Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Thanh Hoà, Phạm Sỹ Danh
Ngày ban hành: 27/02/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2009

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 30/2009/QĐ-TTG NGÀY 23 THÁNG 2 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG MẤT VIỆC LÀM TRONG DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN DO SUY GIẢM KINH TẾ

Căn cứ Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế (sau đây viết tắt là Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng áp dụng của Thông tư này là doanh nghiệp và người lao động quy định tại Điều 1, Điều 2Điều 3 của Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg.

II. DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN TRONG NĂM 2009 ĐƯỢC NHÀ NƯỚC CHO VAY ĐỂ THANH TOÁN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG:

Trong năm 2009, doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế thì được Nhà nước cho vay để thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg, thực hiện như sau:

1. Đối tượng được vay là các doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau:

a) Doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế thuộc các thành phần kinh tế chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động bị mất việc làm.

b) Doanh nghiệp có số lao động phải giảm từ 30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở lên (không kể lao động thời vụ có thời hạn dưới 3 tháng).

Số lao động phải giảm của doanh nghiệp là số lao động trong danh sách trả lương của doanh nghiệp phải giảm trong năm 2009, bao gồm: số lao động là người Việt Nam đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Thời điểm tính số lao động phải giảm là thời điểm doanh nghiệp lập phương án sắp xếp lao động.

c) Doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn của doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đủ để thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc. Các nguồn của doanh nghiệp để thanh toán các khoản nêu trên bao gồm: Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, các khoản tiền lương phải trả cho người lao động kể cả Quỹ dự phòng tiền lương, các nguồn đã trích để đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Thời hạn vay: tối đa 12 tháng.

3. Mức vay: được xác định bằng nhu cầu chi trả nợ tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động trừ đi các nguồn của doanh nghiệp đã được xác định tại tiết c điểm 1 của Mục này, nhưng mức vay tối đa bằng số kinh phí để thanh toán nợ tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc phải trả cho người lao động bị mất việc làm của doanh nghiệp.

4. Lãi suất vay: 0% (không phần trăm).

5. Trình tự, thủ tục vay: Thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và kèm theo văn bản xác nhận về phương án sắp xếp lao động của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, văn bản xác nhận của Sở Tài chính về việc kê khai và sử dụng các nguồn nêu tại tiết c điểm 1 của Mục này.

Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở xây dựng Phương án sắp xếp lao động, bao gồm số lao động hiện có, số lao động có nhu cầu sử dụng, số lao động giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, hết hạn hợp đồng lao động, số lao động không bố trí được việc làm theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong thời hạn 5 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận phương án, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải có văn bản xác nhận gửi cho doanh nghiệp và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại địa phương. Trong quá trình thực hiện phương án sắp xếp lao động đã được thẩm định mà có sự thay đổi thì phải có văn bản báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển về những nội dung thay đổi.

Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp Báo cáo tài chính quý gần nhất của doanh nghiệp và báo cáo các nguồn của doanh nghiệp cho Sở Tài chính địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; Trong thời hạn 5 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận báo cáo tài chính và báo cáo các nguồn nêu trên, Sở Tài chính phải có văn bản xác nhận gửi cho doanh nghiệp và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại địa phương.

6. Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức cho vay và thực hiện việc cho vay, thu nợ và xử lý nợ theo thẩm quyền.

7. Thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động sau khi được vay:

a) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được thông báo của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc cho vay, doanh nghiệp có trách nhiệm cùng với Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam thanh toán một lần tiền lương, trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho từng người lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo phương án đã được thẩm định.

b) Trong thời hạn 14 (mười bốn) ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được thông báo của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc cho vay, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về việc thanh toán cho người lao động theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

III. GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ MẤT VIỆC LÀM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP MÀ CHỦ DOANH NGHIỆP BỎ TRỐN TRONG NĂM 2009

Giải quyết chính sách đối với người lao động bị mất việc làm tại doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg, thực hiện như sau:

1. Doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn là doanh nghiệp không có người đại diện hợp pháp đứng ra giải quyết quyền lợi của người lao động và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền xác định.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan xác định doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn và lập hồ sơ về lao động, tiền lương và tài chính của doanh nghiệp.

