Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3643/ĐA-BQP Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Phùng Quang Thanh
Ngày ban hành: 28/06/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3643/ĐA-BQP

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2010

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM CÁN BỘ QUÂN SỰ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ CẤP XÃ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ

Chương I

SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết của đề án

1. Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-TW Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; Quyết định số 85/2002/QĐ-TTg ngày 28/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-TW; Chỉ thị số 34/CT-BQP ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Trong những năm qua Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo, hướng dẫn các quân khu, địa phương trên cả nước tuyển chọn, cử đi đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã trên 14 nghìn đông chí, đến nay đã tốt nghiệp được trên 10 nghìn đồng chí cán bộ quân sự cấp xã; các đồng chí được đào tạo sau khi ra trường trở về địa phương công tác đã có sự trưởng thành nhiều mặt về bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, ph­ương pháp, tác phong công tác quân sự cơ sở; thể hiện rõ chất lượng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức triển khai thực hiện công tác quốc phòng, quân sự, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương; quá trình công tác nhiều đồng chí đã trưởng thành, đảm nhiệm các chức vụ cao hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ quân sự cấp xã nói riêng, cần phải được đào tạo trình độ chuyên môn cao hơn mới đủ khả năng hoàn thành chức trách nhiệm vụ.

2. Ngày 23 tháng 11 năm 2009, Quốc hội khoá XII ban hành Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12; khoản 1, Điều 32 của Luật nêu rõ Chỉ huy trưởng và Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, được đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên. Để công tác đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã đạt yêu cầu của Luật và có kế hoạch, lộ trình cụ thể, đáp ứng được tiêu chí cán bộ công chức cơ sở; bảo đảm khi cán bộ có nhu cầu đào tạo trình độ cao hơn và có tính liên thông, liên tục với Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp, ngành quân sự cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008.

3. Để có cơ sở thực tiễn xây dựng chương trình giáo dục cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở thể hiện mục tiêu giáo dục cao đẳng, đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục cao đẳng, đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học, cao đẳng; bảo đảm yêu cầu liên thông với chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở.

4. Để có cơ sở thực tiễn rút kinh nghiệm, từ đó nhân rộng quy mô đào tạo Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành quân sự cơ sở, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, có khả năng phát triển lên các cương vị cao hơn của cấp ủy và chính quyền ở địa phương;

5. Trước sự phát triển của kinh tế xã hội đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc đào tạo cán bộ chính quyền cơ sở nói chung và cán bộ quân sự cơ sở nói riêng có trình độ cao đẳng, đại học là cần thiết. Hiện nay, tất cả các ngành chuyên môn đều đã có chương trình đào tạo trình độ đại học, riêng ngành quân sự cơ sở chưa có chương trình này. Vì vậy, việc Bộ Quốc phòng tổ chức đào tạo thí điểm cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã, là rất cần thiết và kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý quốc phòng của chính quyền cơ sở.

II. Mục đích của Đề án

Tổ chức thí điểm tr­ước một b­ước đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở (sau đây gọi chung là đào tạo thí điểm) với các hình thức đào tạo chính quy, tập trung, nhằm rút kinh nghiệm thực hiện để hoàn thiện, bổ sung, hoàn chỉnh chương trình, giáo trình, tài liệu, quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, các mặt bảo đảm của cơ sở đào tạo, làm cơ sở tổ chức đạo tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở trên phạm vi toàn quốc.

III. Yêu cầu của Đề án

- Thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ, Luật Giáo dục và Luật Cán bộ, công chức và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;

- Trên cơ sở kết quả đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, để xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở phù hợp với đặc điểm đào tạo cán bộ quân sự cấp xã;

- Định h­ướng xây dựng nội dung chương trình, biên soạn giáo trình, quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo, nhiệm vụ và trách nhiệm các cấp, các ngành các địa phương, đơn vị tổ chức đào tạo thí điểm.

