BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG
BAN TUYÊN GIÁO
--------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số:
102-HD/BTGTW
|
Hà Nội, ngày
30 tháng 9 năm 2019
|
HƯỚNG DẪN
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 20-CT/TW, NGÀY 18-01-2018 CỦA
BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG “VỀ TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN
CỨU, BIÊN SOẠN, TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐẢNG”
Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng
nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng (sau đây gọi tắt là
Chỉ thị số 20-CT/TW), căn cứ Quyết định số 144-QĐ/TW, ngày 08/8/2018 của Ban Bí
thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung
ương, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 20-
CT/TW cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Định hướng giúp các cấp uỷ, tổ chức đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong chỉ đạo
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối
với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam.
- Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng
công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ trong công tác lịch sử Đảng, góp phần tổng kết thực tiễn
công tác tư tưởng, lý luận và xây dựng Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt
ra; củng cố niềm tin của các cán bộ, giảng viên và nhân dân vào con đường cách
mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, tin tưởng sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng.
2.
Yêu cầu
-
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo trong Chỉ thị số
20-CT/TW. Việc triển khai các nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị số 20-CT/TW phải phát
huy được năng lực tổ chức, quản lý, nghiên cứu của từng tập thể, cá nhân một
cách khoa học, sáng tạo, thiết thực; góp phần làm sáng tỏ các vấn đề khoa học lịch
sử Đảng, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong tuyên truyền, giáo dục truyền thống dân
tộc, truyền thống cách mạng của Đảng.
-
Việc triển khai Chỉ thị số 20-CT/TW phải phù hợp đặc điểm tình hình, nhiệm vụ
chính trị và hoạt động thực tiễn của các cấp ủy, tổ chức đảng các địa phương,
cơ quan, đơn vị, đáp ứng yêu cầu đặt ra.
-
Việc triển khai Chỉ thị số 20-CT/TW phải thực chất, hiệu quả, tránh hình thức
và phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy và các cơ quan, tổ chức
có trách nhiệm.
-
Quan tâm đổi mới nội dung, phương thức học tập, quán triệt, triển khai Chỉ thị
số 20-CT/TW. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, toàn diện, có
trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo sơ kết, tổng
kết đánh giá kết quả thực hiện.
-
Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị đôn đốc, chỉ đạo sát sao việc rà
soát, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, tạo
chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn,
tuyên truyền và giáo dục lịch sử Đảng.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch
sử toàn Đảng, lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử các ban ngành, đoàn thể
-
Nâng cao nhận thức trong toàn Đảng và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng
của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, đặc biệt là đối với công tác
xây dựng Đảng trong tình hình mới; Coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm, thường xuyên trong công tác chính trị - tư tưởng của các cấp uỷ đảng và
các tổ chức đảng.
-
Cấp ủy các cấp chỉ đạo tăng cường công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử toàn Đảng,
lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử các ban ngành, đoàn thể, nghiên cứu ban
hành các quy định, kế hoạch về công tác này.
-
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, tính khách quan, khoa học của
các công trình lịch sử Đảng ở các cấp, lịch sử các sở, ban, ngành, đoàn thể
chính trị xã hội của tỉnh, thành phố.
-
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, biên soạn biên niên lịch sử Đảng, biên niên lịch sử Đảng
bộ địa phương các tỉnh, thành phố; nghiên cứu, biên soạn biên niên văn kiện Đảng;
và biên niên các sự kiện lịch sử quan hệ quốc tế của Đảng.
-
Tiếp tục sưu tầm, khai thác các nguồn tư liệu ở trong và ngoài nước, đặc biệt
là tư liệu phỏng vấn các nhân chứng lịch sử, tư liệu thời kỳ vận động thành lập
Đảng, tư liệu những năm Đảng hoạt động bí mật ở nước ngoài và các tư liệu khác
về đối ngoại của Đảng nhằm bổ sung, làm phong phú cơ sở học liệu trong tìm hiểu,
nghiên cứu lịch sử Đảng.
-
Đổi mới phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng trên cơ sở nền tảng
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, áp dụng các
phương pháp nghiên cứu hiện đại.
- Trong
quá trình triển khai thực hiện nội dung này, các cấp ủy bám sát quy
trình, quy định về việc nghiên cứu, biên soạn, thẩm định lịch sử Đảng, lịch sử
đảng bộ các cấp, lịch sử các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội; Kế hoạch
số 331/KH-HVCTQG, ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh về triển khai Chỉ thị số 20-CT/TW.
2. Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch
sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương trong toàn Đảng, toàn xã hội với những hình
thức phong phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng
2.1. Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền lịch sử Đảng
-
Tuyên truyền tư tưởng chính trị, lý tưởng cách mạng của Đảng; vị trí, vai trò,
ý nghĩa của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân
tộc cũng như tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu, giáo dục kiến thức lịch
sử Đảng.
-
Cấp uỷ các cấp chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền lịch sử Đảng, lịch sử đảng
bộ địa phương. Ban tuyên giáo các cấp tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng kế
hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng
nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa
phương. Đồng thời, tham mưu, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền về các sự kiện lịch sử
quan trọng trong năm của đất nước, lịch sử truyền thống cách mạng của địa
phương thông qua các hoạt động phù hợp như: tổ chức lễ kỷ niệm, các đợt sinh hoạt
chính trị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu gặp gỡ điển hình, xây dựng phim tài liệu,
tổ chức triển lãm, phát động cuộc thi sáng tác, tìm hiểu lịch sử Đảng và lịch sử
đảng bộ địa phương... Tùy theo tính chất quan trọng của các sự kiện lịch sử để
xây dựng kế hoạch tuyên truyền tổ chức các hoạt động kỷ niệm phù hợp.
-
Đưa nội dung tuyên truyền lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương vào sinh hoạt
chi bộ dưới nhiều hình thức: lồng ghép nội dung sinh hoạt định kỳ (phổ biến,
quán triệt các chỉ thị, hướng dẫn); sinh hoạt theo chuyên đề (tuyên truyền ý
nghĩa các sự kiện lớn của đất nước, của Đảng, địa phương; viết bài nghiên cứu,
thu hoạch theo chủ đề sinh hoạt chi bộ hoặc theo cuộc thi được cấp ủy cấp trên
phát động). Coi đó là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng, cần
thiết trong sinh hoạt chi bộ.
-
Tăng cường thông tin, tuyên truyền trên báo chí từ Trung ương tới địa phương. Tận
dụng các loại hình truyền thông mới, sử dụng hiệu quả Internet và mạng
xã hội. Nội dung thông tin, tuyên truyền tập trung vào ý nghĩa, vai trò, tầm
quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng,
lịch sử truyền thống cách mạng địa phương, nhằm phát huy truyền thống, lịch sử
vẻ vang của Đảng, của dân tộc, là cội nguồn sức mạnh, là động lực tinh thần to
lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-
Đẩy mạnh công tác thông tin và hợp tác quốc tế nhằm tuyên truyền, giới thiệu với
bạn bè quốc tế về đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng cũng như lịch sử vẻ
vang của Đảng và dân tộc. Từ đó, tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc,
tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa nước ta và các nước
trên thế giới. Chủ động, tích cực phòng ngừa, đấu tranh phê phán, phản bác các
thông tin sai lệch, các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc lịch sử Đảng ta.
-
Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong tầng lớp thanh thiếu
nhi với nhiều phương pháp, cách thức đa dạng, phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
như: tổ chức diễn đàn, hội thảo, câu lạc bộ, các hội thi, cuộc thi trắc nghiệm,
thi tự luận, thi tìm hiểu trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội; xây dựng
phần mềm ứng dụng tuyên truyền trên mạng Intemet, mạng xã hội, các thiết bị di
động thông minh nhằm kết nối, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng
của Đảng, của dân tộc, của các địa phương, truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
đối với thế hệ trẻ.
-
Đồng thời với việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền,
giáo dục lịch sử Đảng, các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tố quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội cần đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo và
phát huy đối với các di tích cách mạng, kháng chiến.
2.2. Tăng cường, đẩy mạnh công tác giáo dục lịch sử Đảng
-
Giáo dục truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; truyền thống
đấu tranh cách mạng từ khi Đảng ra đời, các chặng đường phát triển và thành tựu
của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo. Từ đó, khẳng định đường lối cách mạng
đúng đắn của Đảng; khẳng định sự kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
quốc gia dân tộc.
-
Cấp ủy đảng các cấp có chức năng, nhiệm vụ liên quan thực hiện nâng cao chất lượng
công tác giáo dục, nghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lý luận chính trị của hệ thống
các trường chính trị của Đảng.
