Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 66/2002/TT-BTC hướng dẫn trình tự, thủ tục, xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước

Số hiệu: 66/2002/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 06/08/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

Số:66/2002/TT-BTC 

Hà Nội;ngày 06 tháng 08 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 66/2002/TT-BTC NGÀY 6 THÁNG 8 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thực hiện Điều 15 Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước;

Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp nhà nước như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là doanh nghiệp nhà nước bao gồm: doanh nghiệp nhà nước độc lập, Tổng công ty, doanh nghiệp thành viên Tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi là doanh nghiệp) thuộc đối tượng xem xét giải thể.

2. Phạm vi xem xét tuyên bố giải thể:

Doanh nghiệp thuộc đối tượng  xem xét giải thể trong các trường hợp sau:

2.1 Hết thời hạn kinh doanh ghi trong quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp không xin gia hạn hoặc không được phép gia hạn.

2.2 Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết theo qui hoạch, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty.

2.3 Kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 3/4 vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trở lên nhưng chưa rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn, tuy đã áp dụng các biện pháp tài chính, các hình thức tổ chức lại nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng thua lỗ.

2.4 Doanh nghiệp công ích không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao 02 năm liên tiếp tuy đã được áp dụng các biện pháp cần thiết.

3. Điều kiện để xem xét giải thể doanh nghiệp:  Doanh nghiệp rơi vào một trong các trường hợp qui định tại điểm 2 trên đây phải đảm bảo đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả và chi phí giải thể thì thuộc đối tượng giải thể.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÔNG BÁO GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

1. Người đề nghị giải thể doanh nghiệp:

- Người đề nghị thành lập doanh nghiệp bao gồm: các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước.

- Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) của doanh nghiệp đề nghị giải thể.

2. Hồ sơ đề nghị giải thể doanh nghiệp:

+ Tờ trình xin giải thể doanh nghiệp nêu rõ lý do và điều kiện giải thể doanh nghiệp.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp doanh nghiệp hết thời hạn kinh doanh).

+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 3 năm trước liền  kề.

+ Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp theo yêu cầu của người quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc người đề nghị thành lập doanh nghiệp.

+ Phương án sắp xếp doanh nghiệp của Bộ, ngành, Tổng công ty 90, Tổng công ty 91 (đối với doanh nghiệp Trung ương), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp Địa phương).

3. Thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp:

Người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp là người quyết định thành lập doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp đã được thành lập theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ thì việc quyết định giải thể thực hiện theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.

4. Hội đồng giải thể doanh nghiệp:

a. Thành lập Hội đồng giải thể:

Khi nhận được hồ sơ đề nghị giải thể doanh nghiệp, người có thẩm quyền giải thể doanh nghiệp (hoặc người được uỷ quyền) thành lập Hội đồng giải thể doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng bộ máy giúp việc của mình và mời các chuyên gia am hiểu về các nội dung cần thẩm định tham gia, để xem xét hồ sơ đề nghị giải thể doanh nghiệp.

Các chuyên gia được chỉ định hoặc được mời tham gia Hội đồng giải thể doanh nghiệp trao đổi ý kiến, phát biểu bằng văn bản ý kiến độc lập của mình và được bảo lưu ý kiến đó. Chủ tịch Hội đồng giải thể tổng hợp các ý kiến này và trình người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp.

b. Hội đồng giải thể doanh nghiệp có nhiệm vụ:

Thẩm định hồ sơ giải thể doanh nghiệp để trình người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp xem xét, ra thông báo giải thể hoặc không giải thể doanh nghiệp. Nội dung xem xét, thẩm định, gồm:

- Tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ đề nghị giải thể doanh nghiệp

- Doanh nghiệp đã thực sự rơi vào một trong 4 trường hợp phải giải thể theo qui định tại điểm 2 Mục I trên đây. Đối với trường hợp thứ 3 hoặc 4 phải xem xét kỹ  các biện pháp đã hỗ trợ doanh nghiệp.

- Điều kiện giải thể doanh nghiệp theo qui định tại điểm 3 Mục I.

c. Thời hạn hoạt động của Hội đồng giải thể:

Thời hạn hoạt động của Hội đồng giải thể không quá 30 ngày. Hội đồng giải thể tự kết thúc hoạt động khi thông báo giải thể hoặc không giải thể doanh nghiệp có hiệu lực.

5. Thông báo giải thể doanh nghiệp:

- Trong vòng 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày Hội đồng giải thể thành lập, Hội đồng giải thể trình người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp ý kiến thẩm định đề nghị giải thể doanh nghiệp. Người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp xem xét, ra thông báo giải thể doanh nghiệp hoặc không giải thể doanh nghiệp bằng văn bản.

- Thông báo giải thể doanh nghiệp có các nội dung sau:

+ Tên, địa chỉ doanh nghiệp tiến hành giải thể.

+ Lý do giải thể.

+ Ngày bắt đầu chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh để tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

- Thông báo  giải thể doanh nghiệp được gửi đến các cơ quan sau:

+ Người đề nghị giải thể doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp tiến hành giải thể.

+ Cơ quan cấp trên của doanh nghiệp tiến hành giải thể (nếu có).

+ Cơ quan tài chính doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp Trung ương gửi về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp), doanh nghiệp địa phương gửi về Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế doanh nghiệp.

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính nếu doanh nghiệp bị giải thể do các Bộ, ngành Trung ương, Tổng công ty nhà nước đề nghị thành lập.

- Trường hợp không giải thể doanh nghiệp phải nêu rõ lý do không giải thể doanh nghiệp.

III. BAN THANH LÝ DOANH NGHIỆP

1. Thành lập Ban Thanh lý doanh nghiệp

Ngay khi thông báo giải thể doanh nghiệp có hiệu lực, người quyết định giải thể doanh nghiệp thành lập Ban Thanh lý doanh nghiệp gồm các thành viên sau:

- Giám đốc doanh nghiệp giải thể hoặc người được người quyết định giải thể doanh nghiệp chỉ định làm Trưởng ban,

- Kế toán trưởng doanh nghiệp,

- Đại diện công đoàn của doanh nghiệp,

- Cơ quan tài chính doanh nghiệp: Đại diện Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) đối với doanh nghiệp Trung ương; Đại diện Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với doanh nghiệp địa phương.

- Đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp bị giải thể.

- Một số chuyên gia (nếu cần).

Trong quá trình thanh lý doanh nghiệp, Ban Thanh lý doanh nghiệp thành lập các tổ giúp việc. Nhân sự  của tổ giúp việc được sử dụng từ bộ máy của doanh nghiệp bị giải thể.

2. Ban Thanh lý doanh nghiệp có quyền hạn sau:

- Được sử dụng con dấu của doanh nghiệp giải thể để phục vụ việc thanh lý doanh nghiệp theo qui định hiện hành.

