Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 05-LB/TC/LĐTBXH Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Lương Trào, Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 16/01/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05-LB/TC/LĐTBXH

Hà Nội , ngày 16 tháng 1 năm 1996

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH- LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 05-LB/TC/ĐTBXH NGÀY 16 THÁNG 1 NĂM 1996. HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VỀ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở NƯỚC NGOÀI THEO NĐ SỐ 07/CP NGÀY 20/1/1995 CỦA CHÍNH PHỦ.

Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, liên Bộ Tài chính - Lao động và Xã hội hướng dẫn cụ thể một số chế độ tài chinh như sau: 

I- TIỀN ĐẶT CỌC:

1/ Đối với người lao động:

Người lao động phải nộp cho tổ chức kinh tế đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài một khoản tiền đặt cọc nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng.

2/ Đối với tổ chức kinh tế:

Thu và quản lý tiền đặt cọc của người lao động, có thể thực hiện một lần hoặc trích dần từ tiền lương hàng tháng và được hạch toán là khoản "phải trả" để đảm bảo hoàn trả đúng hạn.

Mức và thể thức đặt cọc do tổ chức kinh tế và người lao động thoả thuận, nhưng không quán tiền một lượt vé máy bay đưa người lao động từ Việt Nam đến nơi làm việc ở nước ngoài và phải được ghi rõ trong hợp đồng lao động đi làm việc ở nước ngoài mà người lao động ký với tổ chức kinh tế đưa đi.

Trong vòng 1 tháng kể từ ngày người lao động hoàn thành hợp đồng về nước hoặc do chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế phải hoàn trả lại cho người lao động khoảng tiền đặt cọc cộng với lãi tiền gửi không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng lao động, gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế được quyền khấu trừ tiền đặt cọc và lãi tiền gửi (nếu có) của người lao động theo đúng chế độ bồi thường vật chất, nhưng phải thông báo công khai cho người lao động biết rõ lý do và mức phải trừ.

Sau khi kết thúc hợp đồng lao động, nếu người lao động chưa về nước thì chưa được nhận lại tiền đặt cọc, tổ chức kinh tế có trách nhiệm tiếp tục quản lý khoản tiền này theo quy định tại phần A, mục I, điểm 2 để chờ xử lý theo pháp luật hiện hành của Nhà nước.

II- BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (sau đây viết tắt là BHXH) của nước đến làm việc theo thoả thuận cụ thể ghi trong hợp đồng, đây là một trong những điều kiện mà tổ chức kinh tế khi ký kết hợp đồng với bên sử dụng lao động nước ngoài phải đạt được nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động từ khi họ làm thủ tục xuất cảnh rời khỏi Việt Nam đến khi họ hoàn thành hợp đồng trở về nước.

2. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho bảo hiểm xã hội Việt Nam để được hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất.

Mức BHXH tạm thời thực hiện hàng tháng bằng 15% của 2 lần tiền lương tối thiểu do Chính phủ Việt Nam quy định cho từng thời kỳ.

3. Tổ chức kinh tế có trách nhiệm khi trả lương hàng tháng cho người lao động thì trích lại tiền bảo hiểm xã hội và hạch toán riêng khoản đóng bảo hiểm xã hội của từng người lao động để có cơ sở ghi vào sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trường hợp người lao động không lĩnh lương hàng tháng, hoặc việc chi trả lương không thông qua tổ chức kinh tế thì việc thu BHXH thực hiện với các hình thức thích hợp theo thoả thuận giữa người lao động và tổ chức kinh tế cho cả hợp đồng.

III. PHÍ DỊCH VỤ

1/ Đối với tổ chức kinh tế:

Phí dịch vụ là doanh thu để tính thuế dịch vụ công ích của tổ chức kinh tế và dùng để chi phí cho bộ máy hoạt động cung ứng lao động; chi phí tuyển chọn; khám sức khoẻ; bồi dưỡng và kiểm tra tay nghề, bồi dưỡng ngoại ngữ; giáo dục tập huấn trước khi đi; quản lý lao động ở trong và ngoài nước; làm các thủ tục hồ sơ từ cấp huyện (quận) trở lên có liên quan đến xuất cảnh và nhập cảnh, chuyển trả người lao động về cơ sở trước khi đi.

Tổ chức kinh tế đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được phép thu của người lao động một khoản phí dịch vụ tối đa không quá 12% thu nhập theo hợp đồng mà bên sử dụng lao động trả cho người lao dộng không bao gồm tiền ăn, ở và tiền bảo hiểm tại chỗ trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Trong từng hợp đồng cụ thể, nếu thu nhập có tính cả chi phí ăn, ở và tiền bảo hiểm trong thời gian làm việc ở nước ngoài thì phí dịch vụ mà tổ chức kinh tế được phép thu tối đa không quá 8% thu nhập đó.

Tỷ lệ thu phí dịch vụ của tổ chức kinh tế được trích sau khi trừ khỏi thu nhập hàng tháng các khoản sau đây:

- Tiền vé máy bay 1 lượt hoặc khứ hồi từ Việt nam đến nước làm việc mà hợp đồng ghi rõ là người lao động phải chịu, giá vé được xác định theo giá đã mua với hành trình hợp lý( không bao gồm cước hành lý).

- Các khoản phải nộp cho nước đến làm việc theo luật nước đó(nếu có ).

Các khoản được tính trừ khỏi thu nhập hàng tháng để thu phí dịch vụ nói trên được xác định bằng cách lấy tổng giá trị tính trừ chia đều cho số tháng của cả thời gian làm việc ghi trong hợp đồng.

Ngoài khoản phí dịch vụ nói trên, tổ chức kinh tế không được thu thêm bất kỳ một khoản phí nào khác của người lao động.

Nhằm tăng cường trách nhiệm của người lao động, khi đến đăng ký xin đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức kinh tế được phép tạm thu trước một khoản chi phí bảo đảm vừa đủ cho các nội dung công việc sau đây (mức thu không quá 1 triệu đồng Việt nam ):

- Khám tuyển sức khoẻ theo mức qui định của Bộ y tế .

- Kiểm tra ngoại ngữ, tay nghề (kể cả kinh phí phải bồi dưỡng, đào tạo lại theo yêu cầu của hợp đồng lao động) với mức chi theo qui định của Bộ giáo dục.

- Các chi phí có liên quan đến làm hồ sơ, thủ tục xuất cảnh từ khâu huyện, quận trở lên cho người lao động.

