Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 85/2002/TT-BTC quản lý và xử lý nợ tồn đọng Doanh nghiệp Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2002/NĐ-CP

Số hiệu: 85/2002/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 26/09/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 85/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2002

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 85/2002/TT-BTC NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 69/2002/NĐ-CP NGÀY 12/7/2002 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thi hành Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 69/2002/NĐ-CP) về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:

A/ QUY ĐỊNH CHUNG

1/ Đối tượng áp dụng:

1.1. Doanh nghiệp nhà nước độc lập và doanh nghiệp nhà nước thành viên hạch toán độc lập thuộc các tổng công ty Nhà nước đang hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích (dưới đây gọi chung là doanh nghiệp đang hoạt động).

Ngân hàng Thương mại Nhà nước có quy định riêng.

1.2. Doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi (dưới đây gọi chung là doanh nghiệp chuyển đổi).

2/ Phạm vi xử lý:

2.1. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động: phạm vi xử lý là các khoản nợ phải thu, nợ phải trả đã quá thời hạn thanh toán đến ngày 31/12/2000, doanh nghiệp đã đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng chưa thanh toán được và đến nay vẫn còn tồn đọng.

2.2. Đối với doanh nghiệp chuyển đổi: phạm vi xử lý là các khoản nợ phải thu, nợ phải trả đã quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng đến thời điểm chuyển đổi vẫn chưa thanh toán được.

B/ QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I/ XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG THU HỒI:

1/ Căn cứ xác định các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi:

Căn cứ để xác định các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 69/2002/NĐ- CP của Chính phủ gồm các tài liệu như sau:

1.1. Tài liệu chứng minh khoản nợ tồn đọng đến thời điểm ngày 31/12/2000 (đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động) và đến thời điểm xử lý nợ chưa thu được hoặc đến thời điểm chuyển đổi (đối với doanh nghiệp chuyển đổi) chưa thu được là: Biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.

1.2. Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

1.3. Tài liệu chứng minh khoản nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây coi là khoản nợ không có khả năng thu hồi:

1.3.1 Đối với khoản nợ mà khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã giải thể, phá sản:

- Quyết định hoặc thông báo giải thể của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc quyết định phá sản doanh nghiệp của toà án (bản sao có ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp - dưới đây gọi tắt là bản sao). Trường hợp tự giải thể thì có thông báo của doanh nghiệp hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức;

- Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, phải có thêm tài liệu chứng minh khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản nhưng chưa thanh toán hết nợ cho doanh nghiệp: xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc của Toà án thụ lý phá sản doanh nghiệp.

1.3.2 Đối với khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.

1.3.3 Đối với khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, đang thi hành án phạt tù hoặc người thừa kế theo luật, nhưng không có khả năng chi trả theo phán quyết của Toà án:

- Đối với khách nợ là cá nhân đã chết, có giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận đã chết của chính quyền địa phương;

- Đối với khách nợ là cá nhân đã mất tích: văn bản tuyên bố mất tích của tòa án (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương;

- Đối với khách nợ là cá nhân đã bỏ trốn khỏi địa phương: có lệnh truy nã của cơ quan công an (bản sao) hoặc xác nhận của công an xã, phường;

- Đối với khách nợ là cá nhân đang thi hành án phạt tù: có Bản án thi hành án phạt tù của Toà án (bản sao); phán quyết của Toà án (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.

1.3.4 Đối với khách nợ là Hợp tác xã nông nghiệp đã giải thể, Hợp tác xã nông nghiệp đã được chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 16/CP ngày 12/ 02/1997 của Chính phủ nhưng quá khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ không có khả năng trả nợ, Hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi mà số tiền nợ này đã được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng đến nay các cơ sở hạ tầng đó đã bị hư hỏng, thiệt hại do thiên tai, bão lụt tàn phá được Nhà nước cho xoá nợ. Tài liệu chứng minh là hồ sơ xử lý nợ theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2002/TT-BTC ngày 29/3/2002 của Bộ Tài chính hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền xoá nợ cho Hợp tác xã (bản sao).

1.3.5 Đối với các khoản nợ mà khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xoá nợ cho khách nợ theo quy định của pháp luật (bản sao).

1.3.6 Đối với khoản chênh lệch còn lại của khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất: Quyết định xử lý nợ của Hội đồng quản trị hoặc Biên bản xử lý nợ của Hội đồng xử lý nợ doanh nghiệp hoặc quyết định của giám đốc doanh nghiệp xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất (bản sao).

1.3.7 Khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận do bán nợ phải thu: Hồ sơ khoản nợ và Hợp đồng mua bán nợ (bản sao).

1.3.8 Các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu: Các văn bản đôn đốc thanh toán nợ, dự toán chi phí đòi nợ của doanh nghiệp, Biên bản xử lý nợ của Hội đồng xử lý nợ doanh nghiệp (bản sao).

1.3.9 Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên kể từ khi đến hạn, tuy khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ: Các tài liệu chứng minh khoản nợ tồn đọng đến thời điểm xử lý nợ đã quá hạn từ 3 năm trở lên chưa thu được; các văn bản đôn đốc đòi nợ của doanh nghiệp; báo cáo tài chính của khách nợ đã được kiểm toán (nếu có) hoặc có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp về tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

2/ Xử lý tài chính đối với khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi

2.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động, các khoản nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn nhưng có đủ căn cứ để xác định là khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại khoản 1 mục I nêu trên, được xử lý bằng các nguồn theo thứ tự sau đây:

2.1.1 Dùng nguồn dự phòng các khoản phải thu khó đòi để bù đắp.

2.1.2 Nếu nguồn dự phòng các khoản phải thu khó đòi không đủ bù đắp, doanh nghiệp được hạch toán phần còn thiếu vào chi phí hoạt động kinh doanh.

