BỘ
CÔNG AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
33/2010/TT-BCA
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2010
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐỐI VỚI MỘT SỐ
NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Căn cứ Nghị định số
77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định cụ thể điều
kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện như
sau:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư này quy
định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày
03/9/2009 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện (Nghị định số 72/2009/NĐ-CP); Nghị định số
107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (Nghị định số
107/2009/NĐ-CP) và Nghị định số 109/2009/NĐ-CP ngày 01/12/2009 quy định về tín
hiệu của xe được quyền ưu tiên (Nghị định số 109/2009/NĐ-CP).
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp
dụng đối với:
1. Tổ chức, cá
nhân hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự quy định
tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP, Nghị định số 107/2009/NĐ-CP và Nghị định số
109/2009/NĐ-CP.
2. Công an các
đơn vị, địa phương có liên quan trong việc quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự.
Điều
3. Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
Các ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại khoản 1
Điều 1 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP; khoản 6 Điều 16, khoản 2
Điều 26, khoản 3 Điều 29, khoản 4 Điều 33, khoản 3 Điều 37 Nghị định số
107/2009/NĐ-CP và khoản 1 Điều 16 Nghị định số
109/2009/NĐ-CP, bao gồm:
1. Sản xuất con
dấu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang; dấu chức danh, dấu tiêu đề, dấu
chữ ký và các loại con dấu khác.
2. Sản xuất,
kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở
lên) gồm hoạt động sản xuất, tái chế, bảo quản, mua, bán thuốc nổ công nghiệp
và phụ kiện nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) để sử
dụng cho mục đích dân dụng.
3. Hoạt động sản
xuất, kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao
(từ 98,5% trở lên) gồm dịch vụ nổ mìn và các ngành, nghề mà trong quá trình sản
xuất, kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng
cao (từ 98,5% trở lên).
4. Sản xuất,
kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ, gồm các hoạt động sản xuất, lắp ráp, mua,
bán công cụ hỗ trợ, phụ kiện của công cụ hỗ trợ, sửa chữa công cụ hỗ trợ.
5. Sản xuất pháo
hoa, gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa và
nguyên liệu cho sản xuất pháo hoa.
6. Cho thuê lưu
trú, gồm các hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ hoặc các hình thức cho
thuê lưu trú khác cho khách nghỉ qua đêm hoặc theo giờ.
Tổ chức, cá nhân
cho công dân Việt Nam thuê nhà để ở, lao động, học tập không thuộc đối tượng điều
chỉnh tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này nhưng phải
thực hiện theo quy định của Luật Cư trú.
7. Cho tổ chức,
cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng.
8. Hoạt động in,
bao gồm chế bản in, in, gia công sau in và Photocopy mầu.
9. Kinh doanh dịch
vụ cầm đồ, gồm các hoạt động kinh doanh cho vay tiền với điều kiện người vay phải
có tài sản cầm cố.
10. Kinh doanh
karaoke, gồm các hình thức kinh doanh hoạt động ca hát theo băng hình, đĩa hình
hoặc các công nghệ ghi hình khác.
11. Kinh doanh
vũ trường, gồm các hình thức kinh doanh hoạt động khiêu vũ tại các cơ sở kinh
doanh đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
12. Kinh doanh dịch
vụ xoa bóp (massage, tẩm quất), gồm các phương pháp vật lý trị liệu nhằm phục hồi
và nâng cao sức khỏe con người (trừ các cơ sở giải quyết việc làm cho người
khuyết tật).
13. Kinh doanh
trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.
14. Kinh doanh
Casino.
15. Kinh doanh dịch
vụ đòi nợ.
16. Kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng LPG (gas), gồm đại lý kinh doanh gas, các cửa hàng bán gas
chai, trạm nạp gas vào chai và ô tô, trạm cấp gas.
17. Sản xuất,
kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên của xe
cơ giới.
18. Sửa chữa
súng săn, gồm các hoạt động sửa chữa, thay thế các phụ kiện của các loại súng
săn khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Chương 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều
4. Điều kiện về an ninh, trật tự
1. Người đứng đầu
doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện theo pháp luật của
cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải có lý lịch rõ ràng và
không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định
số 72/2009/NĐ-CP.
2. Phải duy trì
và đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá
trình hoạt động kinh doanh; chấp hành quy định về trật tự, an toàn công cộng, vệ
sinh môi trường và không nằm trong khu vực, địa điểm mà pháp luật cấm hoạt động
kinh doanh.
