BỘ TÀI CHÍNH -
BỘ CÔNG AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2015/TTLT-BTC-BCA
|
Hà Nội, ngày tháng
năm 2015
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH
VỤ ĐÒI NỢ
Căn cứ Bộ Luật Dân
sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh
nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Xử lý
vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số
104/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về việc kinh doanh dịch vụ
đòi nợ;
Căn cứ Nghị định số
72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an
ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số
215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số
106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại công văn số 8966/VPCP-KTTH ngày 10/11/2014 của Văn phòng
Chính phủ về Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn hoạt động kinh doanh
dịch vụ đòi nợ như sau:
Chương
1
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này điều
chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hoạt động kinh
doanh dịch vụ đòi nợ quy định tại Thông tư này chỉ được thực hiện đối với những
khoản nợ có đầy đủ các yếu tố theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số
104/2007/NĐ-CP .
3. Các khoản nợ được
phép thực hiện bởi hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuộc phạm vi điều chỉnh
của Thông tư này là các khoản nợ giữa các tổ chức kinh tế với các tổ chức kinh
tế; giữa tổ chức kinh tế với cá nhân; giữa cá nhân với nhau và không thuộc một
trong các khoản nợ nêu tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP .
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng
đối với các đối tượng theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP .
2. Lực lượng công an
nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và
các Bộ, ngành có liên quan trong việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi
nợ.
Chương
2
HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ
Điều
3. Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
1. Thực hiện đầy đủ
trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP
và Điều 7 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP .
2. Chỉ được tiến hành
các hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ về điều kiện an ninh trật tự đối
với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Không cho thuê, mượn, chuyển
nhượng hoặc sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
3. Khi thay đổi người
đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh và người đại diện theo pháp luật phải thông
báo bằng văn bản cho cơ quan Công an có thẩm quyền. Phải đăng ký lý lịch nhân
viên với Công an phường, xã, thị trấn.
4. Cung cấp cho cơ
quan Công an có thẩm quyền: Danh sách và thông tin có liên quan đến người làm
trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ (kể cả người nước ngoài); thống kê
các phương tiện phục vụ cho công tác thu hồi nợ; thông tin liên lạc tại doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi có yêu cầu.
5. Phải thông báo bằng
văn bản cho Công an phường sở tại nơi thực hiện hợp đồng đòi nợ biết trước khi
thực hiện.
6. Có văn bản thông
báo về thời gian hoạt động hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho cơ quan Công
an có thẩm quyền.
7. Cấp trang phục cho
người lao động có đủ tiêu chuẩn thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ theo quy
định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP. Trong trường hợp kết
thúc hợp đồng lao động với người lao động, doanh nghiệp phải thu hồi lại trang
phục, thẻ nhân viên đã cấp cho người lao động.
8. Chấp hành việc kiểm
tra, hướng dẫn của của cơ quan Công an có thẩm quyền.
9. Thực hiện đúng chế
độ báo cáo kế toán, kiểm toán, thống kê và nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Điều
4. Trách nhiệm của người lao động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
khi thực hiện các hoạt động đòi nợ
Ngoài các quy định tại
Điều 10 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP , những người không mặc trang phục, không
đeo thẻ nhân viên theo quy định, không có giấy giới thiệu của doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ đòi nợ thì không được làm việc trực tiếp với chủ nợ hoặc
khách nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Chương
3
KIỂM TRA VÀ
XỬ PHẠT VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ
Điều
5. Kiểm tra, giám sát của cơ quan công an
1. Nội dung kiểm tra
Cơ quan Công an có thẩm
quyền trong quá trình quản lý phải thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành
các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ và việc chấp hành các quy định, điều
kiện an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo các nội dung
sau:
a) Kiểm tra các giấy tờ
hợp lệ về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ; nội dung kinh doanh ghi trong giấy
phép, giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh
doanh với thực tế của cơ sở đang hoạt động.
b) Kiểm tra việc chấp
hành các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định tại Nghị định số
104/2007/NĐ-CP , quy định của Chính phủ về an ninh, trật tự và tại Thông tư này.
c) Kiểm tra người và
phương tiện tại địa điểm kinh doanh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Sau khi kiểm tra phải
lập biên bản ghi rõ kết quả kiểm tra, có người đứng đầu hoặc đại diện cho cơ sở,
người vi phạm (nếu có) ký tên.
2. Thời gian kiểm tra
định kỳ
Kiểm tra định kỳ về việc
chấp hành các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện vào quý 4 hàng
năm.
3. Thẩm quyền kiểm tra
a) Chỉ cơ quan Công an
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh mới
được phép kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy định, điều kiện về kinh doanh
dịch vụ đòi nợ của cơ sở kinh doanh.
b) Các đơn vị nghiệp vụ
thuộc các cấp Công an chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở trên địa bàn khi có dấu
hiệu vi phạm hoặc phức tạp về an ninh, trật tự, nhưng sau khi kiểm tra phải có
văn bản thông báo kết quả và hình thức xử lý cho đơn vị Công an đã cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
c) Công an các cấp
theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị,
tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần phải tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải
được thủ trưởng đơn vị phê duyệt hoặc có chỉ đạo của Công an cấp trên.
d) Cơ quan Công an cấp
trên có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành các quy định, điều kiện về an ninh,
trật tự của các cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuộc phạm vi quản lý của cơ
quan Công an cấp dưới.