2.1.3 Truờng hợp hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh trong 2 năm liên tiếp mà doanh nghiệp bị lỗ không có khả năng bù đắp và doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải giải thể, phá sản thì doanh nghiệp lập hồ sơ báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định dưới đây:

a) Hồ sơ thủ tục gồm:

- Văn bản đề nghị giảm vốn của doanh nghiệp, có giải trình cụ thể việc xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo tiết 2.1.1, 2.1.2 điểm 2.1 khoản này, những khó khăn của doanh nghiệp không có khả năng tự bù đắp khoản lỗ do xử lý các khoản nợ nêu trên.

- Hồ sơ và tài liệu chứng minh từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định tại khoản 1, mục I phần B Thông tư này.

- Các báo cáo tài chính, biên bản kiểm tra báo cáo tài chính và Biên bản quyết toán thuế (nếu có) của doanh nghiệp năm đề nghị xử lý và năm trước liền kề (bản sao).

- Văn bản của Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý cấp trên) đề nghị xử lý giảm vốn cho doanh nghiệp.

b) Cơ quan thẩm định và quyết định giảm vốn cho doanh nghiệp:

- Đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập là thành viên các Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp Trung ương) gửi hồ sơ, tài liệu về Cục Tài chính doanh nghiệp thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

- Đối với doanh nghiệp hạch toán độc lập là thành viên các Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp hạch toán độc lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp địa phương) gửi hồ sơ, tài liệu về Sở Tài chính - Vật giá thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

2.1.4 Trường hợp do xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định tại tiết 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3 điểm 2.1 nêu trên mà doanh nghiệp bị lỗ, nhưng doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải giải thể, phá sản, cần giữ lại là doanh nghiệp 100 % vốn Nhà nước theo Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2002-2005 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có Phương án kinh doanh có hiệu quả được cấp có thẩm quyền duyệt thì doanh nghiệp có văn bản báo cáo kèm theo hồ sơ, tài liệu gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định 92/QĐ- TTg ngày 29/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ để xử lý hết lỗ đảm bảo số vốn ban đầu của doanh nghiệp.

Hồ sơ thủ tục gồm:

- Văn bản của doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ vốn hoặc xử lý giảm lỗ còn lại, có giải trình cụ thể việc đã xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định tại tiết 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3 điểm 2.1 nêu trên, số lỗ còn lại và số vốn đề nghị hỗ trợ.

- Hồ sơ và tài liệu chứng minh từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định tại khoản 1, mục I phần B Thông tư này.

- Các báo cáo tài chính, biên bản kiểm tra báo cáo tài chính và Biên bản quyết toán thuế (nếu có) của doanh nghiệp năm đề nghị xử lý và năm trước liền kề (bản sao).

- Quyết định xử lý giảm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

- Phương án kinh doanh có hiệu quả được cấp có thẩm quyền duyệt.

- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên đề nghị xử lý lỗ còn lại và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.

2.2. Đối với doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện chuyển đổi, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi được xử lý bằng các nguồn theo thứ tự sau đây:

2.2.1 Dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi bù đắp;

2.2.2 Nếu nguồn dự phòng các khoản phải thu khó đòi không đủ bù đắp, doanh nghiệp được hạch toán toàn bộ (xử lý 1 lần) số còn thiếu vào chi phí hoạt động kinh doanh trước khi chuyển đổi.

2.2.3 Trường hợp sau khi xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định tại tiết 2.2.2 điểm 2.2 nêu trên mà doanh nghiệp bị lỗ hoặc khi chưa xử lý nợ doanh nghiệp đã bị lỗ thì xử lý như sau:

a) Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, bán, giao cho tập thể người lao động thì xuất trình các căn cứ chứng minh khoản nợ phải thu không thu hồi được theo quy định tại khoản 1, mục I phần B thông tư này và các tài liệu liên quan cho Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp hoặc Công ty kiểm toán, tổ chức có chức năng định giá được chọn để xem xét báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giảm trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

b) Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì lập hồ sơ báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị xử lý giảm vốn của doanh nghiệp, có giải trình rõ lý do và mức vốn xin giảm.

+ Hồ sơ và tài liệu chứng minh từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định tại khoản 1, mục I phần B Thông tư này.

+ Các báo cáo tài chính, biên bản kiểm tra báo cáo tài chính và Biên bản quyết toán thuế (nếu có) của doanh nghiệp năm đề nghị xử lý và năm trước liền kề (bản sao).

+ Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên đề nghị giảm vốn cho doanh nghiệp.

- Cơ quan thẩm định và quyết định giảm vốn cho doanh nghiệp:

+ Đối với các doanh nghiệp Trung ương quản lý: gửi hồ sơ, tài liệu về Cục Tài chính doanh nghiệp thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

+ Đối với các doanh nghiệp địa phương: gửi hồ sơ, tài liệu về Sở Tài chính - Vật giá tỉnh thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

2.2.4 Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, trường hợp giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không đủ để xử lý lỗ luỹ kế và nợ không có khả năng thu hồi hoặc sau khi xử lý giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà giá trị còn lại không đủ để đảm bảo mức vốn Nhà nước cần tham gia trong công ty cổ phần theo phương án được duyệt (theo quy định của Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 25/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước) thì doanh nghiệp có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ tài liệu gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chuyển giao (bán theo giá chỉ định) một số khoản nợ phải thu cho tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng. Phần chênh lệch do bán nợ (nếu có) được xử lý giảm vốn Nhà nước trước khi chuyển đổi.

- Tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng tiếp nhận khoản nợ, thanh toán cho doanh nghiệp theo giá chỉ định (do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định) và tiếp tục tìm biện pháp thu hồi. Chênh lệch giữa giá trị khoản nợ với số thực tế thu được của tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng được Bộ Tài chính hỗ trợ từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp.

Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị xử lý của doanh nghiệp, có giải trình rõ lý do, mức vốn xin giảm, những khoản nợ phải thu đề nghị được bán theo giá chỉ định (có đề xuất mức giá chỉ định) cho tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng, số lỗ lũy kế, số nợ không có khả năng thu hồi , số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khi chưa xử lý, số vốn để thực hiện chính sách ưu đãi khi bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp, số vốn Nhà nước cần có để đủ tỷ lệ vốn Nhà nước trong công ty cổ phần.

- Hồ sơ và tài liệu chứng minh từng khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại khoản 1, mục I phần B Thông tư này.

- Các báo cáo tài chính, biên bản kiểm tra báo cáo tài chính và Biên bản quyết toán thuế (nếu có) của doanh nghiệp năm đề nghị xử lý và năm trước liền kề (bản sao).

- Văn bản đề nghị xử lý của cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

- Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp trước khi chuyển đổi của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp.

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước ( bản sao).

2.3. Việc xử lý nợ đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi được thực hiện đồng bộ các giải pháp cùng với việc xử lý các tồn tại của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi được xác định trong Phương án chuyển đổi sắp xếp doanh nghiệp.

2.4. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi sau khi đã được xử lý theo các nội dung nêu trên, doanh nghiệp nhà nước hoặc người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải theo dõi và tổ chức thu hồi:

- Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động phải theo dõi trên tài khoản thuộc các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán và tổ chức thu hồi trong thời hạn 5 năm . Số tiền thu hồi được, hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp chuyển đổi, sau khi chuyển đổi người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý trước khi chuyển đổi nhưng vẫn có khả năng thu hồi, tiền thu được sau khi đã trừ chi phí thu hồi nợ nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hoặc chuyển giao hồ sơ, tài liệu cho tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi vào ngân sách nhà nước.

II. XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP

1. Các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước:

1.1. Giải quyết hỗ trợ vốn đầu tư:

Các doanh nghiệp có dự án đầu tư quy định tại các khoản 1 Điều 11 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn tại mục III phần B Thông tư số 32/2002/TT- BTC ngày 10/4/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết định số 172/2001/QĐ- TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 32/2002/TT- BTC).

1.2. Giải quyết xoá nợ:

1.2.1 Các doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 6 Điều 11 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1 mục IV phần B Thông tư số 32/2002/TT- BTC .

1.2.2 Các doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 mục IV phần B Thông tư số 32/2002/TT- BTC.

1.2.3 Các doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 mục IV phần B Thông tư số 32/2002/TT- BTC.

1.2.4 Các doanh nghiệp nhận ứng tiền của ngân sách để mua hàng xuất khẩu trả nợ nước ngoài, xuất khẩu lấy ngoại tệ lập quỹ dự trữ Nhà nước, hoặc dự trữ lưu thông, nhưng do biến động giá cả, doanh nghiệp không mua đủ quỹ hàng hoá theo quy định nên đang ghi nợ phải trả ngân sách. Nếu số nợ đó đã kê khai và được Ban thanh toán nợ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ quản lý kinh tế ngành xác nhận thì được xoá nợ.

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng này phải có văn bản giải trình rõ số nợ, nguyên nhân nợ, kèm theo các văn bản liên quan đến khoản nợ đã kê khai và xác nhận của Ban thanh toán nợ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ quản lý ngành.

Hồ sơ trên doanh nghiệp gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp để xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xoá nợ cho doanh nghiệp phần chênh lệch do nguyên nhân trên.

1.2.5 Các doanh nghiệp nợ ngân sách Nhà nước tiền hàng nhập khẩu theo Nghị định thư của Chính phủ, do đã bán trả chậm hàng hoá cho các đơn vị theo chỉ đạo và quy định của các cơ quan có thẩm quyền, đến nay không thu được nợ thì làm văn bản giải trình rõ lý do không thu được tiền kèm theo các giấy tờ liên quan đến việc bán trả chậm hàng hoá gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xoá nợ.

Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá theo Nghị định thư nhưng do hàng hoá không phù hợp với yêu cầu thị trường, phải bán với giá thấp hơn giá đã nhận của Nhà nước nên bị lỗ mà chưa được xử lý thì làm văn bản đề nghị, kèm theo các giấy tờ liên quan gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xoá nợ.

2/ Các khoản nợ Ngân hàng thương mại Nhà nước

Việc xử lý các khoản doanh nghiệp nhà nước phải trả Ngân hàng Thương mại Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 69/2002/NĐ-CP và hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định số 69/2002/NĐ-CP.

3/ Các khoản nợ phải trả Dự trữ Quốc gia

3.1. Các doanh nghiệp nhà nước nợ Dự trữ Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP được xử lý như sau:

3.1.1 Khoản nợ do ứng tiền mua thóc, nhận gia công gạo xuất khẩu, vay thóc Dự trữ Quốc gia trong các năm 1988 - 1990 mà doanh nghiệp đã trả đủ tiền ứng trước hoặc đã trả đủ tiền tính theo giá mua thóc ở thời điểm vay, nhưng quy về lượng theo giá ở thời điểm trả mà vẫn còn nợ thì được xóa nợ.

3.1.2 Giá thóc để xử lý, thanh toán nợ Quỹ Dự trữ Quốc gia đã được kê khai xác nhận đến thời điểm xử lý, thanh toán áp dụng theo giá thóc tính thuế nông nghiệp tại thời điểm vay nợ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

3.2. Hồ sơ tài liệu:

- Tài liệu chứng minh khoản nợ doanh nghiệp phải trả Dự trữ Quốc gia từ năm 1998- 1990 đến nay còn tồn đọng: Hợp đồng kinh tế, phụ lục hợp đồng, đơn xin ứng, đơn xin vay, các chứng từ nhập, xuất, thu, chi liên quan đến nợ Dự trữ Quốc gia và các giấy tờ cam kết khác.