Chương II

CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết số 17/NQ-TW của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”;

- Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới;

- Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05 tháng 10 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI); Kết luận số 41-KL/TW, ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Dân quân tự vệ và lực lượng Dự bị động viên trong tình hình mới;

- Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành một số điều Luật Dân quân tự vệ;

- Quyết định số 85/2002/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ­­ương Đảng (khoá IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lư­­ợng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn;

- Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định h­­ướng quy hoạch đào tạo, bồi d­­ưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010;

- Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ t­ướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch thi hành Luật Dân quân tự vệ.

II. Thực trạng

1. Thực trạng cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự xã (phân tích chất lượng có phụ lục kèm theo):

TT

Đơn vị

Chỉ huy trưởng

Chỉ huy phó

Hiện có

Đã đào tạo chương trình trung cấp

Chưa được đào tạo

Hiện có

Đã đào tạo chương trình trung cấp

Chưa được đào tạo

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

1

Quân khu 1

1.080

925

85,6

155

14,4

1.080

191

17,7

889

82,3

2

Quân khu 2

1.502

918

61,1

584

38,9

1.502

404

26,9

1.098

73,1

3

Quân khu 3

1.821

1.220

67,0

601

33,0

1.806

685

37,9

1.121

62,1

4

Quân khu 4

1.823

1.406

77,1

417

22,9

1.827

582

31,9

1.245

68,1

5

Quân khu 5

1.512

875

57,9

637

42,1

1.632

686

42,0

946

58,0

6

Quân khu 7

1.327

749

56,4

578

43,6

1.745

747

42,8

998

57,2

7

Quân khu 9

1.413

793

56,1

620

43,9

1.414

849

60,0

565

40,0

8

BTL TĐHN

571

0

0,0

571

100,0

569

150

26,4

419

73,6

 

Tổng cộng

11.049

6.886

62,3

4.163

37,7

11.575

4.294

37,1

7.281

62,9

2. Thực trạng các cơ sở đào tạo

a) Các Trường quân sự quân khu hiện nay được tổ chức biên chế gần 450 đồng chí cán bộ, giáo viên, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên, trong đó giáo viên trên 80 đồng chí. Lưu lượng các đối tượng cán bộ đào tạo, tập huấn tại trường hàng năm gần 1000 đồng chí; đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản ở các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội trực tiếp quản lý giảng dạy công tác quốc phòng, quân sự, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh nhiều năm nên tích luỹ được kinh nghiệm và trưởng thành về mọi mặt; cơ sở vật chất của nhà trường trong những năm qua cũng được quan tâm đầu tư. Vì vậy, Trường quân sự các quân khu có đủ điều kiện để đảm nhiệm đào tạo cao đẳng quân sự cơ sở;

b) Trường Sỹ quan Lục quân có bề dày kinh nghiệm đào tạo sỹ quan trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học; đội ngũ cán bộ, giáo viên; cơ sở vật chất đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo đại học ngành quân sự cơ sở.

Chương III

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã đạt trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở, có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực, trình độ chuyên môn tương đương sỹ quan dự bị cấp phân đội; có trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nước từ trung cấp trở lên; có kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

2. Yêu cầu đào tạo:

a) Phẩm chất chính trị, đạo đức.

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng; trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có niềm tin vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tích cực, trách nhiệm, sáng tạo và quyết đoán trong công tác; biết phát huy dân chủ, đề cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình; đoàn kết xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh toàn diện;

- Có phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, giản dị; trung thực, thẳng thắn, uy tín với cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương.

b) Trình độ kiến thức, năng lực thực hành

- Nắm vững kiến thức cơ bản và vận dụng sáng tạo lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các nội dung về khoa học xã hội và nhân văn, các môn về pháp luật; quản lý Nhà nước; công tác đảng, công tác dân vận ở cơ sở. Xây dựng Đảng bộ, chính quyền địa phương vững mạnh toàn diện;

- Nắm vững kỹ thuật, chiến thuật bộ binh dân quân tự vệ; nội dung công tác quốc phòng, quân sự địa phương; chức trách nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã; thành thạo động tác tổ chức, chỉ huy huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ;

