ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 109/KH-UBND
|
Cà Mau, ngày 09
tháng 05 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT,
TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT THỰC HIỆN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI VÙNG ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2024 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ
MAU
Thực hiện Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 04/4/2024 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên
pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024 - 2030” (Đề án 279), Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 279 trên địa bàn
tỉnh Cà Mau, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải
pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên
pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm đưa công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật (PBGDPL) đi vào nề nếp, thực chất, hiệu quả.
Nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật và năng lực sử
dụng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; góp phần củng
cố niềm tin của đồng bào các DTTS đối với Đảng và Nhà nước, tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 1 (năm 2024, 2025)
- Số lượng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS được đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS phù hợp
với ngôn ngữ tại địa phương tăng thêm ít nhất 20% so với số lượng năm 2023.
- Bổ sung mới ít nhất 10% đội ngũ báo cáo viên pháp
luật, tuyên truyền viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức người DTTS so
với năm 2023; phấn đấu mỗi ấp, khóm (nơi có người đồng bào DTTS), có ít nhất 01
tuyên truyền viên pháp luật là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS (ưu tiên lựa chọn
người có uy tín trong cộng đồng dân cư).
- Bảo đảm 100% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS được cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật;
đảm bảo ít nhất 70% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại địa
bàn vùng đồng bào DTTS được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng
PBGDPL phù hợp với đối tượng, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ, nâng cao năng lực
cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại 03 đơn vị cấp
huyện có xã thuộc vùng DTTS (thành phố Cà Mau, huyện Đầm Dơi, huyện U Minh) và
04 đơn vị cấp xã có nhiều ấp đặc biệt khó khăn vùng DTTS (xã Nguyễn Phích, huyện
U Minh; xã Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Đông, Huyện Trần Văn Thời và xã Nguyễn
Việt Khái, huyện Phú Tân).
b) Giai đoạn 2 (từ năm 2026 đến năm 2030)
- Đến hết năm 2030, số lượng báo cáo viên pháp luật,
tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS được đào tạo, bồi dưỡng tiếng
DTTS phù hợp với ngôn ngữ tại địa phương tăng thêm ít nhất 50% so với giai đoạn
1.
- Kiện toàn, bổ sung đội ngũ báo cáo viên pháp luật,
tuyên truyền viên pháp luật. Bảo đảm tăng thêm ít nhất 25% số lượng cán bộ, công
chức, viên chức là người DTTS tham gia làm báo cáo viên pháp luật so với giai
đoạn 1. Đến hết năm 2030, mỗi ấp, khóm nơi có người đồng bào DTTS có ít nhất 02
tuyên truyền viên pháp luật là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS.
- Bảo đảm 100% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp
luật, kỹ năng PBGDPL phù hợp với đối tượng, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản
lý.
- Thực hiện hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho
đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật bảo đảm bổ sung hỗ
trợ các địa phương có nhiều ấp đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 279
1. Đối tượng
Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên
pháp luật tại vùng đồng bào DTTS; cá nhân được huy động, được mời tham gia thực
hiện PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Phạm vi áp dụng
Trên địa bàn các huyện, thành phố Cà Mau có đơn vị
cấp xã thuộc vùng đồng bào DTTS và đơn vị cấp xã có ấp đặc biệt khó khăn vùng
DTTS theo quy định.
3. Thời gian thực hiện từ năm 2024 đến hết
năm 2030.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nâng cao nhận thức, phát huy
vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
a) Tổ chức quán triệt, truyền thông nhằm thống nhất
nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đội ngũ thực hiện công tác
PBGDPL về vị trí, vai trò của công tác PBGDPL nói chung, báo cáo viên pháp luật,
tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS nói riêng.
- Cơ quan chủ trì: Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh, Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau (Ủy ban
nhân dân cấp huyện).
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh, cấp huyện tăng cường
chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội
ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS.
