BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG
BAN TUYÊN GIÁO
--------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số: 43-HD/BTGTW
|
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2017
|
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN ĐỀ “VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ CHÍNH
SÁCH TÔN GIÁO”
(dùng bồi dưỡng cho cán bộ, đảng
viên)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giúp người học nâng cao nhận thức về
vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay với những
nội dung cơ bản và chung nhất.
- Hiểu rõ và hoàn thành tốt nhiệm vụ của
tổ chức cơ sở đảng, của từng cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách
tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện
công cuộc đổi mới; thực hiện đoàn kết tôn giáo, hòa hợp
dân tộc; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
- Cấp ủy cơ sở, cán bộ Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể chính trị-xã hội ở cơ sở.
- Cán bộ, đảng viên ở cơ sở.
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng
trong nhân dân.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG
TRÌNH
Chương trình gồm 04 chuyên đề:
1. Tôn giáo trong đời sống xã hội.
2. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt Nam.
3. Chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nước ta.
4. Đảng viên với tín ngưỡng, tôn
giáo.
Chương trình bồi dưỡng chuyên đề này
được biên soạn và phát hành năm 2017 theo hướng thiết thực, bám sát theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội XII và các nghị quyết Hội nghị Trung ương về vấn đề tôn
giáo.
Ngoài 04 chuyên đề quy định thống nhất
chung, tùy theo từng đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở, có
thể lựa chọn báo cáo thêm một số vấn đề như: tình hình, nhiệm vụ của địa
phương; kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo của các
đơn vị làm tốt; kỹ năng phát hiện và xử lý điểm nóng về tôn giáo; thông báo thời
sự, chính sách mới; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực lợi dụng vấn đề “dân tộc”,
“tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá cách mạng nước ta.
Cần tổ chức cho người học đi tham
quan thực tế với nội dung phù hợp.
IV. TỔ CHỨC LỚP HỌC
- Căn cứ đối tượng bồi dưỡng (nêu ở
phần II) các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện xây dựng kế hoạch, thông
qua cấp ủy và tổ chức các lớp học theo sự chỉ đạo của cấp ủy.
- Trong thực hiện chương trình, ngoài
việc giới thiệu nội dung các chuyên đề, chú ý bố trí thời gian cần thiết để người
học trao đổi, thảo luận, hiểu rõ, nắm vững những nội dung đã tiếp thu, liên hệ
với bản thân.
V. THỜI GIAN LỚP HỌC:
03 ngày
- Giới thiệu 04 chuyên đề (mỗi
chuyên đề 1 buổi):
|
02 ngày
|
- Trao đổi, thảo luận, viết thu hoạch:
|
0,5 ngày
|
- Tham quan, đi thực tế:
|
0,5 ngày.
|
VI. CHỈ ĐẠO MỞ LỚP
Chương trình bồi dưỡng chuyên đề “Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo”
được thực hiện thống nhất trong cả nước.
Ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy,
đảng ủy trực thuộc Trung ương có hướng dẫn thực hiện thích hợp sát với tình
hình địa phương, ngành; tổ chức tập huấn giảng viên nắm vững nội dung, phương
pháp giảng dạy các chuyên đề trong chương trình theo Hướng dẫn của Ban Tuyên
giáo Trung ương.
Việc mở lớp do cấp ủy quận, huyện và
tương đương trực tiếp chỉ đạo. Ban tuyên giáo và trung tâm bồi dưỡng chính trị
cấp huyện có trách nhiệm tham mưu về nội dung, đề xuất danh sách giảng viên để
cấp ủy quyết định. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện triển khai thực hiện
chương trình, kế hoạch mở lớp.
Sau mỗi lớp học, trung tâm cùng với
ban tuyên giáo, ban tổ chức, văn phòng cấp ủy đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm,
báo cáo cấp ủy huyện, quận và ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy; tiếp tục theo
dõi học viên vận dụng, phát huy kết quả học tập trong hoạt động thực tiễn.
Chương trình và tài liệu biên soạn mới
này thay cho chương trình và tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành năm
2008.