- Thẻ xác nhận nợ có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp và Cục (hoặc Chi cục) Dự trữ Quốc gia.

- Biên bản đối chiếu nợ có chữ ký và đóng dấu của chủ nợ và khách nợ.

- Quyết định giá tính thuế nông nghiệp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở thời điểm vay, nợ.

3.3. Cơ quan thẩm định và quyết định xoá nợ cho doanh nghiệp:

Doanh nghiệp có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ tài liệu báo cáo gửi về Cục Dự trữ Quốc gia xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xoá nợ.

4/ Khoản nợ Bảo hiểm xã hội

4.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động: phải có trách nhiệm thanh toán dứt điểm khoản nợ đối với Bảo hiểm xã hội.

4.2. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi: trước khi chuyển đổi có trách nhiệm thanh toán dứt điểm khoản nợ đối với Bảo hiểm xã hội. Nguồn tiền để thanh toán nợ Bảo hiểm xã hội phải được bố trí trong phương án chuyển đổi doanh nghiệp. Nhà nước hỗ trợ trong 2 trường hợp sau:

- Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã đủ tuổi về hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 01 năm theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.

Trình tự và thủ tục hỗ trợ thực hiện theo Thông tư số 11/2002/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2002 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội và Quyết định số 85 /2002/QĐ-BTC ngày 01/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi theo hình thức bán doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 và Nghị định số 49 /2002/NĐ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ mà người mua doanh nghiệp không kế thừa nợ thì doanh nghiệp bán được ưu tiên sử dụng tiền thu từ bán doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí cho việc bán doanh nghiệp) để thanh toán nợ Bảo hiểm xã hội có đến thời điểm bán doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 47/2000/TT-BTC ngày 24/5/2000 của Bộ Tài chính.

Trường hợp tiền thu từ bán doanh nghiệp không đủ để thanh toán nợ Bảo hiểm xã hội thi doanh nghiệp lập hồ sơ gửi Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cùng cấp để được hỗ trợ thanh toán số còn thiếu.

Trình tự và thủ tục hỗ trợ thực hiện theo Quy chế quản lý, thu nộp và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

5/ Khoản nợ phải trả các tổ chức, cá nhân

Đối với doanh nghiệp nhà nước có quyết định chuyển thành công ty cổ phần, khi thực hiện chuyển đổi có nợ phải trả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp mà doanh nghiệp có khó khăn hoặc có nhu cầu huy động thêm vốn, cơ cấu lại nợ và được chủ nợ chấp thuận thì được chuyển thành vốn góp cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định tại điểm 3.6, khoản 3, mục II, phần thứ hai Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

6/ Khoản nợ phải trả khác của doanh nghiệp đang hoạt động

6.1. Doanh nghiệp nhập hàng theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng hàng bị tồn kho, ứ đọng, không tiêu thụ được thì được thanh lý. Việc thanh lý thực hiện theo quy định của pháp luật. Khoản lỗ do thanh lý hàng tồn kho, ứ đọng, doanh nghiệp lập hồ sơ báo cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

6.1.1 Hồ sơ tài liệu:

- Các văn bản, chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp nhập hàng.

- Hồ sơ, tài liệu chứng minh việc doanh nghiệp đã nhập khẩu lô hàng theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Văn bản báo cáo của doanh nghiệp đề nghị giảm vốn có giải trình về việc nhập hàng theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quá trình nhập khẩu, tiêu thụ và hàng hoá tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được.

- Hồ sơ, tài liệu chứng minh hàng bị tồn kho, ứ đọng, đến thời điểm xử lý nợ không tiêu thụ được.

- Hồ sơ bán thanh lý hàng bị tồn kho, ứ đọng.

- Quyết toán thanh lý hàng bị tồn kho, ứ đọng.

- Ý kiến của cơ quan quan lý cấp trên.

6.1.2 Cơ quan thẩm định và quyết định giảm vốn cho doanh nghiệp:

- Đối với các doanh nghiệp Trung ương quản lý: gửi hồ sơ, tài liệu về Cục Tài chính doanh nghiệp thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp địa phương: gửi hồ sơ, tài liệu về Sở Tài chính - Vật giá tỉnh thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

6.2. Các doanh nghiệp đảm nhận việc vay vốn nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo kế hoạch Nhà nước giao, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giữa thời điểm vay nhập hàng và thời điểm trả nợ làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ không có khả năng trả nợ thì doanh nghiệp gửi báo cáo kèm hồ sơ tài liệu về Cục Tài chính doanh nghiệp xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hỗ trợ cho doanh nghiệp khoản chênh lệch tỷ giá để doanh nghiệp trả nợ, nhưng tối đa không vượt quá khoản lỗ của doanh nghiệp chưa được xử lý.

Hồ sơ tài liệu:

- Văn bản báo cáo của doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên, có giải trình về việc nhập hàng theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quá trình nhập khẩu, tiêu thụ và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giữa thời điểm vay nhập hàng và thời điểm trả nợ làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ không có khả năng trả nợ.

- Các văn bản, chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá hoặc văn bản kế hoạch của nhà nước giao chỉ tiêu nhập khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp.

- Hồ sơ, tài liệu chứng minh việc doanh nghiệp đã nhập khẩu lô hàng theo chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Hồ sơ, tài liệu chứng minh chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giữa thời điểm vay nhập hàng và thời điểm trả nợ làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ không có khả năng trả nợ.

