ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 177/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU KIẾN THỨC PHÁP LUẬT DÀNH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI NĂM 2016
Thực hiện Thông tư liên tịch số
30/2010/TTLT-BGD&ĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư
pháp hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong
nhà trường; Chương trình phối hợp số 474/CTr-BGD&ĐT-BTP ngày 24/6/2015 về
việc phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư
pháp giai đoạn 2015-2020, Kế hoạch liên tịch số
3025/KHLT-BTP-BGD&ĐT ngày 05/9/2016 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật dành cho học
sinh trung học phổ thông năm 2016; UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ
chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật dành cho học sinh trung
học phổ thông trên địa bàn thành phố năm 2016 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật trong nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa
ngoài giờ lên lớp;
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho
học sinh; cung cấp, bổ trợ kiến thức pháp luật cơ bản, bồi dưỡng kỹ năng xử lý
tình huống pháp lý, xây dựng, hình thành thói quen chủ động học tập, tìm hiểu
pháp luật; nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành và bảo vệ pháp luật vì mục tiêu
phát triển toàn diện con người; giảm thiểu vi phạm pháp luật và các hành vi
lệch chuẩn xã hội ở độ tuổi vị thành niên, góp phần xây dựng nhà trường văn
hóa, dân chủ, an toàn và thân thiện.
2. Yêu cầu
- Nội dung thi sinh động, hấp dẫn,
thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi, môi trường giáo dục; gắn kết
chặt chẽ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,
kỹ năng sống; giữa giáo dục gia đình với nhà trường và xã hội để hình thành
nhân cách toàn diện cho học sinh;
- Kết hợp giữa chơi với học, phát huy
tính chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo không khí học tập, tìm hiểu pháp luật
sôi nổi, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh
trong nhà trường và toàn xã hội;
- Xây dựng phần mềm cuộc thi bảo đảm
chất lượng, khoa học, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với nhận thức của học sinh
trung học và có thể tích hợp liên thông với các hoạt động khác.
II. ĐỐI
TƯỢNG, PHẠM VI
1. Đối tượng dự thi: Học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (bao gồm
các em học sinh đang học tại các trường THPT, Trung tâm GDTX, Trung tâm Kỹ
thuật tổng hợp - Hướng nghiệp).
2. Phạm vi: Cuộc thi được tổ chức tại tất cả các trường THPT trên địa bàn thành
phố Hà Nội năm 2016. (Học sinh THPT đang học tại các Trung tâm GDTX, Trung tâm
Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp sẽ dự thi cùng với trường THPT trên địa bàn
quận, huyện, thị xã);
III. TÊN GỌI, NỘI DUNG,
HÌNH THỨC, QUY MÔ, GIẢI THƯỞNG
1. Tên gọi cuộc thi: “Luật gia tương lai”.
2. Nội dung thi: Các kiến thức pháp luật được giảng dạy trong nhà trường theo chương
trình THPT, có mở rộng, cập nhật một số kiến thức pháp luật mới phù hợp với sự
phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh THPT bao gồm: quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm, bổn phận của thanh niên, học sinh (theo Luật thanh niên, Luật hôn
nhân và gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật giáo dục, Luật nghĩa
vụ quân sự...); các quyền dân sự cơ bản của công dân, lao động chưa thành niên
(theo Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật xử lý vi phạm hành chính); các
hành vi bị nghiêm cấm (theo Bộ luật hình sự, Luật thanh niên, Luật hôn nhân và
gia đình, Luật phòng chống ma túy, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật
phòng chống mua bán người, Luật phòng cháy chữa cháy, Luật giao thông đường bộ,
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật
phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS), Pháp lệnh phòng chống mại dâm, pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính); trách nhiệm pháp lý của lứa tuổi học sinh THPT (tuổi
chịu trách nhiệm hình sự, tuổi chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại); nhận diện một số hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả và trách
nhiệm pháp lý đối với một số hành vi thường diễn ra trong nhà trường (gây ô
nhiễm môi trường; tai nạn thương tích, đuối nước; sức khỏe tình dục, sinh sản;
phòng, chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, trộm cắp, trật tự an toàn xã hội;
hành vi trái pháp luật thông qua mạng xã hội...); quyền, nghĩa vụ của các thành
viên trong gia đình...