3. Ngoài quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều này, các cơ sở kinh doanh sau đây còn phải bảo đảm
các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy như sau:
a) Các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm
lượng cao (từ 98,5% trở lên); sản xuất, kinh doanh gas; sản xuất pháo hoa; kinh
doanh vũ trường; kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài
thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng từ 7 tầng trở lên phải có Giấy chứng nhận đủ
điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
b) Các cơ sở
kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc
làm văn phòng từ 6 tầng trở xuống; sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ;
trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino; hoạt động in (trừ
photocopy màu); kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh karaoke; xoa bóp
(massage) phải có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Đối với các
cơ sở kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thì Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về phòng cháy và chữa cháy trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự là Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng
cháy và chữa cháy tại khu vực kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp. Trường hợp
cơ sở kinh doanh thuê kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp thì phải có giấy tờ
để chứng minh việc thuê kho.
5. Các cơ sở
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thuộc một trong các trường hợp sau
đây không phải nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc
biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy:
a) Cơ sở nằm
trong các tòa nhà đã được thiết kế, thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
b) Các cơ sở sản
xuất con dấu; dịch vụ đòi nợ; dịch vụ tẩm quất; photocopy màu; sản xuất, kinh
doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
Điều
5. Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật
tự và quản lý cơ sở kinh doanh
1. Giấy xác nhận
đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật
tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP và Nghị định số 107/2009/NĐ-CP tại
Thông tư này gọi chung là Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
2. Hồ sơ cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Cá nhân, tổ chức
nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về an ninh, trật tự; hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề
nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
b) Nộp bản sao hợp
lệ một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo
quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp);
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký thuế
(đối với các tổ chức sự nghiệp có thu).
Các ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của hộ kinh doanh phải có Giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 49,
khoản 1 Điều 51 Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
c) Bản sao hợp lệ
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra
an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 4 Thông tư
này.
d) Bản khai lý lịch
(có dán 01 ảnh 4x6mm) của người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại
diện, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự (có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng
ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp). Nếu là người nước
ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phải có bản khai nhân sự (có
dán 01 ảnh 4x6 mm), bản photocopy hộ chiếu, thẻ cư trú (xuất trình bản chính để
đối chiếu).
3. Trường hợp đề
nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì chỉ
cần có văn bản đề nghị nêu rõ lý do và nộp bản sao hợp lệ tài liệu liên quan đến
sự cần thiết phải cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật
tự.
4. Trách nhiệm,
thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý cơ sở
kinh doanh thực hiện như sau:
Trong thời hạn
07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
a) Cục Cảnh sát
Quản lý hành chính về trật tự xã hội chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở:
- Sản xuất, kinh
doanh vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên); dịch
vụ nổ mìn; sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ; sửa chữa súng săn; sản
xuất, xuất nhập khẩu pháo hoa; kinh doanh trò chơi điện tử có thường dành cho
người nước ngoài; kinh doanh casino; khách sạn hạng 5 sao.
- Các cơ sở kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thuộc các doanh nghiệp do Chính phủ
thành lập, có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép.
- Các cơ sở kinh
doanh và tổ chức sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh,
trật tự thuộc các đơn vị cấp Tổng cục của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Các cơ sở kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thuộc tổ chức chính trị cấp Trung ương.
b) Phòng Cảnh
sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm tiếp
nhận hồ sơ và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và
quản lý các cơ sở (trừ các cơ sở quy định tại điểm a khoản 4 Điều này):
- Sản xuất con dấu;
sản xuất, kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, sử dụng Nitrat Amon
hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên).
- Các doanh nghiệp:
Kinh doanh lưu trú; cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc
làm văn phòng; hoạt động in; dịch vụ đòi nợ; kinh doanh vũ trường.
- Sản xuất, nhập
khẩu thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
- Các cơ sở kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thuộc tổ chức sự nghiệp có thu thuộc các
cơ quan cấp Trung ương.
- Các cơ sở kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thuộc tổ chức sự nghiệp có thu thuộc cấp
tỉnh.
- Các cơ sở kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự do Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật
tự xã hội ủy quyền cho Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công
an cấp tỉnh.
c) Công an quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thẩm định
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở (trừ
các cơ sở quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này):
- Kinh doanh dịch
vụ cầm đồ.
- Đại lý kinh
doanh gas, các cửa hàng bán gas chai, trạm nạp gas vào chai và ô tô, trạm cấp
gas.
- Kinh doanh thiết
bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
- Kinh doanh
karaoke, xoa bóp (massage, tẩm quất).
- Các cơ sở kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không phải là doanh nghiệp: Cho thuê lưu
trú; cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng; hoạt
động in.
