ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 206/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO
TẠO BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG NGHỀ CHO GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN DẠY NGHỀ CÁC TRƯỜNG DẠY
NGHỀ CÔNG LẬP THUỘC THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06
tháng 6 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Chiến lược phát triển Dạy nghề
thời kỳ 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm
2012; Căn cứ Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội về việc sử dụng bồi
dưỡng giáo viên dạy nghề; UBND Thành phố
ban hành Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng kỹ
năng nghề cho giáo viên, giảng
viên dạy nghề các trường
dạy nghề công lập thuộc Thành phố giai đoạn
2015 - 2020, nhằm thực hiện chuẩn hóa,
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề của đội ngũ giáo viên dạy nghề,
từng bước tiếp cận chuẩn nghề nghiệp giáo viên dạy nghề khu vực và thế giới,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên
dạy nghề (gọi chung là giáo viên dạy nghề)
theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng,
bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi
ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong công cuộc đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát triển nhanh nguồn nhân lực kỹ thuật
cao đáp ứng yêu cầu của thị
trường lao động trong điều kiện hội nhập quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội của Thủ đô, trọng tâm là phát triển
đội ngũ giáo viên dạy nghề có năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề đạt
chuẩn khu vực và quốc tế.
Chuẩn bị đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy
nghề có trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề đủ khả năng tiếp nhận chuyển
giao công nghệ, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu trong
lộ trình xây dựng một số trường dạy nghề công lập của Thành phố thành trường chất
lượng cao, đào tạo các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia vào
năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê
duyệt.
2. Yêu cầu
Các nghề đào tạo bồi dưỡng phải phù hợp
với chiến lược phát triển đào tạo của trường, phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực của Thủ đô trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Tổ chức các khóa đào tạo, chủ yếu đào tạo bồi
dưỡng trong nước, thực hiện đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài khi nội dung đào tạo
bồi dưỡng cho giáo viên ở trong nước không đáp ứng được so với yêu cầu.
Lựa chọn giáo viên đào tạo bồi
dưỡng tại nước ngoài có tính chất hạt nhân, nòng cốt. Giáo viên được chọn cử
đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài phải có năng lực chuyên môn, có khả năng truyền đạt nội
dung kiến thức đã được học cho đội ngũ giáo viên khác và có hướng công tác phục
vụ công tác đào tạo nghề nghề lâu dài tại đơn vị.
Hình thức tổ chức và nội dung chương
trình thực hiện đào tạo bồi dưỡng phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả và tiết
kiệm.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nhằm phát triển đội ngũ giáo viên về số
lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, đạt chuẩn trình độ đào tạo
về lý thuyết, thực hành, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, có trình độ tin học,
ngoại ngữ để áp dụng vào
giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đảm bảo đạt tiêu chuẩn tỷ lệ giáo viên trên số lượng học sinh là 1/20.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020 thực hiện đào tạo nâng cao kỹ năng
nghề cho 753 lượt giáo viên của các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc
Thành phố, trong đó đào tạo trong nước 626 lượt giáo viên, đào tạo tại nước
ngoài 127 giáo viên.
III. NỘI DUNG
1. Đối tượng đào tạo
bồi dưỡng
1.1. Đối tượng
Giáo viên dạy nghề là viên chức hoặc hợp
đồng trong chỉ tiêu biên chế có thời gian công tác liên tục tối thiểu là 3 năm
trong lĩnh vực dạy nghề (nghề cử đi đào tạo) tính đến thời điểm lập kế hoạch.
1.2. Điều kiện chung
- Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối
sống:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu, có lối sống
lành mạnh; có ý thức tổ chức kỷ luật, phấn đấu vì lợi ích chung;
+ Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có
tinh thần phấn đấu; tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế,
nội quy của đơn vị, cơ sở, ngành;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn
(trong năm gần nhất) tính đến thời điểm được cử đi đào tạo bồi dưỡng.