3. Hình thức thi: Thí sinh tham gia dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp
trên máy vi tính theo phần mềm bộ đề câu hỏi được thiết kế sẵn với nhiều cấp độ
(từ dễ đến khó). Một phần thi online/1 thí sinh dự thi kéo dài từ 15 đến 20
phút, thời gian trả lời mỗi câu hỏi là 30 giây, số lượng
câu hỏi trong một phần thi online từ 30 - 40 câu. Chi tiết
về cách thức tham gia dự thi được thực hiện theo hướng dẫn tại Thể lệ cuộc thi do
Ban Tổ chức cuộc thi Trung ương ban hành.
4. Quy mô: Cuộc thi được tổ chức theo 2 cấp: Cấp trường và cấp Thành phố. Tại cấp
trường, mỗi trường lựa chọn 03 học sinh đạt điểm số cao nhất theo thứ tự từ cao
xuống thấp để trao giải và tham gia dự thi cấp Thành phố. Tại cấp thành phố
chọn 25 học sinh đạt điểm số cao nhất theo thứ tự từ cao
xuống thấp để xét trao giải thưởng.
5. Cơ cấu giải
thưởng
- Đối với cấp trường:
Bao gồm 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba. Thí sinh đạt giải được liên
ngành Sở Tư pháp và Sở Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận đạt giải; Công
ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egame (Tập đoàn Egroup) tặng
thẻ học online miễn phí. Khuyến khích nhà trường trao thêm
giải khác cho học sinh.
- Đối với cấp thành phố: giải thưởng
bao gồm 01 giải nhất, 03 giải nhì, 06 giải ba, 15 giải khuyến khích. Thí sinh
đạt giải được Ban Tổ chức cuộc thi cấp Giấy chứng nhận.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN
1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch tổ
chức cuộc thi; thành lập Ban Tổ chức cuộc thi của thành phố.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và
Đào tạo;
- Tiến độ thực hiện: Trước 30/9/2016;
2. Hướng dẫn,
chỉ đạo triển khai cuộc thi; tổ chức thi thử; tập huấn tổ
chức cuộc thi tại Thành phố
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào
tạo Hà Nội, Sở Tư pháp Hà Nội
- Cơ quan phối hợp: Các trường THPT
trên địa bàn Thành phố, và các đơn vị có liên quan;
- Tiến độ thực hiện: Trước 15/10/2016;
- Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí
ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục
pháp luật Thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2016.
3. Tổ chức Lễ phát động cuộc thi
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Sở
Giáo dục và Đào tạo các trường THPT trên địa bàn thành phố; Tập đoàn Egroup;
- Tiến độ thực hiện: Trước 10/10/2016;
4. Tổ chức cuộc
thi cấp trường và cấp thành phố
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào
tạo, Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Tập đoàn Egroup,
các trường THPT trên địa bàn thành phố;
- Tiến độ thực hiện: Từ tháng
10-12/2016.
Cấp trường xong trước 15/11/2016; cấp
thành phố xong trước 15/12/2016.
5. Tổng kết,
trao thưởng cuộc thi
- Cơ quan chủ trì: UBND thành phố Hà
Nội
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Sở
Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Egroup, các cơ quan, tổ chức hữu quan;
- Thời gian thực hiện: Tháng 12/2016;
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Phân công
trách nhiệm
a) Sở Tư pháp: là cơ quan đầu mối,
phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đồng chủ trì, Tập đoàn Egroup và các cơ
quan liên quan tổ chức phát động cuộc thi và tổ chức thi; tham mưu cho UBND
Thành phố, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và tổng kết cuộc thi,
trao thưởng đối với các thí sinh đạt giải thưởng cấp thành phố, tổng kết và báo
cáo kết quả cuộc thi.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo
các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch; hướng dẫn, chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn Thành phố triển khai
cuộc thi cấp trường; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức trao giải cấp trường; triển
khai cuộc thi cấp thành phố và tham mưu cho UBND Thành phố Tổng kết, trao giải
cuộc thi cấp thành phố.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí tổ chức cấp trường: Do nhà
trường tự cân đối trong kinh phí chi thường xuyên năm 2016;
Kinh phí tổ chức cấp Thành phố: Được
bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục
pháp luật Thành phố năm 2016 và từ hoạt động xã hội hóa (nếu có); đảm bảo thiết
thực, tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ tổ chức cuộc thi thành công./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp, Bộ GD&ĐT;
- Đ/c Chủ tịch
UBND TP;
- Hội đồng PBGDPL TP;
- Sở Tư pháp, Sở GD&ĐT;
- Các Trường PTTH trên địa bàn
Thành phố (Sở GD & ĐT gửi);
- VPUBTP: CVP, PVP P.C.Công,
N. N. Kỳ; Các phòng: NC, KGVX, TKBT, TH;
- Cổng thông tin điện tử UBND TP,
- Lưu: VT, NC(B).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|