-  Trong quá trình thanh lý doanh nghiệp, nếu cần Ban thanh lý doanh nghiệp có thể mời các tổ chức, chuyên gia Việt  Nam hoặc nước ngoài tiến hành kiểm toán, giám định máy móc, thiết bị, nhà xưởng, xác định giá trị còn lại của doanh nghiệp.

3. Ban thanh lý doanh nghiệp có các nhiệm vụ sau:

- Thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức liên quan về việc giải thể doanh nghiệp.

- Xây dựng phương án giải thể doanh nghiệp trình người quyết định giải thể doanh nghiệp thông qua.

- Thực hiện thanh lý doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt, bao gồm: thanh, xử lý các hợp đồng kinh tế dở dang, thanh lý, nhượng bán tài sản, thu hồi nợ, xử lý lao động, thanh toán các khoản nợ phải trả...

- Trường hợp các hợp đồng đang thực hiện dở dang có thể hoàn thành trong thời gian giải thể mà không ảnh hưởng tới việc thanh, xử lý tài sản thì Ban Thanh lý doanh nghiệp tiếp tục tổ chức thực hiện các hợp đồng này theo quyết định của người quyết định giải thể doanh nghiệp.

- Quyết toán quá trình thanh lý doanh nghiệp. Lập báo cáo kết quả thanh lý và đưa ra kiến nghị.

4. Thời gian hoạt động của Ban thanh lý không quá 6 tháng kể từ khi thành lập. Trường hợp xin gia hạn thời gian giải thể doanh nghiệp phải được người quyết định giải thể doanh nghiệp xem xét, đồng ý bằng văn bản nhưng thời gian gia hạn cũng không quá 02 tháng.

5. Ban thanh lý doanh nghiệp  và tổ chuyên viên giúp việc nếu vi phạm các vấn đề sau đây thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu làm thiệt hại tài sản thì phải bồi thường:

- Lập bản kê tài sản không đúng thực tế, kê không đúng thủ tục pháp luật qui định;

- Lập danh sách chủ nợ và số nợ không đúng, không có căn cứ;

- Tổ chức bán đấu giá không đúng qui định của pháp luật;

- Việc phân chia tài sản của doanh nghiệp bị giải thể không đúng phương án đã được duyệt, không đúng trình tự ưu tiên, thanh toán cho các chủ nợ không công bằng;

- Sử dụng trái phép tài sản của doanh nghiệp bị giải thể;

- Không thực hiện các biện pháp bảo vệ dẫn đến thất thoát tài sản của doanh nghiệp bị giải thể;

- Lập báo cáo tài chính khi kết thúc giải thể doanh nghiệp không đúng sự thật;

- Từ bỏ nhiệm vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ không đầy đủ làm khó khăn cho hoạt động của Ban thanh lý doanh nghiệp hoặc thất thoát tài sản của doanh nghiệp bị giải thể.

6. Khi chưa chấm dứt việc giải thể doanh nghiệp, Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp giải thể chưa được thuyên chuyển công tác.

IV. PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

1. Trong vòng 40 (bốn mươi) ngày kể từ ngày thông báo về việc giải thể doanh nghiệp có hiệu lực, Ban Thanh lý doanh nghiệp phải lập xong phương án giải thể doanh nghiệp (bao gồm cả phương án xử lý tài chính của doanh nghiệp) trình người quyết định giải thể doanh nghiệp, đồng thời gửi cho các cơ quan sau để tham gia ý kiến bằng văn bản:

-  Đối với doanh nghiệp Trung ương:

+ Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp);

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Đối với doanh nghiệp Địa phương:

+ Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư.

2. Nội dung chủ yếu của phương án giải thể doanh nghiệp theo qui định tại phụ lục kèm theo Thông tư này.

3. Căn cứ vào phương án giải thể do Ban Thanh lý doanh nghiệp trình và ý kiến tham gia bằng văn bản của các cơ quan trên, người quyết định giải thể doanh nghiệp xem xét ra văn bản phê duyệt phương án giải thể doanh nghiệp. Thời gian xem xét, phê duyệt phương án giải thể doanh nghiệp không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án.

V. CÁC NGUYÊN TẮC XỬ  LÝ TÀI CHÍNH KHI GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

1. Tài sản của doanh nghiệp bị giải thể là những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, gồm: tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

2. Kể từ ngày thông báo giải thể doanh nghiệp có hiệu lực: mọi khoản nợ chưa đến hạn được coi là đến hạn, các khoản nợ được ngừng tính lãi.

3. Khi tiến hành giải thể, tài sản của doanh nghiệp bị giải thể  chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân đều phải thực hiện nhượng bán theo giá thị trường tại thời điểm chuyển giao.

4. Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.

Chủ các khoản nợ có bảo đảm được nhận tài sản bảo đảm theo giá do Ban thanh lý doanh nghiệp xác định, nếu chủ nợ không nhận thì tài sản đó được đem bán đấu giá theo quy định hiện hành. Số tiền thu được từ bán đấu giá tài sản bảo đảm được dùng để trả cho chủ nợ có bảo đảm; số thừa thuộc tài sản của doanh nghiệp bị giải thể, số thiếu được coi là nợ không có bảo đảm và được xử lý như các khoản nợ không có bảo đảm khác.

5. Người bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nợ đã trả nợ thay cho doanh nghiệp thì số nợ trả thay đó được coi là khoản nợ không có bảo đảm và được thanh toán như các khoản nợ không có bảo đảm khác.

6. Tài sản, vốn đem góp liên doanh, hợp tác kinh doanh, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp được thu hồi thông qua việc chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh hoặc cổ phần cho các đối tượng khác. Trường hợp hết thời hạn hoạt động của Ban Thanh lý doanh nghiệp, doanh nghiệp chưa chuyển nhượng được phần vốn góp liên doanh cho các đối tác khác thì người quyết định giải thể doanh nghiệp chỉ định doanh nghiệp khác thay thế sau khi đã thoả thuận với đối tác liên doanh trên nguyên tắc đảm bảo đủ nguồn để thanh toán cho các chủ nợ. Doanh nghiệp được chỉ định sẽ tiếp tục làm đối tác liên doanh hoặc thực hiện thanh lý hợp đồng liên doanh theo chỉ đạo của người quyết định giải thể doanh nghiệp.

VI. TỔ CHỨC XỬ LÝ TÀI SẢN VÀ THANH TOÁN NỢ

1. Trong vòng 5 (năm) ngày kể từ ngày thông báo giải thể doanh nghiệp có hiệu lực, Ban Thanh lý doanh nghiệp phải đăng báo (01 tờ báo hàng ngày của Trung ương và 01 tờ báo địa phương) trong 3 (ba) số liên tiếp về thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và thực hiện thủ tục giải thể. Nội dung đăng báo gồm:

+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp tiến hành giải thể.

