CHỈ THỊ
VỀ THỰC HIỆN NHIỆM
VỤ NĂM HỌC 2009-2010
Năm
học 2008-2009, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Bến Tre đã có những chuyển biến
tích cực: quy mô, mạng lưới giáo dục tiếp tục mở rộng; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung
học phổ thông ổn định; cuộc vận động “Hai không” do Bộ Giáo
dục và Đào tạo phát động đã đi vào thực tiễn, được xã hội đồng thuận; toàn
ngành đã có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; đội ngũ giáo
viên, cơ sở vật chất trường, lớp học được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên,
chất lượng giáo dục, điều kiện cơ sở vật chất, công tác xây dựng đội ngũ giáo
viên, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật còn có những hạn chế, bất cập.
Năm
học 2009-2010 là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”,
chất lượng giáo dục phải đi đôi với yêu cầu nâng cao năng lực công dân của học
sinh. Trên cơ sở đó, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà cần tập trung thực hiện
tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1.
Các nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành giáo dục và đào tạo:
a)
Tổ chức nghiên cứu, quán triệt trong toàn ngành giáo dục và đào tạo và phổ biến,
tuyên truyền trong toàn xã hội về nội dung kết luận của Bộ Chính trị về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo
dục và đào tạo đến năm 2020.
b)
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính
trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực
hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ
về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc
vận động “Hai không” của ngành, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt
là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh; tích cực tham gia
các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng các cấp và các ngày lễ lớn trong năm 2010.
c)
Triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, giáo viên các ngành
học, cấp học. Tiếp tục hoàn thiện việc đánh giá giáo viên và cán bộ trong
ngành, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác thông tin cho xã hội, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, tiếp tục hoàn thiện và đẩy
mạnh công tác thanh tra, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác pháp chế.
d) Tổ
chức triển khai tốt tự chủ về tài chính và tự chủ về tổ chức cán bộ; thực hiện tốt
“3 công khai” và “4 kiểm tra”; tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế
hoạt động và quy chế chi tiêu nội
bộ.
đ) Triển
khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng và triển khai
công tác đánh giá chất lượng giáo dục ở tất cả các ngành học, cấp học; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào
tạo, đặc biệt là các cơ sở giáo dục ngoài công lập và kiên quyết xử lý các cơ
sở giáo dục kém chất lượng; triển khai chủ động, sáng tạo sự phối hợp giữa
ngành giáo dục và đào tạo với các
ngành, đoàn thể và Hội Khuyến học trong các hoạt động giáo dục.
e) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường,
lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012; hoàn thành xây dựng
nhà vệ sinh các điểm trường mầm non, phổ thông theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Triển khai xây dựng thay thế Trường Trung học phổ thông chuyên
Bến Tre, 7 trường Trung học phổ thông và 2 Trung tâm Giáo dục thường xuyên
huyện.
Thực
hiện kiểm tra, đánh giá về chất lượng và khai thác sử dụng thiết bị dạy học. Tiếp tục đầu tư, phát triển các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho
các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trung
tâm giáo dục thường xuyên.
g) Phát
triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng và chất lượng,
đảm bảo chất lượng khi tuyển dụng để giảng dạy và làm cán bộ quản lý giáo dục.
Triển khai đánh giá Hiệu trưởng
trường phổ thông thông qua ý kiến giáo viên, triển khai công tác quy hoạch cán bộ
trong toàn ngành, thực hiện tốt công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hiệu trưởng.
h) Giáo dục
mầm non: tập trung phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với
yêu cầu và tình hình thực tế của địa phương; thực hiện chương trình phổ cập mẫu
giáo 5 tuổi; triển khai đại trà chương trình giáo dục mầm non mới, đổi mới
phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng xuống dưới 10%. Đổi mới công tác quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra,
đặc biệt với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
công tác xã hội hóa giáo dục để huy động các
nguồn lực, sự tham gia của cha mẹ chăm lo cho giáo dục mầm non; phát triển các
nhóm trẻ gia đình ở nông thôn.
i) Giáo dục
phổ thông:
- Đối với
giáo dục tiểu học: triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với
từng đối tượng học sinh. Tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, tiếng Việt vào các
môn học và hoạt động giáo dục. Tiếp tục tổ chức dạy hai buổi/ngày ở những nơi
có điều kiện. Tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai đại trà dạy học tiếng
Anh ở tiểu học.
- Đối với giáo dục trung học: củng cố kết quả đạt được trong việc
thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Phát triển trường chuyên thành
trường chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài. Tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá
thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn
quốc gia. Thực hiện việc chuẩn hóa cơ sở giáo dục, giáo viên, cán bộ quản lý
theo chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; duy trì thành
quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; đẩy mạnh tiến độ phổ cập giáo dục
trung học.
Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục
bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho học sinh.
k) Giáo dục thường xuyên: đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cho các cơ sở giáo
dục thường xuyên; tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ các Trung tâm
học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; đa dạng hóa
nội dung, chương trình và hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường
xuyên, liên tục, suốt đời của mọi người dân; xây dựng xã hội học tập. Đẩy mạnh
các hoạt động quản lý, hoạt động chuyên môn; tích cực đổi mới phương pháp dạy
học; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong dạy học nhằm
tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục thường xuyên.
l) Giáo
dục chuyên nghiệp: tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo; thực
hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng theo yêu
cầu nhân lực của các doanh nghiệp, của xã hội. Tập trung đổi mới cơ chế tài
chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tăng cường thanh tra và xử
lý công khai các vi phạm.
m) Tích
cực huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, chăm lo cho các học sinh nghèo,
học sinh diện chính sách có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp tục theo học.
2. Tổ chức thực hiện:
a) Uỷ ban
nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo
xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện Chỉ thị này ở địa phương mình. Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Hội đồng
giáo dục các cấp tuỳ theo chức năng nhiệm vụ, tiếp tục hỗ trợ cho sự nghiệp
giáo dục phát triển.
b) Đề nghị
Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể tỉnh, phổ biến Chỉ thị này trong toàn hệ thống chính trị và đến các tầng
lớp nhân dân để thực hiện.
c) Uỷ ban nhân
dân tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức quán triệt và hướng
dẫn cụ thể từng nhiệm vụ được nêu trong Chỉ thị này đến tất cả cán bộ, nhân
viên, giáo viên trong toàn ngành để thực hiện. Định kỳ hàng tháng báo cáo về Uỷ
ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.