Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 65/1999/TT-BTC thực hiện công khai tài chính doanh nghiệp Nhà nước

Số hiệu: 65/1999/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 07/06/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 65/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 65/1999/TT-BTC NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG KHAI TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 

Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ ban hành Qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/02/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế công khai tài chính đối với ngân sách Nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các doanh nghiệp Nhà nước và các quĩ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước như sau:

I. MỤC ĐÍCH CÔNG KHAI TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

- Thực hiện đúng đắn quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.

- Thông báo cho các cơ quan quản lý của Nhà nước có căn cứ đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tăng cường quản lý doanh nghiệp.

- Là căn cứ để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu và quyết định việc đầu tư vào doanh nghiệp; các chủ nợ đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CÔNG KHAI TÀI CHÍNH

1. Công khai đối với Nhà nước:

- Hàng năm doanh nghiệp Nhà nước độc lập, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập và phần hạch toán tập trung của Tổng công ty Nhà nước phải lập và gửi báo cáo tài chính cho cơ quan Nhà nước theo quy định hiện hành. Các Tổng công ty Nhà nước phải tổng hợp và gửi báo cáo tài chính toàn Tổng công ty cho cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà nước cùng cấp. Tổng cục Thuế và cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

- Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị) có trách nhiệm giải trình các vấn đề tài chính theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý theo quy định của Chính phủ.

2. Công khai đối với tổ chức Đảng, đoàn thể và người lao động trong nội bộ doanh nghiệp:

Sau khi kết thúc quý, năm tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) có nghĩa vụ công khai một số tình hình tài chính và việc giải quyết quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp như sau:

a) Nội dung công khai:

+ Công khai tình hình tài sản, các khoản nợ phải trả, vốn nhà nước, các quĩ, các khoản doanh thu, tổng hợp chi phí sản xuất, kết quả kinh doanh, tình hình nộp ngân sách Nhà nước, nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, tình hình lao động và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, các khoản cấp phát của Ngân sách Nhà nước theo mẫu biểu đính kèm.

+ Bản báo cáo giải trình (hoặc thuyết minh) tình hinh quản lý vốn, tài sản, quản lý doanh thu, chi phí, tinh hình thực hiện các chính sách chế độ tài chính, việc áp dụng các biện pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng tại doanh nghiệp. Đặc biệt là việc thực hiện các quyền lợi của người lao động như tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT và các phúc lợi khác.

Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đối tượng tiếp nhận thông tin của doanh nghiệp, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị) thoả thuận với Thường vụ Đảng uỷ, Ban chấp hành công đoàn những nội dung nào cần thông báo định kỳ đối với lãnh đạo chủ chốt của các tổ chức Đảng, đoàn thể, các phòng ban trong doanh nghiệp, những nội dung nào cần thông báo đến các phân xưởng, tổ đội sản xuất và người lao động trong doanh nghiệp. Văn bản công bố công khai phải do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp Nhà nước không có HĐQT) ký tên và đóng dấu.

b) Hình thức công khai:

Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp phối hợp với tổ chức công đoàn lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, cụ thể:

- Đại hội công nhân viên chức (toàn thể hoặc đại biểu) tiến hành từ tổ (đội) sản xuất, phòng (ban), đến toàn doanh nghiệp.

- Thông báo trong các cuộc họp định kỳ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp.

- Phổ biến trong các cuộc họp doanh nghiệp ở phân xưởng, tổ (đội), phòng (ban) do chuyên môn tổ chức.

- Thông báo tại các cuộc họp của tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác trong doanh nghiệp.

- Thông báo bằng văn bản hoặc ấn phẩm gửi đến từng tổ (đội) sản xuất, từng phân xưởng, phòng (ban), hoặc niêm yết công khai tại địa điểm thuận lợi trong doanh nghiệp.

- Thông báo qua hệ thống truyền thanh trong doanh nghiệp.

3. Công khai ra ngoài doanh nghiệp là để các nhà đầu tư, các khách hàng có căn cứ quyết định các quan hệ kinh tế với doanh nghiệp:

Những nội dung cần công bố công khai với các nhà đầu tư và khách hàng là: Vốn điều lệ thực có tại thời điểm công khai, các khoản nợ phải trả, (trong đó nêu rõ khoản nợ quá hạn), cơ cấu tài sản và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lời theo các yêu cầu khác tuỳ theo mỗi quan hệ với các chủ nợ và các nhà đầu tư.