- Các chi phí có liên quan đến tập huấn, huấn luyện trước khi đi.

Khoản chi phí đã tạm thu trước của người lao động nói trên, tổ chức kinh tế có trách nhiệm hoàn trả lại khi ký hợp đồng chính thức với người lao động trước khi họ đi ra nước ngoài ( theo qui định tại mục II, điểm 2, tiết c thông tư hướng dẫn số 20/LĐTBXH ngày 3-8-1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ). Trường hợp không thực hiện được hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài, nếu do người lao động (không có nhu cầu nữa, hoặc không đủ các điều kiện qui định trong hợp đồng) thì người lao động phải chịu phần chi phí tính theo từng nội dung công việc cụ thể mà tổ chức kinh tế đã thực hiện; nếu hợp đồng không thực hiện được do tổ chức kinh tế thì tổ chức kinh tế phải chịu chi phí và hoàn trả lại ngay số tiền đã tạm thu cho người lao động.

2/ Đối với người lao động:

- Có nghĩa vụ nộp phí dịch vụ hàng tháng đồng thời với mỗi kỳ lương cho tổ chức kinh tế theo mức qui định tại mục 1 trên đây.

- Trong trường hợp người lao động không thực hiện lĩnh lương hàng tháng hoặc tổ chức kinh tế không có điều kiện thu phí dịch vụ do người lao động nhận lương trực tiếp từ bên thuê lao động ở nước ngoài, thì người lao động có trách nhiệm thực hiện nộp phí dịch vụ theo phương thức đã thoả thuận giữa người lao động và tổ chức kinh tế.

IV-THUẾ THU NHẬP CAO:

Người lao động có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo qui định tại Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 19/5/1994, Nghị định số 05/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn số 27TC/TCT ngày 30/3/1995 của Bộ Tài chính.

Đối với các cá nhân làm việc tại các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt nam thì thực hiện theo các nội dung của Hiệp định ký với từng nước cụ thể và công văn hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần số 1664TCT/HTQT ngày 11/10/1994 của Tổng cục thuế-Bộ Tài chính.

1/ Thu nhập chịu thuế: Do tính chất đặc thù của đối tượng nộp thuế thu nhập cao là người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo từng hợp đồng cụ thể, nên thu nhập chịu thuế thu nhập cao được xác định như sau:

a. Thu nhập thuộc diện chịu thuế là thu nhập được ghi rõ trong hợp đồng mà bên sử dụng lao động ở nước ngoài chi trả hàng tháng toàn bộ tiền lương cho người lao động để họ tự lo liệu các chi phí về ăn, ở, đi lại, tiền bảo hiểm và các chi phí khác trong suốt thời gian làm việc theo hợp đồng. Trường hợp bên sử dụng lao động chỉ đảm bảo một phần chi phí về ăn, ở, đi lại và BHXH, thì phần chi phí còn lại được tính trừ khỏi thu nhập ghi trong hợp đồng để tính thu nhập dòng theo quy định tại điểm b dưới đây.

b. Nếu theo hợp đồng mà bên sử dụng lao động chi trả cho người lao động một phần tiền lương (thu nhập ròng ) không bao gồm chi phí về ăn, ở và tiền bảo hiểm trong thời gian làm việc ở nước ngoài thì các khoản chi phí này được ấn định bằng số tiền thu nhập ròng (hay nói cách khác bằng khoảng 50% tổng thu nhập ) để tính tổng thu nhập chịu thuế.

c. Các khoản được tính trừ để xác định thu nhập chịu thuế là các khoản được tính trừ khỏi thu nhập hàng tháng khi tính phí dịch vụ qui định tại mục III điểm 1 của thông tư này ( không trừ thuế thu nhập cao đã nộp ở nước đến làm việc, nếu có) .

d. Trong các hợp đồng lao động với nước ngoài thì thu nhập hàng tháng của người lao động được ổn định cho cả hợp đồng, do đó thu nhập hàng tháng chính là thu nhập chịu thuế bình quân các tháng trong năm.

2/ Thuế xuất thuế thu nhập cao:

Theo điều 10 mục 2 của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 19/5/1994 thị người lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thực hiện theo biểu thuế luỹ tiến từng phần và thuế thu nhập được tính toán theo bảng hướng dẫn sau:

Bậc

Thu nhập bình quân tháng/người

Thuế xuất

Số thuế phải nộp

1

đến 5.000

0%

0

2

Trên 5.000 đến 12.000

10%

TNCT x 10% - 500

3

Trên 12.000 đến 30.000

20%

TNCT x 20% - 1.700

4

Trên 30.000 đến 50.000

30%

TNCT x 30% - 4.7000

5

Trên 50.000 đến 70.000

40%

TNCT x 40% - 9.700

6

Trên 70.000

50%

TNCT x 50% - 16.700

Trong đó TNCT: Thu nhập chịu thuế

(x): Dấu nhân (-): Dấu trừ

3/Ví dụ tính thu nhập thuế và thuế thu nhập cao:

a. Ví dụ 1:

Chuyên gia y tế Nguyễn văn A đi làm việc tại Angola thời hạn 3 năm, trong hợp đồng lao động mà anh A đã ký ghi rõ tổng thu nhập là 1.000 USD/tháng. Các chuyên gia Việt nam phải tự túc tiền vé máy bay cả hai lượt đi và về là 1.600 USD và phải chịu chi phí về ăn, ở, đi lại, bảo hiểm.v.v... trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Thu nhập thuế và thuế thu nhập cao đối với anh Nguyễn Văn A được tính như sau:

- Tiền vé máy bay phân bổ đều hàng tháng theo thời hạn hợp đồng là:

1.600 USD: 36 tháng = 44.44 USD/tháng

- Thu nhập để tính thuế là:

1.000 USD - 44,44 USD = 955,56 USD/tháng

Qui tiền đồng Việt nam theo tỉ giá 11.000 đ/USD là:10.511.160 đ/tháng

- Thuế thu nhập cao 1 tháng là:

10.511.160 đ x 10 % - 500.000 đ = 551.116đ tương đương 50,10 USD (551.116:11.000)

Đối với Angola là nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, nhưng nếu người lao động xuất trình được chứng từ nộp thuế thu nhập hàng tháng ở nước đó giả định là 30 USD (qui tiền VN theo tỷ giá 11.000đ/USD là 330.000đ) thì số thuế còn phải nộp ở Việt nam là 221.116 đ (551.116 - 330.000 đ). Trường hợp thuế giả định đã nộp ở nước ngoài cao hơn mức thuế phải nộp trong nước (50,10 USD) thì người lao động thì được miễn thuế thu nhập cao ở Việt nam.

b. Ví dụ 2:

Anh Trần Văn B ký hợp đồng lao động đi làm việc tại nước X với thời hạn 1 năm, trong hợp đồng ghi rõ người lao động được trả thu nhập ròng hàng tháng là 350 USD và bên được sử dụng lao động bảo đảm cho các chi phí về tiền ăn, ở và tiền bảo hiểm trong thời gian làm việc theo hợp đồng.

Thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập cao đối với anh B được tính như sau:

-Thu nhập chịu thuế nói ở điểm 1, tiết b mục này là: 350 USD + 350 USD=700 USD/tháng

-Anh B phải tự túc một lượt vé máy bay từ Việt nam đến nước X tính theo hành trình hợp lý là 360 USD, phân bổ cho cả hợp đồng 12 tháng là 30 USD/tháng

-Theo qui định của hợp đồng, các chi phí quản lý lao động ở nước ngoài đã bị khấu trừ từ thu nhập hàng tháng của người lao động trước khi trả thu nhập cho người lao động là: 20 USD/tháng

- Thu nhập thức tế còn lại để tính thuế là:

700 USD - (30 USD + 20 USD) = 650 USD/tháng

Qui tiền đồng Việt nam theo tỉ giá 11.000 đ/USD: 7.150.000đ/tháng

- Thuế thu nhập Anh B phải nộp 1 tháng là: 7.150.000đ x 10% - 500.000đ= 215.000 đ tương đương 19,5 USD (215.000: 11.000).

Đối với nước X, là nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam, theo điều 15, điều 23 của Hiệp định và công văn hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần số 1664 TCT/HTQT ngày 11-10-1994 của Tổng cục thuế - Bộ Tài chính thì người lao động phải nộp thuế thu nhập ở cả 2 nước. Trường hợp giả định họ đã nộp thuế thu nhập cao tại nước X là 10 USD (qui tiền đồng VN theo tỷ giá 11.000 đ/USD là 110.000 đ) và có chứng từ hoá đơn hợp lệ thì số thuế còn phải nộp tại Việt nam là 105.000 đ, nếu giả định số thuế đã nộp ở nước X cao hơn số thuế phải nộp ở trong nước (19,5 USD) thì người lao động được miễn thuế thu nhập cao ở Việt nam.

Trường hợp anh Trần Văn B được hưởng tiền lương ghi trong hợp đồng nói trên, nhưng bản thân anh B phải tự chịu chi phí hai bữa ăn sáng và tối, tự mua bảo hiểm y tế, các khoản chi phí này tại nước X là 110 USD thì thu nhập chịu thuế của anh B tính như sau:

- Thu nhập ròng của anh B là: 240 USD (350 USD - 110 USD)

- Thu nhập chịu thuế là: ( 240 USD + 240 USD ) - (30 USD + 20 USD) = 430 USD

Qui đồng Việt nam theo tỷ giá 11.000 đ/USD là: 4.730.000 đ, theo mức thuế xuất qui định trên đây thì anh B không thuộc diện đóng thuế thu nhập cao

V - LỆ PHÍ CẤP PHÉP:

1/ Mức thu

Bộ lao động - Thương binh và xã hội được phép thu và quản lý 2 loại lệ phí: lệ phí cấp phép hoạt động và lệ phí cấp phép thực hiện hợp đồng.

Tổ chức kinh tế khi nhận giấy phép hoạt động phải nộp tiền lệ phí bằng hợp đồng Việt nam tương đương với 2.000 USD và khi nhận giấy phép thực hiện hợp đồng phải nộp tiền lệ phí bằng đồng Việt nam tương đương với 5 USD/người tính theo số lượng đã ghi trong hợp đồng cho Lao Động - Thương binh và xã hội (Cục quản lý lao động với nước ngoài).

2/ Chế độ quản lý:

Việc thu và quản lý lệ phí cấp phép được thực hiện theo đúng chế độ quản lý phí và lệ phí hiện hành của nhà nước. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (Cục quản lý lao động với nước ngoài) lập kế hoạch chi tiêu theo các danh mục, gửi Bộ Tài chính xét duyệt và được thông báo trong kế hoạch thu chi chung hàng năm của Bộ theo hình thức ấn định tỷ lệ được trích trên tổng số lệ phí cấp phép thu được, tỷ lệ này ổn định từ 1 đến 2 năm, danh mục chi tiêu cụ thể từ nguồn thu này là:

- Chi cho công tác tổ chức thẩm định tư cách pháp nhân cũng như các điều kiện cần thiết của một Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, để có cơ sở cấp giấy phép hoạt động.

- Chi cho công tác thẩm định các hợp đồng và các điều kiện khả thi của hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, để có cơ sở căn cứ cấp giấy phép thực hiện hợp đồng.

- Các chi phí để mở thị trường mới, các hoạt động Maketing, mạng lưới cộng tác viên ở một số khu vực có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt nam

- Các chi phí khác phát sinh cần thiết phải chi trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với một ngành kinh tế đối ngoại đặc thù mà chế độ chính sách tài chính hiện hành của Nhà nước chưa lượng hoá được đầy đủ.

VI- VỀ TỔ CHỨC THU NỘP BHXH, THUẾ THU NHẬP CAO VÀ PHÍ DỊCH VỤ:

1/ Tổ chức kinh tế là tổ chức uỷ nhệm thu, phải chủ động đăng ký kê khai với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký nộp thuế môn bài (hoặc đăng ký trụ sở cơ quan) để được hướng dẫn về thủ tục, nghiệp vụ nhằm bảo đảm thu nộp thuế theo luật định. Hàng tháng khi thực hiện chi trả lương cho người lao động, tổ chức kinh tế có trách nhiệm thu nộp tiền BHXH, thuế thu nhập cao và phí dịch vụ, trường hợp bên sử dụng lao động ở nước ngoài trực tiếp trả lương hàng tháng cho người lao động thì việc tổ chức thu nộp được thực hiện theo 1 trong các hình thức sau đây:

- Thoả thuận với các tổ chức sử dụng lao động ở nước ngoài để hàng tháng họ trích lại 3 khoản: BHXH, thuế thu nhập cao và phí dịch vụ trước khi trả lương cho người lao động (theo mức tính toán sẵn của tổ chức kinh tế Việt nam) và chuyển nộp vào 1 Tài khoản theo qui định của tổ chức kinh tế để chuyển về nước.

