Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 27/1999/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 20/04/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 27/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 27/1999/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 1999 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ HẠCH TOÁN KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/CP NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 1996 CỦA CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều hoặc khoản của "Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước" ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 03 tháng 10 năm 1996 như sau:

1. Điều 4 được sửa lại như sau:

''Điều 4. Trong quá trình kinh doanh, khi cần thiết, Nhà nước có thể xem xét đầu tư bổ sung vốn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải công bố công khai vốn điều lệ và các trường hợp thay đổi vốn điều lệ.

Ngoài vốn điều lệ, doanh nghiệp phải tự huy động vốn để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Doanh nghiệp có nghĩa vụ nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực được Nhà nước giao, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn về dân sự đối với các hoạt động kinh doanh trước pháp luật trong phạm vi vốn của doanh nghiệp, trong đó có phần vốn Nhà nước giao''.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 của Điều 7 như sau:

''1. Doanh nghiệp được Nhà nước giao vốn thuộc sở hữu Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc từ ngân sách và vốn do doanh nghiệp tự tích luỹ (nếu có).

2. Đối với doanh nghiệp độc lập tiếp nhận doanh nghiệp khác sáp nhập vào hoặc thành lập lại trên cơ sở hợp nhất hoặc tách từ doanh nghiệp khác, trước khi giao vốn phải xác định rõ những tồn tại về tài chính, nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan đến các tồn tại đó để xử lý theo chế độ hiện hành. Đối với những tồn tại về tài chính do thực hiện chủ trương của Nhà nước thì doanh nghiệp phải kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Doanh nghiệp thành lập lại và doanh nghiệp tiếp nhận doanh nghiệp khác sáp nhập vào được kế thừa các quyền lợi và thực hiện mọi nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhà nước trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách''.

3. Điều 11 được sửa lại như sau:

''Điều 11. Ngoài số vốn Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp nhà nước được quyền huy động vốn dưới các hình thức: Phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn, nhận vốn góp liên kết và các hình thức khác. Việc huy động vốn phải tuân theo các quy định của pháp luật, không được làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Khi phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn, phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành''.

4. Điều 13 được sửa lại như sau:

"Điều 13. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn Nhà nước giao theo đúng các quy định dưới đây:

1. Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của Nhà nước;

2. Mua bảo hiểm tài sản theo quy định;

3. Được hạch toán vào chi phí kinh doanh, chi phí hoạt động khác các khoản dự phòng rủi ro sau đây:

a) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là khoản giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho dự kiến sẽ xẩy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo;

b) Dự phòng các khoản thu khó đòi: là các khoản phải thu dự kiến không thu được trong kỳ kinh doanh tới do khách nợ không có khả năng thanh toán;

c) Dự phòng các khoản giảm giá chứng khoán trong hoạt động tài chính;

d) Dự phòng các khoản giảm giá giữa đồng Việt Nam so với đồng ngoại tệ.

Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng nêu tại khoản 3 Điều 13 Quy chế này''.

5. Điều 14 được sửa lại như sau:

"Điều 14.

1. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

a) Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hóa hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu;

c) Dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần (đem góp tài sản và khi nhận lại tài sản).

2. Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản được hạch toán tăng hoặc giảm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp''.

6. Điều 15 được sửa lại như sau:

''Điều 15. Khi bị tổn thất về tài sản, doanh nghiệp phải xác định gía trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:

1. Nếu nguyên nhân do chủ quan của tập thể và cá nhân thì người gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo Hợp đồng bảo hiểm.

3. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ.

4. Những trường hợp tổn thất đặc biệt do thiên tai hoặc do nguyên nhân khách quan gây thiệt hại nghiêm trọng doanh nghiệp không thể tự khắc phục được thì Hội đồng quản trị, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) lập phương án xử lý tổn thất trình cơ quan tài chính. Sau khi có ý kiến của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, cơ quan tài chính quyết định việc xử lý tổn thất hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định''.

7. Sửa đổi khoản 3 Điều 17 như sau:

''3. Khi doanh nghiệp cho thuê, thế chấp, cầm cố những tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, thì phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản''.

8. Sửa đổi khoản 1 Điều 18 như sau:

''1. Doanh nghiệp được chủ động nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Đối với những tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, khi nhượng bán phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản''.

9. Sửa đổi khoản 1 Điều 19 như sau:

''1. Doanh nghiệp được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng. Đối với những tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, khi thanh lý phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phê chuẩn''.