Đối với những doanh nghiệp hoạt động công ích trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh không được phép công khai số liệu về tài sản chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

III. THỜI ĐIỂM CÔNG KHAI

Thời điểm công khai tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước quy định tại Điều 11 của Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

Công khai tài chính của doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện định kỳ theo quí và năm. Thời điểm công khai tài chính hàng quí và năm được qui định cho từng hình thức công khai như sau:

- Sau 60 ngày kể từ ngày cuối cùng của quí và năm đối với hình thức phát hành ấn phẩm (Căn cứ số liệu để công khai là các báo cáo quyết toán tài chính hàng quý và năm đã được lập theo qui định hiện hành).

- Sau 30 ngày kể từ ngày cuối cùng của quí và năm đối với hình thức công khai niêm yết tại doanh nghiệp (căn cứ số liệu báo cáo nhanh của các doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan).

- Sau 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của quí và năm đối với hình thức báo cáo trong các kỳ họp hội nghị của doanh nghiệp (Căn cứ số liệu báo cáo nhanh của doanh nghiệp).

IV- TRẢ LỜI CHẤT VẤN

1. Các tổ chức, cá nhân được tiếp nhận thông tin công khai tài chính theo quy định tại Thông tư này có quyền chất vấn về các nội dung công khai tài chính.

2. Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp thực hiện công khai tài chính phải trả lời chất vấn về các nội dung công khai tài chính.

3. Các chất vấn phải được trả lời cho người chất vấn chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn. Trường hợp nội dung chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị trả lời thì phải hẹn lại ngày trả lời cụ thể cho từng người chất vấn, nhưng tối đa không quá 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn.

4. Nội dung các chất vấn và trả lời chất vấn phải được công khai cùng với những nội dung công khai tài chính khác tới những đối tượng tiếp nhận thông tin công khai vào những thời điểm và bằng các hình thức công khai theo quy định của Thông tư này.

V- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Mục II về "Công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp Nhà nước" qui định tại Thông tư số 73 TC/TCDN ngày 12/11/1996 "Hướng dẫn lập, công bố công khai và kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán các doanh nghiệp Nhà nước" và điểm 3, Mục IV về "Công khai báo cáo tài chính hàng năm" qui định tại Thông tư số 06 TC/TCDN ngày 24/02/1997 "Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích" của Bộ Tài chính.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các doanh nghiệp Nhà nước phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi.

 

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

 

CÔNG KHAI MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

Chỉ tiêu

Năm (quý) trước

Năm (quý) báo cáo

1- Tài sản lưu động

- Vốn bằng tiền

 

 

- Đầu tư tài chính ngắn hạn

 

 

- Các khoản nợ phải thu

 

 

- Các khoản nợ khó đòi

 

 

- Hàng tồn kho

 

 

- Tài sản lưu động khác

 

 

2- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

 

 

- Nguyên giá tài sản cố định

 

 

- Giá trị hao mòn luỹ kế

 

 

- Đầu tư tài chính dài hạn

 

 

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

 

 

- Các khoản ký quý, ký cược dài hạn

 

 

3- Nợ phải trả:

 

 

a. Nợ ngắn hạn:

 

 

- Trong đó quá hạn trả

 

 

b. Nợ dài hạn:

 

 

Trong đó quá hạn trả

 

 

4- Nguồn vốn - quỹ

 

 

- Nguồn vốn kinh doanh (vốn chủ sở hữu)

 

 

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản

 

 

- Chênh lệch tỷ giá

 

 

- Quỹ phát triển kinh doanh

 

 

- Quỹ dự trữ

 

 

- Lãi chưa phân phối

 

 

- Quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

 

 

5- Các quỹ

 

 

a. Quỹ đầu tư phát triển

 

 

+ Số dư đầu kỳ

 

 

+ Số trích trong kỳ

 

 

+ Số đã chi trong kỳ

 

 

Trong đó: Chi cho đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ người lao động

 

 

b. Quĩ dự phòng tài chính

 

 

+ Số dư đầu kỳ

 

 

+ Số trích trong kỳ

 

 

