BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
96/2001/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2001
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 96/2001/TT-BTC NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 69/2001/QĐ-TTG NGÀY 03/5/2001 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BÁN CỔ PHẦN ƯU ĐÃI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
CHO NGƯỜI TRỒNG VÀ BÁN NGUYÊN LIỆU
Thi hành Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc bán cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến
cho người trồng và bán nguyên liệu; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
ĐƯỢC THỰC HIỆN MUA VÀ BÁN CỔ PHẦN THEO GIÁ ƯU ĐÃI
1. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện
cổ phần hoá được bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người trồng và bán nguyên liệu
là các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nông sản, lâm sản ( bao gồm sản phẩm của
các loại cây trồng hàng năm và cây lâu năm) vào hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp chế biến).
2. Những cá nhân, hộ nông dân thực
hiện nhận khoán sử dụng đất theo qui định của Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm nghiệp và bán cho
doanh nghiệp chế biến (sau đây gọi chung là người cung cấp nguyên liệu), được
mua cổ phần theo giá ưu đãi của các doanh nghiệp chế biến khi doanh nghiệp này
thực hiện cổ phần hoá, nếu có đủ các điều kiện sau:
a- Trực tiếp sản xuất ra nông sản,
lâm sản và đã bán sản phẩm này cho doanh nghiệp chế biến được ổn định ít nhất 3
năm tính đến thời điểm doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá.Trường hợp
doanh nghiệp chế biến có thời gian hoạt động dưới 3 năm mà thực hiện cổ phần
hoá, thì những người trực tiếp sản xuất ra nông lâm sản phẩm và đã bán cho
doanh nghiệp chế biến kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập.
b- Thực tế có sử dụng đất được
giao theo qui định của Nhà nước để trồng, sản xuất hàng nông sản, lâm sản và
bán cho doanh nghiệp chế biến.
c- Khi bán nông sản, lâm sản cho
doanh nghiệp chế biến phải thông qua hợp đồng kinh tế theo các qui định của
pháp luật về hợp đồng. Hợp đồng mua bán nguyên liệu do người cung cấp nguyên liệu
trực tiếp ký kết với doanh nghiệp chế biến.
Trường hợp do đặc điểm hình
thành vùng nguyên liệu không tập trung, phân tán với qui mô nhỏ, các hợp đồng
mua bán nguyên liệu giữa người cung cấp nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến
không thực hiện ký kết trực tiếp được, phải thông qua Nông trường, Hợp tác xã
nông nghiệp, Hiệp hội nghề nghiệp ...(gọi chung là người Đại diện) trên địa bàn
thì phải có sự uỷ quyền của người cung cấp nguyên liệu cho người đại diện ký hợp
đồng.
3. Theo qui định tại Điều 4 Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng
Chính phủ, các doanh nghiệp Nhà nước có qui trình sản xuất kinh doanh khép kín
từ sản xuất nông nghiệp đến chế biến, khi thực hiện cổ phần hoá bộ phận chế biến;
những người thuần tuý chỉ thu gom nguyên liệu nông, lâm sản phẩm bán cho doanh
nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.
II. CHẾ ĐỘ ƯU
ĐÃI VÀ XÁC ĐỊNH CỔ PHẦN BÁN THEO GIÁ ƯU ĐÃI CHO NGƯỜI CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU
1. Chế độ ưu đãi cho người cung
cấp nguyên liệu:
- Giá trị Nhà nước ưu đãi trong
mỗi cổ phần bán cho người cung cấp nguyên liệu được giảm 30% so với các đối tượng
khác không được hưởng chế độ ưu đãi. Tổng giá trị cổ phần bán theo giá ưu đãi
cho người cung cấp nguyên liệu không được vượt quá 10% giá trị phần vốn Nhà nước
tại doanh nghiệp.
- Tổng giá trị ưu đãi cho người
cung cấp nguyên liệu qui định tại Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg
ngày 03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ không vượt quá 3% giá trị phần vốn Nhà
nước tại doanh nghiệp và được trừ vào phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp
chế biến thực hiện cổ phần hoá.
- Mức ưu đãi cho người cung cấp
nguyên liệu không tính vào mức khống chế giá trị cổ phần ưu đãi bán cho người
lao động trong doanh nghiệp qui định tại Điều 14 Nghị định số
44/1998/ NĐ-CP ngày 29/ 6/1998 của Chính phủ.
2. Xác định số lượng cổ phần bán
theo giá ưu đãi cho từng người cung cấp nguyên liệu được căn cứ vào:
- Diện tích đất được giao hợp
pháp và thực tế được sử dụng vào trồng nguyên liệu để bán ổn định cho doanh
nghiệp chế biến.
- Tổng giá trị cổ phần ưu đãi.