10. Sửa đổi, bổ sung điểm h (khoản 1) và khoản 2 của Điều 23 như sau:

''h) Các khoản chi phí khác:

Trích lập các khoản dự phòng theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 13 của Quy chế này;

Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Nghị định số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động và các văn bản khác của Chính phủ;

Tiền ăn giữa ca của người lao động, thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tiết kiệm vật tư theo hướng dẫn của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính;

Chi phí nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, cải tiến, chi đào tạo lao động, nâng cao tay nghề hay nâng cao năng lực quản lý, chi hỗ trợ giáo dục (nếu có), chi y tế cho người lao động của doanh nghiệp theo chế độ quy định;

Chi phí cho công tác bảo vệ môi trường. Nếu khoản chi lớn và có tác dụng trong nhiều năm thì được phân bổ dần cho các năm sau;

Chi phí cho lao động nữ theo chế độ quy định;

Chi bảo hành sản phẩm. Đối với sản phẩm mà thời gian sản xuất dài, hoặc phải bảo hành trong nhiều năm như các công trình xây dựng, đóng tàu thì doanh nghiệp được phép trích trước vào chi phí hàng năm;

Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;

Các khoản trích trước đã có sự thoả thuận bằng văn bản của cơ quan tài chính''.

''2. Các chi phí hoạt động khác của doanh nghiệp bao gồm:

Các chi phí cho việc mua bán trái phiếu, cổ phiếu; dự phòng giảm giá các loại chứng khoán; chi phí cho thuê tài sản; chi phí nhượng bán thanh lý tài sản (bao gồm giá trị còn lại của tài sản và các chi phí nhượng bán, thanh lý), chi phí cho hoạt động liên doanh, hợp doanh, góp vốn cổ phần; chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá; chi phí để thu tiền phạt; khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này;

Chi phí và dự phòng về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ: theo quy định của chế độ tài chính hiện hành;

Các chi phí khác''.

11. Điều 24 được sửa lại như sau:

''Điều 24. Không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động khác các khoản sau:

1. Các khoản tiền phạt khi vi phạm pháp luật. Tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật phải nộp các khoản tiền phạt này theo quy định;

2. Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như chi trợ cấp khó khăn cho người lao động trong doanh nghiệp, chi ủng hộ địa phương, đoàn thể, cơ quan...;

3. Chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức quy định;

4. Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ''.

12. Điều 25 được sửa lại như sau:

"Điều 25. Xác định giá thành sản phẩm và dịch vụ:

1. Giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ gồm:

a) Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ;

b) Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ theo quy định của Nhà nước;

c) Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng (bộ phận kinh doanh) trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ như: chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng (bộ phận kinh doanh); tiền lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của nhân viên phân xưởng theo quy định (bộ phận kinh doanh), chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phân xưởng (bộ phận kinh doanh).

2. Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ bao gồm:

a) Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ;

b) Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm;

c) Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp: tiền lương, khoản trích nộp kinh phí quản lý Tổng công ty; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền như chi phí tiếp tân, khánh tiết giao dịch, khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Nghị định số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động; các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi theo quy định tại điểm a, b khoản 3, Điều 13 Quy chế này; các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, cải tiến, chi phí đào tạo, giáo dục, chi y tế cho người lao động của doanh nghiệp, chi phí bảo vệ môi trường, chi phí cho lao động nữ''.

13. Điều 28 được sửa lại như sau:

''Điều 28.

1. Doanh nghiệp được chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại cho các hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí giao dịch, tiếp khách, đối ngoại, hội nghị. Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý và công khai các khoản chi nói trên. Giám đốc doanh nghiệp quyết định các khoản chi và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quyết định của mình. Các khoản chi này không được vượt quá 7% tổng chi phí thực tế trong kỳ. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối với một số ngành kinh doanh đặc thù;

2. Các khoản chi bảo hộ lao động phải căn cứ vào chế độ, định mức theo quy định hiện hành;

3. Doanh nghiệp thành viên Tổng công ty thực hiện việc trích nộp kinh phí quản lý Tổng công ty theo quyết định của Tổng giám đốc trên cơ sở phương án do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt được thể hiện trong kế hoạch tài chính hàng năm của Tổng công ty. Nếu kinh phí quản lý Tổng công ty đã huy động nhưng chi không hết thì được chuyển sang năm sau để chi và giảm bớt mức huy động năm sau. Nếu số huy động nhỏ hơn số thực chi thì Tổng công ty được huy động thêm trong năm sau. Hội đồng quản trị phê duyệt mức huy động bổ sung này''.

