|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Chỉ thị 20/CT-TTg 2022 đẩy mạnh hoạt động thư viện xây dựng phát triển kỹ năng đọc cho thiếu nhi
Số hiệu:
|
20/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Vũ Đức Đam
|
Ngày ban hành:
|
01/11/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Đề xuất chính sách thu hút người làm công tác thư viện phục vụ thiếu nhi
Ngày 01/11/2022, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 20/CT-TTg về việc đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.Theo đó, để phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Tài chính:
Nghiên cứu việc đề xuất chính sách khuyến khích, thu hút phù hợp cho người làm công tác thư viện phục vụ thiếu nhi, nhất là tại miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Thư viện; triển khai các văn bản liên quan đến phát triển văn hóa đọc; xây dựng xã hội học taajo và học tập suốt đời, trong đó chú trọng đến thiếu nhi;
Rà soát, nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để thúc đẩy phòng trào chủ động đọc, trọng tâm là nâng cao kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin;
Xây dựng khung tài liệu hướng dẫn với đặc thù của tối tượng thiếu nhi;
Tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thư viện;
Phát triển mô hình " Gia đình đọc sách-Gắn kết yêu thương".
Chi tiết xem tại Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 01/11/2022.
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
20/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2022
|
CHỈ THỊ
VỀ ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TRONG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG ĐỌC, TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHO THIẾU NHI
Những năm qua, hệ thống thư viện mà
nòng cốt là thư viện công cộng và thư viện trường học đã có sự phát triển mạnh
về số lượng và chất lượng, là chủ thể trực tiếp xây dựng môi trường đọc thuận lợi,
thân thiện, phát triển văn hóa đọc trong Nhân dân; đã chú trọng đổi mới trong tổ
chức và hoạt động, triển khai nhiều mô hình phù hợp, thực hiện tốt vai trò khơi
dậy đam mê, hình thành thói quen, xây dựng và phát triển kỹ năng đọc, kỹ năng
tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt
Nam phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ. Pháp luật về thư viện tiếp tục
xác định vai trò, nhiệm vụ quan trọng của thư viện trong xây dựng và phát triển
văn hóa đọc nói chung, kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi
nói riêng.
Tuy nhiên, công tác tổ chức triển
khai thực hiện và kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu: Môi trường đọc cho thiếu nhi ở nhiều địa phương còn thiếu, chưa thực sự
phù hợp và thuận lợi trong tiếp cận thông tin; tỷ lệ thiếu nhi đọc sách thường
xuyên chưa cao và bền vững, hoạt động khuyến đọc nhiều nơi còn mang tính phong
trào; chưa thực sự chú trọng việc hình thành thói quen, xây dựng và phát triển
kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; có sự chênh lệch về điều
kiện tiếp cận thông tin và các tiện ích, dịch vụ, sản phẩm thông tin thư viện
giữa thành thị và nông thôn, miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt
khó khăn.
Nguyên nhân chủ yếu là do các cấp,
các ngành chưa quan tâm, đầu tư đúng mức, nhất là trong việc bố trí đủ quỹ đất,
nhân lực, tài nguyên thông tin và các điều kiện cần thiết khác để thư viện triển
khai hiệu quả các hoạt động phục vụ thiếu nhi; sự phát triển của các phương tiện
truyền thông, thiết bị điện tử, mạng xã hội tác động mạnh mẽ đến thói quen đọc,
tiếp cận thông tin của thiếu nhi; sự đổi mới hoạt động của thư viện chưa theo kịp
tốc độ phát triển của khoa học công nghệ và yêu cầu thực tiễn nói chung; sự phối
hợp giữa thư viện trường học với các loại thư viện khác chưa được triển khai đồng
bộ, thường xuyên.
Để kịp thời khắc phục những hạn chế
nêu trên, hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc, đặc biệt là
việc phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, góp phần
thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
a) Tiếp tục tập trung tổ chức thực hiện
hiệu quả Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn; chủ trì hoặc phối hợp triển
khai các văn bản liên quan đến phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập
và học tập suốt đời, trong đó đặc biệt chú trọng đến đối tượng thiếu nhi.
b) Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, xây
dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để khuyến khích, thúc đẩy các hoạt
động, phong trào đọc chủ động, thường xuyên cũng như hình thành xu hướng đọc
trong thiếu nhi, trọng tâm là nâng cao kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông
tin.
c) Xây dựng khung tài liệu hướng dẫn
phù hợp với đặc thù của đối tượng thiếu nhi; tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực thư viện đáp ứng yêu cầu của thư viện hiện đại và đặc thù của
thiếu nhi.
d) Xây dựng điểm mô hình khuyến đọc,
không gian đọc thân thiện với thiếu nhi; phát triển và nhân rộng mô hình tủ
sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học, mô hình “Gia đình đọc sách
- Gắn kết yêu thương”.