- Thông qua văn phòng đại diện (hoặc cán bộ đại diện được uỷ quyền) tổ chức thu nộp hàng tháng dưới các hình thức thích hợp phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng nước và từng hợp đồng cụ thể.

2/ Do tính chất đặc thù của lĩnh vực đưa người lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là các nguồn thu đều phát sinh ở nước ngoài, nên tổ chức uỷ nhiệm thu là tổ chức kinh tế trực tiếp quản lý người lao động làm đầu mối tập trung nguồn thu cho nhà nước đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo luật định và được hưởng khoản thù lao uỷ nhiệm thu về thu BHXH, thuế thu nhập cao bằng 0,5% Số tiền thực thu được.

Định kỳ hàng tháng, chậm nhất là ngày 10 tháng sau, tổ chức kinh tế phải nộp số tiền đã thu được về BHXH và thuế thu nhập cao theo hướng dẫn của cơ quan BHXH và cơ quan thu thuế cùng cấp, số tiền được trích 0,5% thực hiện đồng thời với mỗi lần làm thủ tục nộp tiền.

VII- CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:

1/ Chế độ lập phiếu theo dõi và lập chứng từ ghi sổ kế toán:

Ngoài các quy định chung về chế độ kế toán nhà nước theo hướng dẫn của cơ quan tài chính, cơ quan BHXH và cơ quan thuế địa phương, với trách nhiệm là tổ chức uỷ nhiệm thu cho Nhà nước và là cơ quan quản lý trực tiếp người lao động, tổ chức kinh tế phải làm các thủ tục sau:

- Lập phiếu (hoặc sổ) theo dõi tình hình thu nhập và thu nộp hàng tháng của từng người lao động (theo mẫu số 01) để có cơ sở căn cứ đối chiếu sau khi kết thúc hợp đồng và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.

- Phiếu theo dõi được lập thành 02 bản: 01 bản tổ chức kinh tế giữ để lưu cùng hồ sơ của người lao động làm cơ sở căn cứ lập các báo cáo tài chính, 01 bản người lao động (hoặc người được uỷ quyền) giữ để xuất trình và ký nhận mỗi khi có liên hệ với tổ chức kinh tế.

2./. Chế độ báo cáo theo định kỳ:

- Định kỳ hàng quý tổ chức kinh tế phải nộp bản báo cáo tình hình thực hiện các khoản thu nộp (theo mẫu số 02) gửi đến Bộ tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại), Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (Cục quản lý lao động với nước ngoài), cơ quan thuế địa phương và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Hàng năm, tổ chức kinh tế phải lập các báo cáo sau:

+Báo cáo kế hoạch năm sau trên cơ sở tình hình thực hiện 9 tháng đầu năm, trong báo cáo kế hoạch có phân tích: số lượng lao động (nam, nữ), ngành nghề, nước đến làm việc, thời hạn hợp đồng, dự kiến mức lương đạt được, dự kiến thời gian lên đường của từng hợp đồng.v.v..., trong báo cáo kế hoạch cũng đồng thời nêu các ý kiến đề xuất kiến nghị với các cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực hợp tác lao động.

+ Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm theo 2 chỉ tiêu lao động và thu nộp theo mẫu số 04 ban hành theo thông tư số 20/LĐTBXH và mẫu số 02 của thông tư này. Các báo cáo hàng năm trên được gửi đến Bộ lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động với nước ngoài), Bộ Tài chính (Vụ TCĐN), BHXH Việt Nam và cơ quan thuế địa phương. Thời hạn gửi báo cáo theo các qui định hiện hành của Nhà nước.

3/ Thực hiện chế độ báo cáo theo các nội dung qui định trên đây là nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức kinh tế để thực hiện điểm 10, mục 9 Nghị định 07/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ và coi như một trong những điều kiện để cấp tiếp các loại giấy phếp cho tổ chức kinh tế đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

B. MỘT SỐ QUI ĐỊNH KHÁC

1/ Nhằm đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, tổ chức kinh tế và người lao động, bảo đảm tính thống nhất trong việc thực hiện các chế độ chính sách tài chính, tiền lương của người lao động ghi trong hợp đồng phải là đô la Mỹ (USD) hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi khác. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, việc thanh toán, chi trả có thể thực hiện như sau:

- Loại tiền tệ trả lương hàng tháng do 2 bên ký kết thoả thuận, nhưng phải được qui đổi thành đô la Mỹ (USD) theo tỷ giá Ngân hàng nhà nước của nước sở tại công bố tại thời điểm thanh toán.

- Nếu lương trả bằng bản tệ thì trong hợp đồng cần có cam kế người lao động được quyền yêu cầu Ngân hàng nước sở tại hoặc chủ thuê lao động chuyển đổi ra đô la Mỹ (USD) toàn bộ hoặc một phần tỷ lệ nhất định phù hợp với yêu cầu chi tiêu ở nước đến làm việc.

2/ Loại tiền thực hiện thu và nộp:

- Thu tiền đặt cọc của người lao động bằng đồng Việt nam hoặc bằng đô la Mỹ (USD) theo thoả thuận giữa tổ chức kinh tế và người lao động.

- Thu nộp BHXH (qui định tại mục II), thu lệ phí cấp phát (qui định tại mục V) được thực hiện bằng đồng Việt nam.

- Thu phí dịch vụ (qui định tại mục III) và thu nộp thuế thu nhập cao (qui định tại mục IV) được thực hiện bằng USD, cụ thể là:

Lấy kết quả mức thuế thu nhập cao phải nộp bằng đồng Việt nam qui lại USD (theo tỷ giá qui đổi từ USD ra đồng Việt nam để tính mức thuế phải nộp) để người lao động nộp bằng USD.