- Nắm vững các nguyên tắc, phương pháp quản lý để tham mưu về nội dung quốc phòng - an ninh và thực hiện công tác của người Chỉ huy quân sự cấp xã. Triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ sở và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương;

- Làm tốt công tác tham mưu giúp cấp ủy, ủy ban nhân dân lónh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện toàn diện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ở cơ sở; làm nũng cốt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng làng, xã chiến đấu gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện những nhiệm vụ quản lý, tuyển quân, công tác dân quân tự vệ, dự bị động viên, giáo dục quốc phòng và phối hợp với các lực lượng giữ vững ổn định chính trị ở địa phương;

- Phối hợp với các ban, ngành đoàn thể thực hiện tốt đường lối quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân; chính sách và pháp luật của Nhà nước, Luật Dân quân tự vệ, Dự bị động viên, nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, quân sự của địa phương ở cơ sở theo sự lónh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, ủy ban nhân dân cấp mình và mệnh lệnh, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên;

- Tổ chức xây dựng và điều hành các kế hoạch về quốc phòng, quân sự ở cơ sở; kế hoạch hoạt động chiến đấu trị an; kế hoạch huấn luyện; phòng chống thiên tai, dịch họa và công tác vận động quần chúng của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên;

- Tổ chức xây dựng, điều hành lực lượng vũ trang ở cơ sở trong thực hành diễn tập cấp xã và xử trí các tình huống xảy ra trên địa bàn. Trực tiếp tổ chức xây dựng, giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự và phối hợp với các lực lượng đóng quân trên địa bàn, tham gia huấn luyện lực lượng cán bộ, chiến sỹ dân quân ở cơ sở có chất lượng, hiệu qủa;

- Tổ chức phối hợp hiệp đồng với Công an và các lực lượng khác trên địa bàn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân; tích cực, chủ động trong tổ chức chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ tham gia phòng chống, khắc phục thiên tai; sơ tán, cứu hộ, cứu nạn và các nhiệm vụ đột xuất khác diễn ra trên địa bàn theo đúng chức năng nhiệm vụ;

- Duy trỡ thực hiện đúng quy định về chế độ quản lý sử dụng, bảo quản vũ khí trang bị; quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp; thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự ở xã, phường, thị trấn;

c) Cú sức khoẻ tốt phục vụ trong hệ thống chính trị cơ sở.

3. Ngành đào tạo: Quân sự cơ sở.

4. Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung.

5. Hình thức đào tạo, văn bằng được cấp

a) Hình thức đào tạo:

- Đào tạo trình độ cao đẳng từ đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã ch­ưa qua đào tạo; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt; đội ngũ cán bộ, đảng viên đang công tác ở cấp xã; hạ sỹ quan, chiến sĩ thôi phục vụ trong lực lư­ợng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được xếp trong nguồn quy hoạch cán bộ chỉ huy quân sự cấp xã (gọi chung là nguồn), thời gian 36 tháng (từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 9 năm 2013);

- Đào tạo trình độ đại học từ cán bộ nguồn, thời gian 48 tháng (từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 9 năm 2014);

- Đào tạo liên thông cán bộ có trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên cao đẳng ngành quân sự cơ sở, thời gian 18 tháng (từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012);

- Đào tạo liên thông cán bộ có trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở lên đại học ngành quân sự cơ sở, thời gian 18 tháng (từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2014);

b) Văn bằng được cấp:

- Học viên học hết chương trình cao đẳng, đủ điều kiện thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu theo quy định thì được Hiệu trưởng Trường Quân sự quân khu cấp bằng “Cử nhân cao đẳng ngành quân sự cơ sở”;

- Học viên học hết chương trình đại học, đủ điều kiện thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu theo quy định thì được Hiệu trưởng Trường Sỹ quan Lục quân 1 cấp bằng “Cử nhân ngành quân sự cơ sở”.