đ) Tôn vinh những tấm gương ham đọc,
ham học; nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay, các sáng kiến ứng dụng đổi
mới hoạt động thư viện trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi, đặc
biệt là gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện.
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nội
vụ, Tài chính nghiên cứu việc đề xuất chính sách khuyến khích, thu hút phù hợp
cho người làm công tác thư viện phục vụ thiếu nhi, nhất là tại miền núi, khu vực
biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
2. Bộ Giáo dục và
Đào tạo
a) Tiếp tục chỉ đạo việc củng cố, kiện
toàn hệ thống thư viện trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục
khác thuộc phạm vi quản lý theo hướng hiện đại, thân thiện, tạo thuận lợi tối
đa cho người sử dụng là đối tượng thiếu nhi; bố trí đủ người làm công tác thư
viện đạt chuẩn theo quy định.
b) Hoàn thiện chính sách, tiêu chuẩn
về thư viện trong các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý và khung chương
trình giáo dục bao gồm các giờ học ngoại khóa tại thư viện công cộng; đẩy mạnh
xây dựng văn hóa học đường, phát triển văn hóa đọc trong học đường, gắn với xây
dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, trong đó tập trung nâng cao tinh thần
tự đọc, tự học, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận, tra cứu và xử lý thông tin
cho thiếu nhi, đồng thời đưa hoạt động này thành nội dung của tiết học chính khóa
phù hợp với từng cấp học, bậc học.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, đẩy mạnh việc
gắn giáo dục năng lực ngôn ngữ với các năng lực cơ bản như năng lực đọc, năng lực
viết; hướng dẫn xây dựng và phát triển các nguồn học liệu mở cho trường học.
3. Bộ Thông tin và
Truyền thông
a) Chỉ đạo các cơ quan xuất bản, phát
hành sách tăng cường các xuất bản phẩm có chất lượng phục vụ thiếu nhi; phối hợp
với thư viện trong thực hiện lưu chiểu và trao đổi xuất bản phẩm điện tử, ấn phẩm
phục vụ thiếu nhi; chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh
truyền thông về văn hóa đọc, tăng cường ứng dụng và triển khai nền tảng công
nghệ số phục vụ chuyển đổi số trong thư viện.
b) Đề xuất và chỉ đạo triển khai các
biện pháp kiểm soát, sàng lọc thông tin, sản phẩm văn hóa có nội dung không phù
hợp với lứa tuổi trẻ em, nhất là trên nền tảng công nghệ số; chỉ đạo các doanh
nghiệp viễn thông tăng cường tuyên truyền và triển khai các giải pháp kỹ thuật
ngăn chặn thông tin xấu, độc hại trên không gian mạng có ảnh hưởng tiêu cực đối
với trẻ em.
4. Các bộ, ngành, cơ
quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tổ chức triển
khai thực hiện hiệu quả, trách nhiệm các nội dung tại mục 6 của Chỉ thị này;
trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện thuộc phạm vi quản
lý; đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp, liên kết, hợp tác để tập trung phát triển
văn hóa đọc, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi;
nghiên cứu việc hình thành thư viện thiếu nhi hoặc bộ phận của thư viện chuyên
phục vụ thiếu nhi.
5. Đài Truyền hình
Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí,
truyền thông ở trung ương và địa phương, các nhà xuất bản tiếp tục triển khai
xây dựng, đổi mới và phổ biến các chương trình, sản phẩm truyền thông về phát
triển văn hóa đọc, chuyên mục về sách, trang bị kiến thức, kỹ năng đọc, kỹ năng
tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin cho thiếu nhi.
6. Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Ban hành chương trình, kế hoạch và
chỉ đạo để tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chủ trương, chính sách phát triển
văn hóa đọc, trong đó tập trung phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông
tin cho thiếu nhi.
b) Kiện toàn, củng cố và phát huy tối
đa chức năng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện, nhất là việc xây dựng
thư viện, môi trường văn hóa đọc thân thiện và đạt chuẩn, phát triển tài nguyên
thông tin phù hợp với đối tượng thiếu nhi, đa dạng sản phẩm thông tin và dịch vụ
thư viện, tăng cường sự tham gia của thiếu nhi trong các hoạt động, sự kiện
khuyến đọc, trải nghiệm với sách; đẩy mạnh thư viện phục vụ lưu động, luân chuyển
tài nguyên thông tin phục vụ thiếu nhi ở miền núi, khu vực biên giới, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và
đặc biệt khó khăn.
c) Bảo đảm ngân sách, quỹ đất và các
điều kiện cần thiết để phát triển thư viện trên địa bàn đạt chuẩn theo quy định
với trọng tâm là hệ thống thư viện công cộng, thư viện trường học; tăng đầu tư,
hỗ trợ cho các thư viện công lập có vai trò quan trọng để tập trung phục vụ,
phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; đẩy mạnh xã
hội hóa để phát triển thư viện và văn hóa đọc phục vụ thiếu nhi trên địa bàn, đồng
thời khuyến khích, phát huy vai trò của thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân
có phục vụ cộng đồng tham gia phục vụ thiếu nhi tại cơ sở.
d) Đẩy mạnh tuyên truyền, nhất là
trên nền tảng công nghệ số, phát huy ưu thế của mạng xã hội nhằm nâng cao nhận
thức, chuyển đổi tư duy của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai
trò của văn hóa đọc, đặc biệt là hình thành thói quen đọc, phát triển kỹ năng đọc,
tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.
đ) Tăng cường tổ chức kết nối giữa
các thư viện, cơ sở giáo dục và các cơ quan liên quan để huy động sự tham gia của
nhà trường, gia đình vào việc hình thành và duy trì thói quen đọc, nâng cao kỹ
năng đọc và năng lực tiếp cận, xử lý thông tin cho thiếu nhi; chỉ đạo xây dựng,
phát triển mô hình, liên kết các loại thư viện, không gian đọc, phòng đọc cơ sở
trên địa bàn phù hợp với đối tượng thiếu nhi.
e) Tiếp tục triển khai có hiệu quả
các đề án về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, xây dựng xã hội học tập; từng
bước xây dựng và phát triển thư viện, mô hình văn hóa đọc phù hợp với thiếu nhi
có hoàn cảnh đặc biệt (khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, thuộc diện hộ
nghèo...).
g) Đẩy mạnh chuyển đổi số, liên thông
thư viện, xây dựng thư viện điện tử, thư viện số, cơ sở dữ liệu số, sử dụng
công nghệ hiện đại hỗ trợ việc đọc và khai thác thông tin của thiếu nhi trong
thư viện.
h) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
thư viện đáp ứng yêu cầu của thư viện hiện đại và tính chất đặc thù đối với đối
tượng thiếu nhi.
i) Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực thư viện và phát triển văn hóa đọc, nhất là đối với các hoạt động phục
vụ thiếu nhi (tập trung vào các quốc gia đã phát triển về lĩnh vực, hoạt động
này như: Singapore, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Israrel...).
7. Đề nghị:
a) Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, tích cực tham gia thực
hiện chính sách, tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng môi trường đọc và phát triển
năng lực đọc cho thiếu nhi; chỉ đạo các tổ chức thành viên tham gia hỗ trợ quản
lý, vận hành các loại thư viện, không gian đọc, phòng đọc cơ sở phục vụ thiếu
nhi.
b) Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh chỉ đạo các tổ chức đoàn theo thẩm quyền tổ chức các hoạt động hướng
dẫn, thực hành kỹ năng tiếp cận thư viện, thư viện số, nguồn tri thức trên các
nền tảng công nghệ số cho thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi ở miền núi, khu vực
biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh đầu tư, xây dựng các không gian đọc,
mô hình phát triển văn hóa đọc theo chủ đề trong hệ thống Đoàn, Hội, Đội và
trong các thiết chế của hệ thống Cung Thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt
động thanh thiếu nhi; chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nội
dung tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đọc cho thiếu
nhi.
8. Khuyến khích các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thư viện và văn hóa đọc phục vụ
thiếu nhi, góp phần thúc đẩy thói quen đọc sách, nâng cao kỹ năng đọc và xây dựng
xã hội học tập.