Điều
6. Kiểm tra, giám sát của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ đối với các doanh nghiệp trên địa
bàn thông qua các hình thức kiểm tra tại chỗ và giám sát từ xa. Việc kiểm tra
phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật, được tiến hành theo định kỳ
hoặc đột xuất theo yêu cầu quản lý.
Điều
7. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về yêu
cầu nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Áp dụng các hình thức
xử phạt vi phạm hành chính các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo quy
định tại Điều 25 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP đối với các hành vi sau:
1. Không cấp trang phục
cho người được giao trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ.
2. Nhân viên được giao
trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ không mặc trang phục khi làm
việc trực tiếp với khách nợ, chủ nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác có liên
quan.
Điều
8. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại
các Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư
này
1. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các cấp được xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm
quy định trong Nghị định số 104/2007/NĐ-CP và Thông tư này trong phạm vi thẩm
quyền xử phạt được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
2. Lực lượng công an
nhân dân các cấp được xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm
quy định trong Nghị định số 104/2007/NĐ-CP và Thông tư này trong phạm vi thẩm
quyền xử phạt được quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
Chương
4
CHẾ ĐỘ BÁO
CÁO
Điều
9. Đối với Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ
1. Doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành của Nhà
nước đối với doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện báo cáo Cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện về an ninh, trật tự các biểu mẫu Bộ Công án ban hành theo Thông tư
số 33/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công an quy định cụ thể điều
kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
3. Doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nơi mở chi nhánh các loại báo
cáo sau theo định kỳ hàng quý, năm:
- Tình hình kinh doanh
dịch vụ đòi nợ trong kỳ trong đó nêu rõ số lượng hợp đồng đòi nợ đã ký với
khách hàng, số lượng hợp đồng tư vấn cho khách hàng về các vấn đề pháp lý liên
quan đến xử lý nợ; tổng số tiền nhận uỷ quyền đòi nợ; số tiền nợ thu được theo
uỷ quyền, số lượng hợp đồng kết thúc trong kỳ (theo mẫu biểu số 1).
- Báo cáo tài chính.
4. Trong trường hợp cần
thiết, Cơ quan Công an, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
có thể yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ gửi các báo cáo khác để
phục vụ cho mục tiêu quản lý.
5. Thời hạn gửi báo
cáo quý chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý; thời hạn gửi báo cáo năm
chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
6. Doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư này sẽ bị
xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kế toán.
Điều
10. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thực hiện báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Công an về
tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn, bao gồm:
- Báo cáo định kỳ hàng
năm về tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn trong đó nêu rõ (theo mẫu
biểu số 2):
+ Số lượng các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
+ Tổng số vốn điều lệ,
doanh nghiệp có mức vốn điều lệ lớn nhất, doanh nghiệp có mức vốn điều lệ thấp
nhất.
+ Tổng số nợ nhận uỷ
quyền đòi nợ đến kỳ báo cáo.
+ Tổng số nợ đã đòi được
theo uỷ quyền đến kỳ báo cáo.
+ Kết quả kinh doanh
trong kỳ: tổng số lãi, lỗ, số doanh nghiệp lãi, số doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp
có số lãi (lỗ) cao nhất, doanh nghiệp có số lãi (lỗ) thấp nhất.
+ Khó khăn, vướng mắc
và kiến nghị của doanh nghiệp.
+ Báo cáo kết quả kiểm
tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong kỳ (nếu có).
Thời hạn gửi báo cáo
năm chậm nhất là 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Báo cáo đột xuất
theo nội dung yêu cầu của Bộ Tài chính.
Chương
5
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
11. Trách nhiệm của Bộ Công an
Chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ
và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo lực lượng
Công an các cấp kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định
số 104/2007/NĐ-CP , Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ; cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ đòi nợ; kiến nghị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ và thu hồi
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với các doanh nghiệp có
hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an toàn xã hội; hướng dẫn mẫu trang
phục của nhân viên dịch vụ đòi nợ; tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các
hành vi vi phạm quy định về an ninh, trật tự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ
đòi nợ.
2. Chủ trì, phối hợp với
Bộ Tài chính xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc kiến nghị với
Chính phủ ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh
doanh dịch vụ đòi nợ.
Điều
12. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Phối hợp với Bộ Công
an xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến
nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động
kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Điều
13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Báo cáo Bộ Công an về
tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định kỳ 6
tháng, hàng năm và đột xuất.
Chương
6
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều
14. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch
này có hiệu lực thi hành từ ngày
tháng năm 2015.