- Báo cáo quyết toán các năm có liên quan đến tiêu thụ lô hàng trên.

- Ý kiến của cơ quan quan lý cấp trên.

C/ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn các doanh nghiệp rà soát phân loại nợ tồn đọng để xử lý theo các quy định tại Nghị định số 69/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 27/7/2002. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

Trần Văn Tá

(Đã ký)

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 85/2002/TT-BTC

Hanoi, September 26, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 69/2002/ND-CP OF JULY 12, 2002 ON MANAGEMENT AND HANDLING OF OUTSTANDING DEBTS FOR STATE ENTERPRISES

In furtherance of the Government’s Decree No. 69/2002/ND-CP of July 12, 2002 on management and handling of outstanding debts for State enterprises (hereinafter called Decree No.69/2002/ND-CP for short), the Finance Ministry hereby guides a number of concrete points as follows:

A. GENERAL PROVISIONS

1. Objects of application:

1.1. Independent State enterprises and independent-cost accounting member State enterprises of State corporations, which are being engaged in business activities or public-utility activities (hereinafter referred collectively to as operating enterprises).

The State-run commercial banks shall be subject to specific regulations.

1.2. The State enterprises subject to equitization, assignment, sale, business contracting, lease or conversion into one-member limited liability companies under decisions of competent State bodies, which are carrying out procedures for transformation (hereinafter referred collectively to as transformed enterprises).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. For operating enterprises: The handling scope shall cover the receivable debts and payable debts, which had turned overdue by the end of December 31, 2000, which the enterprises have compared, confirmed and urged for payment, but have not yet been repaid for and remain outstanding till now.

2.2. For the transformed enterprises: The handling scope shall cover the receivable debts and payable debts, for which the payment time limits have expired and the enterprises have compared, confirmed and urged for payment but by the time of transformation they have not yet been repaid.

B. SPECIFIC PROVISIONS

I. HANDLING RECEIVABLE DEBTS WHICH ARE IRRECOVERABLE:

1. Bases for determining receivable debts which are irrecoverable:

The bases for determining receivable debts which are irrecoverable as provided for in Clause 1, Article 5 of the Government’s Decree No.69/2002/ND-CP shall include the following documents:

1.1. Documents testifying to the outstanding debt amounts by the end of December 31, 2000 (for operating State enterprises) and by the time of debt handling or by the time of transformation (for transformed enterprises), which have not yet been recovered, including debt comparison records certified by creditors and debtors or the written liquidation of economic contracts or written certification by the agencies which have decided on the establishment of the enterprises or organizations, or other objective documents proving the outstanding debt amounts and relevant papers and documents.

1.2. The accounting books, vouchers, documents proving the irrecoverable debts provided that, by the time of debt handling, the enterprises are accounting receivable debts on their accounting books.

1.3. Documents proving that the overdue or undue receivable debts fall under one of the following cases, which are considered irrecoverable:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The dissolution decisions or notifications of the agencies which have decided on the establishment of such enterprises or organizations or the courts decisions on enterprise bankruptcy (the copies signed and stamped by the enterprises- hereinafter called the copies for short). In case of self-dissolution, there must be the notification of the enterprises or the certification by the agencies which have decided the establishment of such enterprises or organizations;

- For operating enterprises, there must also be the documents proving that the debtors are enterprises or organizations, which have completed the dissolution or bankruptcy but have not yet paid up debts for the enterprises: the certification by the agencies which have decided on the establishment of enterprises or organizations or the courts which have processed the dossiers on enterprise bankruptcy.

1.3.2. For debtors that have ceased their operation and become insolvent: The certification by the agencies which have decided on the establishment of the enterprises or organizations of the cessation of operation or insolvency of such enterprises or organizations.

1.3.3. For debtors being individuals who have died, missed or are serving imprisonment sentences, or heirs at law, but are unable to repay their debts under the courts’ rulings:

- For debtors being individuals who have died: The death certificates (copies) or death certification by the local administration;

- For debtors being individuals who have been missing: The missing declarations (copies) by the courts or certifications by the local administration;

- For debtors being individuals who have fled from their localities: The hunt warrants (copies) of the police offices or certification by the commune or ward police;

- For debtors being individuals who are serving imprisonment sentences: The imprisonment judgments (copies) of the courts; the verdicts (copies)of the courts or the local administration’s certification of insolvency of the debtors or heirs.

1.3.4. For debtors being the agricultural cooperatives which have already been dissolved, the agricultural cooperatives which have been transformed and have registered their business under Decree No.16/CP of February 12, 1997 of the Government, but have met with financial difficulties, suffered from business losses and become insolvent, and the agricultural cooperatives which are doing business with profits and have used such debt amounts for investment in infrastructure which however, has been damaged by natural disasters such as floods and/or storms, they shall have their debts forgiven by the State. The evidencing documents shall be the dossiers on debt handling under the guidance in Circular No.31/2002/TT-BTC of March 29, 2002 or the Finance Ministry of the decisions (copies) of the agencies competent to write off the debts for cooperatives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3.6. For the remaining difference of irrecoverable debts after individuals and/or collectives were already handled for their responsibilities with the material compensations: The debt-handling decisions of the Managing Boards or the debt-handling records of the enterprise debt- handling councils or the decisions of the enterprise directors to handle individuals and/or collectives for their responsibilities with material compensations (copies).

1.3.7. The damage differences resulting from the sale of receivable debts, which are accepted by competent bodies: The debt dossiers and the debt-sale and purchase contracts (copies).

1.3.8. Debts to be recovered, for which the debt-claiming expenses are estimated to be larger than the values of the to be-recovered debts: Documents urging debt repayment, debt-claiming expense estimates of the enterprises, the debt-handling records of the enterprise debt-handling council (copies).