+ Cam kết
phục vụ lâu dài tại đơn vị (gấp tối thiểu 3 lần thời gian đào tạo bồi dưỡng).
Trường hợp không thực hiện hoặc vi phạm cam kết
phải đền bù chi phí
đào tạo bồi dưỡng theo quy định.
- Năng lực chuyên môn:
+ Có Bằng tốt nghiệp đại học trở lên
phù hợp với chuyên ngành, nội dung được cử đi đào tạo bồi dưỡng;
+ Có Bằng hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ sư
phạm dạy nghề phù hợp theo quy định của Luật Dạy nghề.
+ Có Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ
(tương đương trình độ C trở lên);
+ Có kinh nghiệm giảng dạy phù hợp với
nghề được cử đi đào tạo bồi dưỡng tối thiểu là 01 năm (tính đến thời điểm lập kế hoạch).
- Độ tuổi:
+ Đối với các khóa đào tạo bồi dưỡng
có thời gian dưới 02 tháng, yêu cầu giáo viên phải còn đủ tuổi công tác ít nhất
01 năm tính từ thời điểm khóa bồi dưỡng bắt đầu.
+ Đối với các khóa đào tạo bồi dưỡng
có thời gian trên 02 tháng, yêu cầu giáo viên phải còn đủ tuổi công tác ít nhất
05 năm tính từ thời điểm khóa bồi dưỡng bắt
đầu.
1.3. Điều kiện riêng với giáo viên cử đi đào tạo bồi dưỡng tại nước ngoài
- Tuổi đời: không quá 45 tuổi đối với Nữ, 50 tuổi
đối với Nam.
- Có trình độ ngoại ngữ phù hợp, đáp ứng yêu
cầu khi tham dự các khóa đào tạo bồi dưỡng nước ngoài.
- Cam kết phục vụ tại đơn vị từ 5 năm trở lên.
Trường hợp không thực hiện hoặc vi phạm cam kết
phải đền bù chi phí
đào tạo bồi dưỡng theo quy định.
- Không cử giáo viên đã được hưởng thụ chương
trình đào tạo bồi dưỡng do Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
tổ chức đào tạo tại nước ngoài đối với
các nghề trọng điểm.
- Một giáo viên chỉ được tham gia chương trình
đào tạo bồi dưỡng một nghề, một lần được áp dụng trong cả giai đoạn 2015 -
2020.
2. Nội dung đào tạo bồi
dưỡng
Nội dung đào tạo bồi dưỡng là kỹ năng
chuyên môn nghề. Nội dung của từng khóa học được thiết kế theo từng mô đun đào
tạo, theo chuyên đề phù hợp với
nội dung trong chương trình đào tạo của từng nghề.
Nghề có giáo viên đi đào tạo bồi dưỡng
là các nghề đơn vị được phép đào tạo ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề
theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề do Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội cấp đối với trường cao đẳng nghề; Sở Lao động
Thương binh và Xã hội Hà Nội cấp đối với trường trung cấp nghề.
3. Thời gian đối với
mỗi khóa đào tạo bồi dưỡng
Các khóa
đào tạo bồi dưỡng được thực hiện không quá 3 tháng. Trường hợp khóa học có thời gian trên 3 tháng, phần kinh phí vượt
quá thời gian quy định do đơn vị và giáo
viên chịu trách nhiệm.
4. Phương thức tổ chức
đào tạo bồi dưỡng
4.1. Trong nước (đơn vị tự tổ
chức hoặc cử giáo viên đi học)
a) Quy định đối với trường
hợp đơn vị tự tổ chức:
- Trên cơ sở chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng hàng
năm được phê duyệt, các trường chủ động lựa chọn chuyên gia, cơ sở giáo dục -
đào tạo phù hợp để tổ chức đào tạo bồi dưỡng kỹ năng
nghề cho giáo viên. Chuyên gia giảng dạy là người nước ngoài hoặc trong nước có
năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu đối với nghề đào tạo bồi dưỡng.
