ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 17/CT-UBND
|
Thái Bình, ngày 14 tháng 09 năm 2015
|
CHỈ THỊ
VỀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2015 - 2016 CỦA GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO
DỤC PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN.
Năm học 2014-2015, được sự quan tâm, chỉ
đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp có hiệu quả của các ban ngành,
đoàn thể, với sự nỗ lực, sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, các thầy giáo, cô giáo, công chức, viên chức và các em học sinh, giáo dục và
đào tạo Thái Bình đã thu được những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều lĩnh
vực. Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 34-Ctr/TU
của Ban Thường vụ tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
theo Nghị quyết số 29-NQ/TW; để chuẩn bị tốt cho việc đổi
mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13
của Quốc hội; thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2015-2016, Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ thị ngành giáo dục và đào tạo tập trung vào các nhiệm vụ
trọng tâm sau:
1. Về công tác quản lý giáo dục
và đào tạo
Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động
tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ
trì, phối hợp với Báo Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyền
hình và các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin,
truyền thông về giáo dục và đào tạo.
Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ chế phối
hợp giữa các ngành và địa phương trong quản lý giáo dục và đào tạo. Tăng quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình cho các cơ sở giáo dục và
đào tạo.
Đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp
sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và liên thông giữa
các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo.
Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra giáo dục các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của cơ sở giáo dục đào tạo. Tăng cường thanh tra quản lý nhà
nước về giáo dục và đào tạo, xử lý nghiêm các sai phạm, thông báo công khai trước
công luận.
Các trường chủ động báo cáo, đề xuất,
tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền, phối hợp với các tổ chức chính trị, xã
hội trên địa bàn xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, từng bước xóa bỏ các hiện
tượng tiêu cực gây bức xúc trong nhân dân; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn
trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh.
2. Tập trung nâng cao chất
lượng giáo dục
2.1. Nhiệm vụ chung
Tiếp tục triển khai học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực
và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng
cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng
cách mạng cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong
trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi cơ sở giáo dục.
Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục
tiểu học và trung học cơ sở; tăng cường công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp
và định hướng nghề nghiệp trong các trường phổ thông; đa dạng hóa phương thức
học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho
người dân.
Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ
năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh.
Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ,
chính sách ưu đãi đối với học sinh diện chính sách xã hội, quan tâm tạo cơ hội
học tập cho học sinh khuyết tật.
2.2. Giáo dục mầm non
Đảm bảo các điều kiện thiết yếu để nâng
cao hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tăng
cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ; chú
trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ,
với yêu cầu của xã hội hiện đại, truyền thông văn hóa của
địa phương và dân tộc.
2.3. Giáo dục phổ thông
Đổi mới mạnh mẽ,
đồng bộ phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực của học
sinh. Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT. Rút kinh nghiệm công tác tổ chức kỳ thi
trung học phổ thông quốc gia năm 2015, bám sát chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào
tạo chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 và những năm tiếp theo đáp
ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục đào tạo.
Quản lý tốt việc dạy thêm học thêm. Xử
lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm quy chế, gây bức xúc trong dư luận.
Nâng cao hiệu quả hoạt động tự đánh
giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên và giáo dục mầm non.
Tiếp tục triển khai hiệu quả, đảm bảo
chất lượng chương trình Tiếng Anh theo Đề án Dạy và học ngoại
ngữ giai đoạn 2008-2020
2.4. Giáo dục thường xuyên
Phát triển và nâng cao chất lượng các
chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân;
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và tạo điều kiện
chuyển đổi ngành, nghề của người lao động. Củng cố hoạt động của các Trung tâm
học tập cộng đồng phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người học và thực tiễn của
địa phương.
3. Về công tác phát triển đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Rà soát, điều chỉnh, tăng cường quản lý,
kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng,
chất lượng đội ngũ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ
liệu đội ngũ công chức, viên chức các cấp (trường, phòng, sở) theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu đào tạo nhân
lực của ngành, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông. Tăng cường các hình thức bồi dưỡng, hỗ trợ hoạt động dạy học và quản
lý cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng
chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn, giáo viên chủ nhiệm
lớp giỏi; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của
tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo
dục toàn diện cho học sinh.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính
sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Tãng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động bồi dưỡng cấp chứng chỉ và công tác tuyển dụng,
sử dụng đội ngũ giáo viên. Giải quyết kịp thời các thắc mắc,
kiến nghị về chế độ làm việc của đội ngũ nhà giáo, công chức quản lý giáo dục.
4. Về công tác đổi mới cơ chế
tài chính giáo dục và tăng nguồn lực đầu tư
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế,
chính sách về tài chính giáo dục của tỉnh theo định hướng đổi
mới giáo dục.
Triển khai, tổ chức kiểm tra việc hiện
quy định về các khoản thu thỏa thuận trong trường học theo quy định của Ủy
ban nhân dân tỉnh. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục công khai minh bạch
toàn bộ hoạt động thu góp, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh và toàn thể nhân
dân tham gia giám sát các hoạt động thu góp của các nhà trường. Xử lý nghiêm,
chấm dứt việc lạm thu trong các cơ sở giáo dục công lập.
Tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư,
công tác đấu thầu, công tác quyết toán trong xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị của
các đơn vị; quản lý có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục.
Nhận Chỉ thị này yêu cầu Sở Giáo dục và
Đào tạo phổ biến tới tất cả công chức, viên chức các cơ quan quản lý giáo dục,
nhà giáo ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên
và giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh để triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể;
- Hội Khuyến học tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VX, TH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Cao Thị Hải
|