+ Số chi trong kỳ

 

 

c. Quĩ trợ cấp mất việc làm

 

 

+ Số dư đầu kỳ

 

 

+ Số trích trong kỳ

 

 

+ Số chi trong kỳ

 

 

d. Quĩ khen thưởng - phúc lợi

 

 

+ Số dư đầu kỳ

 

 

+ Số trích trong kỳ

 

 

+ Số thực chi trong kỳ

 

 

Trong đó: Chi cho mục đích nhân đạo, xã hội

 

 

6. Kết quả kinh doanh

 

 

- Sản lượng sản phẩm chủ yếu

 

 

- Tổng doanh thu:

 

 

Trong đó: thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước

 

 

- Tổng chi phí:

 

 

Trong đó:

 

 

+ Chi cho hoạt động quản lý

 

 

+ Chi tiếp khách

 

 

+ Chi hội nghị, giao dịch

 

 

+ Chi hoa hồng, môi giới

 

 

+ Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

 

 

- Tổng lãi (+), Lỗ (-).

 

 

Trong đó:

 

 

+ Từ hoạt động kinh doanh

 

 

+ Từ hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu

 

 

+ Cho thuê, khoán tài sản

 

 

+ Từ nhượng bán, thanh lý tài sản

 

 

+ Hoạt động liên doanh, liên kết

 

 

+ Lãi cổ phiếu, lãi tiền gửi, tiền cho vay

 

 

-Tổng lợi tức sau thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

- Lỗ luỹ kế

 

 

7. Nộp Ngân sách Nhà nước

 

 

- Các khoản thuế phải nộp

 

 

- Các khoản thuế đã nộp trong kỳ

 

 

8. Các khoản nộp về BHYT, BHXH, kinh phí CĐ

 

 

- Tổng số phải nộp

 

 

- Số đã nộp trong kỳ

 

 

9. Ngân sách Nhà nước cấp:

 

 

- Vốn Đầu tư XDCB

 

 

- Vốn lưu động

 

 

- Kinh phí sự nghiệp

 

 

- Trợ cấp, trợ giá

 

 

10. Lao động

 

 

-Tổng số lao động bình quân trong kỳ

 

 

+ Hợp đồng ngắn hạn

 

 

+ Hợp đồng dài hạn

 

 

11. Thu nhập

 

 

- Tổng quỹ lương

 

 

- Thu nhập khác

 

 

- Tiền lương bình quân

 

 

- Thu nhập bình quân

 

 

Ghi chú:

- Đối với doanh nghiệp có vi phạm pháp luật phải bổ sung chỉ tiêu: Tiền phạt vi phạm pháp luật trách nhiệm của doanh nghiệp (không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động khác)

- Đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích bổ sung một số chỉ tiêu sau:

+ Doanh thu từ hoạt động công ích.

+ Chi phí từ hoạt động công ích.

+ Lãi thu được từ hoạt động công ích

+ Ngân sách Nhà nước cấp hai qũi KT-PL.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các số liệu công khai tài chính.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 65/1999/TT-BTC

Hanoi, June 07, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF FINANCIAL OPENNESS AT STATE ENTERPRISES

Pursuant to Decree No. 59/CP of October 3, 1996 of the Government issuing the Regulation on financial management and business cost-accounting at State enterprises;
Pursuant to Decree No. 27/1999/ND-CP of April 20, 1999 of the Government amending and supplementing the Regulation on financial management and business cost-accounting at State enterprises issued together with Decree No. 59/CP of October 3, 1996 of the Government;
Pursuant to Decree No. 07/1999/ND-CP of February 13, 1999 of the Government issuing the Regulation on exercising democracy at State enterprises;
Pursuant to Decision No. 225/1998/QD-TTg of October 20, 1998 of the Prime Minister issuing the Regulation on financial openness toward the State budget at all levels and units of budget drafting, State enterprises and funds with revenues coming from the people
s contributions;
The Ministry of Finance provides the following guidance for the carrying out of financial openness at the State enterprises
:

I. AIM OF FINANCIAL OPENNESS AT STATE ENTERPRISES

- To properly exercise the powers, obligations and responsibilities of laborers in the realization of democracy at State enterprises, practicing thrift and fighting against waste and corruption, raising the efficiency of production and business activities and preserving and developing the capital of the State.