- Điều kiện tổ chức lớp học: số lượng học viên
đảm bảo tối thiểu 10 học viên/01 lớp đối với chuyên gia giảng dạy là người trong
nước; tối thiểu 20 học viên/01 lớp đối với chuyên gia giảng dạy là người
nước ngoài. Học viên tham gia đối với một lớp đào tạo bồi dưỡng là giáo viên,
giảng viên thuộc một hoặc nhiều trường trong 9 trường dạy nghề công lập của
Thành phố.
- Địa điểm tổ chức lớp học: Trên địa bàn thành
phố Hà Nội, do các trường lựa chọn phù hợp với điều kiện học tập của giáo viên và giảng dạy của chuyên gia.
- Hình thức thực hiện: Hàng năm trên cơ sở kế
hoạch, chỉ tiêu, dự toán đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các trường
thực hiện ký hợp đồng với chuyên gia, cơ sở giáo dục - đào tạo của Việt Nam hoặc
nước ngoài có đủ điều kiện để đào tạo tại Việt Nam.
b) Quy định đối với trường hợp đơn vị cử giáo viên đi học:
Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
kỹ năng nghề hàng năm được phê duyệt, các trường chủ động lựa chọn cơ sở giáo
dục - đào tạo trong nước có đủ điều kiện
đào tạo hoặc với các đơn vị tự tổ chức
đào tạo quy định tại Điểm a Mục 4.1 Phần III Kế hoạch này để ký hợp đồng đào tạo
kỹ năng nghề cho giáo viên theo quy định.
Mỗi nghề cử đi đào tạo bồi dưỡng tối
đa 5 giáo viên/nghề/trường tính cho cả giai đoạn 2015 - 2020.
4.2. Ngoài nước
- Trên cơ sở kế hoạch, chỉ tiêu, dự toán đào tạo
bồi dưỡng kỹ năng nghề hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các trường chủ
động lựa chọn cơ sở giáo dục - đào tạo nước ngoài có tư cách pháp nhân, phù hợp với năng lực, mục tiêu
phát triển của trường, ngành và địa phương để ký hợp đồng đưa giáo viên đi đào
tạo bồi dưỡng ở nước ngoài theo đúng đối tượng, trình tự và thủ tục theo quy định
pháp luật.
- Các nghề được tổ chức đào tạo tại nước ngoài
thuộc nhóm nghề quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2014 của
Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, gồm:
+ Nhóm nghề Máy tính và Công nghệ thông tin.
+ Nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật
cơ khí.
+ Nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật
điện, điện tử và viễn thông.
+ Nhóm nghề Dịch vụ thẩm mỹ.
+ Nhóm nghề Khách sạn, nhà hàng
và Dịch vụ du lịch.
- Mỗi nghề cử đi đào tạo bồi dưỡng tại nước
ngoài tối đa 3 giáo viên/nghề/trường tính cho cả giai đoạn 2015 - 2020.
- Các nước lựa chọn để cử giáo viên đi đào tạo
bồi dưỡng phải đảm bảo có nền khoa học, công nghệ và giáo dục - đào tạo tiên tiến
phù hợp với nghề nhà trường đang đào tạo.
IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Tổng hợp chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng và dự trù kinh phí đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2015 - 2016 và từng năm (chi
tiết theo Biểu 1)
2. Hàng năm có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
theo từng nghề đối với mỗi giáo viên theo chỉ tiêu (chi tiết theo Biểu: từ số 2 đến 10)
V. KINH PHÍ
1. Nhu cầu kinh phí đào tạo
Tổng kinh phí giai đoạn 2015 - 2020
là: 82.834.000.000 đồng (Tám mươi hai tỷ, tám trăm ba mươi tư triệu đồng)
2. Nguồn kinh phí thực hiện đào tạo
- Nguồn ngân sách Thành phố.
- Nguồn kinh phí đóng góp của các trường (nếu
có).
- Nguồn huy động khác (nếu có).