9. Tổ chức thực hiện:
a) Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan
triển khai quán triệt, xây dựng kế hoạch thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
b) Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tổ chức triển khai, định kỳ hằng năm báo cáo tình hình thực hiện, có sơ kết 03
năm, tổng kết 05 năm đánh giá thực hiện Chỉ thị và báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện và phát triển
văn hóa đọc phục vụ thiếu nhi./
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP; BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục: PL, KTTH,
QHĐP, KSTT;
- Lưu: VT, KGVX (2). PMC
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam
|
Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2022 về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
PRIME MINISTER
OF VIETNAM
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------
|
No. 20/CT-TTg
|
Hanoi, November
01, 2022
|
DIRECTIVE On promotion of INNOVATION OF LIBRARY'S
operation IN DEVELOPING skills in reading, accessing and processing information
FOR CHILDREN Over the past years, the system of libraries,
especially public libraries and school libraries, has a significant development
in terms of quantity and quality, directly builds a favorably and friendly
reading environment, develops reading culture among the people; focuses on
innovation in organization and operation, develops multiple suitable models,
well performs a role of arousing passions of reading and forming habits
thereof, builds and develop skills in reading, accessing and processing
information for children, contributes to the comprehensive development in terms
of morals, intelligence, strength and taste. Library laws continuously provide
for the important role and tasks of libraries in building and developing the
reading culture in general, skills in reading, accessing and processing
information for children in particular. However, the organization of implementation and
results achieved remain limited and do not meet requirements: The reading
environment for children in many areas is still lacking, not really suitable
and convenient in accessing information; the number of children who regularly
read books is not high and sustainable, reading promotion activities in many
places are still superficial; the form of reading habit and the development of
skills in reading, accessing and processing information for children are not
really focused on; there are disparities in conditions of accessing information
and utilities, services and products of information between urban and rural
areas, mountainous areas, border areas, islands, ethnic minority areas, disadvantaged
and extremely disadvantaged areas. Main reasons including inappropriate attention and
investment from authorities at all levels, especially the allocation of
adequate land, human resources, information resources and other necessary
conditions for libraries to effectively serve the children; the development of
means of communication, electronic equipment and social networks affecting
strongly the reading habit and the access to information of children; the
innovation of library's operations having not yet conformed to the development
rate of science and technology and the practical requirements in general; the
asynchronous and irregular cooperation of the school libraries with other types
of libraries. In order to resolve the weaknesses above, form
reading habit and develop reading culture, especially develop skills in
reading, accessing and processing information for children, contribute to
promote the development of a learning society and lifelong learning; the Prime
Minister hereby requests that: 1. Ministry Of Culture, Sports
and Tourism shall a) Continuously focus on organizing the effective
implementation of the Law on Library and its guiding documents; take charge or
cooperate in the implementation of documents related to promotion of reading
culture, development of a learning society and lifelong learning, especially
for children. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) Compile a framework of instructional materials
suitable for children's demands; organize training courses to improve the
quality of human resources meeting requirements of modern libraries and
children’s demands. d) Set up models of reading promotion with friendly
reading spaces for children; develop and multiply models of family bookcases,
family bookcases, school bookcases, and the model of “Gia đình đọc sách - Gắn
kết yêu thương”. dd) Commend studious examples; multiply good
models, ways or initiatives in innovation of library operations in the building
and development of reading culture for children, especially in association with
the library-related digital transformation. e) Take charge and cooperate with Ministry of
Domestic Affairs and Ministry of Finance in developing and proposing suitable
policies on encouraging and attracting librarians serving children, especially
in mountainous areas, border areas, islands, ethnic minority areas,
disadvantaged and extremely disadvantaged areas. 2. Ministry of Education and
Training a) Continue to direct the improvement and
consolidation of the library system in general education institutions and other
educational institutions under its management towards modernity, friendliness,
and maximum convenience for children; arrange enough qualified librarians
according to regulations. b) Improve policies and standards on libraries in
educational institutions under its management and the educational program
framework including extra-curricular hours at public libraries; promote the
building of school culture, develop reading culture in schools in association
with building of a lifelong learning society, centering on improving the spirit
of self-reading, self-study, developing skills in reading, accessing, looking
up and processing information for children, and integrating it into official
curricula suitable for each grade level. c) Direct, guide and promote the association of
linguistic competence education with basic competencies such as reading and
writing ability; guide the construction and development of open learning
resources for schools. 3. Ministry of Information and
Communications ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) Propose and direct the implementation of
measures to control and screen information and materials with contents that are