- To supply the State management agencies with the grounds to assess the situation and efficiency of the business activities of the enterprises, hence to take measures to strengthen the management of the enterprises.

- To provide the basis for domestic and foreign investors to study and decide to invest in the enterprises, and for creditors to evaluate the capacity of payment of due debts.

II. CONTENTS AND FORM OF FINANCIAL OPENNESS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Each year, the independent State enterprises, member enterprises with independent cost-accounting and the centralized cost-accounting sector of the State corporations must compile and send their financial reports to the State agency as currently prescribed. The State corporations must make the integrated financial report of the whole corporation and send them to the financial management agency of the same level, the General Tax Department and the agency that decides the establishment of the enterprise.

- The Managing Board or the Director of the enterprise (for State enterprises without managing boards) shall have to explain the financial questions at the request of State agencies in performing their managerial function as prescribed by the Government.

2. Openness to the Party organization, mass organizations and laborers at the enterprise:

At the end of each quarter and each fiscal year the Managing Board or the Director of the enterprise (for enterprises without managing boards) has the duty to publicize a number of financial situations and the settlement of the interests of the laborers at the enterprise as follows:

a/ Contents to be publicized:

+ To publicize the situation of the properties, the debts to be paid, the capital of the State, the funds, the turnover, the total production cost, the business results, the remittances to the State budget, to the social welfare and health insurance funds, the trade union expenditures, the situation of the labor and income of the laborers at the enterprise and the various allocations from the State budget.

+ The report to explain (or illustrate) the situation of the management of the capital and properties, management of the turnover and expenditures, the implementation of the financial policies and regimes, the application of measures for the practice of thrift and the fight against waste and corruption at the enterprise, particularly in the assurance of the interests of the workers such as wages and bonuses, social and health insurances and other welfare benefits.

Basing itself on the characteristics of the lines and branches of business and the receivers of the information of the enterprise, the managing board or the director (for enterprises without managing boards) shall agree with the standing board of the Party Standing Committee and the Executive Board of the trade union on which contents that need to be periodically reported to the key leading officials of the Party and mass organizations, the sections and departments at the enterprise as well as which contents that need to be reported to the workshops and production teams as well as to all laborers of the enterprise. The document for publicization must be signed and sealed by the Chairman of the Managing Board or the director (for enterprises without managing boards).

b/ Form of openness:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Congress of laborers and employees (with the participation of all or only representatives) held in each production team or group and each section or department then in the whole enterprise.

- Information briefed at the periodical meetings of the key officials of the enterprise.

- Popularization of the information at the meetings of the enterprise at the workshops, teams (groups) and sections (departments) organized by the personnel responsible for production.

- Information given at the meetings of the trade union and other political and social organizations at the enterprise.

- Written information notices or printed matters sent to each production team (group) and each section (department) or posted up at convenient places in the enterprise.

- Information given through the broadcasting system of the enterprise.

3. Publicization outside the enterprise is aimed at providing the investors and customers with a basis for their decision on economic relations with the enterprise:

The contents that need to be publicized to the investors and customers are: the statutory assets actually existing at the time of the publicization, the debts to be paid (in which the overdue debts must be also specified) the properties structure and business results of the enterprise. In addition, the enterprise has the duty to meet other requests depending on its relations with the creditors and investors.

The enterprises operating in the public-utility sector in the domain of national defense and security are not allowed to publicize data on the properties for special use in national defense and security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The time points for financial publicization by the State enterprises is stipulated at Article 11 of Decision No. 225/1998/QD-TTg of January 20, 1998 of the Prime Minister. More concretely:

Financial publicization by the State enterprises shall be made periodically every quarter and year. The time for financial publicization for each quarter and each year is prescribed for each form of publicization as follows:

- 60 days after the last day of the quarter and year for the form of publication of printed matters (the data basis for publicization is the reports on quarterly and yearly financial account settlement made according to current prescriptions).

- 30 days after the last day of each quarter and of the year for the form of publicization by posting up at the enterprise (the data basis for publicization is the quick reports of the enterprise to the related State management agencies).

- 15 days after the last day of each quarter and of the year for the form of information given at the conferences of the enterprise (the data basis for publicization is the quick reports of the enterprise).