+ Số, ngày, tháng, năm và cấp ký thông báo giải thể doanh nghiệp.

+ Ngày bắt đầu tiến hành giải thể doanh nghiệp.

+ Yêu cầu các chủ nợ đến đối chiếu công nợ. Trong đó, qui định rõ thời hạn nhận các giấy công nợ. Hết thời hạn qui định, chủ nợ nào không đến đối chiếu công nợ thì Ban Thanh lý doanh nghiệp chỉ xem xét thanh toán theo số nợ ghi trong chứng từ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Ban Thanh lý không chịu trách nhiệm đối với những sai sót do chủ nợ không đến đối chiếu công nợ.

2. Kể từ ngày thông báo giải thể doanh nghiệp có hiệu lực, doanh nghiệp bị giải thể phải:

- Chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh trừ trường hợp qui định tại gạch đầu dòng thứ 4 khoản 3 mục III của Thông tư này.

- Chấm dứt các hoạt động: mua bán không phục vụ cho quá trình giải thể; thanh toán các khoản nợ phải trả; cho thuê, cho mượn tài sản;

- Chấm dứt việc ký kết các hợp đồng kinh tế mới;

- Khoá sổ kế toán, kiểm kê tài sản, công nợ (kể cả nợ phải thu, phải trả) đối chiếu giữa sổ kế toán và thực tế về hiện vật và giá trị. Trường hợp giữa sổ kế toán và thực tế có chênh lệch phải lập biên bản xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng trường hợp cụ thể.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo giải thể doanh nghiệp có hiệu lực, Ban Thanh lý doanh nghiệp phải lập xong Báo cáo tài chính tại thời điểm thông báo giải thể doanh nghiệp có hiệu lực. Báo cáo tài chính này được gửi tới người quyết định giải thể doanh nghiệp, cơ quan tài chính doanh nghiệp và cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế.

4. Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng số báo đầu tiên về thông báo giải thể doanh nghiệp, các chủ nợ phải gửi cho Ban thanh lý doanh nghiệp giấy đối chiếu công nợ trong đó ghi rõ nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần và nợ không có bảo đảm.

Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày hết hạn đối chiếu công nợ đã ghi tại thông báo, Ban thanh lý doanh nghiệp phải lập xong danh sách chủ nợ và số nợ phải trả (trong đó, chia ra nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần và nợ không có bảo đảm); Danh sách khách nợ và số nợ phải thu (trong đó, chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi). Ban Thanh lý doanh nghiệp niêm yết công khai danh sách chủ nợ, khách nợ và số nợ tại trụ sở chính của doanh nghiệp bị giải thể.

Trong 10 ngày kể từ ngày niêm yết, Ban thanh lý doanh nghiệp hoàn chỉnh danh sách chủ nợ để làm căn cứ phân chia tài sản doanh nghiệp bị giải thể.

5. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng số báo đầu tiên về thông báo doanh nghiệp chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện thủ tục giải thể, người có tài sản cho doanh nghiệp bị giải thể thuê, mượn, gửi giữ hộ phải xuất trình các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quản lý hợp pháp đối với tài sản đó để nhận lại tài sản. Nếu tài sản mà doanh nghiệp bị giải thể đi thuê nhưng chưa hết thời hạn thuê và đã trả hết tiền thuê thì người cho thuê phải thanh toán lại phần tiền thừa theo thoả thuận ghi trên hợp đồng trước khi nhận lại tài sản.

6. Ban thanh lý doanh nghiệp thực hiện thanh lý hợp đồng cho thuê tài sản và thu hồi tài sản cho thuê, cho mượn, gửi, giữ hộ... Khi thu hồi, Ban Thanh lý doanh nghiệp phải xuất trình thông báo giải thể doanh nghiệp.

7. Ban thanh lý doanh nghiệp thành lập tổ định giá hoặc thuê các tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị giải thể, kể cả tài sản đã cầm cố, thế chấp để làm căn cứ bán đấu giá tài sản. Thành phần tổ định giá gồm:

+ Trưởng Ban thanh lý doanh nghiệp làm tổ trưởng.

+ Đại diện của cơ quan tài chính doanh nghiệp tham gia trong Ban thanh lý doanh nghiệp

+ Đại diện phòng Tài chính - Kế toán của doanh nghiệp

+ Đại diện phòng Kỹ thuật

Nếu cần thiết, Trưởng Ban thanh lý doanh nghiệp có thể mời một số chuyên gia am hiểu về tài sản cần định giá từ bên ngoài tham gia  tổ định giá.

Trưởng Ban thanh lý doanh nghiệp mời chủ nợ có khoản nợ bảo đảm tham gia tổ định giá các tài sản làm vật bảo đảm cho chủ nợ đó.

Tổ định giá quyết định theo đa số. Khi số phiếu ngang nhau thì bên có phiếu của tổ trưởng tổ định giá là ý kiến quyết định.

8. Tài sản của doanh nghiệp bị giải thể được bán đấu giá thông qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc do Ban thanh lý doanh nghiệp tổ chức thực hiện công khai theo đúng các qui định tại Qui chế bán đấu giá tài sản hiện hành. Trường hợp nhiều người cùng có giá đấu thầu như nhau, chủ nợ của doanh nghiệp bị giải thể được ưu tiên mua tài sản đấu giá. Khi có nhiều chủ nợ cùng muốn mua thì chủ nợ nào có tổng số nợ lớn hơn có quyền mua đầu tiên. Việc bán những tài sản cấm hoặc hạn chế lưu hành phải tuân theo các qui định của Nhà nước.

Việc bán tài sản liên quan đến quyền sử dụng đất phải tuân theo Luật Đất đai.

9. Chậm nhất sau 5 (năm) ngày kể từ ngày quyết định thành lập Ban Thanh lý doanh nghiệp có hiệu lực, Trưởng Ban thanh lý doanh nghiệp phải mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính để gửi tiền thu được từ thanh lý, nhượng bán tài sản và thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp giải thể. Tài khoản này do Trưởng Ban thanh lý doanh nghiệp làm chủ tài khoản.

Toàn bộ số tiền thu được từ việc giải thể doanh nghiệp bao gồm: vốn bằng tiền, tiền thu được từ nhượng bán, thanh lý tài sản và thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp giải thể phải gửi vào tài khoản của Ban thanh lý doanh nghiệp ngay trong ngày thu được tiền. Trường hợp hết ngày làm việc thì phải gửi ngay trong ngày làm việc tiếp sau. Người nào cố tình chậm trễ việc gửi tiền thì phải bồi thường theo lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn do Ngân hàng công bố và phải chịu kỷ luật hành chính tuỳ theo lỗi nặng hay nhẹ.