6. Đối tượng tuyển sinh

a) Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học từ nguồn: Không quá 27 tuổi; trình độ văn hoá trung học phổ thông hoặc t­ương đương trở lên; đủ tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe; trong quy hoạch cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

b) Đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học: Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Không quá 30 tuổi; đã có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương có nhu cầu học tập lên trình độ cao đẳng hoặc đại học;

- Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, học viên có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở hoặc cao đẳng ngành quân sự cơ sở đạt loại khá trở lên đ­ược xét tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; học viên có bằng tốt nghiệp trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc đúng chuyên môn tại Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

- Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học, học viên có bằng tốt nghiệp trung cấp phải có ít nhất 3 năm làm việc đúng với chuyên môn tại Ban chỉ huy quân sự cấp xã;

- Được bố trí trong quy hoạch cán bộ quân sự cấp xã.

7. Hình thức tuyển sinh, khu vực tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh

a) Hình thức tuyển sinh: áp dụng hình thức cử tuyển;

b) Khu vực tuyển sinh:

- Đào tạo đại học từ cán bộ nguồn tuyển sinh các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên-Huế trở ra (trừ thành phố Hà Nội);

- Đào tạo cao đẳng từ cán bộ nguồn tuyển sinh các tỉnh thuộc Quân khu 1;

- Đào tạo liên thông từ trung cấp ngành quân sự cơ sở lên cao đẳng và từ cao đẳng lên đại học ngành quân sự cơ sở, tuyển sinh các tỉnh thuộc Quân khu 2.

c) Chỉ tiêu tuyển sinh:

TT

Hình thức đào tạo

Chỉ tiêu tuyển sinh

Tổng số

QK1

QK2

QK3

QK4

1

Đại học

80

22

22

14

22

2

Cao đẳng

80

80

 

 

 

3

Trung cấp liên thông lên cao đẳng

80

 

80

 

 

4

Cao đẳng liên thông lên đại học

80

 

80

 

 

 

Cộng

320

102

182

14

22

8. Cơ sở được giao đào tạo.

- Trường Sỹ quan Lục quân 1 đào tạo đại học từ cán bộ nguồn và đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học ngành quân sự cơ sở.

- Trường Quân sự Quân khu 1 đào tạo trình độ cao đẳng từ cán bộ nguồn;

- Trường Quân sự Quân khu 2 đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp ngành quân sự cơ sở lên trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở.

9. Chương trình, mã ngành đào tạo

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung danh mục mã ngành đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng thành lập Hội đồng Tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục trình độ cao đẳng, đại học hệ chính quy ngành quân sự cơ sở, bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian giữa các môn học, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập;

b) Bộ Quốc phòng căn cứ chương trình khung, xây dựng chương trình chi tiết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.

10. Chế độ chính sách đối với học viên

a) Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Dân quân tự vệ và Điều 38 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP , ngày 01/6/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Dân quân tự vệ cụ thể:

- Người hưởng lương, chế độ phụ cấp được hưởng nguyên lương, chế độ phụ cấp và các khoản phụ cấp khác (nếu có), do ngân sách địa phương bảo đảm; người không hưởng lương, chế độ phụ cấp hoặc hưởng chế độ phụ cấp nhưng chưa đủ bằng 0,5 mức lương tối thiểu thì được hỗ trợ phụ cấp bằng 0,5 mức lương tối thiểu, do ngân sách nhà nước bảo đảm;

- Được hỗ trợ tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộ binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Được bảo đảm trang phục dân quân tự vệ, nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về trong một năm;

- Được bảo đảm tài liệu, giáo trình, văn phòng phẩm cho đào tạo;

- Học viên trong thời gian đào tạo bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Dân quân tự vệ;

- Tốt nghiệp ra trường, nếu có đủ điều kiện theo quy định thì được phong quân hàm sỹ quan dự bị theo Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; được bố trí sử dụng tại cơ sở cử đi đào tạo theo quy hoạch cán bộ quân sự cấp xã;

b) Khen thưởng, kỷ luật:

