ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 115/KH-UBND
|
Đắk Lắk, ngày 25 tháng 05 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC MÔN TIẾNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2030” TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày
27/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất
lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ
thông giai đoạn 2021-2030”;
Căn cứ Quyết định số 980/QĐ-BGDĐT
ngày 13/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch
triển khai Quyết định 142/QĐ-TTg ngày 27/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình “Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc
thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030”;
Thực hiện Công văn số 797/BGDĐT-GDDT
ngày 09/3/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện Quyết định
số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) tỉnh Đắk
Lắk ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng
dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông
giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổ chức triển khai kịp thời, đồng
bộ, hiệu quả các nhiệm vụ để đạt mục tiêu được giao tại Quyết định 142/QĐ-TTg
về “Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo
dục phổ thông” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Yêu cầu
- Xác định đầy đủ các hoạt động cho
từng nhiệm vụ được giao tại Quyết định 142/QĐ-TTg ; phân công các cơ quan, đơn
vị triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng các nhiệm vụ được giao gắn với
trách nhiệm quản lý; đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa ngành Giáo
dục với các ban, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tập trung các nguồn lực để xây
dựng, hoàn thiện các điều kiện dạy học có tác động trực tiếp đến việc nâng cao
chất lượng và đáp ứng nhu cầu học tập tiếng dân tộc thiểu số của học sinh.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Đến năm 2025:
- Bảo đảm đủ sách giáo khoa, tài
liệu hướng dẫn dạy học tiếng Êđê cấp tiểu học theo Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT
ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bảo đảm đủ số lượng giáo viên để
giảng dạy tiếng Êđê cấp tiểu học (theo nhu cầu học sinh đăng ký học môn tự chọn
tiếng dân tộc thiểu số); 40% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) được
đào tạo đạt chuẩn trình độ; 100% giáo viên dạy tiếng DTTS được bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ dạy tiếng Êđê.
- 80% cán bộ quản lý giáo dục có
liên quan về dạy học tiếng Êđê và Mnông được bồi dưỡng nâng cao năng lực kiến
thức dân tộc và quản lý dạy học tiếng DTTS.
2. Đến năm 2030:
- Bảo đảm đủ 100% sách giáo khoa,
tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng Êđê và tiếng Mnông cấp tiểu học và trung học
cơ sở.
- Bảo đảm đủ số lượng giáo viên để
giảng dạy tiếng Êđê và tiếng Mnông cấp trung học cơ sở (theo nhu cầu học sinh
đăng ký học môn tự chọn tiếng DTTS); 100% giáo viên dạy tiếng DTTS được đào tạo
đạt chuẩn trình độ; 100% giáo viên dạy tiếng DTTS được bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ dạy tiếng Êđê và tiếng Mnông.
- 100% cán bộ quản lý giáo dục có
liên quan về dạy học tiếng Êđê và tiếng Mnông được bồi dưỡng nâng cao năng lực.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Triển khai chương trình, sách
giáo khoa và tài liệu dạy học tiếng Êđê, Mnông
- Triển khai thực hiện nghiêm túc
Chương trình tiếng Êđê, Mnông theo Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình giáo dục phổ
thông môn học tiếng Bahnar, tiếng Chăm, tiếng Êđê, tiếng Jrai, tiếng Khmer,
tiếng Mông, tiếng Mnông, tiếng Thái.
- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế
hoạch, triển khai thực hiện tốt công tác dạy và học tiếng Êđê, Mnông trên địa
bàn tỉnh.
- Phối hợp biên soạn các bộ sách
giáo khoa, tài liệu dạy học cấp tiểu học, trung học cơ sở đối với các tiếng
Êđê, Mnông được ban hành chương trình.
2. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng Êđê, Mnông
- Phối hợp với các cơ sở giáo dục
đại học đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Êđê, Mnông đạt chuẩn trình độ
theo quy định; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Êđê, Mnông theo
các phương thức phù hợp (văn bằng hai, cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ…).
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy tiếng Êđê, Mnông theo lộ trình.
- Rà soát, bố trí giáo viên thực
hiện tốt nhiệm vụ dạy tiếng Êđê, Mnông tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Tăng
cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Êđê, Mnông về đổi mới phương pháp
dạy học, kiểm tra, đánh giá; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
quản lý giáo dục có liên quan về quản lý dạy học tiếng Êđê, Mnông.
3. Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Êđê, Mnông
- Xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ
hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục phổ thông để triển khai
dạy học tiếng Êđê và tiếng Mnông.
- Xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu
về dạy học tiếng Êđê và tiếng Mnông.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong
phát triển kho học liệu và dạy học tiếng Ê đê và tiếng Mnông.
4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về
dạy học tiếng Êđê và Mnông
Rà soát, đánh giá các quy định pháp
luật hiện hành về dạy học tiếng DTTS; nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách đối
với người dạy và người học tiếng Êđê và tiếng Mnông trên địa bàn tỉnh.
5. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về dạy học tiếng Êđê và Mnông
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến
để nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước đối với dạy học tiếng Êđê và tiếng Mnông; về quyền lợi và trách nhiệm
gìn giữ, phát triển ngôn ngữ, văn hóa DTTS.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch
và biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến, nhân rộng
mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong dạy học tiếng Êđê và
tiếng Mnông.
IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
Lộ trình cụ thể tại phụ lục kèm
theo.
V. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ
của Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách
hiện hành, nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
2. Căn cứ nhiệm vụ tại Kế hoạch, các
sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan và UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và dự
toán kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ban,
ngành, địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ:
+ Tổ chức triển khai thực hiện Kế
hoạch; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; tổ chức sơ kết Kế hoạch vào
năm 2025, tổng kết vào năm 2030 và đề xuất UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ khen
thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong dạy và học tiếng
Êđê và tiếng Mnông.
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên dạy tiếng Êđê và tiếng Mnông;
đồng thời, kiểm tra, đánh giá; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục có liên quan về kiến thức dân tộc và quản lý dạy học tiếng Êđê và
tiếng Mnông.
+ Rà soát, nghiên cứu đề xuất cấp có
thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách; tuyên truyền, phổ
biến, nâng cao nhận thức về dạy học tiếng Êđê và tiếng Mnông trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây
dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng và tổ chức dạy học
hiệu quả tiếng Ê đê và tiếng Mnông.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu bố trí kinh
phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà
nước, phù hợp khả năng cân đối ngân sách của địa phương.
3. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo trong các hoạt động khôi phục, bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết,
ngữ văn dân gian của đồng bào DTTS tại các Chương trình, Dự án đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
4. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo rà soát đội ngũ, tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế giáo viên
dạy tiếng DTTS; rà soát đội ngũ giáo viên là người DTTS có đủ điều kiện dạy
tiếng Êđê và tiếng Mnông để kết hợp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ đáp
ứng nhu cầu dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
5. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và
Đào tạo triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai
đoạn 2021-2030; tuyên truyền, vận động cộng đồng và phát huy vai trò của trí
thức dân tộc, người có uy tín tham gia vào việc dạy học tiếng nói, chữ viết của
DTTS, đặc biệt là tiếng Êđê và tiếng Mnông.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển
khai dạy học tiếng Êđê và tiếng Mnông trong cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm
quyền quản lý đáp ứng nhu cầu học của học sinh và phù hợp với điều kiện thực
tiễn của địa phương.
- Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học tiếng Êđê và tiếng Mnông theo phân cấp về thẩm
quyền quy định của Luật Giáo dục.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo trong việc đặt hàng đào tạo giáo viên dạy tiếng Êđê và tiếng Mnông đạt
chuẩn về trình độ được đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy học trên địa bàn theo quy định
tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính
sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Bảo
đảm đủ số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đáp
ứng nhu cầu dạy học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn.
- Hằng năm, bố trí nguồn lực tài chính
cho các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý để phục vụ tốt việc dạy học
tiếng Êđê và tiếng Mnông theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà
nước.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết theo
hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng DTTS trong chương
trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các
sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố chỉ đạo xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện đạt hiệu quả và tiến độ được
giao./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ; (b/c)
- Bộ Giáo dục và Đào tạo; (b/c)
- TTTU, TT HĐND tỉnh; (b/c)
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VHXH, HĐND tỉnh;
- Các Sở: GDĐT, TC, VHTTDL, TTTT, Nvụ;
- Ban Dân tộc;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Báo ĐL, Đài PTTH tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KGVX (N- 5b).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Hà
|
PHỤ LỤC
LỘ TRÌNH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2030” TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Kèm theo Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 25 tháng 05 năm 2022 của Chủ tịch
UBND tỉnh Đắk Lắk)
TT
|
Nội
dung thực hiện
|
Sản
phẩm
|
Đơn
vị chủ trì
|
Đơn
vị phối hợp
|
Thời
gian hoàn thành
|
I
|
Tổ chức triển khai Kế hoạch
|
1
|
- Tổ chức Hội nghị triển khai, sơ
kết, tổng kết Kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá tổng hợp kết
quả thực hiện hàng năm, từng giai đoạn và kết thúc Kế hoạch.
|
- Các Hội nghị
- Các báo cáo kiểm tra, đánh giá
kết quả thực hiện
|
Sở Giáo
dục và Đào tạo
|
Các sở,
ngành và UBND cấp huyện
|
Hội nghị triển khai: tháng 5/2022;
HN sơ kết: 2025; HNTK: 2030
|
2
|
Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ
chức triển khai thực hiện ở các địa phương
|
Kế hoạch cụ thể của UBND huyện,
thị xã, thành phố.
|
UBND
cấp huyện
|
Phòng
Giáo dục và Đào tạo; các phòng, ban, đơn vị cấp huyện liên quan
|
Ban hành KH: trước tháng 7/2022
Tổ chức thực hiện:
Giai đoạn 1: 2022-2025
Giai đoạn 2: 2025-2030
|
3
|
Tuyên truyền, truyền thông về mục
đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Kế hoạch này
|
Các bài viết, phóng sự, chuyên đề
(Báo hình, báo giấy, báo điện tử).