- Các tổ chức sự
nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của cơ
quan, tổ chức thuộc cấp huyện.
d) Các thành phố
trực thuộc Trung ương, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương, Giám đốc
Công an thành phố phân công việc quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
về an ninh, trật tự (trừ các cơ sở quy định tại điểm a, khoản 4, Điều này) cho
lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội các cấp thẩm quyền.
5. Trường hợp tại
một địa điểm kinh doanh có nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự thì việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thực
hiện như sau:
a) Nếu do một chủ
kinh doanh nhưng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự của cơ quan Công an quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 4 Điều 5
Thông tư này thì cơ quan Công an cấp cao nhất chịu trách nhiệm quản lý, xem xét
các điều kiện về an ninh, trật tự và cấp một Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự chung cho các ngành, nghề đó.
b) Nếu do nhiều
chủ kinh doanh khác nhau nhưng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự của cơ quan Công an quy định tại các điểm a, b, c, d khoản
4 Điều này thì cơ quan Công an cấp cao nhất chịu trách nhiệm quản lý, xem xét
các điều kiện về an ninh, trật tự và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự cho từng chủ cơ sở kinh doanh tại địa điểm đó.
6. Đối với chi
nhánh, địa điểm kinh doanh trực thuộc của các cơ sở kinh doanh có trụ sở ngoài
địa điểm kinh doanh chính thì phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự cho từng chi nhánh và cơ sở trực thuộc đó.
7. Giấy chứng nhận
đủ điều kiện về an ninh, trật tự cấp cho cơ sở kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp để phục vụ thăm dò, khai thác khoáng sản, công trình xây dựng dân dụng
hoạt động có thời hạn, thì thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
an ninh, trật tự ghi theo thời hạn ghi trong giấy phép của cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền cho phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Điều
6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự
1. Trách nhiệm
chung
Người đứng đầu
doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật của
cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc chấp hành các quy
định về an ninh, trật tự và thực hiện các nội dung sau:
a) Chỉ được tiến
hành hoạt động kinh doanh khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật
tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp; tổ chức thực hiện và hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra người làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại cơ sở chấp hành đúng
các quy định của Nghị định 72/2009/NĐ-CP, Nghị định 107/2009/NĐ-CP, Nghị định
109/2009/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có
liên quan trong suốt quá trình hoạt động.
b) Chấp hành việc
kiểm tra, hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
c) Báo cáo định
kỳ hàng quý (tuần cuối cùng của tháng thứ ba) cho cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự về tình hình chấp hành các quy định
của pháp luật và những vấn đề khác có liên quan đến an ninh, trật tự trong quá
trình hoạt động kinh doanh.
d) Cung cấp cho
cơ quan Công an có thẩm quyền: Danh sách và thông tin có liên quan đến người
làm trong cơ sở kinh doanh (kể cả người nước ngoài); sơ đồ mặt bằng khu vực sản
xuất, kinh doanh; sơ đồ kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm
lượng cao (từ 98,5% trở lên); thống kê các phương tiện phục vụ cho công tác bảo
vệ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy; thông tin liên lạc tại cơ sở kinh doanh
khi có yêu cầu.
đ) Có sổ quản lý
hoạt động sản xuất, kinh doanh và ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu của Bộ Công
an đã ban hành kèm theo Thông tư này.
e) Khi thay đổi
người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh và người đại diện theo pháp luật phải
thông báo bằng văn bản cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
g) Có văn bản
thông báo về thời gian hoạt động hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho cơ
quan Công an có thẩm quyền.
h) Không cho
thuê, mượn, chuyển nhượng hoặc sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự.
i) Đối với các
cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage, tẩm quất), vũ trường, karaoke, trò
chơi điện tử có thường dành cho người nước ngoài, casino, dịch vụ đòi nợ phải
đăng ký danh sách trích ngang nhân viên, kỹ thuật viên với Công an phường, xã,
thị trấn.
2. Trách nhiệm cụ
thể đối với từng ngành, nghề kinh doanh
a) Sản xuất con
dấu
- Phải có giấy hẹn
trả dấu ghi rõ địa điểm và thời gian trả dấu.
- Khi khắc xong
con dấu, phải chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo
quy định.
- Việc khắc dấu
tiêu đề, dấu chữ ký và các loại dấu khác phải có Giấy giới thiệu (nếu là cơ
quan) và Giấy chứng minh nhân dân.
- Phải có nơi bảo
quản dấu thành phẩm, không được để mất, hư hỏng.
- Nghiêm cấm việc
lợi dụng cơ sở để làm dấu giả, làm con dấu sai quy định.