Khi thu thuế thu nhập cao cũng như phí dịch vụ bằng ngoại tệ, tổ chức kinh tế phải căn cứ tình hình thực tế được trả lương để thu: nếu lương được trả 100% bằng đô la Mỹ (USD) thì thu nộp bằng USD; nếu lương được trả có 1 phần bản tệ thì thu cả 2 loại tiền (đô la Mỹ và bản tệ tương ứng với tỷ lệ loại ngoại tệ được trả trong lương hàng tháng). Tổ chức kinh tế nộp phần thu thuế thu nhập cao bằng USD cho cơ quan thu trong nước, còn phần thu bằng bản tệ nộp vào quỹ tạm giữ NSNN tại Đại sứ quán Việt nam ở nước sở tại. Tỷ lệ thù lao được hưởng của tổ chức kinh tế trong việc thực hiện thu thuế thu nhập cao cũng theo loại tiền thực thu.

3/ Các tổ chức kinh tế đưa người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu, khoán công trình, nhận khai thác sản xuất chia sản phẩm v.v... thì thực hiện chế độ tài chính như sau:

- Nếu người lao động được hưởng lương bằng ngoại tệ trong thời gian làm việc ở nước ngoài như các hợp đồng lao động khác do các tổ chức kinh tế đưa đi (xuất khẩu lao động) thì thực hiện theo các qui định tại thông tư này.

- Nếu trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động chỉ được hưởng sinh hoạt phí (ăn, ở v.v... đủ điều kiện để làm việc) còn một phần tiền lương và các chế độ chính sách tài chính khác người lao động được hưởng theo luật Doanh nghiệp Việt nam ở trong nước, thì người lao động và tổ chức kinh tế thực hiện theo luật Doanh nghiệp nhà nước Việt nam.

C - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1/ Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/1996, riêng thuế thu nhập cao thực hiện từ ngày 01/6/1994, bãi bỏ thông tư Liên bộ số 05 LB - TC - LĐTBXH ngày 07/3/1992 hướng dẫn NĐ 370/ HĐBT, công văn số 2599/LĐTBXH ngày 25/7/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn đối với lao động đi Hàn quốc và các văn bản khác trái với thông tư này.

Những chế độ chính sách về tài chính đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã thực hiện trước ngày 01/01/1996, khi thực hiện thông tư này nếu tổ chức kinh tế không xử lý được thì kịp thời báo cáo liên Bộ để có ý kiến xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.

2/ Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ tài chính đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài qui định tại thông tư này là một trong những nhiệm vụ quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các Bộ, ngành liên quan. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện có sự vi phạm thì sử lý theo chế độ tài chính kế toán hiện hành của Nhà nước Việt nam, hoặc xử lý kỷ luật hành chính, tuỳ theo mức độ vi phạm mà yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép đối với từng trường hợp cụ thể.

3/ Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế phản ánh về Liên Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp nghiên cứu giải quyết.

Nguyễn Lương Trào

(Đã ký)

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

MẪU SỐ 01
(Ban hành kèm theo TT Liên bộ số: 05 ngày 16/01/1996)

Tên tổ chức kinh tế: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

............................... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trực thuộc Bộ, tỉnh, TP: ------------------------------------------

.................................

Số phiếu:.................

PHIẾU THEO DÕI THU NHẬP VÀ THU NỘP

(Dành cho tổ chức kinh tế và người lao động)

- Họ và tên người lao động:................................... Nam, Nữ.......................

- Hợp đồng lao động (số, ngày):..................................................................

- Số hội chiếu:....................................................... Ngày cấp:......................

- Địa chỉ thường trú ở trong nước trước khi đi:.............................................

- Họ và tên, địa chỉ người được uỷ quyền ở trong nước (để báo tin, nhận tiền):

.......................................................................................................................

- Số tiền đặt cọc:.............................................................................................

- Địa chỉ làm việc ở nước ngoài:.....................................................................

- Ngành nghề lao động ở nước ngoài:.............................................................

Số

Khoản mục theo dõi

Năm 199...

TT

 

T-1

T-2

.....

T-12

3

4

Mức lương theo hợp đồng:

Các khoản phải trừ, phải nộp:

- Các khoản phải nộp ở nước sở tại (nếu có)

- Phí dịch vụ

- Bảo hiểm xã hội

- Thuế thu nhập phải nộp (nếu có)

+ Thuế phải nộp ở nước sở tại

+ Thuế phải nộp ở Việt Nam

- ......................

Các khoản tạm giữ khác của người lao động (nếu có):

Số tiền còn thực lĩnh hàng tháng

- Ngoại tệ:

- Quy đồng Việt Nam

 

 

 

 

5

Ký nhận tiền (ghi rõ họ, tên)

 

 

 

 

Người lao động Tổ chức kinh tế

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú về cách lập phiếu:

- Trường hợp các khoản thu nhập, các khoản phải nộp bằng bản tệ thì quy đổi thành Dollar Mỹ (USD). Khi chi trả cho người lao động có thể bằng đồng Việt Nam.

Tỷ giá quy đổi ở từng thời kỳ phải ghi chú rõ mỗi khi lập phiếu và chi trả tiền.

- Tuy theo tình hình thực tế, tổ chức kinh tế lập phiếu theo dõi dưới dạng tờ rời hoặc đóng thành quyển (sổ) và được lưu kèm theo hồ sơ cá nhân của người lao động.

- Khi người lao động kết thúc hợp đồng về nước, tổ chức kinh tế ký xác nhận đã đối chiếu với người lao động trước khi trao phiếu (sổ) theo dõi cho họ, để làm căn cứ giải quyết chính sách, chế độ trong nước khi cần thiết.

MẪU SỐ: 02
(Ban hành kèm theo TT Liên bộ số: 05 ngày 16/01/1996)

Tổ chức kinh tế:..................

Trực thuộc Bộ, Tỉnh, TP....

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NỘP HTLĐ

QUÝ................NĂM 199.....

Giấy phép thực hiện Hợp đồng

Hợp đồng

Nước đến

BHXH

Thuế thu nhập

Phí dịch vụ

 

 

 

 

 

làm

Số đã thu

Số đã nộp

Số đã thu

Số đã nộp

 

Tổng số

Ghi

Số

Ngày

Số

Ngày

việc

Trong quý

Luỹ kế

Trong quý

Luỹ kế

Trong quý

Luỹ kế

Trong quý

Luỹ kế

Tỷ lệ

Trong quý

Luỹ kế

chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức kinh tế

(Ký tên, đóng dấu)

THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 05-LB/TC/LDTBXH

Ha Noi , JANUARY16, 1996

 

INTER-MINISTERIAL CIRCULAR

OF THE MINISTRY OF FINANCE - THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS PROVIDING GUIDANCE ON FINANCIAL REGIME FOR THE SENDING OF LABORERS OVERSEAS FOR TENURED WORK UNDER DECREE NO.7-CP OF JANUARY 20, 1995, OF THE GOVERNMENT

Pursuant to Decree No.7-CP of January 20, 1995, of the Government stipulating detailed provisions on a number of articles of the Labor Code on the sending of Vietnamese laborers overseas for tenured work, the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs jointly provide the following guidance on the financial regime:

A. PROVISIONS ON THE RESPONSIBILITIES AND INTERESTS OF THE LABORERS AND ECONOMIC ORGANIZATIONS

I. THE DEPOSIT:

1. The laborer:

The laborer shall pay to the economic organization which sends him/her overseas for a tenured job a deposit which is meant to ensure his/her execution of the contract.