14. Điều 32 được sửa lại như sau:

''Điều 32. Lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau:

1. Bù khoản lỗ của các năm trước đối với các khoản lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế;

2. Nộp tiền sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

3. Trừ các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp;

4. Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản 1, 2, 3 của Điều này được phân phối theo quy định dưới đây:

a) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa;

b) Trích 50% vào quỹ đầu tư phát triển;

c) Trích 5% vào quỹ dự phòng mất việc làm; khi số dư quỹ này bằng 6 tháng lương thực hiện thì không trích nữa;

d) Đối với một số ngành đặc thù mà pháp luật cho phép trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp được trích lập theo các quy định đó;

đ) Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu;

e) Số lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản a, b, c, d, đ được trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi. Mức trích tối đa cho cả 2 quỹ này được căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận (tính trên vốn nhà nước) như sau:

3 tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay không thấp hơn năm trước. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng kinh doanh đang trong thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, nếu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn năm trước khi đầu tư thì cũng được trích tối đa 3 tháng lương thực hiện.

2 tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận năm trước.

Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) sau khi tham khảo ý kiến công đoàn quyết định tỷ lệ phân chia vào mỗi quỹ.

Số lợi nhuận còn lại sau khi trích 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi như trên được bổ sung toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển''.

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 của Điều 33 như sau:

''1. Quỹ đầu tư phát triển: dùng để bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp; để trích nộp quỹ đầu tư phát triển của Tổng công ty theo tỷ lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định.

Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có quyền điều động một phần quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp để đầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước khác''.

16. Thêm Điều 40 (mới) và chuyển Điều 40 (cũ) thành Điều 41.

''Điều 40.

1. Chế độ khen thưởng, kỷ luật về quản lý tài chính đối với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước:

a) Nếu doanh nghiệp liên tục trong 3 năm liền hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo Luật định, có lãi hoặc giảm lỗ và tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước năm sau cao hơn năm trước, bảo toàn và phát triển được vốn Nhà nước giao thì các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc được tăng mức tiền thưởng đồng thời được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn.

b) Nếu doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ thì Tổng giám đốc, Giám đốc báo cáo giải trình với Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị). Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) báo cáo giải trình với Bộ Tài chính và Cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, nêu rõ mức lỗ, nguyên nhân và trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc và có phương án khắc phục.

Tuỳ theo mức lỗ, số năm bị lỗ, nguyên nhân chủ quan gây ra lỗ và mức độ trách nhiệm cụ thể, Chủ tịch, các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc chịu xử lý trách nhiệm theo các hình thức dưới đây: giảm hoặc cắt tiền thưởng, không nâng bậc lương (nếu đã đến hạn), hạ bậc lương, khiển trách, cảnh cáo, thôi chức đương nhiệm.

c) Khi việc thực hiện dự án đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến không thu hồi được vốn Nhà nước hoặc không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn, thì các thiệt hại do chủ quan gây ra, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Quy chế này, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc bị xử lý hành chính và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật. Những thành viên Hội đồng quản trị có ý kiến bảo lưu khác với Dự án được phê duyệt thì không phải xử lý trách nhiệm theo các hình thức trên.

d) Không chấp hành chế độ báo cáo tài chính; báo cáo công khai tài chính sai sự thật; không thực hiện hoặc vi phạm quy chế này thì Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Quy chế này, bị xử lý hành chính tùy theo tính chất và mức độ vi phạm; nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Các sai phạm trên đây, nếu cấu thành tội phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

đ) Người quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc là người quyết định khen thưởng và xử phạt.

2. Cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật, nếu đưa ra quyết định sai, xử lý công việc chậm trễ hoặc không đúng thẩm quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp và Nhà nước thì phải xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể, tuỳ theo mức độ sai phạm bị xử lý kỷ luật; nếu cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật''.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trái với nội dung Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------

No: 27/1999/ND-CP

Hanoi, April 20, 1999

 

DECREE

AMENDING AND SUPPLEMENTING THE REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT AND BUSINESS COST-ACCOUNTING AT STATE ENTERPRISES, ISSUED TOGETHER WITH THE GOVERNMENT’S DECREE No.59/CP OF OCTOBER 3, 1996

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on State Enterprises of April 20, 1995;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Article 1.- To amend and supplement a number of Articles or Clauses of the "Regulation on Financial Management and Business Cost-Accounting at State Enterprises", issued together with Decree No.59/CP of October 3, 1996 as follows:

1. Article 4 is amended as follows:

"Article 4.- During the business course, when necessary, the State may consider and allocate additional investment capital to an enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In addition to its charter capital, the enterprise shall have to mobilize by itself more capital for the development of its business and take self-responsibility for such capital mobilization. The enterprise is obliged to receive, manage and efficiently use the capital and resources assigned by the State, constantly raise its business efficiency, preserve and develop the capital. The enterprise shall take limited civil liability for its business activities before law within the amount of its capital, including the State allocated capital."