2. Trả tiền lương mà doanh nghiệp còn nợ người lao động:

a) Căn cứ hồ sơ về doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn, căn cứ vào sổ sách kế toán và các tài liệu có liên quan, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính có trách nhiệm xác định người lao động có trong danh sách trả lương của doanh nghiệp, trong đó xác định cụ thể tiền lương còn nợ của từng người lao động.

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh số tiền cần ứng từ ngân sách địa phương để trả nợ lương của người lao động, kèm theo danh sách nợ tiền lương của từng người lao động để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ứng ngân sách địa phương trả trước cho người lao động.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhận tiền tạm ứng từ ngân sách địa phương để tổ chức chi trả nợ lương cho người lao động và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Giao Sở Kế hoạch – Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính thực hiện việc xử lý tài sản của doanh nghiệp để hoàn trả khoản tạm ứng từ ngân sách địa phương.

IV. VAY VỐN HỌC NGHỀ, TỰ TẠO VIỆC LÀM, XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ MẤT VIỆC LÀM TRONG NĂM 2009

Người lao động bị mất việc làm trong năm 2009 được vay vốn theo quy định tại Điều 3 của Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg, thực hiện như sau:

1. Đối tượng được vay vốn là người lao động bị mất việc làm trong năm 2009 theo quy định tại Điều 1Điều 2 của Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg (bao gồm cả người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị mất việc làm phải về nước trước thời hạn).

2. Chính sách vay vốn:

a) Được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

b) Được vay vốn để học nghề theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên trong thời gian 12 tháng kể từ ngày người lao động bị mất việc làm.

c) Được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội như đối với đối tượng chính sách quy định tại Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 4 năm 2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian 12 tháng kể từ ngày người lao động bị mất việc làm hoặc ngày người lao động về nước.

3. Trình tự, thủ tục; hồ sơ vay vốn:

- Trình tự, thủ tục vay vốn thực hiện theo quy định hiện hành;

- Hồ sơ vay vốn: theo quy định hiện hành và kèm theo bản sao hợp đồng lao động, bản sao thanh lý hợp đồng lao động; riêng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị mất việc làm phải về nước trước thời hạn phải kèm theo bản sao Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc bản sao hợp đồng cá nhân và xác nhận của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người lao động đăng ký hợp đồng cá nhân.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức thực hiện các quy định của Thông tư này.

2. Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ đối với người lao động và thực hiện nhiệm vụ theo các quy định tại Thông tư này.

b) Tổ chức nắm số lao động thôi việc, mất việc làm trong các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế và hằng quý vào báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 05 của tháng đầu quý tiếp theo.

c) Kiểm tra, giám sát việc thanh toán tiền lương, trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho từng người lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo phương án đã được thẩm định.

d) Chỉ đạo các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề thực hiện tốt việc dạy nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động bị mất việc làm.

đ) Hằng quý báo cáo tình hình thực hiện việc hỗ trợ đối với người lao động bị mất việc làm trong các doanh nghiệp do suy giảm kinh tế theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 05 của tháng đầu quý tiếp theo.

3. Trách nhiệm của Sở Tài chính:

a) Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này.

b) Hằng quý báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện việc cho doanh nghiệp vay, ứng ngân sách địa phương để trả cho người lao động khoản tiền lương mà doanh nghiệp còn nợ người lao động.

4. Trách nhiệm Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

a) Hướng dẫn các doanh nghiệp về thủ tục vay; huy động và tổ chức thực hiện cho vay, thu nợ và xử lý theo quy định tại Thông tư này và quy chế cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

b) Hằng quý báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về tình hình thực hiện cho vay theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 05 của tháng đầu quý tiếp theo.

5. Trách nhiệm Ngân hàng Chính sách Xã hội:

a) Huy động và tổ chức thực hiện cho vay theo quy định tại Thông tư này.

b) Hướng dẫn về thủ tục vay.

c) Hằng quý báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về tình hình thực hiện cho vay theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 05 của tháng đầu quý tiếp theo.

6. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Sỹ Danh

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cơ quan TW các đoàn thể;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
- Website của Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH và Bộ Tài chính;
- Lưu: VT Bộ LĐTBXH, Bộ TC, Cục VL, Cục TCDN.