- Khi phát hiện
cá nhân, tổ chức có biểu hiện nghi vấn trong việc làm con dấu sai quy định phải
kịp thời thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền để xác minh, làm rõ.
b) Sản xuất,
kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở
lên)
- Kho bảo quản vật
liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn quy định; không để vật liệu nổ
và các chất dễ cháy trong cùng một kho.
- Chỉ được bán vật
liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị
đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Giấy phép sử dụng
vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có văn bản chấp thuận của Tổng cục Cảnh
sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội - Bộ Công an.
c) Sản xuất,
kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, sử dụng Nitrat Amon hàm lượng
cao (từ 98,5% trở lên)
- Có kho bảo quản
vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) bảo đảm
đúng tiêu chuẩn quy định; không để vật liệu nổ và các chất dễ cháy trong cùng một
kho.
- Đối với các cơ
sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhưng thuê dịch vụ nổ
mìn thì chỉ được thuê các đơn vị dịch vụ nổ mìn đã được cấp Giấy phép dịch vụ nổ
mìn và Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Đơn vị dịch vụ
nổ mìn phải có văn bản thông báo trước 10 ngày cho Phòng Cảnh sát Quản lý hành
chính về trật tự xã hội cấp tỉnh nơi có địa điểm hoạt động dịch vụ nổ mìn.
- Người quản lý,
chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người phục vụ liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) phải có trình độ chuyên
môn phù hợp, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn phòng, chống cháy, nổ.
- Việc sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp phải thực hiện đúng thiết kế (hộ chiếu nổ mìn) đã được phê
duyệt.
- Sử dụng vật liệu
nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) còn thừa phải nhập
khẩu kho, không được để mất, hoặc để sử dụng trái phép.
- Nghiêm cấm mua
vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) của tổ chức,
cá nhân không được phép sản xuất, kinh doanh loại vật liệu này.
d) Sản xuất,
kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ
- Chỉ được mua
công cụ hỗ trợ và phụ kiện để sản xuất công cụ hỗ trợ có nguồn gốc, xuất xứ hợp
pháp và chỉ được bán công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức được cơ quan Công an
có thẩm quyền cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ.
- Chỉ được sửa
chữa công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức có giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ do
cơ quan Công an cấp.
đ) Sản xuất pháo
hoa
- Việc sản xuất,
bảo quản, vận chuyển pháo hoa phải thực hiện đúng quy trình, quy phạm an toàn.
- Việc xuất khẩu,
nhập khẩu pháo hoa, nguyên liệu sản xuất pháo hoa phải có giấy phép của cơ quan
Công an có thẩm quyền. Giấy phép mang pháo hoa, phụ kiện bắn pháo hoa, nguyên
liệu sản xuất pháo hoa ra, vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện
theo Thông tư số 08/2010/TT-BCA ngày 05/02/2010 quy định chi tiết thi hành một
số điều Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 về quản lý sử dụng pháo hoa.
- Chỉ được bán
pháo hoa cho các đơn vị, địa phương được phép tổ chức bắn pháo hoa quy định tại
Điều 7 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP.
e) Cho thuê lưu
trú
- Có nội quy của
cơ sở kinh doanh lưu trú niêm yết tại nơi dễ thấy.
- Phải ghi đầy đủ
các thông tin của khách lưu trú vào sổ trước khi khách vào phòng nghỉ và thông
báo lưu trú với cơ quan Công an xã, phường, thị trấn sở tại trước 23 giờ trong
ngày. Nếu khách đến lưu trú sau 23 giờ thì vào sổ và thông báo cho cơ quan Công
an vào trước 8 giờ sáng ngày hôm sau (kể cả khách nghỉ theo giờ). Trường hợp có
nghi vấn liên quan đến an ninh, trật tự phải báo cáo ngay cho Công an xã, phường,
thị trấn.
- Cơ sở kinh
doanh nếu thông báo lưu trú cho cơ quan Công an qua mạng Internet thì phải lưu
trữ đầy đủ thông tin về khách đã lưu trú tại cơ sở để phục vụ công tác quản lý.
- Trường hợp
khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, chất nổ phải yêu cầu khách xuất trình
giấy phép sử dụng do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp và cơ sở kinh doanh phải
có trách nhiệm bảo quản chặt chẽ.
- Người đến lưu
trú có trách nhiệm xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân
dân; Hộ chiếu; các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý Nhà nước Việt
Nam cấp; giấy xác nhận cử đi công tác của cơ quan, tổ chức; xác nhận của cơ
quan đến liên hệ công tác; xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
nơi cư trú.