IV. ANSWERING QUESTIONS

1. Organizations and individuals allowed to receive information on financial publicization as stipulated in this Circular have the right to put questions on the contents of the financial publicization.

2. The Managing Board and the director of the enterprise where the financial publicization is carried out must answer questions on the contents of the financial publicization.

3. The questions must be answered to the questioners five days at the latest after receiving the contents of the questions. In case the contents of the questions are complicated and need more time to prepare an appointment must be made with each questioner about his/her questions, but not later than 20 days after receiving the contents of the question.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



V. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after its signing and replaces Section II on publicization of the annual financial reports of the State enterprises stipulated in Circular No. 73-TC/TCDN of November 12, 1996 guiding the making, publicization and inspection of the financial reports and accountancy inspection at the State enterprises and Point 3, Section IV on publicization of annual financial reports stipulated at Circular No. 06-TC/TCDN of February 24, 1997 guiding the regime of financial management at public-utility State enterprises of the Ministry of Finance.

2. If any question arises in the course of implemen-tation, the State enterprises should report in time to the Ministry of Finance for study, supplementation or amendment.

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE




Pham Van Trong

 

PUBLICIZATION OF A NUMBER OF FINANCIAL NORMS FOR THE PARTY AND MASS ORGANIZATIONS AND LABORERS WITHIN THE ENTERPRISES

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Previous year (quarter)

Reporting year (quarter)

1. Current assets.

- Monetary assets.

- Short-term financial investment.

- Debts to be recovered.

- Bad debts.

- Goods in stock.

- Other current assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Primary price of fixed assets.

- Accumulative depreciation value.

- Long-term financial investment.

- Expenditures on half-finished capital constructions.

- Long-term amortizations and collaterals

3. Due debts.

a/ Short-term debts.

- Including overdue ones.

b/ Long-term debts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Capital and fund sources.

- Business capital (capital of owner).

- Disparity in revaluation of properties.

- Disparity of exchange rates.

- Fund for business development.

- Reserve fund.

- Profits not yet distributed.

- Reward and welfare funds.

- Source of investment in capital construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Development investment fund.

+ Balance at the beginning of term.

+ Disbursement within term.

+ Expenditures within term.

Including expenditures on training and fostering courses to raise the laborers’ qualifications.

b/ Financial reserve fund.

+ Balance at the beginning of term.

+ Disbursement within term.

+ Expenditures within term.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Balance at the beginning of term.

+ Disbursement within term.

+ Expenditures within term.

d/ Reward-welfare funds.

+ Balance at the beginning of term.

+ Disbursement within term.

+ Real expenditures within term.

Including: expenditures on humanitarian and social work.

6. Business results.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Total turnover.

Including: revenues from State allowances and price subsidies.

- Total expenditures.

Including:

+ Expenditures on management activities.

+ Expenditures on guests reception.

+ Expenditures on conferences and transactions.

+ Expenditures on commission and mediation.

+ Payment of fines for breaches of economic contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In which:

+ From business activities.

+ From sales and purchases of credit bills, government bonds and shares.

+ Hire and wholesale allocation of properties.

+ From assignment, sale and liquidation of properties.

+ Activities in joint ventures and link-up ventures.

+ Dividends, interests of deposits and loans.

- Total profit from after-tax income of the enterprise.

- Accumulative losses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Payable taxes.

- Taxes already paid in the term.

8. Remittances of health and social insurances, trade union expenditures.

- Total amount to be paid.

- Amount already paid in the term.

9. Allocations from the State budget.

- Investments in capital construction.

- Current capital.

- Non-business expenditures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Labor.

- Average labor force in the term.

+ Short-term contracts.

+ Long-term contracts.

11. Income.

- Total wage fund.

- Other incomes.

+ Average wage.

+ Average income.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

Notes:

- For law-breaching enterprises this norm should be added: The fine for law breaching, which comes under the responsibility of the enterprise (it must not be accounted for in the expenditures on business activities or expenditures on other activities).

- For State enterprises operating in public-utility activities a number of the following norms should be added:

+ Turnover from public-utility activities.

+ Expenditures on public-utility activities.

+ Profits earned from public-utility activities.

+ State budget allowances for the reward and welfare funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 65/1999/TT-BTC ngày 07/06/1999 thực hiện công khai tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.304

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.143.1
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!