MẪU SỐ 1

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế

TÊN DOANH NGHIỆP
---------

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP LAO ĐỘNG

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP:

1. Tên công ty/đơn vị: ...................................................................................................

2. Thành lập ngày … tháng … năm ………

3. Địa chỉ: ....................................................................................................................

4. Số điện thoại: ………………………. 5. Số Fax: ...........................................................

6. Nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính: ........................................................................

7. Người đại diện pháp luật: ……………………………….. CMND số …… ngày …/…/.........

8. Khó khăn chính của doanh nghiệp: .............................................................................

II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP LAO ĐỘNG:

1. Phân loại lao động trước khi sắp xếp

Tổng số lao động có tên trong danh sách của doanh nghiệp: ………….. người, trong đó nữ: …………người.

Chia ra:

- Số lao động giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn: …………….. ..... người.

- Số lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng: …… người.

- Số lao động giao kết hợp đồng lao động mùa vụ, theo công việc từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng: ………….. người.

- Số lao động giao kết hợp đồng lao động mùa vụ, theo công việc dưới 3 tháng: ...... người.

- Số lao động chưa thực hiện ký hợp đồng lao động: ……………. người.

Trong đó: số người đã làm việc trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên .............. người.

2. Phân loại lao động tại thời điểm sắp xếp:

- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh: ……………, người, trong đó nữ: ……………….. người. Có danh sách và dự kiến thời gian làm việc tại doanh nghiệp của từng người lao động kèm theo.

- Số lao động nghỉ hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội: … người. Có danh sách kèm theo.

- Số lao động hết thời hạn thực hiện hợp đồng lao động: ……………người.

- Số lao động bị mất việc làm: ………………. người. Có danh sách và mức trợ cấp thôi việc, mất việc làm, nợ tiền lương, nợ đóng bảo hiểm xã hội của từng người kèm theo, trong đó nữ: ………………… người.

Cam kết thực hiện phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp.

Ngày …. tháng …. năm 20…
Ý KIẾN CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày …. tháng …. năm 20…
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

(Ghi chú: Trường hợp doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội phải có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội).

MẪU SỐ 2

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ………./BC

……….., ngày ……tháng …. năm 20 ……..

BÁO CÁO

THỰC HIỆN THANH TOÁN CÁC QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ MẤT VIỆC LÀM TỪ NGUỒN VAY THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 30/2009/QĐ-TTG

Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội …………………………

Ngày …… tháng ………. năm 20 ………, nhận được tiền vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với số tiền …………… triệu đồng, doanh nghiệp đã tiến hành chi trả các khoản cho người lao động bị mất việc làm và báo cáo cụ thể như sau:

1. Tổng số lao động mất việc làm: ………….. người.

2. Tổng số tiền doanh nghiệp đã thanh toán cho người lao động: …………….. đồng.

Trong đó:

- Số tiền đã chi trả từ nguồn của doanh nghiệp ……………….Triệu đồng.

Trong đó:

+ Số tiền đã thanh toán nợ lương: ……………….. triệu đồng;

+ Số tiền đã thanh toán trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm: ............triệu đồng;

+ Số tiền đã đóng bảo hiểm xã hội: ……………… triệu đồng;

- Số tiền vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam: …………… đồng.

Trong đó:

+ Số tiền đã thanh toán nợ lương: ……………….. triệu đồng;

+ Số tiền đã thanh toán trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm: ………. triệu đồng;

+ Số tiền đã đóng bảo hiểm xã hội: ……………….. triệu đồng;

Có danh sách người lao động đã được thanh toán và các khoản thanh toán kèm theo.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Tài chính (để biết).
- Lưu DN.

GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 3

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ……….
SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ………./BC-SLĐTBXH

……….., ngày ……tháng …. năm 20 ……..

BÁO CÁO QUÝ ……../20 ….