10. Đối với chủ nợ có tài khoản tại Ngân hàng hay Kho bạc Nhà nước, Trưởng Ban thanh lý doanh nghiệp làm thủ tục chuyển tiền thanh toán nợ vào tài khoản của chủ nợ. Nếu không có tài khoản, Trưởng Ban thanh lý doanh nghiệp thông báo cho chủ nợ đến nhận trực tiếp hoặc chuyển qua bưu điện cho chủ nợ. Phí gửi bưu điện được trừ vào số tiền thanh toán cho chủ nợ.

VII. THANH TOÁN CHI PHÍ GIẢI THỂ VÀ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc giải thể doanh nghiệp sau khi thanh toán cho các chủ nợ có bảo đảm được xử lý theo trình tự sau:

a. Thanh toán các chi phí giải thể doanh nghiệp.

Các chi phí giải thể doanh nghiệp gồm:

+ Chi phí gắn liền với việc thanh lý các hợp đồng kinh tế, chi phí cho việc thu hồi, vận chuyển, bảo quản, giữ gìn tài sản của doanh nghiệp bị giải thể;

+ Chi phí liên quan tới việc tổ chức bán đấu giá tài sản;

+ Chi phí cho sắp xếp, lưu trữ và bảo quản tài liệu của doanh nghiệp bị giải thể và các chi phí khác liên quan đến việc thực hiện giải thể doanh nghiệp. Các khoản chi này thanh toán theo thực chi do Trưởng Ban thanh lý doanh nghiệp duyệt. Trưởng Ban thanh lý chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

+ Tiền lương cho cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp bị giải thể được huy động tham gia vào Ban thanh lý doanh nghiệp giải thể và các tổ giúp việc.

b. Thanh toán các khoản nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo chế độ cho người lao động tại doanh nghiệp bị giải thể theo hợp đồng hoặc thoả ước lao động tập thể và chế độ hiện hành của doanh nghiệp.

Chế độ và nguồn kinh phí trợ cấp lao động trong doanh nghiệp giải thể thực hiện theo qui định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chế độ lao động dôi dư và các văn bản khác hiện hành.

c. Số tiền còn lại sau khi thanh toán 2 khoản trên sẽ được thanh toán cho các chủ nợ không có bảo đảm.

Việc thanh toán cho các chủ nợ dựa trên cơ sở tỷ lệ giữa tổng số tiền chi trả của từng đợt so với tổng số nợ chưa thanh toán, Ban thanh lý doanh nghiệp được quyền ưu tiên thanh toán cho các món nợ nhỏ không theo tỷ lệ nói trên và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Ví dụ: Số tiền thu được từ tài sản của doanh nghiệp bị giải thể đợt I là 3.000 triệu đồng. Các khoản nợ của doanh nghiệp bao gồm: nợ có bảo đảm là 1.000 triệu đồng, nợ không có bảo đảm là 5.000 triệu đồng, chi phí giải thể và nợ lương, BHXH là 500 triệu đồng.

Số tiền còn lại để thanh toán cho chủ nợ không có bảo đảm là: 3.000 triệu - 1.000 triệu - 500 triệu = 1.500 triệu đồng.

Tỷ lệ giữa tổng số tiền thanh toán đợt này với số nợ không có bảo đảm là: 1.500 triệu đồng/5.000 triệu đồng = 0,3 (30%)

Việc thanh toán cho các chủ nợ được thực hiện như sau:

Chủ nợ A có số nợ không có bảo đảm là 500 triệu đồng được thanh toán: 30% x 500 triệu = 150 triệu đồng.

Chủ nợ B có số nợ không có bảo đảm là 1.000 triệu đồng được thanh toán: 30% x 1.000 triệu = 300 triệu đồng.

...

Số tiền thu được từ các đợt tiếp theo sẽ được lần lượt chi trả hết cho các khoản nợ không có bảo đảm còn thiếu.

d. Các khoản nợ thuế và nợ ngân sách khác.

2.  Số tiền còn lại sau khi đã chi trả hết các khoản nợ sẽ thuộc về Ngân sách Nhà nước. Trong vòng 5 (năm) ngày kể từ ngày kết thúc việc thanh toán cho các chủ nợ, Ban thanh lý doanh nghiệp phải có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền này vào Quĩ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

3. Trường hợp số tiền thu được từ việc giải thể doanh nghiệp (kể cả khoản Nhà nước trợ cấp để hỗ trợ chi trả cho người lao động) không đủ thanh toán hết các khoản nợ phải trả thì người quyết định giải thể doanh nghiệp thông báo với các chủ nợ và các cơ quan có liên quan về việc doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Khi đó, việc xử lý không theo qui định về giải thể doanh nghiệp mà chuyển sang thực hiện các thủ tục phá sản doanh nghiệp.

VIII. KẾT THÚC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

1. Hết thời hạn giải thể doanh nghiệp, nếu còn vấn đề tồn tại thì Ban thanh lý doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo người quyết định giải thể doanh nghiệp  xem xét, giải quyết.

2. 07 (bảy) ngày sau khi việc thanh toán cho các chủ nợ kết thúc, Ban thanh lý doanh nghiệp phải lập báo cáo về giải thể doanh nghiệp. Báo cáo được gửi cho người quyết định giải thể doanh nghiệp, cơ quan tài chính doanh nghiệp (doanh nghiệp Trung ương gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính, doanh nghiệp địa phương gửi về Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp bị giải thể (nếu có).

3. Người quyết định giải thể doanh nghiệp tiến hành xem xét báo cáo giải thể và ra quyết định giải thể doanh nghiệp sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo giải thể.

Quyết định giải thể doanh nghiệp được gửi tới các cơ quan:

- Người đề nghị giải thể doanh nghiệp (nếu có);

- Cơ quan tài chính doanh nghiệp  (doanh nghiệp Trung ương gửi về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp), doanh nghiệp địa phương gửi về Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);

- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp bị giải thể đăng ký kinh doanh;

- Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;

- Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế của doanh nghiệp.

4. Sau khi kết thúc quá trình giải thể của doanh nghiệp, toàn bộ hồ sơ, sổ kế toán của doanh nghiệp bị giải thể, sổ sách liên quan đến quá trình giải thể doanh nghiệp phải được lưu trữ tại cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp theo đúng các qui định về lưu trữ tài liệu.

IX. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực kể từ sau ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 25-TC/TCDN ngày 15/5/1997 hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp nhà nước. Các qui định khác trái với Thông tư này đều không có giá trị thi hành.