1.3.9. For to be- recovered debts which have turned overdue for 3 years or more as from the due dates, and the debtors still exist, are operating but suffer from repeated business losses and meet with exceptional difficulties, being unable to repay their debts and though the enterprises have actively applied various measures, the debts cannot be recovered: The documents proving that the debts remain outstanding by the time of debt handling, which have become overdue for three years or more and have not yet been recovered; the debt-claiming documents of the enterprises; the debtors financial statements which have been audited (if so) or the certifications by the agencies which have decided on the establishment of the enterprises of the financial situation of the enterprises.

2. Financial handling of receivable debts which cannot be recovered

2.1. For operating State enterprises, the receivable debts, which have been overdue or not yet overdue but are determined with enough grounds as being irrecoverable under the provisions in Clause 1, Section I above, shall be handled with various sources in the following order:

2.1.1. Using receivable bad debt reserve sources for offsetting.

2.1.2. If the receivable bad debt reserve sources are not enough for the offsetting, the enterprises are entitled to account the deficits into their business operation expenses.

2.1.3. Where the deficits are accounted into business operation expenses for two consecutive years but the enterprises still suffer from losses which cannot be made up for while they do not belong to cases of dissolution or bankruptcy, such enterprises shall compile dossiers of report to the competent agencies for considering and deciding on the reduction of the State capital at the enterprises according to the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The enterprise’s written request for capital reduction, explaining in detail the handling of receivable debts which cannot be recovered according to Items 2.1.1 and 2.1.2 of Point 2.1 of this Clause, the enterprise’s difficulties in being unable to offset the losses due to the handling of the above-mentioned debts.

- The dossiers and documents proving each receivable debt amount which cannot be recovered according to regulations in Clause 1, Section I, Part B of this Circular.

- The financial reports, the record on examination of the financial reports and the record on tax settlement (if any) of the enterprise of the year of requesting the handling and the preceding year (copies).

- The documents of the branch-managing ministry, the concerned provincial/municipal People’s Committee, or the corporation (hereinafter called the superior managing agencies for short) requesting capital reduction for the enterprises.

b) Agencies which appraise and decide on capital reduction for enterprises:

- For independent-cost accounting enterprises being members of State corporations and independent-cost accounting enterprises of ministries, ministerial-level agencies or agencies attached to the Government or enterprises set up under the Prime Minister’s decisions (hereinafter called centrally-run enterprises for short), the dossiers and documents shall be addressed to the Enterprise Finance Department for appraisal, before they are submitted to the Finance Minister for decision.

- For independent-cost accounting enterprises being members of State corporations and independent-cost accounting enterprises set up under decisions of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities (hereinafter called local enterprises for short), the dossiers and documents shall be sent to the provincial/municipal Finance-Pricing Services for appraisal before they are submitted to the provincial/municipal People’s Committees for decision.

2.1.4. In cases where enterprises suffer from losses due to the handling of receivable debts which cannot be recovered according the provisions in Items 2.1.1, 2.1.2 and 2.1.3 of Point 2.1 above but such enterprises do not belong to cases of dissolution or bankruptcy and should be retained, with 100% State capital under the overall plan on enterprise rearrangement, renovation and development in the 2002-2005 period, already approved by the Prime Minister and have efficient business plans already approved by competent authorities, they shall send their reports enclosed with dossiers and documents to the Enterprise Finance Department for consideration before they are submitted to the Finance Minister for decision on capital support for enterprises from the source of expenditures for reform of State enterprises under the Prime Ministers Decision No.92/QD-TTg of January 29, 2002 for handling all the losses to ensure the initial capital of the enterprises.

The procedural dossiers include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The dossiers and documents proving each receivable debt amount which cannot be recovered according to the provisions in Clause 1, Section I, Part B of this Circular.

- The financial reports, records on examination of the financial reports and records on tax settlement (if any) of the enterprise of the year of requesting for the handling and the preceding year (copies).

- The competent agency’s decision on reduction of State capital at the enterprise.

- The efficient business plan approved by the competent authority.

- The superior managing agency’s written request for handling of the remaining losses and capital support for the enterprise.

2.2. For State enterprises being under transformation, the receivable debts which cannot be recovered shall be handled with various sources in the following order:

2.2.1. Using the receivable bad debt reserve sources for offsetting;

2.2.2. If the receivable bad debt reserve sources are not enough for offsetting, the enterprises are entitled to account the total deficit amount (one-time handling) into their business operation expenses before their transformation.

2.2.3. Where the enterprises suffer from losses after the handling of receivable debts which cannot be recovered according to provisions in Item 2.2.2 of Point 2.2 above, or the enterprises suffer from losses even before the debt handling, their cases shall be handled as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) For State enterprises subject to business contracting, lease, or transformation into one-member limited liability companies, the dossiers of report shall be compiled and submitted to the competent agencies for considering and deciding on reduction of State capital at enterprises.

- Such a dossier includes:

+ The enterprise’s written request for capital reduction with clear explanation of the reasons therefor and the capital level asked for reduction.

+ The dossiers and documents proving each receivable debt which cannot be recovered as provided for in Clause 1, Section I, Part B of this Circular.

+ The financial reports, records on examination of the financial reports and the records on tax settlement (if any) of the enterprise of the year of requesting the handling and the preceding year (copies).

+ The superior managing agency’s request for capital reduction for the enterprise.

- Agencies appraising and deciding on capital reduction for enterprises:

+ For centrally-run enterprises: Sending the dossiers and documents to the Enterprise Finance Department for appraisal before they are submitted to the Finance Minister for deciding on the reduction of State capital at the enterprises.