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG MẤT VIỆC LÀM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
GẶP KHÓ KHĂN DO SUY GIẢM KINH TẾ

Kính gửi: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm)

Đơn vị: người

Số TT

Tên doanh nghiệp

Lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp

Tổng số lao động hiện có

Tổng số lao động mất việc làm

Số lao động bị thiếu việc làm

Nguyên nhân chính (*)

Dự kiến số LĐ mất việc làm quý tới

Tổng số

Tr.đó: Nữ

Tổng số

Tr.đó: Nữ

Tr.đó Số LĐ đã được giải quyết TCTV, TCMVL

Tổng số

Tr.đó: Nữ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

I

Doanh nghiệp Nhà nước

1

2

II

Doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài

1

2

III

Doanh nghiệp khác

1

2

Tổng số

x

x

x

x

x

x

x

x

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP.

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- (*) Nếu là doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn thì ghi rõ chủ doanh nghiệp bỏ trốn;

- Đối với các địa phương không có người lao động bị mất việc làm thì Sở LĐTBXH cũng phải báo cáo là không có người bị mất việc làm.

MẪU SỐ 4

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ……….
SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: ………./BC-SLĐTBXH

……….., ngày ……tháng …. năm 20 ……..

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VIỆC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI
LAO ĐỘNG MẤT VIỆC LÀM QUÝ …/2009

Kính gửi: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm)

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Tên doanh nghiệp

Số lao động đã được thanh toán (người)

Tổng số đã thanh toán

Tổng số tiền đã thanh toán cho người lao động

Tổng số

Nguồn của doanh nghiệp

Nguồn vay theo Quyết định 30/2009/QĐ-TTg

Tổng số

Tiền lương

Đóng BHXH

Trợ cấp mất việc làm

Trợ cấp thôi việc

A

B

C

1=2+3

2

3

4=5+6+7 hoặc 8

5

6

7

8

Tổng số

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP.

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 5

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP ĐỂ THANH TOÁN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ MẤT VIỆC LÀM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 30/2009/QĐ-TTG NGÀY 23/2/2009
Quý ….. năm 20 ….

Kính gửi:

- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Bộ Tài chính

Số TT

Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Số doanh nghiệp được vay

Số tiền được vay
(triệu đồng)

Số lao động được thanh toán (người)

Tổng số

Tr. đó DN Nhà nước

Tr. đó DN có vốn đầu tư nước ngoài

Tr. đó DN khác

Tổng số

Tr. đó DN Nhà nước

Tr. đó DN có vốn đầu tư NN

Tr. đó DN khác

Tổng số

Tr. đó Nợ lương

Tr. đó Nợ BHXH

Tr. đó TCTV, TCMVL

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Tổng cộng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Người lập biểu

……, ngày …. tháng …. năm ……
Tổng giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 6

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ MẤT VIỆC LÀM
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
30/2009/QĐ-TTG NGÀY 23/2/2009
Quý ….. năm 20 ….

Kính gửi:

- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Bộ Tài chính

Số TT

Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Số người lao động được vay vốn (người)

Số tiền đã cho vay (triệu đồng)

Tổng số

Tr. đó Vay vốn tự tạo việc làm

Tr. đó Học nghề

Tr. đó Xuất khẩu lao động

Tổng số

Tr. đó Vay vốn tự tạo việc làm

Tr. đó Học nghề

Tr. đó Xuất khẩu lao động

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tổng cộng

x

x

x

x

x

x

x

x

Người lập biểu

……, ngày …. tháng …. năm 20…
Tổng giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

THE MINISTRY OF LABOR. WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS - THE MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 06/2009/TTLT-BLDTBXH-BTC

Hanoi, February 27, 2009

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER’S DECISION NO. 30/2009/QD-TTG OF FEBRUARY 23, 2009, ON SUPPORTS FOR LABORERS WHO ARE LAID OFF BY ENTERPRISES FACING DIFFICULTIES CAUSED BY ECONOMIC DECLINE

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 30/2009/QD-TTg of February 23, 2009, on supports for laborers who are laid off by enterprises facing difficulties caused by economic decline (referred to as Decision No. 30/2009/QD-TTg), the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance jointly guide its implementation as follows:

I. SUBJECTS OF APPLICATION

Governed by this Circular are enterprises and laborers defined in Articles 1, 2 and 3 of Decision No. 30/2009/QD-TTg.