2. Bãi bỏ các quy định
tại Thông tư số 110/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày
14/6/2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
3. Trong quá trình thực
hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công an, Bộ Tài chính để hướng dẫn
kịp thời hoặc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
|
BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
|
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Tổng Bí
Thư;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch
nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Công an;
- Website CP, Website Bộ Tài chính, Website Bộ Công an;
- Lưu: BTC (VT, Vụ TCNH), BCA (VT, C45).
|
|
PHỤ LỤC
Mẫu số 1
Doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ đòi nợ …
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …
BÁO CÁO TÌNH HÌNH
KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ QUÝ/NĂM…
|
Số lượng Hợp đồng
|
Số tiền nhận uỷ quyền đòi nợ
|
Số tiền phí dịch vụ doanh nghiệp được nhận
|
Theo Hợp đồng
|
Thực thu được
|
Theo Hợp đồng
|
Thực nhận
|
I. Hợp đồng đòi nợ
|
|
|
|
|
|
1. Hợp đồng doanh
nghiệp đang quản lý tại thời điểm đầu kỳ báo cáo (quý/năm)
|
|
|
|
|
|
2. Hợp đồng ký với
khách hàng trong kỳ báo cáo
|
|
|
|
|
|
3. Hợp đồng kết thúc
trong kỳ báo cáo
|
|
|
|
|
|
4. Hợp đồng còn đang
quản lý đến cuối kỳ báo cáo (quý/năm)
|
|
|
|
|
|
II. Hợp đồng tư vấn
về pháp lý liên quan đến xử lý nợ
|
|
|
|
|
|
1. Hợp đồng doanh nghiệp
đang quản lý tại thời điểm đầu kỳ báo cáo (quý/năm)
|
|
|
|
|
|
2. Hợp đồng ký kết với
khách hàng trong kỳ báo cáo
|
|
|
|
|
|
3. Hợp đồng kết thúc
trong kỳ báo cáo
|
|
|
|
|
|
4. Hợp đồng còn đang
quản lý đến cuối kỳ báo cáo (quý/năm)
|
|
|
|
|
|
- Khó khăn, vướng mắc
và kiến nghị của doanh nghiệp (nếu có).
Người lập biểu
(Ký tên)
|
Kiểm soát
(Ký tên)
|
….., ngày …. tháng … năm
Giám đốc Công ty
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 2
Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành
phố …
Kính gửi:
|
- Bộ Tài chính
- Bộ Công an
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH DOANH
DỊCH VỤ ĐÒI NỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUÝ/NĂM…
1. Số lượng các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn.
2. Vốn điều lệ
- Tổng số vốn điều lệ
của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý (đơn vị : đồng).
- Doanh nghiệp có mức
vốn điều lệ lớn nhất : Tên, số vốn điều lệ.
(nếu có nhiều doanh
nghiệp có cùng mức vốn điều lệ cao nhất thì báo cáo tất cả số doanh nghiệp
này).
- Doanh nghiệp có mức
vốn điều lệ thấp nhất : Tên, số vốn điều lệ.
(nếu có nhiều doanh
nghiệp có cùng mức vốn điều lệ thấp nhất thì báo cáo tất cả số doanh nghiệp
này).
3. Tổng số nợ nhận uỷ
quyền đòi nợ đầu kỳ báo cáo (đơn vị: đồng).
4. Tổng số nợ nhận uỷ
quyền đòi nợ trong kỳ báo cáo (đơn vị: đồng).
5. Tổng số nợ đã đòi
được theo uỷ quyền trong kỳ báo cáo (đơn vị : đồng).
6. Tổng số nợ nhận uỷ
quyền đòi nợ cuối kỳ báo cáo (đơn vị: đồng)
7. Kết quả kinh doanh
trong kỳ:
7.1 Doanh nghiệp kinh
doanh có lãi trong kỳ
Tổng số doanh nghiệp
kinh doanh có lãi ; số tiền lãi.
Trong đó :
+ doanh nghiệp có số
lãi cao nhất (Tên doanh nghiệp), số tiền lãi.
+ doanh nghiệp có số
lãi thấp nhất (Tên doanh nghiệp), số tiền lãi.
7.2 Doanh nghiệp kinh
doanh lỗ trong kỳ
Tổng số doanh nghiệp
kinh doanh lỗ; số tiền lỗ.
Trong đó :
+ doanh nghiệp có số lỗ
cao nhất (Tên doanh nghiệp), số tiền lỗ.
+ doanh nghiệp có số lỗ
thấp nhất (Tên doanh nghiệp), số tiền lỗ.
8. Tổng hợp khó khăn,
vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn (nếu
có).
9. Báo cáo kết quả kiểm
tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong kỳ (nếu có).
Người lập biểu
(Ký tên)
|
Kiểm soát
(Ký tên)
|
….., ngày …. tháng … năm
Đại diện có thẩm quyền
của UBND
(Ký tên, đóng dấu)
|