Trường hợp khách
đến lưu trú không có các loại giấy tờ trên thì khi cho khách vào lưu trú, chủ
cơ sở phải thông báo ngay cho cơ quan Công an phường, xã, thị trấn.
- Trường hợp
khách đến lưu trú theo đoàn thì người đại diện hoặc trưởng đoàn làm các thủ tục
lưu trú cho những người cùng đi nhưng phải xuất trình giấy tờ tùy thân để người
tiếp nhận đối chiếu và ghi đầy đủ, chính xác thông tin về người lưu trú vào sổ
quản lý lưu trú theo quy định. Trường hợp khách trong đoàn không mang giấy tờ
tùy thân thì người đại diện hoặc trưởng đoàn phải viết giấy đề nghị cơ sở kinh
doanh cho thuê lưu trú, nêu rõ lý do và cung cấp đầy đủ thông tin của những người
cùng đi để cơ sở kinh doanh ghi vào sổ quản lý lưu trú theo quy định.
- Người đến thăm
khách lưu trú tại phòng nghỉ phải xuất trình giấy tờ tùy thân tại quầy lễ tân,
cơ sở phải có sổ theo dõi và ghi rõ, đầy đủ các thông tin có liên quan.
- Nghiêm cấm việc
sử dụng cơ sở làm nơi chứa cấp tội phạm, sử dụng, tàng trữ, mua bán các chất ma
túy, đánh bạc, chứa chấp, môi giới mại dâm và các hành vi vi phạm pháp luật
khác.
g) Cho tổ chức,
cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng
- Đối với cơ sở
cho người nước ngoài thuê nhà để ở: Phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, môi
trường, phòng cháy và chữa cháy; chấp hành các quy định về thông báo lưu trú; kịp
thời thông báo cho cơ quan Công an về tin tức, tình hình có liên quan đến an
ninh, trật tự.
Người nước ngoài
thuê nhà để ở phải có giấy phép tạm trú hợp pháp tại Việt Nam và chấp hành việc
kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với cơ sở
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà làm văn phòng: Có nhân viên lễ tân trực;
phải cập nhật đầy đủ các thông tin có liên quan đối với các tổ chức, cá nhân nước
ngoài thuê nhà làm văn phòng (tên văn phòng, lĩnh vực hoạt động, người đứng đầu
văn phòng, tổng số nhân viên); yêu cầu các văn phòng, công ty chấp hành đầy đủ
các quy định về đảm bảo an ninh, trật tự tại cơ sở.
Nếu thuê nhà để
đặt trụ sở văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoặc cơ sở hoạt động kinh
doanh thì phải yêu cầu cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp Giấy phép đặt văn
phòng đại diện, chi nhánh công ty, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp và chấp hành việc kiểm tra của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền.
- Chủ cơ sở kinh
doanh có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà để ở hoặc
làm văn phòng thực hiện việc đảm bảo an ninh, trật tự; công tác phòng cháy, chữa
cháy và nội quy tại cơ sở.
h) Hoạt động in
- Chỉ được nhận
in, nhân bản những ấn phẩm, xuất bản phẩm khi có đủ thủ tục và có hợp đồng kinh
tế theo quy định của pháp luật.
- Đối với sản phẩm
báo chí phải có Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
- Đối với in
nhãn sản phẩm và bao bì: Yêu cầu khách hàng phải có giấy đăng ký kinh doanh
theo ngành hàng, giấy giới thiệu của cơ sở sản xuất đứng tên trên nhãn sản phẩm
hoặc bao bì. Bản mẫu in phải có dấu và chữ ký của người có tư cách pháp nhân đứng
tên đặt in.
- Đối với nhãn sản
phẩm, hàng hóa thuộc danh mục bắt buộc có chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN) thì phải có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam theo quy định.
- Đối với sản phẩm
nhận in là nhãn sản phẩm hóa dược hay thuốc chữa bệnh còn phải có số đăng ký do
Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định.
- Đối với sản phẩm
in là tem chống giả phải có bản mẫu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
- Các hoạt động
chế bản in, gia công sau in phải được ghi đầy đủ, cụ thể vào sổ theo dõi.
- Nghiêm cấm các
hành vi in lậu, in nối bản.
i) Dịch vụ cầm đồ
- Khi thực hiện
dịch vụ cầm đồ chủ cơ sở kinh doanh phải lập hợp đồng theo quy định. Người đến
cầm đồ, thế chấp phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị
sử dụng để chủ cơ sở kiểm tra, đối chiếu và photocopy lưu lại tại cơ sở.
