Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 16/KH-UBND 2020 Đề án Đào tạo bồi dưỡng nhà giáo quản lý giáo dục mầm non Đồng Tháp

Số hiệu: 16/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Đoàn Tấn Bửu
Ngày ban hành: 21/01/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 21 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Thực hiện Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non (GDMN) giai đoạn 2018 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

A. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP; ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CƠ SỞ GDMN

I. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP

- Toàn tỉnh hiện có 190 trường mầm non với 2.167 nhóm lớp, 58.279 trẻ, trong đó:

+ Trường mầm non công lập: 179 trường với 1.862 nhóm lớp, 51.873 trẻ.

+ Trường mầm non tư thục: 11 trường với 123 nhóm lớp, 2.460 trẻ.

+ Nhóm lớp độc lập tư thục: 182 nhóm lớp, 3.946 trẻ.

- Số trẻ em huy động đến lớp (công lập): Nhà trẻ đạt 23,39%, mẫu giáo đạt 85,71%.

- Số trẻ em huy động đến lớp (ngoài công lập): Nhà trẻ và Mẫu giáo đạt 11%.

II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN CƠ SỞ GDMN

- Cơ sở GDMN công lập: Hiện có 3.604 cán bộ quản lý, giáo viên; đạt định mức 1,82 giáo viên/nhóm lớp; 100% cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định, trong đó, trình độ đại học trở lên 2.735 giáo viên (75,82%), cao đẳng 552 giáo viên (15,3%), trung cấp 317 giáo viên (8,78%).

- Cơ sở giáo dục ngoài công lập: Hiện có 566 cán bộ quản lý, giáo viên; đạt định mức 1,79 giáo viên/nhóm lớp; 100% cán bộ quản lý và 89,75% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định, trong đó, trình độ đại học 286 giáo viên (50,53%), cao đẳng 69 giáo viên (12,19%), trung cấp 153 giáo viên (27,03%).

- Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt từ khá trở lên chiếm 94,50%.

(Chi tiết Phụ lục 01 kèm theo)

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GDMN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết của Trung ương(1), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ(2).

- Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Kế hoạch và Quyết định của UBND tỉnh(3).

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN nhằm nâng cao năng lực, chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDMN góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến cuối năm 2020

- Phấn đấu ít nhất 90% giáo viên mầm non đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên; đào tạo bổ sung, thay thế số giáo viên nghỉ hưu, số giáo viên tăng thêm theo tỷ lệ huy động trẻ và số giáo viên còn thiếu hiện nay.

- Phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, tại các đơn vị, năng lực tổ chức thực hiện Chương trình GDMN; 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN được bồi dưỡng nâng cao năng lực tương ứng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng.

- Phấn đấu 100% nhà giáo và cán bộ quản lý GDMN được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng; 100% nhà giáo và cán bộ quản lý GDMN được bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục trước khi được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý giáo dục.

b) Giai đoạn 2021 - 2025

- Phấn đấu ít nhất 95% giáo viên mầm non đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 85% giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên; đào tạo bổ sung, thay thế đủ số giáo viên mầm non nghỉ hưu, số giáo viên tăng thêm theo tỷ lệ huy động trẻ.

- Phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới, chuẩn hiệu trưởng mới.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đổi mới công tác truyền thông, công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GDMN, tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong ngành và xã hội.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GDMN theo chuẩn nghề nghiệp.

- Rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GDMN để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

2. Đổi mới công tác đào tạo giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong đổi mới chương trình và giáo trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở GDMN (trong đó chú trọng nội dung đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành các quy định đạo đức nhà giáo, phương pháp rèn luyện và xây dựng phong cách nhà giáo) phù hợp với khung trình độ quốc gia Việt Nam, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDMN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN và xu thế hội nhập quốc tế. Tham khảo chương trình, giáo trình đào tạo giáo viên trong khu vực và quốc tế để phối hợp xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo giáo viên mầm non.

- Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, tăng cường tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng và phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GDMN. Trong đó, chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN phù hợp với thực tiễn các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung đông dân cư.

- Đa dạng hóa hình thức học tập (trực tiếp, trực tuyến…) trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN; khuyến khích giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN tăng cường thực hành trải nghiệm tại trường mầm non trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Triển khai thực hiện đổi mới đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN phù hợp với chuẩn đầu ra và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở GDMN theo chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN cốt cán và chuyên gia đầu ngành dựa trên tiếp cận mới về chức năng, nhiệm vụ và nâng cao năng lực của đội ngũ này về khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và bồi dưỡng đồng nghiệp.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN

- Huy động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN.

- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, nhất là tự chủ về tài chính trong phát triển hệ thống trường mầm non thực hành; hình thành mạng lưới liên kết trường mầm non thực hành sư phạm để sinh viên thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

- Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN; phối hợp tổ chức các hội thảo quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN.