-
Nghiên cứu xây dựng, biên soạn chương trình, đưa nội dung lịch sử đảng bộ địa
phương vào giảng dạy trong chương trình đào tạo trung cấp chính trị tại các trường
chính trị cấp tỉnh, thành; chương trình đào tạo sơ cấp chính trị và chương
trình bồi dưỡng chuyên đề cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở tại các trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp quận, huyện, nhằm phát huy tác dụng của các công trình
nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương; góp phần củng cố
niềm tin cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
-
Triển khai thực hiện giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nan trong hệ thống
giáo dục đại học đối với cả hai hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị; giảng
dạy nội dung lịch sử Đảng nói riêng, bộ môn Giáo dục chính trị nói chung trong
các trường cao đẳng, trung cấp nghề từ năm học 2019 - 2020 theo Kết luận số
94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi
mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân; lồng ghép
nội dung lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương trong chương trình giảng dạy
bộ môn lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, giáo dục công dân ở bậc giáo dục phổ
thông, giáo dục tiểu học.
-
Chú trọng giáo dục những thành tựu, kinh nghiệm, bài học, những vấn đề mang
tính quy luật, lý luận của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo, giáo dục truyền
thống vẻ vang của Đảng; bồi đắp tinh thần yêu nước, lý tưởng cộng sản trong Đảng
và toàn xã hội.
-
Nghiên cứu đổi mới phương pháp giáo dục lịch sử Đảng, áp dụng nhiều hình thức
giáo dục đa dạng, phù hợp với từng đối tượng trên cơ sở tổ chức tối ưu quá
trình dạy học, trong đó có sự kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống
và phương pháp dạy học hiện đại (chú trọng ứng dụng các thành tựu công nghệ
thông tin, truyền thông trong giảng dạy), sử dụng các hình thức tổ chức lớp học
(tại thực địa, bảo tàng, các hoạt động về nguồn)… Qua đó, phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng được phương pháp tự học,
tự rèn luyện, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời tác động đến
nhận thức, tình cảm, niềm hứng thú, say mê trong học tập và nghiên cứu lịch sử
Đảng của người học. Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức hội thi giảng viên lịch sử
Đảng giỏi, tạo sân chơi bổ ích để các giảng viên chuyên ngành này có cơ hội
trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, trao đổi kinh nghiệm bản thân, nâng cao
công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử đảng
-
Quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng.
Chú ý bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp, đúng chuyên ngành, có bản lĩnh chính trị
và tinh thần trách nhiệm cao. Tạo điều kiện mọi mặt để cán bộ được học tập, rèn
luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị.
-
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chuyên ngành Lịch sử Đảng trong hệ thống
các trường chính trị, hệ thống giáo dục quốc dân và các trường của các ngành,
đoàn thể. Có chính sách thu hút sinh viên giỏi theo học ngành này.
-
Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng có kiến thức chuyên sâu, có
phương pháp nghiên cứu, có kỹ năng tuyên truyền và giáo dục. Củng cố, phát triển
các hội Khoa học lịch sử tại các tỉnh, thành, địa phương; có cơ chế đãi ngộ phù
hợp với các chuyên gia, cộng tác viên.
-
Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong công tác lịch sử Đảng.
4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật và kinh phí
-
Các cấp ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác lịch sử Đảng.
Xây dựng kế hoạch để bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước hàng năm và
dài hạn, đảm bảo cho công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch
sử Đảng và công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích cách mạng kháng chiến, các
điều kiện làm việc, cơ sở vật chất cho cán bộ làm công tác lịch sử Đảng.
Tổ
chức, sắp xếp công tác lưu trữ, bảo quản tư liệu lịch sử Đảng một cách khoa học,
tiến tới áp dụng mô hình quản lý số hóa toàn bộ hệ thống tư liệu lưu trữ, đáp ứng
các điều kiện tốt nhất phục vụ công tác tra cứu, nghiên cứu, biên soạn và tuyên
truyền, giáo dục lịch sử Đảng.
-
Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy căn cứ nội dung công việc, tham mưu về nguồn
kinh phí, cân đối ngân sách phù hợp cho các hoạt động triển khai nghiên cứu,
biên soạn và tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng.
*
**
Ban
Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ
quan liên quan chỉ đạo, định hướng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền,
giáo dục lịch sử Đảng; xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc
triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW trong toàn quốc.
Căn
cứ nội dung Chỉ thị số 20-CT/TW, và Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương,
các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực
thuộc Trung ương tổ chức triển khai nhiệm vụ đạt hiệu quả. Hằng năm, báo cáo về
việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW trong báo cáo tổng kết công tác tuyên giáo.
|
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Bùi Trường Giang
|