II. PROVISION OF LOANS BY THE STATE TO ENTERPRISES FACING DIFFICULTIES IN 2009 TO MAKE PAYMENT TO THEIR LABORERS:

The provision of loans by the State to enterprises which in 2009 face difficulties caused by economic decline to pay salaries, social insurance premiums, job loss allowances or severance allowances to their laborers prescribed in Article 1 of Decision No. 30/2009/QD-TTg is specified as follows:

1. Eligible for loans are enterprises which satisfy the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Having to reduce the existing number of laborers by 30% or by 100 laborers or more (excluding season-based laborers working under Iess-than-3-month contracts).

Laid-off laborers are those on the enterprises’ payrolls to be laid off in 2009, including Vietnamese laborers working under labor contracts of an indefinite term, labor contracts of a term of between full 12 months and 36 months or season- or job-based labor contracts of full 3 months or more.

The time for calculating the reduced number of laborers is the time enterprises make labor restructuring plans.

c/ Having mobilized their own resources but remaining incapable of fully paying salaries, social insurance premiums, job loss allowances or severance allowances. Enterprises’ resources to make above-said payments include reserve funds for job loss allowances and salaries payable to laborers, including salary reserve fund and amounts deducted to pay insurance premiums but not yet paid to social insurance agencies.

2. The maximum loan term is 12 months.

3. The loan amount is determined by subtracting the enterprise’s funds determined at Item c, Point 1 of this Clause from the fund amount needed to pay owed salaries, social insurance premiums, job loss allowances or severance allowances to laborers, but must not exceed the fund amount to pay owed salaries, social insurance premiums, job loss allowances or severance allowances payable to laid-off laborers.

4. The loan interest rate is 0% (zero per cent).

5. The order of and procedures for loan provision comply with the guidance of the Vietnam Development Bank but a loan dossier must be enclosed with the provincial-level Labor. War Invalids and Social Affairs Service’s written certification of the labor restructuring plan and the provincial-level Finance Service’s written certification of the declaration and use of resources defined at Item c, Point 1 of this Section.

The eligible enterprise shall work with the grassroots trade union organization in making a labor restructuring plan, identifying the existing number of laborers, the number of laborers to be employed, the number of laborers eligible for social insurance allowances and laborers with expired labor contracts and the number of laborers for whom the enterprise cannot arrange new jobs. This plan will be made according to form No. 1 attached to this Circular (not printed herein) and sent to the provincial-level Labor. War Invalids and Social Affairs Service of the locality where the enterprise is headquartered. The provincial-level Labor. War Invalids and Social Affairs Service shall send to the enterprise and the Vietnam Development Bank’s branch in the locality its written certification of the plan within 5 working days after the receipt of a request therefor. Any changes in the appraised labor restructuring plan during its implementation process must be reported in writing to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Service and the Vietnam Development Bank’s branch.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The Vietnam Development Bank shall decide on loan amounts and provide loans and recover and handle debts according to its competence.

7. Payment of salaries, social insurance premiums, job loss allowances or severance allowances to laborers after receiving loans:

a/ Within 7 working days after the receipt of a notice of loan provision from the Vietnam Development Bank’s branch, the enterprise shall, together with the Vietnam Development Bank’s branch, pay salaries, job loss allowances or severance allowances in lump-sum to each laborer and pay social insurance premiums to social insurance agencies under the approved plan.

b/ Within 14 working days after the receipt of a notice of loan provision from the Vietnam Development Bank’s branch, the enterprise shall make a report on payment of payable amounts to laborers according to form No. 2 attached to this Circular (not printed herein) and send it to the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Service of the locality where it is headquartered.

III. IMPLEMENTATION OF POLICIES TOWARD LAID-OFF LABORERS OF ENTERPRISES WHOSE OWNERS ABSCOND IN 2009

Policies toward laid-off laborers of enterprises whose owners abscond in 2009 specified in Article 2 of Decision No. 30/2009/QD-TTg are implemented as follows:

1. Enterprises whose owners abscond in 2009 are those without lawful representatives to protect the interests of laborers, which are identified by provincial-level People’s Committees or agencies authorized by provincial-level People’s Committees.

Provincial-level People’s Committee presidents shall direct provincial-level Planning and Investment Services to work with concerned agencies in identifying enterprises whose owners abscond and compiling enterprises’ labor, salary and financial dossiers.