Việc cấp giấy chứng nhận cho học viên
theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện chương
trình, nếu có những điểm cần điều chỉnh,
bổ sung, Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập
hợp, báo cáo Ban Tuyên giáo Trung ương./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Ban (để b/c);
- Ban Tuyên giáo tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc TW;
- Trung tâm bồi dưỡng chính trị Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và Đảng ủy khối doanh
nghiệp TW;
- Các vụ, đơn vị trong Ban;
- Vụ LLCT (08 bản);
- Lưu HC.
|
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Phạm Văn Linh
|
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
CHUYÊN ĐỀ “VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO”1
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 43-HD/BTGTW
ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Ban Tuyên giáo Trung ương)
Chuyên đề 1
TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. TÔN GIÁO VÀ TÍNH
CHẤT CHUNG CỦA TÔN GIÁO
Đây là nội dung cơ sở của cả chương
trình. Vì vậy, trong phần này, giảng viên cần phân tích làm rõ được các nội dung
sau:
1. Bản chất, nguồn gốc tôn giáo và
các hình thức tôn giáo trong lịch sử
a. Bản chất tôn giáo
Trong phần này, giảng viên cần phân
tích, làm rõ được khái niệm, bản chất, hình thức biểu hiện của tôn giáo.
Tôn giáo
là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều vị thần linh và
những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
Về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội.
Về mặt hình thức biểu hiện, mỗi tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm tín
ngưỡng (giáo lý), các quy định về kiêng cữ, cấm kỵ (giáo luật), các hình thức về
thờ cúng, lễ bái (giáo lễ) và những cơ sở vật chất để thực
hiện các nghi lễ tôn giáo (giáo đường - cơ sở thờ tự).
b. Nguồn gốc tôn giáo
Trong phần này, giảng viên cần phân
tích, làm rõ được 03 nguồn gốc ra đời và tồn tại của tôn giáo:
- Nguồn gốc nhận thức
- Nguồn gốc kinh tế - xã hội
- Nguồn gốc tâm lý
c. Các hình thức tôn giáo trong
lịch sử
Trong phần này, giảng viên cần phân
tích, làm rõ được:
- Tôn giáo trong xã hội chưa có
giai cấp. Hình thức nguyên thủy của tôn giáo phổ biến
là: Tô-tem giáo; Ma thuật giáo; Bái vật
giáo; Vật linh giáo
- Tôn giáo trong xã hội có giai cấp. Tôn giáo trong xã
hội có giai cấp thường gắn với chính trị, xuất hiện tôn giáo thế giới và tôn
giáo dân tộc.
2. Tính chất chung của tôn giáo
a. Tính chất lịch sử
+ Con người sáng tạo ra tôn giáo. Tôn
giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới một mức
độ nhất định. Mặc dù tôn giáo còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù
lịch sử.
+ Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử.
Trong từng thời kỳ của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu
chính trị và xã hội của thời đại đó.
+ Đến một giai
đoạn lịch sử, khi những nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo bị loại bỏ, khoa học và
giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất của các
hiện tượng tự nhiên và xã hội, tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời
sống xã hội và trong nhận thức, niềm tin của mồi người.
b. Tính chất quần chúng
- Tính chất quần chúng của tôn giáo
thể hiện ở tín đồ các tôn giáo thuộc tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội,
chiếm tỷ lệ cao trong dân số thế giới. Nếu chỉ tính các tôn giáo lớn, đã có tới
từ 1/3 đến một nửa dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
- Tính chất quần chúng của tôn giáo
xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một mặt, cho đến nay sự phát triển của khoa học,
sản xuất và xã hội chưa loại bỏ được những nguồn gốc nảy sinh tôn giáo. Mặt
khác, tôn giáo cũng đang đáp ứng phần nào nhu cầu tinh thần của quần chúng, phản
ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng...
c. Tính chất chính trị
- Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất
hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác nhau về lợi ích và các giai cấp
bóc lột thống trị lợi dụng tôn giáo phục vụ lợi ích của mình.
- Trong xã hội xã hội chủ nghĩa tôn
giáo hoàn toàn tách rời với chính trị. Nhà nước thực hiện quyền tự do tín ngưỡng,
bao gồm quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào; sinh hoạt tôn giáo mang
tính chất tôn giáo thuần túy, không gắn với chính trị. Chính sách tôn giáo của
nhà nước xã hội chủ nghĩa đã loại bỏ hoàn toàn tính chất chính trị của tôn
giáo.
d. Tính chất đối lập với khoa học
- Tôn giáo phản ánh hư ảo thế giới hiện
thực vào đầu óc con người, giải thích một cách duy tâm, thần bí những thực tại
xã hội mà con người đang gặp phải. Vì vậy, tôn giáo mang
tính chất duy tâm, đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng khoa học.