Thông tư này không áp dụng trong trường hợp sáp nhập, chia tách doanh nghiệp hoặc chuyển doanh nghiệp thành đơn vị sự nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, khó khăn đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

I. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC HỢP ĐỒNG KINH TẾ:

Tổng số các hợp đồng kinh tế doanh nghiệp đang thực hiện tại thời điểm giải thể. Trong đó, xác định rõ hợp đồng kinh tế thanh lý ngay và hợp đồng kinh tế có thể tiếp tục thực hiện trong thời hạn tiến hành giải thể doanh nghiệp.

1. Hợp đồng kinh tế thanh lý ngay: nêu rõ tổng số thu, hoặc chi phí cho việc thanh lý hợp đồng (nếu có).

2. Hợp đồng kinh tế có thể tiếp tục thực hiện, cần giải trình rõ các nội dung sau:

+ Tổng giá trị hợp đồng.

+ Giải trình phương án tiếp tục hoàn thành hợp đồng: mức độ công việc đã hoàn thành, thời gian hoàn thành hợp đồng, chi phí cho việc hoàn thành hợp đồng, phương án tổ chức sản xuất không ảnh hưởng đến tiến độ thanh lý doanh nghiệp (bao gồm cả việc tiêu thụ sản phẩm, thu tiền...), số tiền thu được sau khi hoàn thành hợp đồng...

II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ:

1. Đối với tài sản hiện vật:

+ Kiểm kê, phân loại tài sản hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp và xác định giá trị thị trường của các tài sản đó.

+ Phương án thanh lý, nhượng bán tài sản

+ Phương án xử lý tài sản gắn với quyền sử dụng đất.

+ Phương án xử lý các tài sản được dùng làm vật đảm bảo, thế chấp.

2. Đối với các khoản nợ phải thu:

+ Tổng số nợ phải thu. Trong đó, chia ra nợ có tài sản bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn, nợ có khả năng thu hồi, nợ không có khả năng thu hồi.

+ Biện pháp thu hồi nợ, thời gian dự kiến cho việc thu hồi nợ.

III. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÀI SẢN LIÊN DOANH, CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ RA NGOÀI DOANH NGHIỆP (NẾU CÓ).

- Hình thức chuyển nhượng

- Giá trị chuyển nhượng dự kiến...

IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH:

A. Số tiền dự kiến thu được từ việc giải thể doanh nghiệp, bao gồm:

1. Tiền mặt, số dư tại các tài khoản tiền gửi (tiền Việt Nam và ngoại tệ), trị giá vàng, bạc, đá quí và  trị giá toàn bộ giấy tờ có khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

2. Tiền thu được do nhượng bán, thanh lý tài sản (bao gồm cả tài sản được dùng làm vật đảm bảo, thế chấp).

3. Khoản thu từ chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

4. Số tiền thu hồi từ các khoản nợ phải thu.

5. Các khoản thu khác

B. Số tiền dự kiến chi cho giải thể doanh nghiệp:

1. Chi phí giải thể doanh nghiệp

2. Chi thanh toán cho người lao động bao gồm: chi các khoản nợ lương, nợ BHXH...

3. Chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.

4. Chi trả các khoản nợ thuế và nợ Ngân sách khác.

5. Các khoản chi khác.

C. Chênh lẹch thu - chi (A - B)

V. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ LAO ĐỘNG:

1. Danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm giải thể.

2. Phương án bố trí việc làm cho lao động của doanh nghiệp sau khi giải thể:

+ Lao động chuyển công tác sang doanh nghiệp khác,

+ Lao động nghỉ việc theo chế độ,

3. Danh sách lao động doanh nghiệp phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc theo qui định hiện hành; Tiền trợ cấp thôi việc, mất việc doanh nghiệp phải trả cho từng lao động theo qui định hiện hành của Nhà nước.

VI. KIẾN NGHỊ

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 66/2002/TT-BTC

Hanoi, August 06, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE ORDER, PROCEDURES AND FINANCIAL HANDLING UPON DISSOLUTION OF STATE ENTERPRISES

In furtherance of Article 15 of the Government’s Decree No. 50/CP of August 28, 1996 on the establishment, reorganization, dissolution and bankruptcy of State enterprises,
The Finance Ministry hereby guides the order, procedures and financial handling upon the dissolution of State enterprises as follows:

I. APPLICATION OBJECTS, SCOPE AND CONDITIONS

1. The objects of application of this Circular shall be State enterprises, including independent State enterprises, corporations, member enterprises of corporations operating under the State Enterprise Law (hereinafter referred to as enterprises), which belong to the subjects of consideration for dissolution.

2. The scope of consideration for dissolution declaration:

Enterprises shall be considered for dissolution in the following cases:

2.1. Upon the expiry of the business duration inscribed in the establishment decisions and the business registration certificates the enterprises do not apply for the extension thereof or are not allowed to extend.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. The enterprises have suffered from business losses for three consecutive years and the accumulated loss amounts represent three-fourths or over of the State capital at such an enterprise but the enterprises have not yet fallen into the state of losing their capability to repay their due debts and though various financial measures and re-organizational forms have been applied, the loss situation cannot be overcome.

2.4. The public-utility enterprises have failed to fulfill the State-assigned tasks for two consecutive years though necessary measures have been applied.

3. Conditions for consideration of enterprise dissolution: The enterprises which fall into one of the cases prescribed at Point 2 above and ensure their capability to repay their debts and cover dissolution expenses shall belong to the dissolution subjects.

II. ORDER AND PROCEDURES FOR ANNOUNCEMENT OF ENTERPRISE DISSOLUTION

1. Persons proposing the dissolution of enterprises:

- Persons who propose the establishment of enterprises, including the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally- run cities, the Managing Boards of the State corporations.

- The Managing Boards or directors (for enterprises without the Managing Boards) of enterprises propose the dissolution.

2. Dossiers of proposing the enterprise dissolution:

+ The written application for dissolution of the enterprise, clearly stating the reasons and conditions for dissolution of the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The enterprise’s financial reports for three consecutive years.

+ The report on the production and business situation and the financial situation of the enterprise at the request of the person who has decided on the establishment of the enterprise or the person who has proposed the establishment of the enterprise.

+ The plan on reorganization of the enterprise of the ministry, the branch, Corporation 90, Corporation 91 (for centrally-run enterprises) or the provincial/municipal People’s Committee (for local enterprises).

3. The competence to decide on the enterprise dissolution:

The persons competent to decide on the dissolution of enterprises are those who have decided the establishment of the enterprises.

For enterprises which have been set up under the Prime Minister’s authorization, the dissolution decisions shall be made under the Prime Minister’s authorization.

4. Enterprise-dissolution councils:

a/ Setting up enterprise-dissolution councils:

Upon receipt of dossiers requesting the dissolution of enterprises, the persons competent to dissolve the enterprises (or the authorized persons) shall set up the enterprise-dissolution councils on the basis of using the assisting apparatus of their own and invite specialists knowledgeable about the contents to be evaluated to join in order to examine the dossiers requesting the dissolution of enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The enterprise- dissolution councils have the tasks:

To appraise the enterprise-dissolution dossiers for submission to the persons with the competence to decide on the enterprise dissolution to consider and issue announcements on dissolution or non-dissolution of enterprises. The contents of consideration and appraisal shall cover:

- The validity and completeness of the dossiers proposing the enterprise dissolution.