|
Ban Dân
tộc; Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND cấp huyện
|
Sở
Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk,
Cổng Thông tin điện tử, các đơn vị liên quan
|
2022-2030
|
II
|
Tham gia biên soạn sách giáo khoa
tiếng DTTS
|
1
|
Phối hợp, tham gia biên soạn và
thực hiện dạy thử nghiệm, thực nghiệm sách giáo khoa tiếng Êđê cấp Tiểu học
theo theo Chương trình Giáo dục phổ thông tiếng dân tộc thiểu số an hành theo
Thông tư số 34/2020/TT- BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo
|
Bộ sách
giáo khoa tiếng Êđê cấp tiểu học
|
Sở Giáo
dục và Đào tạo (Ban nghiên cứu Giáo dục học sinh DT, Phòng GDTH)
|
Các cơ sở giáo dục
|
2022-2024
|
III
|
Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên tiếng dân tộc thiểu số
|
1
|
Xây dựng, an hành các cơ chế,
chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng dân tộc thiểu số, giáo viên
liên môn trong đó có tiếng dân tộc thiểu số.
|
Nghị quyết, Đề án, Chương trình
của HĐND, của UBND tỉnh, cấp huyện
|
Sở Nội vụ, phòng Nội vụ các huyện
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
2022-2030
|
2
|
Cử giáo viên tham gia đào tạo giáo
viên tiếng dân tộc thiểu số đạt chuẩn trình độ
|
Giáo viên tiếng dân tộc thiểu số
chuẩn trình độ theo quy định
|
Các cơ sở giáo dục đại học
|
Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND
huyện; các đơn vị liên quan
|
2022-2030
|
3
|
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng
dân tộc thiểu số về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá dạy học
tiếng dân tộc thiểu số
|
Giáo viên tiếng dân tộc thiểu số
được bồi dưỡng
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
UBND huyện; các đơn vị liên quan
|
2022-2030
|
4
|
Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
có liên quan về kiến thức dân tộc và quản lý dạy học tiếng dân tộc thiểu số
|
Cán bộ quản lý dạy học tiếng dân
tộc thiểu số được bồi dưỡng
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
UBND huyện; các đơn vị liên quan
|
2022-2030
|
IV
|
Tăng cường cơ sở vật chất, ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số
|
1
|
Nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị
trong các cơ sở giáo dục phổ thông để triển khai dạy học tiếng dân tộc thiểu số
|
Hạ tầng, trang thiết bị: Hệ thống
điện lưới, mạng Internet, tivi, máy chiếu
|
Các địa phương tổ chức dạy học tiếng tộc thiểu số
|
UBND huyện; các đơn vị liên quan
|
2022-2030
|
2
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu về dạy học
tiếng dân tộc thiểu số
|
Cơ sở dữ liệu về trường, lớp, học
sinh, chất lượng dạy học, các hoạt động dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong
trường phổ thông
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
UBND huyện; các đơn vị liên quan
|
2022-2030
|
3
|
Ứng dụng công nghệ thông tin trong
phát triển kho học liệu dạy học tiếng dân tộc thiểu số (thiết bị, học liệu
điện tử).
|
- Tài liệu tham khảo, đọc thêm về
ngôn ngữ, chữ viết, văn hoá, văn học nghệ thuật.
- Hệ thống bài giảng điện tử, phần
mềm, video phục vụ dạy học tiếng dân tộc thiểu số
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
UBND huyện; các đơn vị liên quan
|
2022-2030
|
4
|
Xây dựng phần mềm dạy học tiếng
Êđê và hướng dẫn sử dụng
|
- Phần mềm hỗ trợ
- Các lớp tập huấn
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
UBND huyện; các đơn vị liên quan
|
2022-2030
|
5
|
Phối hợp xây dựng Danh mục thiết
bị dạy học tối thiểu môn tiếng Êđê.
|
Danh mục thiết bị dạy học tối
thiểu môn tiếng Ê đê.
|
Vụ Giáo dục dân tộc, Bộ Giáo dục
và Đào tạo
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
2022-2030
|
V
|
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về
dạy học tiếng dân tộc thiểu số
|
1
|
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung
quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các
cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
|
Đề xuất sửa đổi Nghị định số
82/2010/NĐ-CP
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Sở Nội vụ, phòng Nội vụ các huyện
|
2022
|
VI
|
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về dạy học tiếng dân tộc thiểu số
|
1
|
Xây dựng các chuyên trang, chuyên
mục, tin, bài trên các phương tiện truyền thông nghe nhìn, báo chí của địa
phương về tiếng dân tộc thiểu số và các hoạt động bảo vệ, phát triển ngôn ngữ
dân tộc thiểu số
|
Chương trình phát thanh tuyên
truyền trên đài phát thanh địa phương; Bài viết trên một số báo, tạp chí
chuyên ngành; Các bài viết/phóng sự chuyên đề. (Báo hình, báo giấy, báo điện
tử,..)
|
Sở Giáo
dục và Đào tạo
|
Sở Thông tin và Truyền thông; Đài
phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Đắk Lắk; Cổng Thông tin điện tử; các đơn
vị liên quan
|
2022-2030
|