- Trong thời đại cách mạng công nghệ
phát triển nhanh chóng hiện nay, tôn giáo có sử dụng những thành tựu của khoa học
để phát triển tôn giáo, đồng thời vẫn tìm cách giải thích sai lệch những tiến bộ
khoa học, kỹ thuật, gieo vào đầu óc con người những định mệnh
không thể cưỡng lại...
3. Chức năng của tôn giáo
Đây là một trong những nội dung trọng
tâm của phần I. Trong phần này, giảng viên cần đi sâu phân
tích làm rõ được các chức năng của tôn giáo.
a. Chức năng thế giới quan
Mỗi tôn giáo, để trở thành một tôn giáo đích thực đều phải giải đáp câu hỏi: Thế giới này (kể
cả tự nhiên và xã hội) là gì? Do đâu mà có? Vận hành theo những quy luật nào? Đằng
sau cái thế giới hữu hình này là gì? Có thể nhận thức được không? V.v...Dù phản ánh hư ảo thế giới khách quan, nhưng tôn giáo luôn có kỳ vọng
đáp ứng nhu cầu của con người về nhận thức thế giới: tự nhiên, xã hội và chính
con người.
b. Chức năng đền bù hư ảo
Con người trong thế giới đời thường
luôn bị sức ép của những sức mạnh tự nhiên cũng như xã hội (sự bóc lột giai cấp)
không tìm được lời giải đáp chính xác về nguyên nhân của những bất bình đẳng xã
hội và biện pháp khắc phục nó, cũng như bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp,
phải sống trong nỗi lo sự khốn cùng, bất hạnh, trong khi chưa được soi sáng bởi
một chân lý - chân lý cách mạng - có thể tìm thấy trong tôn giáo những giải đáp
làm nguôi ngoai đi những khổ đau và ấp ủ một hi vọng hư ảo. Sự đền bù hư ảo của
tôn giáo, nhưng lại có tác dụng hiện thực, bởi nhờ có nó mà con người trong những
lúc khổ đau tuyệt vọng nhất vẫn được an ủi và vẫn nuôi hy vọng vượt qua, hạn chế
được những hành vi vô nghĩa hoặc tai hại cho đồng loại.
c. Chức năng điều chỉnh
Tôn giáo đã tạo nên hệ thống những
chuẩn mực giá trị đạo đức. Qua những điều cấm kỵ, răn dạy đã điều chỉnh hành vi
của mỗi tín đồ trong đời sống cộng đồng.
d. Chức năng liên kết
Tôn giáo có khả năng liên kết những
con người cùng tín ngưỡng. Họ có chung một niềm tin, cùng bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo luật, cùng thực hiện một số nghi thức tôn giáo và những
điểm tương đồng khác. Sự liên kết giữa các cộng đồng cùng tôn giáo rất chặt chẽ
và lâu bền. Tuy nhiên, bên cạnh chức năng liên kết, tôn giáo cũng có khả năng bị
phân ly vì sự khác biệt tín ngưỡng.
4. Phân biệt giữa tôn giáo và tín
ngưỡng
Đây là nội dung trọng tâm của phần I và cũng là một trong những nội dung trọng tâm
của bài.
Tín ngưỡng “là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn
liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần
cho cá nhân và cộng đồng”2.
Tôn giáo
“là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm
đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”3.
Theo quan điểm truyền thống, người ta
có ý thức phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng ở trình độ
phát triển thấp hơn so với tôn giáo.
Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
thể hiện ở một số điểm như:
+ Tôn giáo có hệ thống giáo lý,
kinh điển... được truyền thụ qua giảng dạy và học tập ở
các tu viện, thánh đường, học viện... có hệ thống thần điện, có tổ chức giáo hội,
hội đoàn chặt chẽ, có nơi thờ cúng riêng như nhà thờ, chùa, thánh đường...,
nghi lễ thờ cúng chặt chẽ, có sự tách biệt giữa thế giới thần linh và con người.