- Học viên trong thời gian đào tạo hoàn thành suất sắc nhiệm vụ, được cơ sở đào tạo khen thưởng theo các văn bản pháp luật về khen thưởng;

- Học viên trong thời gian đào tạo nếu vi phạm kỷ luật, thì tùy theo mức độ vi phạm, cơ sở đào tạo quyết định hình thức kỷ luật theo quy chế đào tạo hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương IV

KINH PHÍ BẢO ĐẢM

1. Nguồn kinh phí thực hiện đề án thí điểm sử dụng ngân sách Nhà nước.

2. Khái toán tổng kinh phí: 18.691.650.000 đồng (có chi tiết kèm theo)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng số

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

I

Đào tạo cao đẳng

5.929.150

1.749.150

1.455.800

1.405.800

681.400

 

1

Cục DQTV

1.053.750

900.150

76.800

76.800

 

 

2

TQSQK1

4.238.400

849.000

1.379.000

1.372.800

681.400

 

II

Đào tạo liên thông trung cấp lên cao đẳng

2.894.575

1.178.975

1.373.800

342.000

 

 

1

Cục DQTV

664.375

625.975

38.400

 

 

 

2

TQSQK2

2.230.200

553.000

1.335.200

342.000

 

 

III

Đào tạo đại học

6.915.075

2.014.675

1.404.800

1.404.800

1.354.800

736.000

1

Cục DQTV

1.187.075

1.138.675

76.800

76.800

76.800

 

2

TSQLQ1

5.546.000

876.000

1.328.000

1.328.000

1.367.000

736.000

IV

Đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học

3.589.850

 

 

1.134.050

1.443.800

1.012.000

1

Cục DQTV

710.850

 

 

634.050

 

 

2

TSQLQ1

2.879.000

 

 

500.000

1.200.000

929.000

 

Tổng

18.691.650

4.924.800

4.234.200

4.286.650

3.480.000

1.748.000

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Thành lập Ban chỉ đạo, cơ quan th­ường trực

1. Ban Chỉ đạo:

Bộ Quốc phòng thành lập Ban Chỉ đạo đào tạo thí điểm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở sở (Sau đây gọi chung là Ban Chỉ đạo), đồng chí Phó Tổng Tham mưu tr­ưởng Quân đội nhân dân Việt Nam phụ trách công tác Dân quân tự vệ làm Trưởng Ban; mời các đồng chí lãnh đạo cấp Vụ thuộc Ban Tổ chức Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương; Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính tham gia Ban Chỉ đạo.

2. Cơ quan Th­ường trực Ban Chỉ đạo: Cục Dân quân tự vệ là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.

II. Nhiệm vụ các đơn vị

1. Bộ Tổng Tham m­ưu.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong và ngoài Quân đội giúp Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết, biên soạn giáo trình, quy chế đào tạo trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành; chỉ đạo các quân khu, địa phương xét cử tuyển học viên dự các lớp đào tạo thí điểm; tổ chức chỉ đạo các cơ quan chức năng của bộ, các học viện, nhà trường, các quân khu, triển khai đào tạo, sơ kết, tổng kết báo cáo Bộ Quốc phòng và Chính phủ; phối hợp với cơ quan chức năng các bộ, ngành trung ương và các quân khu, địa phương nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng có chủ trương, chính sách đồng bộ để nâng cao chất l­ượng đào tạo đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn, thời kỳ.

Chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:

a) Cục Dân quân tự vệ:

- Giúp Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và cơ quan chức năng các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; biên soạn giáo trình giúp Hội đồng thẩm định; xây dựng quy chế đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở trình Bộ trư­ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành;

- Chủ trì, nắm kết quả đào tạo, sử dụng cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã sau đào tạo;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong và ngoài Quân đội, các địa phương thực hiện kế hoạch bảo đảm cho đào tạo thí điểm;

- Tham gia vào Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, giúp Bộ tr­ưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn Ban Tuyển sinh quân sự các cấp thực hiện tuyển sinh quân sự đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở (sau đây gọi chung là đào tạo thí điểm);