2. To amend and supplement Clauses 1 and 2 of Article 7 as follows:

"1. Enterprises shall be allocated by the State with capital under the State ownership and available at such enterprises, including the State budget allocated capital, capital originating from the State budget and the capital accumulated by enterprises themselves (if any).

2. With regard to independent enterprises that admit newly merged enterprise(s) or are re-established on the basis of consolidation with or separation from other enterprise(s), before they are allocated capital, all their remaining financial problems, the causes thereof and the relevant persons’ responsibilities must be clearly determined for handling in accordance with the current regulations. For financial problems brought about by the implementation of the State policies, the enterprises shall request the competent State agency to handle them. The re-established enterprises and enterprises admitting newly merged enterprises may inherit all interests and perform all obligations of the pre-merged, -consolidated or -split State enterprises."

3. Article 11 is amended as follows:

"Article 11.- Apart from the State-invested capital, a State enterprise shall be entitled to mobilize capital in various forms: issuing bonds and/or shares, borrowing capital, receiving capital contributions, and other forms. The capital mobilization must comply with the provisions of law, and must not alter the form of ownership of the enterprise. Where bonds and/or shares are issued for capital mobilization, the current provisions of law must be abided by."

4. Article 13 is amended as follows:

"Article 13.- A State enterprise shall have to preserve the State-allocated capital in accordance with the following regulations:

1. Strictly complying with the State regime on the management and use of capital and property;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Being allowed to account the following risk reserves into the business expenditure or expenditure for other activities:

a/ The reserve for unsold goods price cut meaning the amount of unsold goods and/or supplies price reduction that may occur in the subsequent business cycle;

b/ The reserve for bad debts: meaning the debts projected as unrecoverable in the subsequent business cycle because the debtors are unable to repay;

c/ The reserve for the securities devaluation in financial activities;

d/ The reserve for the devaluation of Vietnamese currency against foreign currencies.

The Ministry of Finance shall guide the setting up and use of the reserves mentioned in Clause 3, Article 13 of this Regulation".

5. Article 14 is amended as follows:

"Article 14.-

1. A State enterprise shall re-appraise its assets in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Conducting equitization, diversifying its ownership form or transferring its ownership;

c/ Using its assets to enter into joint venture or contribute shares (when the assets are contributed as capital or returned).

2. The inventory and re-appraisal of assets must comply with the State’s regulations. Any increase or decrease in the value of the enterprise’s assets as a result of the re-appraisal shall be accounted for State capital increase or decrease at the enterprise".

6. Article 15 is amended as follows:

"Article 15.- When damage is caused to its assets, an enterprise shall have to determine the value of the damage, the causes thereof as well as the responsibility therefor and handle it as follows:

1. If the damage is caused due to subjective reasons by the collective or individual(s), the damage causer shall have to compensate for it as prescribed by law. The enterprises Managing Board or director (for enterprises without managing boards) shall decide the compensation level and take responsibility for its/his/her decision.

2. If the damage is caused to the already insured property, it shall be dealt with according to the insurance contract.

3. If the damage value remains insufficient even after the compensation by individual(s), collective or insurance organization, it shall be made up for by the enterprise’s financial reserve fund. Where the financial reserve fund is not enough therefor, the deficit it shall be accounted into the irregular expenditure in the period.

4. Where serious losses are caused to the enterprise due to natural calamities or objective causes, which the enterprise cannot overcome by itself, the Managing Board or the director (for enterprises without managing boards) shall draw up a plan to deal with the losses and submit it to the financial agency. After consulting the agency that has decided the establishment of the enterprise, the financial agency shall decide the handling of the losses or report it to the Prime Minister for decision."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"3. When an enterprise leases, mortgages or pledges assets which constitute its entire main technological line as specified by the economic-technical specialized management agency, a written consent from the agency that has decided the establishment of such enterprise is required."

8. To amend Clause 1, Article 18 as follows:

"1. An enterprise shall be entitled to take the initiative in selling its assets to retrieve capital and use it for more effective business purposes. The sale of assets constituting its entire main technological line as specified by the economic-technical specialized management agency, must be agreed upon in writing by the agency that has decided its establishment."