- Sản lượng nông, lâm sản mà người
cung cấp trực tiếp sản xuất và đã bán cho doanh nghiệp chế biến trong thời gian
3 năm trước khi doanh nghiệp chế biến cổ phần hoá. Trường hợp người cung cấp
nguyên liệu vừa trực tiếp sản xuất vừa thu mua nguyên liệu để bán cho doanh
nghiệp chế biến, thì sản lượng nguyên liệu thu mua không được tính để xác định
số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu.
Số lượng cổ phần bán theo giá ưu
đãi được tính theo số lượng nông sản, lâm sản do người cung cấp nguyên liệu trực
tiếp sản xuất bán cho doanh nghiệp chế biến. Doanh nghiệp chế biến căn cứ vào số
liệu thu mua nguyên liệu thực tế hàng năm, diện tích đất trồng, năng suất cây
trồng do UBND xã và cơ quan quản lý chuyên ngành nông, lâm nghiệp của địa
phương xác nhận để xác định sản lượng nông, lâm sản phẩm do người cung cấp
nguyên liệu trực tiếp sản xuất bán cho doanh nghiệp, loại trừ sản lượng thu
gom.
Ví dụ về việc xác định số lượng
cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu:
Doanh nghiệp thực hiện cổ phần
hoá có giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo Quyết định công bố giá trị doanh
nghiệp của cấp có thẩm quyền là: 20.000.000.000 đồng thì:
+ Tổng giá trị cổ phần ưu đãi
cho người cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến mức tối đa là :
20.000.000.000 đ ´ 10% = 2.000.000.000 đồng.
+ Tổng giá trị ưu đãi cho người
cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến là: 2.000.000.000 ´ 30% =
600.000.000 đồng .
+ Tổng số cổ phần bán theo giá
ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu không vượt quá 20.000 cổ phần
(2.000.000.000đ : 100.000đ = 20.000 cổ phần).
+ Tổng sản lượng nông, lâm sản phẩm
mà người cung cấp nguyên liệu trực tiếp sản xuất đã bán cho doanh nghiệp 3 năm
trước thời điểm doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá là 200.000 tấn thì
cứ bán 10 (mười) tấn sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến, người cung cấp nguyên
liệu được mua 01(một) cổ phần theo giá ưu đãi.
+ Số lượng cổ phần bán theo giá
ưu đãi cho từng người cung cấp nguyên liệu như sau:
Ông A có số nguyên liệu bán cho
Nhà máy trong 3 năm trước thời điểm doanh nghiệp chế biến thực hiện cổ phần hoá
là 100 tấn
Ông A được mua số cổ phần ưu đãi
là 100 tấn: 10 tấn = 10 cổ phần ưu đãi.
Ông A được hưởng giá trị ưu đãi
là 10 ´ 100.000 đ ´ 30% = 300.000 đồng.
Nếu mua hết số cổ phần ưu đãi
thì Ông A chỉ phải trả:
10 ´ 100.000 đ ´ 70% = 700.000 đồng.
Với cách tính tương tự như của Ông
A, doanh nghiệp xác định số lượng cổ phần ưu đãi cho những người cung cấp
nguyên liệu khác.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước
cổ phần hoá có trách nhiệm phối hợp với chính quyền và cơ quan quản lý chuyên
ngành nông lâm nghiệp địa phương nơi người cung cấp nguyên liệu cư trú để xác định
diện tích đất trồng nguyên liệu ổn định và các đối tượng có đủ điều kiện được
mua cổ phần theo giá ưu đãi theo qui định tại Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng
Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này .
2. Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện
cổ phần hoá có bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu, phải
lập phương án cổ phần hoá theo trình tự qui định tại Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/ 6/ 1998 của Chính phủ. Phương
án bán cổ phần của doanh nghiệp phải có đầy đủ: căn cứ xác định số cổ phần ưu
đãi và tổng giá trị ưu đãi sẽ bán cho người lao động trong doanh nghiệp và người
cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp.
3. Thẩm quyền phê duyệt Phương
án cổ phần hoá và quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần
đối với doanh nghiệp có bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên
liệu thực hiện theo qui định tại Điều 17 Nghị định số 44/1998/
NĐ-CP ngày 29/ 6/1998 của Chính phủ.
4. Giám đốc doanh nghiệp chế biến
phê duyệt số lượng cổ phần bán theo giá ưu đãi cho từng người cung cấp nguyên
liệu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc này.
Trường hợp bán không đúng đối tượng,
xác định không đúng số lượng gây thất thoát vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì
giá trị thất thoát sẽ trừ vào lợi tức sau thuế của Công ty cổ phần.
5. Các doanh nghiệp đã thực hiện
bán cổ phần theo giá ưu đãi cho người cung cấp nguyên liệu trước thời điểm ban
hành Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày
03/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, thì không điều chỉnh lại số lượng cổ phần ưu
đãi theo quy định này.
IV. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 18 tháng 5 năm 2001 (kể từ ngày Quyết định số 69/2001/QĐ-TTg ngày 03/5/2001 của Thủ tướng
Chính phủ có hiệu lực).
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.