- Phối hợp với Cục Nhà trường, các cơ quan liên quan giúp Ban Chỉ đạo tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên Trường Quân sự Quân khu 1, 2 và Trường Sỹ quan Lục quân 1 về đào tạo thí điểm; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các quân khu, Trường Sỹ quan Lục quân 1 tổ chức đào tạo; giúp Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng và Thủ tướng Chính phủ tiến hành sơ kết, tổng kết nhiệm vụ đào tạo thí điểm.

b) Cục Nhà trường:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài Quân đội, tổ chức quản lý ch­ương trình đào tạo thí điểm, sau khi đào tạo thí điểm trên phạm vi toàn quốc;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn Ban Tuyển sinh quân sự các cấp thực hiện tuyển sinh quân sự đào tạo thí điểm;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan theo dõi, chỉ đạo các trường tổ chức tuyển sinh, kiểm tra, thi tốt nghiệp, cấp bằng đào tạo theo quy chế bảo đảm chặt chẽ, nâng cao chất lượng đào tạo;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo Trường Quân sự Quân khu 1, 2 và Trường Sỹ quan Lục quân 1 làm công tác chuẩn bị về cán bộ khung quản lý học viên, giáo viên đào tạo ngành quân sự cơ sở và các mặt bảo đảm khác đáp ứng yêu cầu tổ chức đào tạo thí điểm;

- Phối hợp với Cục Dân quân tự vệ, các cơ quan xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết, biên soạn giáo trình, quy chế đào tạo, hướng dẫn Trường Quân sự Quân khu 1, 2 và Trường Sỹ quan Lục quân 1 tổ chức đào tạo theo quy chế;

- Phối hợp với các cơ quan giúp Ban Chỉ đạo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả đào tạo thí điểm; đề xuất với Bộ Quốc phòng, Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên các nhà trường;

c) Cục Quân lực: Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ, nghiên cứu tổ chức biên chế khung lớp đào tạo trình độ cao đẳng, đại học tại Trường Quân sự Quân khu 1, 2 và Trường Sỹ quan Lục quân 1 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo; giúp Ban Chỉ đạo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả đào tạo thí điểm và đề xuất với Bộ Quốc phòng về tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ trường quân sự các quân khu, các tr­ường sĩ quan làm nhiệm vụ đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.

2. Tổng cục Chính trị.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng, hướng dẫn các đơn vị, nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo thí điểm, tiến hành Công tác Đảng, Công tác Chính trị; việc thành lập tổ chức Đảng, phát triển Đảng viên trong thời gian đào tạo; hướng dẫn xét, duyệt phong, thăng quân hàm sỹ quan dự bị cho học viên tốt nghiệp khoá học theo quy định công tác cán bộ.

3. Bộ Tư lệnh các quân khu 1, 2, 3, 4.

a) Bộ Tư lệnh Quân khu 1, 2:

- Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra Ban Tuyển sinh quân sự cấp dưới, thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh đào tạo thí điểm theo chỉ tiêu đ­ược giao chặt chẽ, đúng quy định;

- Chỉ đạo T­ường Quân sự quân khu điều chỉnh, xắp xếp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý học viên; chuẩn bị đầy đủ các mặt bảo đảm; tổ chức triển khai đào tạo theo chương trình;

- Chỉ đạo cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thuộc quân khu tổ chức xét tuyển, đưa thí sinh vào trường nhập học; phối hợp với các nhà trường giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo; tổ chức tiếp nhận và bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo.

b) Bộ Tư lệnh Quân khu 3, 4:

Chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thuộc quân khu, đề xuất với ủy ban nhân dân cấp tỉnh Kế hoạch thực hiện đào tạo thí điểm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có liên quan đến nguồn quy hoạch cán bộ của địa phương và thực hiện Tuyển sinh đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo quy chế và chỉ tiêu đ­ược giao; ­đưa thí sinh trúng tuyển vào trường nhập học; phối hợp với các nhà trường giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo; tổ chức tiếp nhận và bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo.