- Đối với những
hàng hóa, tài sản cầm đồ thuộc sở hữu của người thứ ba phải có giấy ủy quyền hợp
lệ của chủ sở hữu.
- Không được nhận
cầm đồ đối với hàng hóa, tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi
vi phạm pháp luật mà có.
- Khi có nghi ngờ
hàng hóa, tài sản do phạm tội mà có phải thông báo ngay với cơ quan Công an có
thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
k) Kinh doanh
Karaoke
- Phòng hát
karaoke phải bảo đảm các quy định về tiêu chuẩn cách âm, ánh sáng theo quy định;
cửa phòng phải có kính không màu để bên ngoài có thể quan sát được toàn bộ
phòng; không được đặt chốt, khóa, chuông báo động bên trong phòng hát karaoke;
băng, đĩa sử dụng tại phòng hát karaoke phải có nhãn kiểm soát theo quy định;
không được hoạt động từ sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng; riêng phòng hát karaoke
trong các khách sạn từ 4 sao trở lên được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng cũng
không được quá 2 giờ sáng.
- Phải thông báo
danh sách nhân viên phục vụ tại cơ sở kinh doanh cho cơ quan Công an xã, phường,
thị trấn nơi đặt địa điểm kinh doanh và cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Nhân viên làm
việc tại cơ sở phải từ đủ 18 tuổi trở lên và có hợp đồng lao động.
- Nghiêm cấm lợi
dụng cơ sở kinh doanh karaoke để tổ chức, môi giới, dẫn dắt hoạt động mại dâm;
mua, bán, sử dụng các chất ma túy; đánh bạc, tổ chức đánh bạc và các hoạt động
trái pháp luật khác.
l) Vũ trường
- Chỉ các cơ sở
lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa có tư cách
pháp nhân, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được kinh doanh
vũ trường; không được hoạt động từ sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng; riêng vũ trường
trong khách sạn từ 4 sao trở lên được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng cũng không
được quá 2 giờ sáng.
- Không được sử
dụng người có tiền án, tiền sự làm việc tại vũ trường. Nhân viên làm việc tại
cơ sở phải từ đủ 18 tuổi trở lên và có hợp đồng lao động.
- Có quy định, nội
quy, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn. Có lực lượng
phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và
chữa cháy; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Các cơ sở hoạt
động kinh doanh vũ trường phải có bảo vệ là nhân viên của các công ty kinh doanh
dịch vụ bảo vệ đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Phải có các biện
pháp ngăn chặn không cho người sử dụng các chất ma túy trong vũ trường hoặc lợi
dụng kinh doanh vũ trường để mua, bán các chất ma túy, môi giới mại dâm và các
hoạt động vi phạm pháp luật khác.
m) Kinh doanh
trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh Casino
- Phải niêm yết
nội quy hoạt động tại cơ sở kinh doanh; có nhân viên kiểm tra Hộ chiếu, Giấy
thông hành của khách; có sổ quản lý khách sử dụng dịch vụ; phải được đăng ký tỷ
lệ trả thưởng với cơ quan Tài chính theo quy định.
- Các máy, thiết
bị trò chơi điện tử có thưởng phải bảo đảm chất lượng, đúng chủng loại và có kiểm
định của cơ quan chức năng Việt Nam.
- Phải thống kê
số lượng, chủng loại máy; danh sách nhân viên làm tại cơ sở.
- Không được cho
người Việt Nam ở trong nước tham gia các trò chơi tại cơ sở kinh doanh.
- Các cơ sở hoạt
động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, Casino phải
có bảo vệ là nhân viên của các công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã được cấp Giấy
xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
n) Xoa bóp
(massage, tẩm quất)
- Cơ sở xoa bóp
(massage): Phải có nơi cất giữ tư trang, tài sản của khách; phòng massage không
được dùng khóa, chốt bên trong; phần trên cửa ra vào lắp kính trắng để bên
ngoài có thể quan sát được toàn bộ phòng; phải bố trí phòng nam riêng, nữ
riêng; có nhân viên y tế, có chuông cấp cứu; nhân viên massaage phải có hợp đồng
lao động, có chứng chỉ hành nghề theo quy định, mặc trang phục kín đáo và đeo
biển hiệu (có ảnh) ghi họ, tên; phải có bác sỹ phụ trách đảm bảo các yêu cầu
chuyên môn theo quy định và phải thường xuyên trực tại cơ sở; có đủ cơ số thuốc
theo quy định; phải thông báo danh sách nhân viên, kỹ thuật viên với cơ quan
Công an xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về an ninh, trật tự.