- Cơ quan chủ trì: Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh, Hội
đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2. Xây dựng và phát triển đội
ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS
bảo đảm về số lượng và hoạt động hiệu quả
a) Tổ chức đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động
của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng
bào DTTS.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Xây dựng, đào tạo bổ sung nguồn cho đội ngũ báo
cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS, ưu tiên
đối tượng người DTTS hoặc người biết tiếng DTTS.
- Ưu tiên lựa chọn, công nhận mới báo cáo viên pháp
luật, tuyên truyền viên pháp luật là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS có đủ năng
lực, trình độ thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
+ Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc, các sở, ban,
ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Tham mưu nghiên cứu, đề xuất cơ chế thu hút, sử dụng
sinh viên, học viên là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS tốt nghiệp các cơ sở đào
tạo luật về công tác tại vùng đồng bào DTTS, tạo nguồn báo cáo viên pháp luật,
tuyên truyền viên pháp luật.
+ Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ.
+ Thời gian thực hiện: Hàng năm.
c) Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm để
tham khảo, trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện công tác PBGDPL tại vùng đồng
bào DTTS cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Tăng cường năng lực của đội
ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật bảo đảm hoạt động thực
chất, có kỹ năng, nghiệp vụ tốt, am hiểu pháp luật
a) Thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương
pháp bồi dưỡng, tập huấn theo hướng nâng cao năng lực thực tiễn, lấy báo cáo
viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật làm trung tâm trong bồi dưỡng, tập
huấn; xây dựng tài liệu bồi dưỡng kỹ năng PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS cho báo
cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc và các sở, ban,
ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ
năng PBGDPL, cung cấp thông tin, tài liệu cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật,
tuyên truyền viên pháp luật. Trong đó, tập trung vào đối tượng là Trưởng ấp,
khóm, các chức sắc, chức việc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư,
hòa giải viên cơ sở để tham gia PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Ban Dân tộc, các sở,
ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên
quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
c) Thực hiện bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nguồn để
tập huấn, hướng dẫn kiến thức pháp luật và kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ báo cáo
viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc, Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban, ngành, tổ chức chính
trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
d) Tổ chức bồi dưỡng tiếng DTTS bằng các ngôn ngữ
phù hợp cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại
vùng đồng bào DTTS.
- Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào
tạo, Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và
các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
đ) Biên soạn, cung cấp tài liệu PBGDPL cho đội ngũ
báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật vùng đồng bào DTTS bằng chữ
phổ thông hoặc song ngữ chữ phổ thông và chữ DTTS để thực hiện PBGDPL cho Nhân
dân bằng hình thức phù hợp.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc, các sở, ban,
ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4. Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên
truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS
a) Xây dựng, vận hành, duy trì Trang thông tin phổ
biến, giáo dục pháp luật tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Trang bị công cụ, phương tiện, thiết bị để tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong công tác
PBGDPL phù hợp với đặc điểm, tính chất đối tượng của Đề án 279; bồi dưỡng kỹ
năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong PBGDPL cho báo cáo viên
pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5. Hỗ trợ địa bàn đặc biệt khó
khăn thuộc vùng đồng bào DTTS thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực cho đội
ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
huyện lựa chọn hỗ trợ.
- Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc, các sở, ban,
ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
6. Tăng cường huy động các nguồn
lực tham gia công tác PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS để hỗ trợ hoạt động của đội
ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
a) Huy động lực lượng Bộ đội Biên phòng, Bộ đội Hải
quân, Cảnh sát biển Việt Nam tham gia PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS; lồng ghép
việc thực hiện nhiệm vụ của Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân
dân tham gia công tác PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở
giai đoạn 2021 - 2027”, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cán bộ,
chiến sĩ Quân đội nhân dân thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan,
đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Huy động lực lượng Công an, tập trung vào lực lượng
công an xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, ... tham gia
PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS; lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ của Đề án
“Nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp
hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2027”,
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân
dân thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS.
- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Ban Dân tộc, các sở,
ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên
quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
c) Huy động và phát huy trách nhiệm xã hội của đội
ngũ luật sư, luật gia, chuyên gia pháp lý và các đối tượng khác là người được mời
tham gia PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS.
- Cơ quan chủ trì: Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia
tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Ban Dân tộc, Ủy ban
nhân dân cấp huyện và các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh
và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
d) Huy động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham
gia, hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên
truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào DTTS.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả
thực hiện Đề án 279
a) Tổ chức sơ kết, tổng kết Đề án bàng các hình thức
phù hợp; chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Đề án nhằm tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Thực hiện khen thưởng và có hình thức động viên,
tôn vinh kịp thời các báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và
các tổ chức, cá nhân tích cực, có nhiều đóng góp trong công tác PBGDPL tại vùng
đồng bào DTTS.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
a) Sở Tư pháp chủ trì, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp
huyện và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ của
Đề án 279 và Kế hoạch này; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án theo
quy định.
b) Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp, Ban Dân tộc
và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối,
bố trí đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện Đề án 279 theo lộ trình được phê duyệt
(bao gồm nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương). Đồng thời, hướng
dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.
c) Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp hướng
dẫn địa phương lồng ghép kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ có chung mục tiêu,
đối tượng, nội dung với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; tham mưu cấp có thẩm
quyền phê duyệt bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án 279 từ nguồn kinh
phí triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2026 - 2030 theo quy định.
Phối hợp tập huấn, nâng cao kỹ năng PBGDPL, tiếng
DTTS; biên dịch các tài liệu bằng chữ DTTS để cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên
pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
d) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn
vị có liên quan đề xuất chính sách phù hợp để thu hút, tuyển dụng, sử dụng sinh
viên, học viên là người DTTS hoặc biết tiếng DTTS tốt nghiệp các cơ sở đào tạo
luật về công tác tại vùng đồng bào DTTS; phối hợp thực hiện Đề án 279 theo chức
năng, nhiệm vụ được giao.
đ) Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tập huấn, cung cấp tài liệu cho đội
ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật của ngành quản lý, nhất
là lực lượng chiến sĩ, Bộ đội Biên phòng đóng quân tại vùng đồng bào DTTS.
e) Công an tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tập
huấn, cung cấp tài liệu cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên
pháp luật của ngành quản lý, phát huy vai trò chủ động của công an cơ sở, lực
lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tham gia PBGDPL tại vùng đồng
bào DTTS.
g) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh,
Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện
Đề án 279 và Kế hoạch này; khuyến khích, huy động các thành viên, hội viên tham
gia PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS; hướng dẫn, chỉ đạo các hội viên tích cực
trau dồi kiến thức pháp luật và kỹ năng PBGDPL để tham gia làm tuyên truyền
viên pháp luật tại địa bàn cơ sở vùng đồng bào DTTS.
h) Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban,
ngành tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Đề
án 279 và Kế hoạch này đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Bố trí kinh phí và tổ chức
sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án, gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo theo
quy định.
i) Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch thực
hiện Đề án 279 và Kế hoạch này đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp hàng năm
và từng giai đoạn. Bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao tại cơ quan,
đơn vị, địa phương; tổ chức lồng ghép với các chương trình, đề án có liên quan
do địa phương đang triển khai thực hiện, bảo đảm thiết thực, chất lượng và hiệu
quả. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của
công tác PBGDPL nói chung, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
tại vùng đồng bào DTTS nói riêng.
2. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ
nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025 (Nội dung số 2 Tiểu dự án 1 Dự án 10 Quyết
định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025).
- Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí
lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn
hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện, phát sinh khó khăn, vướng
mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh
(qua Sở Tư pháp) để xem xét, hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Cục PBGDPL, BTP;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- BTT UBMTTQVN tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Đoàn Luật sư tỉnh;
- Hội Luật gia tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố Cà Mau;
- Cổng Thông tin điện tử;
- NC (MĐ21);
- Lưu: VT, Ktr67/5.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Sử
|