- The enterprises have actually fallen into one of the four cases subject to dissolution, as provided for at Point 2, Section I above. For the third or fourth case, the careful consideration of the already applied measures to provide support for the enterprises is required.

- The enterprise dissolution conditions shall comply with the provisions at Point 3, Section I.

c/ The operation duration of a dissolution council:

The operation duration of a dissolution council shall not exceed 30 days. The dissolution council shall terminate its operation by itself when the announcement on dissolution or non-dissolution of the enterprise takes effect.

5. Enterprise-dissolution announcements

- Within 20 days as from the date the dissolution council is set up, it shall submit to the person competent to decide on the enterprise dissolution the appraisal opinions proposing the dissolution of enterprise. The person competent to decide on the enterprise dissolution shall consider and make a written announcement on the dissolution or non-dissolution of the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The name and address of the enterprise undergoing the dissolution.

+ The reasons for dissolution.

+ The date of starting to terminate the production and business operation in order to carry out the procedures for enterprise dissolution.

- An enterprise-dissolution announcement shall be addressed to the following bodies:

+ The person proposing the enterprise dissolution.

+ The enterprise undergoing the dissolution.

+ The superior agency (if any) of the dissolved enterprise.

+ The enterprise finance agency: For central enterprises, it shall be sent to the Finance Ministry (The Enterprise Finance Department); for local enterprises, it shall be addressed to the provincial/municipal Finance - Pricing Services.

+ The tax offices directly managing the collection of tax paid by the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In case of non-dissolution of enterprises, the reasons therefor must be clearly stated.

III. ENTERPRISE LIQUIDATION BOARDS

1. Setting up enterprise liquidation boards

Right after the enterprise dissolution announcement takes effect, the person who has decided on the enterprise dissolution shall set up the enterprise liquidation board, comprising:

- The director of the dissolved enterprise or the person appointed by the enterprise-dissolution decision maker as the head,

- The chief accountant of the enterprise,

- The representative of the Trade Union organization of the enterprise,

- The enterprise finance body: The representative of the Finance Ministry (The Enterprise Finance Department), for central enterprises; the representative of the provincial/municipal Finance- Pricing Service, for local enterprises.

- Representatives of a number of professional sections of the dissolved enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the process of enterprise liquidation, the enterprise liquidation board shall set up assisting teams. The personnel of the assisting teams shall come from the apparatus of the dissolved enterprise.

2. The enterprise liquidation boards shall have the following powers:

- To use the seals of the dissolved enterprises in service of the liquidation of enterprises according to current regulations.

- In the course of enterprise liquidation, if necessary, to invite Vietnamese or foreign organizations and/or specialists to conduct auditing, expertise machinery, equipment and workshops, determine the remaining value of the enterprises.

3. The enterprise liquidation boards shall have the tasks:

- To notify creditors and relevant organizations in writing of the dissolution of enterprises.

- To draw up enterprise dissolution plans and submit them to the persons who have decided on the dissolution of enterprises for adoption.

- To conduct the liquidation of enterprises according to the approved plans, including the liquidation and handling of unfinished economic contracts, liquidation and sale of assets, recovery of debts, handling of labor, payment of debts

- Where the unfinished contracts can be fulfilled during the dissolution time without affecting the liquidation and handling of assets, the enterprise liquidation boards shall continue to organize the performance of these contracts under decisions of the persons who decide on the dissolution of enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The operation duration of a liquidation board shall not exceed six months as from the date of its establishment. In cases of application for the extension of the enterprise dissolution duration, the extension must be considered and agreed in writing by the persons who decide on the dissolution of enterprise but the extension duration must not exceed two months.

5. The enterprise liquidation boards and assisting specialists teams, if committing the following violations, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively disciplined or examined for penal liability; if causing property damage, they must pay compensations therefor:

- Making lists of assets untruthfully and not according to the law-prescribed procedures;

- Making lists of creditors and debt amounts untruthfully, groundlessly;

- Organizing auctions in contravention of law provisions;

- Dividing the dissolved enterprises properties not according to the approved plans, not according to the priority order and with unequal payments to creditors;

- Illegally using the dissolved enterprises assets;

- Failing to apply protective measures, thus leading to loss of properties of the dissolved enterprises;

- Making financial reports upon the completion of enterprise dissolution untruthfully;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. When the enterprise dissolution has not yet terminated, the directors and chief accountants of dissolved enterprises must not be transferred to other jobs.

IV. PLANS FOR ENTERPRISE DISSOLUTION

1. Within 40 days as from the date the announcement on enterprise dissolution takes effect, the enterprise liquidation board must completely draw up the plan for enterprise dissolution (including the plan on handling of the enterprise’s finance) and submit it to the person who has decided the enterprise dissolution and concurrently to the following agencies for their written comments:

- For central enterprises:

+ The Finance Ministry (the Enterprise Finance Department);

+ The Planning and Investment Ministry.

- For local enterprises:

+ The provincial/municipal Finance- Pricing Services;

+ The provincial/municipal Planning and Investment Services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Basing themselves on the dissolution plans submitted by the enterprise liquidation boards and the written comments of the above agencies, the persons who have decided on the enterprise dissolution shall consider and approve in writing the enterprise dissolution plans. The time for considering and approving an enterprise dissolution plan shall not exceed 15 days as from the date the plan is received.

V. PRINCIPLES FOR FINANCIAL HANDLING UPON DISSOLUTION OF ENTERPRISES

1. The dissolved enterprises assets are those under their lawful management and use, including the current assets and short-term investments, fixed assets and long-term investments.

2. As from the date the enterprise dissolution announcement takes effect, all undue debts shall be considered due and the calculation of interests on debts shall cease.

3. When conducting dissolution, the assets of the dissolved enterprises, which are transferred to units and individuals, must all be sold at the market prices at the time of transfer.

4. The secured creditors mean creditors whose debts are secured with the assets of the indebted enterprises.

The owners of secured debts shall receive the secured assets at the prices set by the enterprise liquidation boards; if the creditors refuse to receive them, such assets shall be put on auction according to current regulations. The proceeds from the auction thereof must be used for payment to the secured creditors; the surplus amount shall be the properties of the dissolved enterprises while the deficit amount shall be considered unsecured debts and handled like other unsecured debts.

5. Persons who have guaranteed for enterprises to borrow capital and paid debts instead of the enterprises, the debt amounts paid instead shall be considered unsecured debts and settled like other unsecured debts.