4. Các học viện, nhà trường.

a) Có trách nhiệm tham gia xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo;

b) Trường Sỹ quan Lục quân 1 điều chỉnh, xắp xếp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý học viên và chuẩn bị đầy đủ các mặt bảo đảm, phối hợp với Ban Chỉ đạo đào tạo thí điểm Bộ Quốc phòng, thực hiện đào tạo thí điểm trình độ đại học ngành quân sự cơ sở;

c) Học viện Chính trị, Trư­ờng Sỹ quan Lục quân 2, Tr­ường Sỹ quan Chính trị trên cơ sở kết quả đào tạo của Tr­ường Sỹ quan Lục quân 1, rút kinh nghiệm để tổ chức đào tạo trình độ đại học ngành quân sự cơ sở từ năm 2011 trở đi.

5. Cục Tài chính Bộ Quốc phòng.

Bảo đảm ngân sách thực hiện nhiệm vụ đào tạo thí điểm theo Quyết định của cấp có thẩm quyền; hướng dẫn các quân khu, địa phương, Trường Sỹ quan Lục quân 1 thực hiện về chế độ, chính sách cho cán bộ giáo viên, học viên đào tạo theo quy định.

III. Đề nghị các bộ, ban, ngành, địa phương.

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Quyết định thành lập và giao nhiệm vụ Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung, thẩm định và quyết định ban hành chương trình khung đào tạo thí điểm;

b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tham gia biên soạn giáo trình, thẩm định, ban hành giáo trình đào tạo thí điểm;

c) Tham gia xây dựng quy chế đào tạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra các đơn vị được giao đào tạo thí điểm;

d) Phối hợp với Bộ Quốc phòng tiến hành sơ kết, tổng kết đào tạo thí điểm; đề xuất với Đảng, Nhà nước về những chủ trương, chính sách đào tạo cán bộ quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.

2. Bộ Nội vụ.

a) Chỉ đạo Sở Nội vụ các tỉnh có liên quan phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các cơ quan liên quan, giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các địa phương, cơ sở thực hiện cử tuyển đối tượng đào tạo đúng quy định, đảm bảo chất lượng; tham gia xây dựng ch­ương trình, biên soạn giáo trình, quy chế đào tạo; sử dụng cán bộ, chế độ, chính sách cho cán bộ quân sự cấp xã trong và sau đào tạo;

b) Phối hợp với Bộ Quốc phòng tiến hành sơ kết, tổng kết đào tạo thí điểm; đề xuất với Đảng, Nhà nước về những chủ trương, chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở sau đào tạo.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu, đề xuất việc ban hành các chế độ chính sách đãi ngộ cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên thực hiện nhiệm vụ đào tạo thí điểm.

4. Bộ Công an.

Chỉ đạo cơ quan Công an các cấp phối hợp với cơ quan Quân sự cùng cấp giúp Hội đồng Tuyển sinh quân sự xét tuyển về chính trị, đạo đức các đối tượng tuyển sinh; chỉ đạo các học viện tham gia xây dựng chương trình khung, biên soạn giáo trình khối kiến thức an ninh về đào tạo thí điểm.

5. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng chương trình, biên soạn, thẩm định giáo trình về nội dung lý luận chính trị - hành chính; theo dõi hướng dẫn các trường đào tạo thí điểm.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự và các sở, ban, ngành đề xuất Kế hoạch thực hiện đào tạo thí điểm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có liên quan đến nguồn quy hoạch cán bộ của địa phương và thực hiện cử tuyển cán bộ đào tạo thí điểm theo quy chế và chỉ tiêu được giao; đưa thí sinh trúng tuyển vào trường nhập học; phối hợp với các nhà trường quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo; tổ chức tiếp nhận và bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Phùng Quang Thanh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Đề án 3643/ĐA-BQP ngày 28/06/2010 về đào tạo thí điểm cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở do Bộ Quốc phòng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.956

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.151.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!