+ For local enterprises: Sending their dossiers and documents to the provincial/municipal Finance-Pricing Services for appraisal before they are submitted to the provincial/municipal People’s Committees for deciding on the reduction of State capital at the enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Organizations with function of buying and selling outstanding debts and assets shall receive debts and make payment to the enterprises at designated prices (decided by the Finance Minister) and continue seeking ways to recover them. The difference between the debt value and the actually recovered amount of the organizations with function of buying and selling outstanding debts and assets shall be subsidized by the Finance Ministry from the source of enterprise reform fundings.

Such a dossier includes:

- The enterprise’s written request for handling, clearly stating the reasons therefor, the capital level requested for reduction, the receivable debts proposed for sale at designated prices (with proposal on the designated price level) to organizations with function of buying and selling outstanding debts and assets, the accumulated loss amounts, irrecoverable debts, the State capital amounts at the enterprise when not yet handled, the capital amounts for implementation of the preference policy when selling shares to laborers in the enterprise, the State capital amount needed to meet the percentage of State capital in the joint-stock company.

- The dossiers and documents proving each receivable debt which cannot be recovered as provided for in Clause 1, Section I, Part B of this Circular.

- The financial reports, the records on examination of the financial reports and the records on final tax settlement (if any) of the enterprise for the year of requesting the handling and the preceding year (copies).

- The written handling requests of the superior managing agency and the agency which has decided on the establishment of the State enterprise.

- The record of determing the pre-transformation value of the enterprise, of the Council for determination of the enterprise value.

- The competent body’s decision on transformation of the State enterprise (copy).

2.3. The debt handling for transformed enterprises shall be implemented through synchronous measures together with the handling of the enterprises pre-transformation problems as determined in the plan for transformation and rearrangement of enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For operating State enterprises, they must be monitored on the accounts of indexes outside the accounting balance sheet and recovered within five years. The recovered amount shall be accounted into the incomes of the enterprises.

- For transformed enterprises, after the transformation, the representatives of the owners of the State capital at enterprises shall have to continue monitoring and recovering the receivable bad debts which have been already handled before the transformation but remain recoverable, the collected amounts, after subtracting the recovery expenses, shall be remitted into the fund for support of rearrangement and equitization of State enterprises; or transfer the dossiers and documents to organizations with function of buying and selling outstanding debts and assets under decisions of the competent State bodies for continuing to monitor and recover them into the State budget.

II. HANDLING OF OUTSTANDING PAYABLE DEBTS OF ENTERPRISES

1. Tax debts and State budget remittances:

1.1. Settling by providing investment capital support:

Enterprises having investment projects prescribed in Clause 1, Article 11 of Decree No.69/2002/ND-CP shall comply with the guidance in Section III, Part B of Circular No.32/2002/TT-BTC of April 10, 2002 of the Finance Ministry guiding the implementation of the Prime Ministers Decision No.172/2001/QD-TTg of November 5, 2001 (hereinafter called Circular No.32/2002/TT-BTC for short).

1.2. Settling by writing off the debts:

1.2.1. Enterprises being the subjects prescribed in Clauses 2, 3 and 6 of Article 11 of Decree No.69/2002/ND-CP shall comply with the guidance at Point 1, Section IV, Part B of Circular No.32/2002/TT-BTC.

1.2.2. Enterprises being the subjects defined in Clause 4 of Article 11 of Decree No.69/2002/ND-CP shall comply with the guidance in Clause 2, Section IV, Part B of Circular No.32/2002/TT-BTC.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2.4. For enterprises which receive budget advance money to buy export goods for repayment of foreign debts, to export to earn foreign currency(ies) for setting up State reserve fund, or circulation reserve, but which, due to price fluctuation, fail to buy enough goods fund as prescribed, hence debiting the budget payment, if such debt amounts were declared already and certified by the provincial/municipal Debt Settlement Boards or the branch-managing ministries, they shall be written off.

The enterprises being these subjects must have documents clearly explaining the debt amounts, the reasons therefor, enclosed with documents relating to the debt amounts already declared and certified by the provincial/ municipal Debt Settlement Boards or the branch- managing ministry.

The enterprises shall send the above dossiers to the Enterprise Finance Department for consideration and submission to the Finance Minister for deciding to write off the debts for the enterprises regarding the difference due to the above reasons.

1.2.5. Enterprises owing the State budget the goods import money under the Government’s protocol due to the sale of goods on deferred payment to units under the direction and regulations of competent bodies and having so far failed to recover debts shall send their documents clearly explaining the reasons for failure to recover the money, together with papers relating to the sale of goods on deferred payment, to the Enterprise Finance Department for consideration and submission to the Finance Minister for deciding on debt remission.

Enterprises, which import goods under Protocols and, due to the goods incompatibility with the market requirements, have to sell them at prices lower than the prices agreed upon with the State, and, therefore have suffered from losses which have not yet been handled, shall send their written requests, together with papers relating to the goods sale on deferred payment to the Enterprise Finance Department for consideration and submission to the Finance Minister for debt remission.

2. Debts owed to State-run commercial banks

The handling of debts payable by State enterprises to the State-run commercial banks shall comply with Article 12 of Decree No.69/2002/ND-CP and the guidance of the Governor of Vietnam State Bank as provided for in Clause 3, Article 18 of Decree No.69/2002/ND-CP.

3. Debts to be paid to the National Reserve

3.1. State enterprises which owe the National Reserve as provided for in Clause 1, Article 13 of Decree No.69/2002/ND-CP shall be handled as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1.2. The paddy prices for handling and repaying debts to the National Reserve Fund, already declared and certified up to the time of handling and settlement, shall be the paddy prices used for calculation of agricultural tax at the time of borrowing as decided by the provincial/municipal People’s Committees.

