- Các trường TH, THCS sau khi được tổ
chức, sắp xếp lại phải bảo đảm đủ điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ
thông mới theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lộ trình cụ thể
a) Giai đoạn 2018 - 2020
- Sắp xếp giảm hợp lý các điểm trường
lẻ ở các cơ sở GDMN và TH; giảm 14,0% số điểm lẻ so với hiện trạng năm học 2017
- 2018 (GDMN giảm 17,1%; TH giảm 10,7%).
- Giảm 06 trường trên cơ sở sáp nhập
02 trường MN (thành phố Bến Tre); sáp nhập 02 trường TH (Thạnh Phú); sáp nhập
04 trường TH và 04 trường THCS thành 04 trường TH-THCS.
- Tăng 05 trường theo lộ trình của Kế
hoạch Phát triển Giáo dục trung học giai đoạn 2016 - 2020 (Kế hoạch số
2182/KH-UBND ngày 06/5/2016) của UBND tỉnh, gồm: THCS Tân Hội (Mỏ Cày Nam),
THCS Mỹ Thạnh An (thành phố Bến Tre), THPT Thạnh Phước (Bình Đại), THPT Long
Thái (Chợ Lách) và THPT Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày Bắc). Riêng Trường TH-THCS Tân Mỹ
(Ba Tri), thành lập mới từ mở rộng Trường TH Tân Mỹ).
- Tổng số cơ sở GDMN, trường phổ
thông: 517 đơn vị (giảm 02 đơn vị)1.
b) Giai đoạn 2021 - 2025
- Tiếp tục sắp xếp giảm các điểm trường
lẻ ở các cơ sở GDMN (22,2%) và TH (18,7%).
- Tiếp tục giảm 09 trường phổ thông
trên cơ sở sáp nhập 04 trường TH thành 02 trường TH; sáp nhập 07 trường TH và
07 trường THCS thành 07 trường TH-THCS.
- Tổng số cơ sở GDMN, trường phổ
thông: 508 đơn vị (giảm 11 đơn vị)1.
c) Giai đoạn 2026 - 2030
- Tiếp tục sắp xếp giảm các điểm trường
lẻ ở các cơ sở GDMN (25,8%) và TH (22,6%).
- Tiếp tục giảm 08 trường phổ thông
trên cơ sở sáp nhập 08 trường TH và 08 trường THCS thành 08 trường TH-THCS.
- Tổng số cơ sở GDMN, trường phổ
thông; 502 đơn vị (giảm 17 đơn vị)1.
(Phụ
lục 2)
5. Những giải pháp chủ yếu
a) Thực hiện công tác thông tin,
tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, nội dung lộ trình tổ chức, sắp xếp lại hệ thống
các cơ sở giáo dục công lập; ý nghĩa, hiệu quả kinh tế, xã hội của việc tổ chức,
sắp xếp lại hệ thống các cơ sở giáo dục công lập trong tỉnh, góp phần cụ thể
hóa và hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chương trình
hành động số 29-CTr/TU. Công tác thông tin, tuyên truyền được tiến hành rộng khắp
đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tại địa
phương để tạo đồng thuận trong tổ chức thực hiện.
b) Thực hiện công tác dự báo, khảo
sát cụ thể và có đánh giá tác động toàn diện đến các cơ sở GDMN, trường phổ
thông trên địa bàn (cấp tỉnh, cấp huyện/thành phố, cấp xã) trước và sau khi tổ
chức sắp xếp lại; bảo đảm tốt chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở
GDMN, trường phổ thông công lập trên địa bàn.
c) Sắp xếp lại biên chế, bộ máy của
các đơn vị trường được sáp nhập. Ổn định, củng cố đội ngũ giáo viên; tinh giản
nhân sự chủ yếu ở các bộ phận gián tiếp (văn thư, kế toán, y tế, thư viện,...).
Bố trí lại nhân sự theo đúng vị trí việc làm; thực hiện đúng chế độ, chính sách
đối với các trường hợp dôi dư.
d) Tiếp tục đầu tư, bổ sung, trang bị
cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng cơ chế tài chính,... bảo đảm cho các đơn vị mới
sáp nhập đủ điều kiện nâng cao năng lực quản lý và chất lượng giáo dục theo chuẩn
quốc gia, đáp ứng tốt yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì
tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện; phối hợp với UBND các huyện, thành
phố và các ngành chức năng để tổ chức triển khai kế hoạch này. Báo cáo kết quả
thực hiện về UBND tỉnh theo chế độ báo cáo định kỳ cuối năm.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện tổ chức tuyên truyền về mục
đích, yêu cầu, nội dung lộ trình tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở GDMN,
trường phổ thông công lập theo kế hoạch này.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng nội dung đầu tư, kinh phí
cho công tác tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở GDMN, trường phổ thông công lập.
4. Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo tổ chức, sắp xếp lại biên chế, bộ máy của các đơn vị trường
được sáp nhập.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh, Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị- xã hội trên địa
bàn tỉnh, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện và phối
hợp thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền góp phần thực hiện tốt mục
tiêu tổ chức, sắp xếp lại hệ thống cơ sở GDMN, trường phổ thông công lập trên địa
bàn tỉnh.
6. UBND các huyện, thành phố phối hợp
với các ban ngành liên quan, tổ chức khảo sát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở
giáo dục trên địa bàn, bảo đảm các điều kiện hạ tầng cho tổ chức, sắp xếp lại
các cơ sở GDMN, trường phổ thông công lập trên địa bàn. Chỉ đạo Phòng Thông tin
và Truyền thông tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm tạo sự đồng thuận của nhân
dân trong việc triển khai thực hiện kế hoạch này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó
khăn vướng mắc, các sở ngành và UBND các huyện, thành phố cần báo cáo kịp thời
về UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận:
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- Ban TG TU, Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các PCVP-UBND tỉnh;
- Ng/c: KGVX, TH;
- Trung tâm Thông tin điện tử;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Phước
|