6. Assets, capital contributed to joint ventures, business cooperation or for investment outside the enterprises shall be recovered through the transfer of capital amounts contributed to joint ventures or shares to other subjects. Where the operation duration of the enterprise dissolution boards have expired while the enterprises have not yet transferred their capital contributed to joint ventures to other partners, the persons who decide to dissolve the enterprises shall designate other enterprises in replacement thereof after reaching agreement with the joint-venture partners on the principle of ensuring adequate sources for payment to creditors. The designated enterprises shall continue acting as joint-venture partners or liquidate the joint-venture contracts according to the direction of the persons who have decided to dissolve the enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Within five days as from the enterprise dissolution announcement takes effect, the enterprise liquidation board must publish on newspapers ( 01 central daily and 01 local paper) for three consecutive issues the announcement on cessation of operations of the enterprise and carry out the dissolution procedures. The contents published on the newspapers shall include:

+ Name and address of the to-be- dissolved enterprise.

+ The serial number, date and authority of signing the enterprise dissolution announcement.

+ The date of staring the enterprise dissolution.

+ The request for debt comparisons by creditors, clearly stating the time limit for receiving debt papers. Upon the expiry of the prescribed time limit, for creditors who fail to come for debt comparison, the enterprise liquidation boards shall only consider the payment according to the debt amounts inscribed in the vouchers, accounting books of the enterprises. The liquidation boards shall not be accountable for errors brought about by the creditors’ failure to come for debt comparison.

2. After the enterprise dissolution announcement takes effect, the dissolved enterprises shall have to:

- Terminate their production and business activities, except for cases prescribed in fourth em rule, Clause 3, Section III of this Circular.

- Terminate activities of buying and selling not in service of the dissolution process; pay all debts; as well as of property lease or lending;

- Terminate the signing of new economic contracts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Within 30 days as from the date the enterprise dissolution announcement takes effect, the enterprise liquidation board must complete the financial report at the time the enterprise dissolution announcement takes effect. This financial report shall be addressed to the person who has decided to dissolve the enterprise, the enterprise finance agency and the tax office of the locality where the enterprise has registered tax payment.

4. Within 60 days as from the date the enterprise dissolution announcement is published on the first paper issue, the creditors must send to the enterprise liquidation board the debt comparison papers clearly stating the secured debt amounts, the partly secured debt amounts and the unsecured debts.

Within 15 days as from the end of the time limit for debt comparison already inscribed in the announcement, the enterprise liquidation board must complete the list of creditors and the payable debt amounts (including secured debts, partially secured debts and unsecured debts); the list of customer debtors and the receivable debt amounts (including the recoverable debts and irrecoverable debts). The enterprise liquidation board shall publicly post up the lists of creditors, or debtors as well as debt amounts at the head-office of the dissolved enterprise.

Within 10 days after the posting up, the enterprise liquidation board shall finalize the list of creditors for use as basis for division of assets of the dissolved enterprise.

5. Within 30 days as from the date the announcement on termination of production and business activities of the enterprise is published on the first paper issue and the dissolution procedure is carried out, the persons who have leased, lent or deposited their assets to the dissolved enterprise must produce papers evidencing their lawful ownership or management over such assets in order to receive them back. If the dissolved enterprise has leased the assets and already paid up the rentals while the leasing term has not yet expired, the lessors must pay back the surplus amount to the lessee as agreed upon in the contract before taking back the assets.

6. The enterprise liquidation boards shall liquidate the asset-leasing contracts and recover the leased, lent, depositedassets. Upon the recovery thereof, the enterprise liquidation boards must produce the enterprise dissolution announcements.

7. The enterprise liquidation boards shall set up valuation teams or hire professional valuation organizations in order to value the whole property of the dissolved enterprises, including pledged or mortgaged assets, for use as basis for property auctions. A valuation team is composed of:

+ The head of the enterprise liquidation board, who acts as the team leader.

+ A representative of the enterprise finance agency participating in the enterprise liquidation board.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ A representative of the Technical Section.

If necessary, the head of the Enterprise Liquidation Board may invite a number of specialists knowledgeable about the to be-valued assets from the outside to join the valuation team.

The Enterprise Liquidation Board shall invite the creditor with secured debts to join the team valuing assets to be used as secured objects for such creditor.

The valuation team makes decisions by majority. When the number of votes is split equal, the opinion backed up by the vote of the valuation team’s head shall be the decisive one.

8. The dissolved enterprises assets shall be auctioned through professional auction organizations or publicly by the Enterprise Liquidation Boards in strict accordance with the provisions of the current Regulation on Property Auction. Where many persons offer the same auctioning prices, the creditors of the dissolved enterprises shall be given priority to buy the auctioned assets. When many creditors wish to buy, the one who has a larger total debt amount shall be entitled to by the assets first. The sale of banned assets or those restricted from circulation must comply with the State’s regulations.

The sale of property related to the land use right must comply with the Land Law.

9. Five days at most after the decisions to set up the Enterprise Liquidation Boards come into force, the heads of the Enterprise Liquidation Boards must open accounts at the State Treasury in the localities where the enterprises are headquartered to deposit the proceeds from asset liquidation and/or sale and the recovered debts of the dissolved enterprises. The heads of the Enterprise Liquidation Boards shall be the owners of these accounts.

The whole proceeds from the enterprise dissolution which include the capital in cash, the money earned from asset sale or liquidation and the recovered debts of the dissolved enterprises must be deposited into the accounts of the Enterprise Liquidation Boards right on the date they are collected. Those who deliberately delay such deposits must pay the compensations therefor according to the demand savings interest rates announced by the banks and shall be administratively disciplined depending on their faults.

10. For creditors who have accounts at banks or State Treasury, the heads of the Enterprise Liquidation Boards shall carry out the procedures to transfer the debt repayment money into such creditors accounts. If they have no accounts, the Enterprise Liquidation Boards shall notify the creditors to come for direct receipt thereof or transfer such money by post to the creditors. The postal charges shall be subtracted from the money amounts paid to the creditors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The whole money amounts earned from the enterprise dissolution, after making payments to the secured creditors, shall be handled in the following order:

a/ Payment of expenses for the enterprise dissolution.

The enterprise dissolution expenses shall include:

+ The expenses associated to the liquidation of economic contracts, expenses for the recovery, transportation, preservation and keeping of assets of the dissolved enterprises;

+ The expenses related to the organization of property auctions;

+ The expenses for arrangement, archival and preservation of documents of the dissolved enterprises and other expenses related to the implementation of the enterprise dissolution. These expenses shall be settled according to the actually spent amounts approved by the heads of the Enterprise Liquidation Boards. The heads of the Liquidation Boards shall be accountable for their decisions.