+ Tín ngưỡng thì chưa có hệ thống
giáo lý mà chỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền
thuyết... Tín ngưỡng mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân
gian. Trong tín ngưỡng có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, nơi
thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, chưa thành quy ước chặt chẽ...
Hoạt động tín ngưỡng: “là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm
và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian
tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội ”4.
Hoạt động tôn giáo “là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức
của tôn giáo”5.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRÊN
THẾ GIỚI HIỆN NAY
Trong phần này, giảng viên cần nêu,
làm rõ những nội dung sau:
1. Xu hướng phục hồi và phát triển
của tôn giáo cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI
a. Sự phục hồi của tôn giáo
trong những năm gần đây
Kể từ khi xuất hiện, tôn giáo luôn biến
động, phản ánh sự thay đổi của lịch sử hiện thực. Hiện nay, ở hầu hết các châu
lục, tôn giáo đang hồi sinh và phát triển mạnh mẽ dù cho nó có sự biến đổi sâu
sắc về nhiều mặt. Người ta nói nhiều đến Hồi giáo (Ix-lam) với trên 1,3 tỷ tín
đồ đang được củng cố ở Trung Đông, Bắc Phi, Tây Á, được phục hưng ở Trung Á,
Đông Nam Á..., Thiên chúa giáo chính thống được khôi phục và phát triển mạnh ở
Trung - Đông Âu, Tin lành đang phát triển mạnh Bắc Mỹ, Úc Châu, Nam Á...
b. Nguyên nhân của sự phục hồi
tôn giáo
Thứ nhất, những mâu thuẫn kinh tế, chính trị gay gắt, đẩy người ta đến với tôn giáo
Thứ hai, trật tự thế giới đang có
sự xáo trộn khó định trước
Thứ ba, khủng hoảng niềm tin về mô
hình xã hội tương lai
Thứ tư, những hậu quả tiêu cực của sự phát triển khoa học- kỹ thuật và công nghệ mới
Thứ năm, sự lợi dụng tôn giáo của chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng đen tối trên thế giới.
2. Những xu hướng biến đổi của tôn
giáo
a. Xu hướng đa dạng hóa tôn
giáo, phong trào tôn giáo mới và sự liên kết tôn giáo
b. Xu hướng thế tục hóa của tôn
giáo
c. Xu hướng dân tộc hóa
III. VAI TRÒ CỦA
TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Đây là một trong những phần trọng tâm
của bài. Trong phần này, giảng viên cần làm rõ những nội
dung sau:
1. Những tác động của tôn giáo
trong đời sống xã hội
- Tôn giáo có vai trò trong việc liên
kết, tập hợp cộng đồng.
- Tôn giáo đã đóng góp khá lớn đối với
các di sản văn hóa của nhân loại và góp phần chuyển tải các giá trị văn hóa,
văn minh trong quá trình giao lưu với nhau trên thế giới.
- Vào buổi bình minh của lịch sử, tôn
giáo hình thành như là một nhu cầu khách quan của con người, đáp ứng được những
nhu cầu đó và bù đắp (hư ảo) những bất lực hiện thực của họ.
- Trong xã hội có giai cấp trước đây,
các giai cấp bóc lột thống trị thường tìm cách lợi dụng các tôn giáo để thực hiện
lợi ích của mình.
Nói chung, nếu gác sự lợi dụng tôn
giáo của các thế lực chính trị sang một bên, tôn giáo có tác động hai mặt đối với
xã hội.
- Một mặt tôn giáo phản ánh khát vọng
của con người, sự trăn trở của họ về một xã hội tốt đẹp hơn. Mặt khác, tôn giáo
là sự kìm hãm quá trình hiện thực hóa khát vọng đó bởi nó phản ánh hiện thực một
cách hoang đường, hư ảo.
- Một mặt tôn giáo làm tăng sự liên kết
xã hội. Mặt khác tôn giáo cũng là nguyên nhân của sự rạn nứt các quan hệ xã hội
do sự sùng tín hay tính cục bộ cố hữu của nó.
1
Địa chỉ giao dịch, liên hệ:
Trung tâm Phát hành - Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Sự thật
06/86 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: 024.38221581 - 024.38221591 -04.39422008;
Hotline: 097 332 8914 (Lê Thị Diễm) .Fax: 024.39410661
Email: phongkinhdoanhttph@gmail.com ;
2
Luật tín ngưỡng, tôn giáo