Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1425/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Nguyễn Minh
Ngày ban hành: 22/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1425/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 22 tháng 4 năm 2024

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC MÔN TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” (viết tắt là Quyết định số 142/QĐ-TTg);

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Căn cứ Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn học Tiếng Bahnar, Tiếng Chăm, Tiếng Êđê, Tiếng Jrai, Tiếng Khmer, Tiếng Mông, Tiếng Mnông, Tiếng Thái (viết tắt là Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT);

Căn cứ Quyết định số 980/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” (viết tắt là Quyết định số 980/QĐ-BGDĐT);

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh (viết tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Triển khai đồng bộ, hiệu quả Quyết định số 142/QĐ-TTg và Quyết định số 980/QĐ-BGDĐT trên địa bàn tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Dạy và học tiếng DTTS là điều kiện để góp phần bảo tồn và phát huy, gìn giữ các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh theo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo sự công bằng, bình đẳng của các DTTS trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch; lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

- Tăng cường công tác truyền thông để thay đổi nhận thức đối với các cấp, các ngành, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với dạy học tiếng DTTS; quyền lợi và trách nhiệm gìn giữ, phát triển ngôn ngữ, văn hóa DTTS.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Đến năm 2025:

- Tiếp tục triển khai tổ chức dạy học tiếng DTTS tại các trường tiểu học vùng có đông học sinh dân tộc theo Chương trình ban hành kèm theo Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT .

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học, tài liệu tham khảo; thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng DTTS cấp tiểu học.

- Phấn đấu đủ số lượng giáo viên để dạy tiếng DTTS cấp tiểu học, trong đó: 80% giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định; 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng DTTS được nâng cao năng lực, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về dạy học tiếng DTTS.

- Phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy học trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng DTTS, góp phần rèn luyện tư duy và học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác; cung cấp cho học sinh các kiến thức cần thiết về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp tiếng DTTS; bồi dưỡng tình yêu tiếng mẹ đẻ cho học sinh, góp phần bảo tồn, phát triển nhân cách cho học sinh.

2. Đến năm 2030:

- Tiếp tục triển khai dạy học tiếng DTTS tại các trường tiểu học vùng có đông học sinh dân tộc; đồng thời tổ chức dạy học tiếng DTTS tại các trường trung học cơ sở vùng có đông học sinh dân tộc theo Chương trình ban hành kèm theo Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT .

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học, tài liệu tham khảo; thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng DTTS ở cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở.

- Phấn đấu đủ số lượng giáo viên để giảng dạy tiếng DTTS ở cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, trong đó: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định; 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng DTTS được nâng cao nâng lực, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về dạy học tiếng DTTS.

- Phối hợp đặt hàng đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy học trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

- Tiếp tục tạo bước chuyển biến về nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS, đáp ứng chương trình, mục tiêu giáo dục phổ thông.

- Tiếp tục rà soát các điều kiện đảm bảo, nhu cầu học môn tự chọn tiếng DTTS cấp trung học cơ sở và tổ chức khảo sát nhu cầu học tiếng DTTS của học sinh cấp trung học phổ thông; trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn tiếp theo.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Triển khai chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy học tiếng DTTS

- Bổ sung đủ biên chế giáo viên để các cơ sở giáo dục phổ thông có đủ điều kiện tổ chức dạy học các môn tiếng DTTS theo nội dung Kế hoạch này.

- Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng DTTS theo quy định tại Thông tư số 34/2020/TT- BGDĐT.

- Đánh giá để công nhận học sinh đã hoàn thành chương trình học tiếng DTTS theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 09/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đánh giá học sinh tiểu học, Thông tư số 22/2021/TT- BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT .

2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng DTTS

- Phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng DTTS; đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS đạt chuẩn trình độ theo quy định; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS theo các phương thức phù hợp (văn bằng hai, cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, bồi dưỡng…).

- Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học vùng DTTS về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh, đáp ứng yêu cầu chương trình.

3. Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng DTTS

- Ưu tiên các nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số; chú trọng đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

- Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu đối với giáo dục dân tộc thuộc hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành giáo dục và đào tạo.

- Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển kho học liệu dạy học tiếng DTTS.

4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy học tiếng DTTS

Duy trì chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vùng DTTS; tiếp tục rà soát, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về dạy học tiếng DTTS; nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách đối với người dạy và người học tiếng DTTS trên địa bàn tỉnh theo quy định.

5. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dạy học tiếng DTTS

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc dạy học tiếng DTTS; về quyền lợi và trách nhiệm gìn giữ, phát triển ngôn ngữ, văn hóa DTTS.

- Định kỳ tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm và biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong dạy học tiếng DTTS.

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

2. Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Căn cứ nhu cầu dự toán của cơ sở giáo dục phổ thông và dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao hạng mức dự toán hằng năm (đầu năm tài chính để các cơ sở giáo dục thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ được giao).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên dạy tiếng DTTS.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan triển khai Kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch của các đơn vị; tổ chức sơ kết vào năm 2025, tổng kết vào năm 2030 và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân tiêu biểu.

2. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát đội ngũ, tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế giáo viên dạy tiếng DTTS; rà soát đội ngũ giáo viên là người DTTS có đủ điều kiện dạy tiếng DTTS để kết hợp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ đáp ứng nhu cầu dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

3. Sở Tài chính: Hàng năm, trên cơ sở dự toán đề nghị của các cơ quan, đơn vị có liên quan và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh trong các hoạt động khôi phục, bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian của đồng bào DTTS tại các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan truyền thông phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội để thực hiện có hiệu quả Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030"; đồng thời hỗ trợ ngành Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng DTTS.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đầu tư công để đầu tư xây dựng bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

7. Ban Dân tộc tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; tuyên truyền, vận động cộng đồng và phát huy vai trò của trí thức dân tộc, người có uy tín tham gia vào việc dạy học tiếng nói, chữ viết của DTTS, đặc biệt là tiếng Chăm.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch và triển khai dạy học tiếng DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

- Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếng DTTS theo quy định.

- Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan trong việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng DTTS đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy tiếng DTTS trên địa bàn.

- Hằng năm, bố trí nguồn lực tài chính cho các cơ sở giáo dục phổ thông để đảm bảo điều kiện tổ chức dạy học tiếng DTTS theo quy định, nhất là kinh phí mua sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng DTTS cho giáo viên và học sinh.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch và đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh (Đ/c Minh);
- Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành;
- Báo Bình Thuận;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KGVXNV. Trâm.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1425/KH-UBND ngày 22/04/2024 thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


65

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.59.31
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!