2. The economic organization:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The amount of the deposit and its payment procedure shall be agreed upon between the economic organization and the laborer, but it shall not exceed the price of a one-way air ticket for the laborer to travel from Vietnam to his/her overseas place of work, and shall be clearly defined in the contract for overseas work that the laborer signs with the economic organization which sends him/her overseas.

Within one month from the date the laborer returns home after his/her accomplishment of the contract or after the premature termination of the contract without incurring any economic losses for the economic organization, the economic organization shall refund the laborer the deposits principal and its interest for untimed deposits set by the State Bank of Vietnam.

In case the laborer infringes upon the labor contract and causes economic losses to the economic organization, the latter is entitled to deduct into the deposit and its untimed interest (if any) of the laborer in line with the regime set for material compensation, on condition that it openly informs the laborer of the reason for, and the amount of, the deduction.

After the termination of the labor contract, if the laborer has not yet returned to the country, he/she shall not get the refund of the deposit; and the economic organization has the responsibility to continue managing the deposit as provided for in Section A, Item 1, Point 2, pending a settlement in line with the existing laws of the State.

II. THE SOCIAL INSURANCE:

1. During his/her work overseas, the laborer shall enjoy the social insurance regime of the country where he/she works as agreed upon and clearly indicated in the contract, which is one of the conditions, the agreement upon which must have been solicited by the economic organization from the foreign employer so as to ensure the interests of the laborer from the time of his/her departure from Vietnam to the time of his/her accomplishment of the contract and repatriation.

2. During his/her work overseas, the laborer shall pay his/her social insurance premium to the Vietnamese social insurance fund to cover his/her pension and death allowance.

The monthly social insurance premium is temporarily set at 15% of twice the minimum salary set by the Vietnamese Government for each period.

3. The economic organization has the responsibility to deduct from the monthly salary of the laborer his/her social insurance premium and record it separately as the laborers social insurance payment as provided for by the Vietnamese social insurance agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. THE SERVICE FEE:

1. The economic organization:

The service fee is the taxable income from public utility work of the economic organization and is used to cover the operating cost of the labor supply apparatus; recruitment; health examination; training and test and foreign-language training; pre-departure training; labor management at home and abroad; processing of papers from the district level and higher related to immigration and migration procedures; and the repatriation of the laborer to the unit where he/she was working prior to departure.

The economic organization which sends the laborer overseas for tenured work has the right to receive from him/her a fee which shall not exceed 12% of his/her contract income to be paid by the employer which does not cover the expenses on meals, accommodation and on-the-spot insurance during his/her work abroad. In case the contract also covers meals, accommodation and insurance during the laborers work abroad, the economic organization can charge a fee which shall not exceed 8% of the prescribed income.

The service fee which is charged by the economic organization is a percentage of the laborers monthly income after the following deductions:

- The single or return air ticket from Vietnam to the country of work which must be clearly indicated as the laborers charge. The fare is determined on the basis of the purchase price and the appropriate itinerary (not including the baggage charges).

- The compulsory payments to the country of work as required by that countrys law (if any).

The above-prescribed deductions from the laborers monthly income to pay the service fee shall be determined by dividing the total amount of the deductions by the number of months of the whole period of work described in the contract.

Apart from the said fee, the economic organization shall not levy any other charge on the laborer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Health examination as required by the Ministry of Health.

- Test of foreign language and vocational skills (including the expenses on fostering and retraining as required by the contract) as required by the Ministry of Education and Training.

- The processing of dossiers and papers for the laborers exit visa by the district level upward.

- The expenses related to the pre-departure training.

The economic organization has the responsibility to refund this temporary charge to the laborer at the time of the signing of the official contract with him/her prior to his/her departure (as required by the provisions in Item II, Point 2, Sub-point (c) of Guiding Circular No.20-LDTBXH of August 3, 1995, of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs). In case of a failure to execute the contract due to the laborer (no longer having the need to work overseas or lacking one of the conditions prescribed in the contract), the laborer has to bear the expenses on the work already undertaken by the economic organization; if the failure to execute the contract is due to the economic organization, it shall bear all the expenses and shall immediately refund the temporarily collected sum to the laborer.

2. The laborer:

- Has the obligation to pay the monthly service fee at the same time as he/she receives the monthly salary to the economic organization at the rate set in Item 1.

In case the economic organization has no condition to collect the monthly service fee because the laborer receives the salary directly from the overseas employer, the laborer has the responsibility to pay the service fee in the form already agreed upon between himself/herself and the economic organization.

IV. THE TAXES ON HIGH INCOMES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



As regards the individuals working in the countries with which Vietnam has signed agreements on avoidance of double taxation, the implementation of the content of the agreement with each country shall prevail in line with Document No.1664-TCT/HTQT of October 11, 1994, of the General Department of Taxation of the Ministry of Finance which provides guidance for the implementation of agreements on avoidance of double taxation.

1. The taxable incomes:

Due to the specific character that the payer of the tax on high-income earners is a laborer working on tenure overseas under a concrete contract, the tax he/she shall have to pay for his/her high income shall be determined as follows:

a/ The taxable income is the income which is clearly indicated in the contract as the monthly salary that the overseas employer shall pay to the laborer to cover the meals, accommodation, commuting, insurance and other expenses during the whole period of work under contract. In case the employer provides only part of the expenses on meals, accommodation, commuting and social insurance, the rest of the expenses shall be deducted from the income prescribed in the contract so as to calculate the net income in accordance with the provision stipulated in the following Point (b).

b/ If the contract stipulates that the employer shall pay the laborer part of the salary (net income) excluding the expenses on meals, accommodation and insurance during the laborers period of work overseas, the uncovered expenses shall be equivalent to the net income (in other words, equivalent to about 50% of the total income), so as to have a ground to calculate the taxable income.

c/ The tax-exempt expenses used to determine the taxable income are the expenses which are substracted from the monthly income when calculations are made of the service fee in accordance with the provisions stipulated in Section III, Point 1, of this Circular (not excluding the tax on high income already paid in the country of work, if any).

d/ In the contract for work overseas, the monthly income of the laborer being considered unchanged for the whole period, the monthly income is the mean taxable income for all the months of the year.