2. Payment of salaries owed by enterprises to their laborers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall send to the provincial-level People’s Committee president a report on the sum of money to be allocated from the local budget to pay salaries owed to laborers, enclosed with a list of laborers and salary amounts owed to them, for the provincial-level People’s Committee president to decide on the allocation of money from the local budget to make advance payment to laborers.

c/ The provincial-level People’s Committee president shall assign the provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Service to receive the sum of money allocated from the local budget to pay salaries owed to laborers and report it to the provincial-level People’s Committee and assign the provincial-level Planning and Investment Service to coordinate with the provincial-level Finance Service in handling the enterprise’s assets to refund the sum of money allocated from the local budget.

IV. PROVISION OF LOANS FOR JOB TRAINING, SELF-EMPLOYMENT OR WORKING OVERSEAS FOR LABORERS WHO ARE LAID OFF IN 2009

Laborers who are laid off in 2009 may receive loans under Article 3 of Decision No. 30/2009/QD-TTg. Specifically:

1. Eligible for loans are laborers who are laid off in 2009 specified in Articles 1 and 2 of Decision No. 30/2009/QD-TTg (including overseas guest laborers working under contracts who are laid off and have to return home ahead of schedule).

2. Policies on loan provision:

a/ They may receive loans from the National Employment Fund under the National Target Program on Employment for self-employment.

b/ They may receive loans to learn jobs under the Prime Minister’s Decision No. 157/2007/QD-TTg of September 27, 2007, on credit for pupils and students, within 12 months from the date they are laid off.

c/ They may receive loans from the Social Policy Bank like policy beneficiaries under the State Bank of Vietnam’s Decision No. 365/2004/QD-NHNN of April 13, 2004. within 12 months from the date they are laid off or from the date they return home.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Loan provision order and procedures comply with current regulations:

- Loan dossiers comply with current regulations and must be enclosed with a copy of the labor contract and a copy of the minutes on liquidation of the labor contract. Particularly, for overseas guest laborers working under labor contracts who are laid off and have to return home ahead of schedule, a copy of the contract on the sending of laborers to work abroad or a copy of the individual contract and written certifications of the enterprise sending the laborer to work abroad or certifications of the agency or organization where the laborer registered his/her individual contract are required.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Responsibilities of provincial-level People’s Committees:

Provincial-level People’s Committees shall direct provincial-level Planning and Investment Services, Labor, War Invalids and Social Affairs Services, Finance Services and local functional agencies to organize the implementation of this Circular.

2. Responsibilities of provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Services:

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, propagating and disseminating policies and regimes toward laborers and perform tasks defined in this Circular.

b/ To conduct surveys on the number of laid-off laborers in enterprises facing difficulties caused by economic decline and make quarterly reports according to form No. 3 attached to this Circular (not printed herein) and send them to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs within the first 5 days of the first month of the following quarter.

c/ To examine and supervise the payment of salaries, job loss allowances or severance allowances to each laborer and the payment of social insurance premiums to social insurance agencies under the appraised plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To make quarterly reports on the provision of supports to laid-off laborers in enterprises caused by economic decline according to form No. 4 attached to this Circular (not printed herein) within the first 5 days of the first month of the following quarter.

3. Responsibilities of provincial-level Finance Services:

a/ To guide enterprises in strictly abiding by this Circular.

b/ To submit quarterly reports to the Ministry of Finance on the provision of loans to enterprises and allocation of capital from local budgets to pay salaries owed by enterprises to their laborers.

4. Responsibilities of the Vietnam Development Bank:

a/ To guide enterprises on loan provision procedures; to raise and provide loans and recover and handle debts as prescribed in this Circular and its regulations on loan provision.

b/ To make quarterly reports on the provision of loans according to form No. 5 attached to this Circular (not printed herein) and send these reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance within the first 5 days of the first month of the following quarter.

5. Responsibilities of the Social Policy Bank:

a/ To raise and provide loans as prescribed in this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To make quarterly reports on the provision of loans according to form No. 6 attached to this Circular (not printed herein) and send these reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance within the first 5 days of the first month of the following quarter.

6. This Circular takes effect on the date of its signing.

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance for study and settlement.

 

FOR THE MINISTER OF
LABOR WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER



Nguyen Thanh Hoa

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Sy Danh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27/02/2009 hướng dẫn Quyết định 30/2009/QĐ-TTg về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.696

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.27.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!