- Cơ sở tẩm quất:
Phải bảo đảm vệ sinh, có nơi bảo quản tư trang của khách; phải thông báo danh sách
nhân viên tẩm quất với cơ quan Công an xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an
đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Nhân viên tẩm quất phải
có hợp đồng lao động theo quy định.
o) Dịch vụ đòi nợ
- Người lao động
trong hoạt động dịch vụ đòi nợ phải có đủ điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định.
- Phải nộp cho
cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hợp
đồng dịch vụ đòi nợ (bản sao) trước khi thực hiện hợp đồng.
- Phải thông báo
bằng văn bản cho Công an phường sở tại nơi thực hiện hợp đồng đòi nợ biết trước
khi thực hiện.
- Chỉ được hoạt
động dịch vụ đòi nợ trong phạm vi pháp luật cho phép và được chủ nợ hoặc khách
nợ ủy quyền.
p) Kinh doanh
gas (gồm đại lý kinh doanh gas, các cửa hàng bán gas chai, trạm nạp gas vào
chai và ô tô, trạm cấp gas)
- Phải chấp hành
đúng các quy định về an toàn cháy, nổ; niêm yết nội quy phòng cháy tại nơi dễ
thấy, dễ đọc.
- Phải thực hiện
đúng, đầy đủ các quy trình nạp, cấp gas; phải có phương án xử lý khi có sự cố xảy
ra.
- Thiết bị đo và
nạp gas phải được kiểm định và đăng ký theo quy định.
q) Kinh doanh, sản
xuất, nhập khẩu thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
- Phải ghi rõ, đầy
đủ chủng loại, số lượng, thiết bị đã sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và tên tổ
chức, cá nhân mua thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
- Tổ chức, cá
nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thiết bị phát tín hiệu của xe được
quyền ưu tiên chỉ được lắp đặt hoặc bán cho tổ chức, cá nhân đã được cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do
cơ quan quản lý, sử dụng xe được quyền ưu tiên cấp.
Điều
7. Trách nhiệm của cơ quan Công an
1. Tham mưu cho Ủy
ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương phối hợp với
lực lượng Công an để quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP, Nghị định 107/2009/NĐ-CP, Nghị định
109/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Cơ quan Công
an có thẩm quyền quản lý có trách nhiệm phổ biến các quy định về điều kiện an
ninh, trật tự đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; phương thức thủ
đoạn của các loại tội phạm và hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ thông
tin, báo cáo theo chỉ đạo của Bộ Công an; hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng
bảo vệ của cơ sở kinh doanh.
3. Các đơn vị
nghiệp vụ khác trong ngành Công an khi thực thi nhiệm vụ phải phối hợp với đơn
vị quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định; không được yêu cầu cơ sở thực hiện các
thủ tục hành chính trái với thẩm quyền được giao hoặc gây phiền hà, khó khăn hoặc
lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để thực hiện mục đích sai quy định, cản
trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh.
4. Công an phường,
xã, thị trấn
a) Nắm tình hình
có liên quan đến an ninh, trật tự đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự trên địa bàn.
b) Tiếp nhận
thông báo lưu trú; thẩm tra các thông tin trong bản khai lý lịch của người đứng
đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc người đại diện theo pháp
luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đang cư trú tại địa
bàn quản lý để giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chứng nhận lý
lịch theo quy định.
c) Xử lý các vụ
việc vi phạm có liên quan đến an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh theo thẩm
quyền.
Chương 3.
KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều
8. Kiểm tra việc chấp hành quy định, điều kiện về an ninh, trật tự
1. Nội dung kiểm
tra
Cơ quan Công an
có thẩm quyền trong quá trình quản lý phải thực hiện kiểm tra việc chấp hành
các quy định, điều kiện an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh có điều kiện theo
các nội dung sau:
a) Kiểm tra các
giấy tờ hợp lệ về hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật
tự; nội dung kinh doanh ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh với thực tế của cơ sở đang hoạt động.
b) Kiểm tra việc
chấp hành các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số
72/2009/NĐ-CP và nội dung quy định tại Thông tư này đối với từng ngành, nghề cụ
thể.
c) Kiểm tra người
và phương tiện tại địa điểm kinh doanh liên quan đến hoạt động của cơ sở khi có
dấu hiệu vi phạm pháp luật.
d) Sau khi kiểm
tra phải lập biên bản ghi rõ kết quả kiểm tra, có người đứng đầu hoặc đại diện
cho cơ sở, người vi phạm (nếu có) ký tên.
2. Thời gian kiểm
tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ
về việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự thực hiện vào quý 4 hàng
năm.