+ Salaries and wages paid to officials and employees of the dissolved enterprises, who are mobilized to join the Boards for liquidation of the dissolved enterprises and the assisting organizations.

b/ Payment of salaries and wages, social insurance premiums and other prescribed interests to laborers in the dissolved enterprises according to contracts or collective labor agreements and the current regulations of the enterprises.

The regime of and funding for allowances to laborers in the dissolved enterprises shall comply with the provisions in the Government’s Decree No.41/2002/ND-CP of April 11, 2002 on redundant labor regime and other current legal documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The payment to creditors shall be based on the proportion between the total money amount paid each time and the total unpaid debt amount. The Enterprise Liquidation Boards are entitled to prioritize the payment of small debts without complying with the above-said proportion and take responsibility for their decisions.

Example: The proceeds from the assets of a dissolved enterprise in drive I is VND 3,000 million. The enterprise’s debts include the secured debt: VND 1,000 million, the unsecured debt: VND 5,000 million, the dissolution expense, wage debt and social insurance debt: VND 500 million.

The remaining money amount for payment to unsecured creditors shall be: VND 3,000 million - 1,000 million- 500 million = VND 1,500 million.

The proportion between the money amount paid in this drive and the unsecured debt amount shall be VND 1,500 million/ VND 5,000 million = 0.3 (30%).

The payment to creditors shall be effected as follows:

Creditor A has an unsecured debt amount of VND 500 million and shall be paid with: 30% x VND 500 million = VND 150 million.

Creditor B has an unsecured debt amount of VND 1,000 million and shall be paid with: 30% x VND 1,000 million = VND 300 million.

...

The money amounts collected in the subsequent drives shall be spent to pay up all the outstanding unsecured debt amounts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The remaining money amounts after the payment of all debts shall belong to the State Budget. Within five days as from the end of the payment to the creditors, the Enterprise Liquidation Boards shall have to remit all these sums into the State Enterprise Reorganization and Equitization Support Fund.

3. Where the money amount collected from the enterprise dissolution (including the State subsidy amount for payment to laborers) is not enough for the payment of all payable debts, the persons who decide on the enterprise dissolution shall notify the creditors and concerned agencies that the enterprises have fallen into the state of insolvency. So, the handling shall not comply with the provisions on enterprise dissolution but with the procedures for enterprise bankruptcy.

VIII. TERMINATION OF THE ENTERPRISE DISSOLUTION

1. Upon the expiry of the time limit for enterprise dissolution, problems left unsolved, if any, must be reported by the Enterprise Liquidation Boards to the persons who decide the enterprise dissolution for consideration and settlement.

2. Within seven days after the end of the payment to the creditors, the Enterprise Liquidation Boards must make reports on the enterprise dissolution. Such reports shall be addressed to the persons who decide on the enterprise dissolution, the enterprise finance agencies (for the central enterprises, to send them to the Enterprise Finance Department of the Finance Ministry; for local enterprises, to the provincial/municipal Finance-Pricing Services) and the superior managing agencies of the dissolved enterprises.

3. The persons who decide on the enterprise dissolution shall examine the dissolution reports and issue decisions on enterprise dissolution after obtaining the written opinions of the enterprise finance agencies through the dissolution reports.

The enterprise dissolution decisions shall be addressed to the following agencies:

- The persons who decide on the enterprise dissolution (if any);

- The enterprise finance agencies (the Enterprise Finance Department of the Finance Ministry, for the central enterprises; the provincial/municipal Finance-Pricing Services, for the local enterprises);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The provincial/municipal Statistical Departments of the localities where the enterprises are headquartered;

- The tax offices directly managing the collection of tax from the enterprises.

4. After the end of the enterprise dissolution process, the entire dossiers and accounting books of the dissolved enterprises, the books related to the enterprise dissolution process must be archived at the agencies which have decided on the establishment of the enterprises strictly according to the regulations on documentation.

IX. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular takes effect after its signing for promulgation and replaces Circular No.25-TC/TCDN of May 15, 1997 guiding the order, procedures and principles for financial handling upon the dissolution of State enterprises. Other provisions contrary to this Circular are not valid for implementation.

This Circular shall not apply to cases of merger, division or separation of enterprises or transformation of enterprises into non-business units under decisions of competent authorities.

Any problems or difficulties arising in the course of implementation shall be reported to the Finance Ministry for study and solution.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

APPENDIX

ENTERPRISE DISSOLUTION PLANS

I. PLANS ON HANDLING ECONOMIC CONTRACTS

The total number of economic contracts being performed at the time of dissolution. Of which, the economic contracts to be immediately liquidated and the economic contracts to be possibly continuously performed during the time of enterprise dissolution must be clearly defined.

1. The economic contracts to be immediately liquidated: clearly stating the total revenue or expenses (if any) for the liquidation of contracts.

2. The economic contracts which can be further performed, clearly explaining the following contents:

+ The total contractual value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. PLANS FOR HANDLING ASSETS OF THE DISSOLVED ENTERPRISES:

1. For assets in kind:

+ To inventory and classify the existing assets owned by the enterprises and determine the market value of such assets.

+ The plan on asset liquidation, sale.

+ The plan on handling assets associated to the land use right.

+ The plan on handling assets used as security, mortgage objects.

2. For receivable debts:

+ The total receivable debt amount, classifying them into debts with secured assets, due debts, undue debts, recoverable debts, irrecoverable debts.

+ Debt-recovering measures, duration estimated for debt recovery.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Form of assignment

- The expected assignment value...

IV. Financial plans:

A. Money amount expected to be collected from the enterprise dissolution, including:

1. Cash, balances in the deposit accounts (Vietnamese and foreign currencies), value of gold, silver, precious stones and the value of all the payment instruments of the enterprise.

2. The proceeds from asset sale or liquidation (including the assets used as security and mortgage objects).

3. The proceeds from the transfer of capital contributed to joint-ventures, invested outside the enterprises.

4. Money amounts recovered from receivable debts.

5. Other revenues.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Expenses for enterprise dissolution.

2. Expenses for payment to laborers, including payment of wages, social insurance premiums

3. Payment of payable debts of the enterprises.

4. Payment of tax debts and other budgetary debts.

5. Other expenses.

C. Revenue-Expenditure difference (A-B)

V. Plans for handling of labor:

1. The list of regular laborers of the enterprise at the time of dissolution.

2. Plan on arrangement of jobsfor laborers of the enterprises after the dissolution:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Laborers abandoning their jobs according to regimes.

...

3. Lists of laborers to whom the enterprises have to pay severance allowances, job-loss allowances under the current regulations. The severance and job-loss allowances must be paid by the enterprises to every laborer according to the current regulations of the State.

VI. Proposals.-

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 66/2002/TT-BTC ngày 06/08/2002 hướng dẫn trình tự, thủ tục, xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.139

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.73.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!