3.2. Dossiers:

- Documents proving the debts to be paid by the enterprises to the National Reserve from the 1988-1990 years up to now, which remain outstanding: The economic contract, annexes to the contract, the application for advance money, the application for borrowing, vouchers on reception, delivery, revenues and income, expenditures relating to the National Reserve debts and other commitment papers.

- Debt-acknowledging card with signatures and stamps of the enterprise and Department (Sub-Department) of the National Reserve.

- Debt comparison record with the signatures and stamps of the creditor and the debtor.

- The decision on the price for calculation of agricultural tax of the provincial/municipal People’s Committee at the time of borrowing.

3.3. Agencies appraising and deciding to write off debts for enterprises

The enterprises shall send their written requests together with the written reports to the National Reserve Department for consideration and submission to the Finance Minister for deciding to write off the debts.

4. Social insurance debts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2. For transformed State enterprises: Before being transformed, they shall have to settle definitely the social insurance debts. The source of money for repayment of social insurance debts shall be arranged in the plan for enterprise transformation. The State shall provide support in the following two cases:

- Support for social insurance premiums for the laborers who have reached the retirement ages but still lack at most one year of social insurance payment according to Clause 2, Article 3 of the Government’s Decree No.41/2002/ND-CP of April 11, 2002 on policies towards laborers redundant from restructuring of State enterprises.

The support order and procedures shall comply with Circular No.11/2002/TT-BLDTBXH of June 12, 2002 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and Decision No.85/2002/QD-BTC of July 1, 2002 of the Finance Minister.

- For State enterprises to be transformed in form of enterprise sale under the provisions in the Government’s Decree No.103/1999/ND-CP of September 10, 1999 and Decree No.49/2002/ND-CP of April 24, 2002, where the enterprise buyers do not inherit debts, the to be sold enterprises shall be given priority to use the proceeds from the sale of enterprises (after subtracting expenses for the sale of enterprises) for repayment of social insurance debts up to the time of selling the enterprises according to the provisions in Circular No.47/2000/TT-BTC of May 24, 2000 of the Finance Ministry.

Where the proceeds from the sale of enterprises are not enough for repayment of social insurance debts, the enterprises shall compile and send dossiers to the fund in support of State enterprise rearrangement and equitization of the same level for subsidizing the deficit amounts.

The support order and procedures shall comply with the Regulation on management, collection, payment and use of the fund in support of State enterprise rearrangement and equitization, promulgated by the Finance Minister.

5. Debts payable to organizations and individuals

For State enterprises decided to be transformed into joint-stock companies, which, when carrying out the transformation, have owed debts to organizations and individuals inside and outside the enterprises but have met with difficulties or have the demand to mobilize more capital, restructure their debts and get the consents of the creditors, their debts shall be converted into their stock capital contributed to the equitized enterprises according to the provisions at Point 3.6, Clause 3, Section II, Part Two of Circular No.76/2002/TT-BTC of September 9, 2002 of the Finance Ministry guiding the financial matters when transforming State enterprises into joint-stock companies.

6. Other payable debts of operating enterprises

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.1.1. Dossiers and documents

- Documents and directives of competent State bodies requesting the enterprises to import goods.

- Dossiers and documents proving that the enterprises have imported the goods lots upon the direction of the competent State bodies.

- The enterprises written requests for capital reduction, clearly explaining the goods import upon the directives of the competent State bodies, the process of importation, goods consumption and the unsold goods.

- Dossiers and documents proving that the stock and unsold goods by the time of debt handling are unsaleable.

- The dossiers on liquidation sale of stock and unsold goods.

- The final settlement of liquidation of stock and unsold goods.

- The opinions of the superior managing agency.

6.1.2. Agencies appraising and deciding on capital reduction for enterprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For local enterprises: To send their dossiers and documents to the provincial/municipal Finance- Pricing Services for appraisal and submission to the provincial/municipal People’s Committees for decision on reduction of State capital at enterprises.

6.2. If enterprises which undertake to borrow foreign capital for goods import upon the direction of the competent State bodies or according to plans assigned by the State suffer from losses due to the foreign exchange rate difference between the foreign exchange rate at the time of borrowing for goods import and that at the time of repaying their debts, thus being unable to repay their debts, they shall have to send their reports thereon, enclosed with dossiers and documents, to the Enterprise Finance Department for consideration and submission to the Finance Minister for decision on the provision of exchange rate difference support for the enterprises to repay their debts, which, however, shall not exceed the unsettled loss amounts of the enterprises.

Dossiers and documents:

- The enterprises written requests for the above-said exchange rate difference support, clearly explaining the goods import upon the direction of the competent State bodies, the process of goods import, consumption and the foreign exchange rate differences between the time of borrowing for goods import and the time of repaying debts which result in the enterprises losses and insolvency.

- Documents and directives of competent State bodies requesting the enterprises to import goods or the State plans assigning the goods import quotas to the enterprises.

- Dossiers and documents proving that the enterprises have imported the goods lots upon the direction of the competent State bodies.

- Dossiers and documents proving the exchange rate differences between the time of borrowing for goods import and the time of repaying debts, thus making the enterprises suffer losses and become insolvent.

- The final settlement reports of the years related to the consumption of the above-said goods lots.

- The opinions of the superior managing agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The ministries, branches and provincial/municipal People’s Committees shall direct their attached units to guide enterprises in reviewing and classifying their outstanding debts for handling according to the provisions in Decree No. 69/2002/ND-CP and the guidance in this Circular.

This Circular takes effect as from July 27, 2002. Should problems arise in the course of implementation, the agencies and enterprises are requested to report them to the Finance Ministry for consideration and settlement.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 85/2002/TT-BTC ngày 26/09/2002 hướng dẫn Nghị định 69/2002/NĐ-CP về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với Doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.396

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.164.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!