3. Thẩm quyền kiểm
tra
a) Chỉ cơ quan
Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh
doanh mới được phép kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy định, điều kiện về
an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh theo quy định tại Nghị định số
72/2009/NĐ-CP và Thông tư này.
b) Các đơn vị
nghiệp vụ thuộc các cấp Công an chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở trên địa bàn
khi có dấu hiệu vi phạm hoặc phức tạp về an ninh, trật tự, nhưng sau khi kiểm
tra phải có văn bản thông báo kết quả và hình thức xử lý cho đơn vị Công an đã
cấp Giấy chứng nhận.
c) Công an các Cấp
theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị,
tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần phải tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải
được thủ trưởng đơn vị phê duyệt hoặc có chỉ đạo của Công an cấp trên.
d) Cơ quan Công
an cấp trên có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành các quy định, điều kiện về an
ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Công
an cấp dưới.
Điều
9. Xử lý vi phạm
1. Mọi hành vi
vi phạm về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP, Nghị định
107/2009/NĐ-CP, Nghị định 109/2009/NĐ-CP và Thông tư này được phát hiện phải xử
lý nghiêm theo quy định.
2. Thủ trưởng cơ
quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc Thủ
trưởng cơ quan Công an cấp trên, có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2010 và thay thế Thông tư số
02/2001/TT-BCA ngày 04/5/2001 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số
08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một
số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Tổ chức, cá
nhân đã được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về
an ninh trật tự” hoặc “Bản cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an
ninh, trật tự” theo quy định tại Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 quy
định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện vẫn được tiếp tục hoạt động, nhưng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị
định 72/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định 72/2009/NĐ-CP
và quy định tại Thông tư này.
3. Ban hành kèm
theo Thông tư này các biểu mẫu phục vụ công tác quản lý các ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Điều
11. Trách nhiệm thi hành
1. Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức
năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện và phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo quản
lý, kiểm tra hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh ngành, nghề
có điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan, địa phương mình quản lý.
2. Tổng cục trưởng
Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm
tổ chức thực hiện và chỉ đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư này.
3. Tổng cục trưởng
các Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này; định kỳ hàng quý phải báo cáo kết
quả công tác quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
theo mẫu quy định về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự,
an toàn xã hội).
4. Trong quá
trình thực hiện Thông tư nếu phát sinh vướng mắc, Công an các đơn vị, địa
phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan cần phản ánh kịp thời về Bộ Công an
(qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để có hướng
dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ Công an: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Tổng cục, Bộ tư lệnh, các đơn vị
trực thuộc Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Lưu: VT, C61, V19.200b.
|
BỘ
TRƯỞNG
ĐẠI TƯỚNG
Lê Hồng Anh
|
PHỤ LỤC
BIỂU MẪU QUẢN LÝ AN NINH, TRẬT TỰ ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ
KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Kèm theo Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 10 năm 2010)
I. BIỂU MẪU
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: 02 MẪU
1. Mẫu ĐD1a: Bản
khai lý lịch của người làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật
tự; Bản khai nhân sự dùng cho người nước ngoài (Mẫu ĐD1b).
2. Mẫu ĐD2: Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện (in mầu có hình Công an hiệu).
II. BIỂU MẪU
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ CỦA CƠ QUAN CÔNG AN: 13 MẪU
1. Mẫu ĐD3: Danh
sách người làm trong cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
2. Mẫu ĐD4: Báo
cáo tình hình, kết quả công tác quản lý an ninh, trật tự đối với cơ sở làm
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
3. Mẫu ĐD5: Phiếu
đề nghị xác minh lý lịch của người làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự.
4. Mẫu ĐD6: Biên
bản kiểm tra
5. Mẫu ĐD7: Báo
cáo tình hình, kết quả thực hiện các quy định về an ninh, trật tự trong cơ sở
làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
6. Mẫu ĐD8: Sổ
quản lý sản xuất con dấu.
7. Mẫu ĐD9: Sổ
quản lý vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon (từ 98,5% trở lên), công cụ hỗ trợ,
pháo hoa.
8. Mẫu ĐD10: Sổ
quản lý lưu trú.
9. Mẫu ĐD11: Sổ
ghi chép, quản lý ấn phẩm nhận in (Mẫu sử dụng chung Bộ Công an - Bộ TTTT).
10. Mẫu ĐD12: Sổ
quản lý dịch vụ cầm đồ.
11. Mẫu ĐD13: Sổ
quản lý trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và Casino.
12. Mẫu ĐD14: Sổ
quản lý dịch vụ đòi nợ.
13. Mẫu ĐD15: Sổ
quản lý thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.