2. Tax rates for high incomes:

In accordance with Article 10, Section 2, of the Ordinance on Taxes on High-Income Earners of May 19, 1994, the Vietnamese laborer who works on tenure overseas shall pay his/her income tax as prescribed in the following table of partially progressional tax rates:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Level

Mean monthly income/person

Tax rates

Tax amount

1

Up to 5,000

0%

0

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10%

TI x 10% - 500

3

Over 12,000 to 30,000

20%

TI x 20% - 1,700

4

Over 30,000 to 50,000

30%

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5

Over 50,000 to 70,000

40%

TI x 40% - 9,700

6

Over 70,000

50%

TI x 50% - 16,700

In which: TI = Taxable income

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Examples for calculation of income and high-income taxes:

a/ Example 1:

Health expert Nguyen Van A works in Angola on a three-year contract which clearly indicates that Mr. As total income is 1,000 USD/month. Like other Vietnamese experts in that country, he has to pay his own return air ticket of 1,600 USD and bears his own expenses on meals, accommodation, commuting, insurance, etc., during his stay to work under the contract.

Mr. Nguyen Van As income which is taxable and subject to high-income tax is calculated as follows:

- The air fare is divided evenly by the number of months specified by the contract:

1,600 USD : 36 months = 44.44 USD/month

- The taxable income is:

1,000 USD - 44.44 USD/month = 955.56 USD/month

In Vietnam Dong at the rate of 11,000 VND to one USD:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The income subject to high-income tax for a month is:

10,511,160 VND x 10% - 500,000 VND = 551,116 VND

Equivalent to 50.1 USD (551,116 : 11,000).

Although Angola and Vietnam have not signed an agreement on avoidance of double taxation, if the laborer produces papers certifying that he/she has paid his/her income tax in that country, 30 USD (or 330,000 VND at the rate of 11,000 VND to one USD) for instance, he/she will have to pay the remainder (551,116 VND - 330,000 VND) of 221,116 VND in Vietnam. In case the tax already paid abroad is higher than the amount to be paid in Vietnam (50.10 USD), the labor is exempt from high-income tax in Vietnam.

b/ Example 2:

Mr. Tran Van B signs a contract to work in country X for a period of one year. The contract clearly indicates that Mr. B will be paid a net monthly income of 350 USD and his employer will provide for his expenses on meals, accommodation and insurance during his whole stay to work under the contract.

Mr. Bs income which is taxable and subject to high-income tax is calculated as follows:

- The taxable income mentioned in Point 1, Sub-point (b), of this Item is:

350 USD + 350 USD = 700 USD/month

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- As specified in the contract, all the expenses on the management of overseas labor will be substracted from the monthly income of the laborer before it is paid to him/her, the substraction is therefore 20 USD/month.

- The taxable remaining income is:

700 USD - (30 USD + 20 USD) = 650 USD/month.

In Vietnam Dong, at the exchange rate of 11,000 VND to one USD, it is 7,150,000 VND/month.

- The income tax that Mr. B has to pay each month is:

7,150,000 VND x 10% - 500,000 VND = 215,000 VND, or 19.5 USD (215,000 : 11,000)

As country X has already signed with Vietnam an agreement on avoidance of double taxation, then in accordance with the provisions of Articles 15 and 23 of the Agreement and Document No.1664-TCT/HTQT of October 11, 1994, of the General Department of Taxation of the Ministry of Finance, providing guidance for the implementation of the Agreement, the laborer has to pay income tax in both countries. In case the laborer has already paid a high-income tax in country X at the rate of 10 USD (110,000 VND at the exchange rate of 11,000 VND to one USD) and has all valid papers to prove that payment, the then remaining tax he has to pay in Vietnam is 105,000 VND. In case the tax he pays in country X is higher than the tax he is due to pay in Vietnam (19.5 USD), he will be exempted from Vietnams high-income tax.

If Mr. Tran Van B is paid a salary as specified in the said contract, but he himself has to buy his own breakfasts and dinners and buy his health insurance and cover these expenses in country X, at a total cost of 110 USD/month, then his taxable income will be as follows:

- Mr. Bs net income is:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The taxable income is:

(240 USD + 240 USD) - (30 USD + 20 USD) = 430 USD

At the exchange rate of 11,000 VND to one USD, it is 4,730, 000 VND. Then, as specified in the above tax rates, Mr. B is not subject to high-income tax.

V. The permit fees:

1. The fees:

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is authorized to collect and manage two fees: the fee on operating permit and the fee on contract execution permit.

The economic organization, on receiving the operating permit, has to pay a fee in Vietnam Dong equivalent to 2,000 USD, and on receiving the permit for contract execution, has to pay a fee in Vietnam Dong equivalent to 5 USD/person in accordance with the number of persons specified in the contract submitted to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (the Department for Management of Guest Workers).

The economic organization is authorized to account for these two fees in the operating cost of providing labor supply.

2. The management regime:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expense on the verification of the legal status as well as the other necessary conditions of an enterprise in sending laborers overseas for tenured work so as to provide the basis for the issuance of the operating permit.

- Expense on the evaluation of the contracts and the feasibilities of the contract to send laborers overseas for work so as to provide the basis for the issue of the permit for contract execution.

- Expenses on opening new markets, marketing work and the networking of collaborators in areas where there is the need for Vietnamese laborers.

- Other expenses incurred by the necessity arising in the field of State management in some of the specific external economic areas which are not adequately covered by the current financial regulations of the State.

VI. ORGANIZING THE PAYMENT OF SOCIAL INSURANCE, HIGH-INCOME TAX AND SERVICE FEES:

1. The economic organization which is empowered to make the collection shall register with the local tax agency where it pays its registration tax (or registers its office address) so as to receive guidance on the procedure and method in order to collect and pay taxes as required by law. Every month, as it makes salary payment to the laborer, the economic organization is responsible to collect the payments for social insurance, high-income tax and service fees. In case the overseas employer directly pays the monthly salary to the laborer, the collection shall be made in one of the following forms:

- Requesting the overseas employer to retain from the monthly salary the payments for social insurance, high-income tax and service fees before paying the salary to the laborer (in accordance with the sums calculated by the Vietnamese economic organization) and to transfer them into an account designated by the economic organization for subsequent repatriation.