not suitable for children, especially on digital technology platforms; direct
telecommunications businesses to increase propaganda and deploy technical
solutions to prevent bad and harmful information in cyberspace that causes
negative effects on children. 4. Ministries, central
authorities and related agencies, within their assigned functions, tasks and
competence, shall organize the effective and responsible implementation of the
contents in Section 6 of this Directive; centering on improving the operational
efficiency the libraries under their management; promote communication,
cooperation, association to focus on developing reading culture, skills in
reading, accessing and processing information for children; study the formation
of a children's library or a division of a children’s library. 5. Vietnam Television, Vietnam
News Agency, Voice of Vietnam, central and local press and media agencies,
publishers continue to build, innovate and popularize the media programs and
products on developing reading culture, book-related columns, equipping
children with knowledge, skills in reading, accessing, exploiting and using
information. 6. The People’s Committees of
provinces and central-affiliated cities a) Promulgate programs, plans and directions to
continue to promote the implementation of policies on the development of
reading culture, focusing on the development of skills in reading, accessing
and processing information for children. b) Consolidate, strengthen and promote the operational
functions and efficiency of the library system to the maximum, especially the
building of friendly and qualified libraries and reading culture environment,
development of information resources suitable for children, diversification of
information products and library services, increase in the participation of
children in activities and events of reading and experience promotion with
books; promote library’s mobile information services to children in mountainous
areas, border areas, islands, ethnic minority areas, disadvantaged and
extremely disadvantaged areas. c) Ensure budget, land funds and necessary
conditions for development of qualified libraries in their areas according to
regulations, focusing on the system of public libraries and school libraries;
increase investment in and support for public libraries that play an important
role in concentrating on serving and developing skills in reading, accessing
and processing information for children; step up the socialization for
development of libraries and reading culture for children in their areas while
encouraging and promoting the role of community libraries and private libraries
with community service participating in serving children. d) Promote the dissemination, especially on digital
technology platforms, promote advantages of social networks in order to raise
awareness and transform the thinking of authorities at all levels and the whole
society about the position and role of reading culture, especially the form of
reading habits, development of skills in reading, accessing and processing
information for children. dd) Strengthen the organization of connections
between libraries, educational institutions and relevant agencies to mobilize
the participation of schools and families in forming and maintaining reading
habits, improving skills in reading, accessing and processing information for
children; direct the construction and development of models, connection of
libraries, reading spaces, intra-organizational reading rooms in areas suitable
for children. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. g) Promote digital transformation, library
interconnection, building of e-libraries, digital libraries, digital databases,
use of modern technologies for supporting the reading and exploitation of
information from children in libraries. h) Improve the quality of library human resources
to meet the requirements of modern libraries for children and their specific
characteristics. i) Promote the international cooperation in the
field of libraries and development of reading culture, especially for
activities of serving children (focusing on developed countries in this field
and activities such as Singapore, Japan, UK, USA, Israel, etc.). 7. Requests: a) The Central Committee of the Vietnam Fatherland
Front and its member organizations shall promote propaganda, actively
participate in the implementation of policies and organize activities to build
a reading environment and develop reading capacity for children; direct member
organizations to assist in the management and operation of libraries, reading
spaces, intra-organizational reading rooms for children. b) Central Committee of the Ho Chi Minh Communist
Youth Union shall direct its subordinate youth unions to provide instructions
on skills in accessing libraries, digital libraries and knowledge sources on
digital platforms for children and put them into practice, especially children
in mountainous areas, bordering areas, islands, ethnic minority areas,
disadvantaged and extremely disadvantaged areas; intensify investment in and
building of reading spaces and models for development of thematic reading
culture in the system of the delegations, associations, teams and in the
institutions of the system of Children's Palaces, Children's House and Youth
Activity Centers; proactively cooperate with relevant ministries and central
authorities in developing the dissemination of raising awareness of the
position and role of reading culture for children. 8. Encourage businesses,
organizations and individuals to invest in developing libraries and reading
culture for children, contributing to promoting reading habits, improving
reading skills and building a learning society. 9. Organization of
implementation: a) Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads
of government-attached agencies, Presidents of the People's Committees of
provinces and central-affiliated cities, concerned agencies, organizations and
individuals must thoroughly implement and formulate plans for strict
implementation of this Directive. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. PP. PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Vu Duc Dam
Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 01/11/2022 về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
4.522
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|