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động Thương
binh và Xã hội: Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm hướng dẫn trong
việc triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan
xây dựng kế hoạch hàng năm theo lộ trình, trên cơ sở kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
chi tiết của các trường, trình UBND Thành phố phê duyệt, triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ
và các đơn vị liên quan đề xuất, cử giáo viên, giảng viên đi đào tạo bồi dưỡng
trình UBND Thành phố phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất kinh
phí từ ngân sách trình UBND Thành phố bố trí kinh phí.
- Phối hợp với các cơ sở dạy nghề tham gia công
tác đào tạo bồi dưỡng của Thành phố triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo các trường dạy nghề trực thuộc Thành
phố triển khai thực hiện kế hoạch của Thành phố.
- Tổng hợp tiến độ kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
giáo viên, báo cáo UBND Thành phố.
2. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội,
các Sở, ngành liên quan rà soát, thẩm định chỉ tiêu kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
giáo viên trình Thành phố phê duyệt.
- Đề xuất, ban hành chính sách đãi ngộ đối với
giáo viên, giảng viên trong thời gian đào tạo.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động
Thương binh và Xã hội bố trí kinh phí và các cơ chế chính sách thúc đẩy xã hội
hóa thực hiện kế hoạch theo quy định hiện hành.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động Thương binh
và Xã hội xây dựng chế độ, định mức kinh phí phù hợp với tình hình thực tế và
quy định nhà nước hiện hành trình UBND Thành phố phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND
Thành phố bố trí kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo
viên hàng năm.
- Chủ trì, phối hợp với cơ sở dạy nghề, các đơn vị liên thẩm định dự toán, thanh quyết toán kinh phí đào tạo bồi
dưỡng giáo viên
theo quy định tài chính hiện hành.
5. Sở Ngoại vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan thẩm định hồ sơ năng lực của
các tổ chức, các cá nhân nước ngoài tham gia kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo
viên của Thành phố.
Phối hợp với các cơ sở dạy
nghề trong và ngoài nước tham gia kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên để hướng
dẫn các thủ tục hồ sơ xuất, nhập cảnh theo quy định hiện hành.
6. Đối với các cơ sở dạy
nghề
- Trên cơ sở Kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng; giáo viên dạy nghề tổng thể giai đoạn 2015 -
2020 được phê duyệt, xây dựng kế hoạch
chi tiết hàng năm của đơn vị gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội (trước
ngày 01 tháng 6 hàng năm) tổng hợp trình UBND Thành phố phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh
và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất kinh phí từ ngân sách và cơ chế thúc đẩy xã hội hóa
thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
kỹ năng nghề cho giáo viên (đưa giáo viên đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc
mời chuyên gia nước ngoài vào đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên của trường) theo
đúng đối tượng, điều kiện, đúng quy định
và đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên dạy nghề sau
đào tạo bồi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy
được các kiến thức, kỹ năng đã được học áp dụng trong quá trình đào tạo nghề của
trường. Đồng thời, chịu
trách nhiệm về hiệu quả sau đào tạo bồi dưỡng giáo viên.
- Thực hiện thanh quyết toán kinh phí đào tạo bồi
dưỡng theo đúng quy định tài chính hiện hành.
Trên đây là kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
kỹ năng nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề các trường dạy nghề công lập
thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn
2015-2020. Yêu cầu các sở, ngành các trường dạy nghề tổ chức triển khai thực hiện
Kế hoạch, định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả, báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Lao
động Thương binh và Xã hội để tổng hợp)./.
Nơi nhận:
-
Thường
trực Thành ủy; để báo cáo
- Thường trực
HĐND; để báo
cáo
- Đ/c
Chủ tịch UBND TP; để báo cáo
- Các đ/c PCT
UBND TP;
- Các sở,
ngành: LĐTB&XH, KH&ĐT, Nội vụ, Tài chính, GD&ĐT;
- Các trường
cao đẳng nghề, trung cấp nghề tham gia Kế hoạch (9 trường);
- VPUBTP: CVP,
PCVP Đỗ Đình Hồng, Phòng VX,
TH;
- Lưu: VT, VX. (Tue)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Bích Ngọc
|