- Through the representative office (or a mandated representative) to collect the monthly payments in a way conformable to the situation and circumstances of each country and each individual case.

2. Due to the specific conditions of the Vietnamese guest workers in which all revenues are generated overseas, the mandated collector shall therefore be the economic organization directly in charge of the laborer which shall have to make the collection in an accurate, full and timely manner as required by law and shall be entitled to a commission equal to 0.5% of the collected sum of social insurance, high-income tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VII. THE REPORTING REGIME:

1. The recording regime for accountancy:

Apart from the general provisions of the State regime on accountancy as guided by the financial agency, the local social insurance and tax agencies, the economic organization shall, in its capacity as the State-mandated collector and as the organization directly in charge of the laborer, perform the following procedures:

- Recording in logs (or register) the revenue and payment situation of each laborer so as to have the basis of reference as the contract expires and provide entitlement interests for the laborer.

- The logging shall be done into 02 copies, one of which is to be kept by the economic organization in the file of the laborer which will serve as a basis for financial statements, and the other to be kept by the laborer (or his/her mandated representative) who shall produce and sign it on each contact with the economic organization.

2. The regime for periodical reporting:

- Every quarter, the economic organization shall make a report on the implementation of the collecting and paying work to the Ministry of Finance (Department of External Finance), the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (Department for Management of Guest Workers), the local Tax Agency and the Agency for Social Insurance of Vietnam.

- Every year, the economic organization shall make the following reports:

+ A report on the plan for the next year to be compiled on the basis of the implementation of the first nine months of the current year, with breakdowns in the number of laborers (male and female), professions, countries of work, tenures of work, projected salary levels, projected time for departure specified in each contract, etc.. The planning reports shall also make recommendations to the competent authorities in the field of cooperative labor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The said annual reports shall be addressed to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (Department for Management of Guest Workers), the Ministry of Finance (Department of External Finance), the Agency for Social Insurance of Vietnam and the local Tax Agency. The timing of the hand-over of the reports shall comply with the current provisions of the State.

3. The observance of the above-prescribed reporting regime is an obligation and responsibility of the economic organization in implementation of Point 10, Item 9, of Decree No.07-CP of January 20, 1995, of the Government, and is one of the conditions to grant a new the license to the economic organization to send laborers for tenured work overseas.

B. OTHER PROVISIONS

1. In order to ensure the rights and interests of the State, the economic organization and the laborers and to ensure the uniformity of the implementation of the financial regime, the salary of the laborer as specified in the labor contract shall be in terms of US dollar (USD) or other freely convertible currencies. For each case, the payment may be done in one of the following manners:

- For the monthly salary, the currency shall be agreed upon by the two parties to the contract, but it must be in USD term by the exchange rate publicized by the State Bank of the country of work at the point of the payment.

- If the salary is paid in a local currency, the contract should contain a provision whereby the laborer shall have the right to request the State Bank of the country of work or the employer to exchange it into USD in full amount or to cover his/her expenses in the country of work.

2. The currencies to be used in payment and collection:

- The deposit placed by the laborer may be in Vietnam Dong or US dollar (USD), depending on the mutual agreement between the economic organization and the laborer.

- All payments of social insurance (as specified in Item II) and of permit fees (as specified in Item V) shall be in Vietnam Dong.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Converting the amount of tax in Vietnam Dong that the laborer shall pay for his/her high income into USD (by the same exchange rate between the USD and the Vietnam Dong applied in calculating the tax) and the laborer shall make the payment in USD.

In collecting the high income tax as well as service fees in foreign currencies, the economic organization shall proceed from the practical situation of how the salary is paid: if the salary is paid 100% in USD, the payment shall then be made in USD; if it is paid partly in the local currency, the payment shall then be made in two currencies (USD and local currency proportional to the amount of local currency in the monthly salary). The economic organization shall remit the payment in USD for high income tax to the collecting agency in the country and remit the amount in local currency to the resident Vietnamese Embassy for temporary keeping in the State budget fund. The commission that the economic organization is entitled to in collecting high-income tax shall be in the actually collected currency.

3. The economic organizations which send Vietnamese laborers overseas for work in the form of bidding, project contract and production sharing, etc., shall apply the following financial regime:

- If the laborer is paid in a foreign currency during his/her work stay overseas in the same manner as the contract signed with an economic organization (exported labor), the provisions of this Circular shall apply.

- If during his/her stay for work abroad the laborer is paid with only allowances (for food, accommodation, etc., adequately only for him/her to work) while his/her partial salary and other financial regimes are administered in accordance with the Vietnamese Law on Domestic Enterprises, the laborer and the economic organization shall apply the Law on State Enterprises of Vietnam.

C. IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect as from January 1st, 1996; the provisions on high-income tax apply as from June 1st, 1994. The Inter-ministerial Circular No.05-LB/TC/LDTBXH of March 7, 1992 providing guidance for the implementation of Decree No.370-HDBT, the Note No.2599-LDTBXH of July 25, 1995 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs providing guidance for sending laborers to the Republic of Korea, and the other documents which are contrary to this Circular are now annulled.

As regards the financial regimes for laborers who are on tenured work overseas, which took effect prior to January 1st, 1996, if in inplementing this Circular the economic organization fails to handle their cases in a timely manner, it has to report to the concerned ministries for guidance in settling each particular case.

2. Monitoring and inspecting the implementation of the financial regimes in sending laborers for work overseas as stipulated in this Circular is one of the important tasks of the concerned Ministries and branches in the sphere of State management. In the course of implementation, if a violation is detected, it shall be handled in accordance with the current financial and accounting regulations of the Vietnamese State, or shall be subject to administrative sanctions, depending on the degree and character of the violation to request an early termination of the contract, or a suspension or revocation of the license.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Nguyen Luong Trao

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




PHAM VAN TRONG

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên bộ 5-LB/TC/LĐTBXH 1996 hướng dẫn chế độ tài chính về đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Nghị định số 07/cp ngày 20/1/1995 của chính phủ do Bộ Tài chính- Lao động Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.481

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.176.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!