- Kết nối, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về giáo dục trong khu vực và thế giới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu về khoa học giáo dục và GDMN.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện

- Nguồn ngân sách nhà nước được bố trí hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chi cho công tác đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.

- Cá nhân người học tự túc về kinh phí.

2. Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Đề án thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN của ngành, chọn cử nhà giáo và cán bộ quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch.

- Bố trí nhân sự hỗ trợ và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GDMN.

- Hướng dẫn, theo dõi, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ theo quy định.

- Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện; báo cáo sơ kết, tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, cân đối vốn đầu tư phát triển, nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách trung ương để thực hiện, gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức là giáo viên, cán bộ quản lý GDMN.

4. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GDMN tại địa phương.

- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kế hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương; định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý GDMN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2020 - 2025. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu có vướng mắc, phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi thì các cơ quan, đơn vị và cá nhân gửi ý kiến về Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- TT/TU, TT/HĐND tỉnh
- CT và các PCT/UBND tỉnh;
- Các đơn vị nêu mục V;
- Lãnh đạo VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC/THVX. Thg.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

PHỤ LỤC 01

THỰC TRẠNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN MẦM NON CÔNG LẬP
(Kèm theo Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Stt

Đơn vị

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Số lượng

Trình độ đào tạo

Số lượng

Trình độ đào tạo

Tổng số

Hiệu trưởng

Phó hiệu trưởng

Đạt chuẩn THSP

Trên chuẩn (Cao đẳng trở lên)

Tổng số

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Đạt chuẩn THSP

Trên chuẩn (Cao đẳng trở lên)

Đào tạo khác

1

Huyện Châu Thành

36

14

22

0

36

252

27

225

30

222

0

2

TP Sa Đéc

27

10

17

0

27

206

50

156

6

200

0

3

Huyện Lai Vung

41

15

26

0

41

252

18

234

7

227

0

4

Huyện Lấp Vò

39

14

25

1

38

308

31

277

30

278

0

5

TP Cao Lãnh

34

14

20

0

34

285

38

247

25

260

0

6

Huyện Cao Lãnh

57

22

35

0

57

402

56

346

45

354

0

7

Huyện Tháp Mười

51

17

34

0

51

362

49

313

45

317

0

8

Huyện Thanh Bình

49

18

31

0

49

248

16

232

17

231

0

9

Huyện Tam Nông

42

16

26

0

42

212

29

183

45

167

0

10

TX Hồng Ngự

24

8

16

0

24

139

13

126

10

129

0

11

Huyện Hồng Ngự

29

13

16

0

29

213

22

191

25

188

0

12

Huyện Tân Hồng

44

16

28

0

44

255

42

213

29

226

0

Tổng cộng:

473

177

296

1

472

3134

391

2743

314

2799

0

 

PHỤ LỤC 02

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Stt

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian

1

Đổi mới công tác truyền thông, công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN

1.1

Đẩy mạnh công tác truyền thông về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GDMN để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong ngành và xã hội

Sở GDĐT

UBND cấp huyện; Phòng GDĐT các huyện, thị xã/TP; các báo/tạp chí/website; các đơn vị có liên quan.

2020 - 2025

1.2

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GDMN theo chuẩn nghề nghiệp

2

Đổi mới công tác đào tạo giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN

2.1

Phối hợp với các cơ sở đào tạo tại địa phương trong việc đổi mới chương trình và giáo trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở GDMN

Sở GDĐT

UBND cấp huyện; các đơn vị có liên quan.

2020 - 2025

2.2

Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, tăng cường tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng và phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GDMN

2.3

Triển khai thực hiện đổi mới đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN

2.4

Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN cốt cán và chuyên gia đầu ngành dựa trên tiếp cận mới về chức năng, nhiệm vụ và nâng cao năng lực

Sở GDĐT

Sở Nội vụ; các đơn vị có liên quan.

3

Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN

3.1

Huy động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN

Sở GDĐT

Sở KH-ĐT; các đơn vị có liên quan.

2020 - 2025

3.2

Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, nhất là tự chủ về tài chính trong phát triển hệ thống trường mầm non thực hành

Sở TC; Các đơn vị có liên quan.

3.3

Phối hợp tổ chức các hội thảo quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDMN

Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố; Các đơn vị có liên quan.

 



(1) Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

(2) Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2019 về việc Phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025.

(3) Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 28 tháng 12 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; Nghị quyết số 59/2016/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2014 về thực hiện Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 28 tháng 12 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; Quyết định số 28/QĐ-UBND.HC ngày 10 tháng 01 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết mạng lưới trường, lớp học tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quyết định số 1152/QĐ-UBND.HC ngày 11 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 16/KH-UBND ngày 21/01/2020 thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2020-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.334

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.137.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!