9. To amend Clause 1, Article 19 as follows:

"1. An enterprise shall be entitled to liquidate assets of poor or deteriorating quality, and assets which are irreparably damaged, technically obsolete, unusable or inefficiently used, which cannot be sold in their status quo. With regard to assets constituting the entire main technological line of the enterprise as specified by the economic-technical specialized management agency, the liquidation thereof must be ratified by the agency that has decided the establishment of the enterprise."

10. To amend, supplement Point h (Clause 1) and Clause 2 of Article 23 as follows:

"h/ Other expenditures:

- Deductions for the establishment of the reserves as prescribed at Points a and b, Clause 3, Article 13 of this Regulation;

- Severance allowance for laborers as prescribed by the Government’s Decree No.198/CP of December 31, 1994 detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Labor Code on labor contracts, and other legal documents of the Government;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenses for scientific research, technological renovation studies, innovation and modification; training of laborers, raising their professional or managerial skills; educational support (if any) and health care for the enterprise’s laborers as prescribed by law;

- Expenses for environmental protection work. If the spending amount is large and useful for many years, it shall be split up for subsequent years;

- Expenses for female laborers as prescribed by law;

- Expenses for product warranty. For products with long production time or which require the warranty for many years, such as construction or shipbuilding projects, the enterprise shall be entitled to make advance deductions from the annual expenditure;

- Expenses for fines due to the violation(s) of economic contract(s);

- Advance deductions already agreed upon in writing by the financial agency."

"2. Expenses for other activities of the enterprise shall include:

- Expenses for the trading in bonds and/or shares; expenses for the reserve for the devaluation of securities; asset hiring expenses; expenses for asset sale and liquidation (including the remaining value of assets and the sale and liquidation expenses); expenses for activities related to joint venture, cooperation and stock contribution; expenses for the retrieval of the forgiven debts; expenses for fine collection; asset losses remaining after being made up for by sources prescribed in Clause 3, Article 5 of this Decree;

- Expenses and reserve for foreign exchange rate difference as prescribed by the current financial regime;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Article 24 is amended as follows:

"Article 24.- An enterprise shall not be allowed to account into its business operational costs and the costs of other activities the following:

1. Fines for violations of the provisions of law. The collectives and/or individuals breaching law shall have to pay these fines according to regulations;

2. Expenses that are not related to business activities of the enterprise such as difficulty allowances for laborers of the enterprise, expenses in support of localities, mass organizations or agencies, etc;

3. Expenses for overseas mission-trips, which exceed the prescribed level;

4. Expenses covered by other funding sources".

12. Article 25 is amended as follows:

"Article 25.- Determination of the production cost of products and services:

1. The production cost of products and services shall include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Cost of direct labor, including salaries, wages and deductions for the payment of social and medical insurance for workers who directly create products and services as stipulated by the State;

c/ General production cost meaning the expenses for production and/or processing activities of workshops (or business units) that directly create products and services such as the cost of materials, small working tools, depreciation of fixed assets of the workshops (business units); salaries and prescribed deductions for social and medical insurance for personnel of the workshops (business units), cost of services procured from outside, and other pecuniary costs arising in the workshops (business units).

2. The total cost of products and services already consumed shall include:

a/ Production cost of products and services already consumed;

b/ Sale cost i.e. all expenses related to the sale of products and services, including the expenses for product warranty;

c/ The enterprise’s managerial cost meaning the expenses for the enterprise’s executive and managerial apparatus, the expenses related to the business operations of the enterprise such as the cost of small working tools, depreciation of fixed assets in service of the enterprise’s executive and managerial apparatus: salaries and prescribed deductions for the corporation management fund; the cost of services procured from outside; and other pecuniary expenses such as expenses for reception and public and external relation activities, severance allowances for laborers as prescribed by Decree No.198/CP of December 31, 1994 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Labor Code; the reserves for unsaleable goods price cut and for bad debts as prescribed in Points a and b, Clause 3, Article 13 of this Regulation; expenses for scientific research, technological renovation studies, innovations, training and education and health care for the laborers of the enterprise, environmental protection expenses and expenses for female laborers as prescribed."

13. Article 28 is amended as follows:

"Article 28.-

1. An enterprise shall be entitled to spend on advertisement, marketing and sale promotion for its business activities as well as on transactions, reception, external relations and meetings. The enterprise shall have to elaborate a regulation for the management and publicization of the above-said expenses. The enterprise’s director shall decide such expenses and be answerable to the State for his/her decision. These expenses must not exceed 7% of the total actual expenditure in the period. The Ministry of Finance shall provide detailed guidance for a number of specific business lines;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The member enterprises of a corporation shall make deductions for the corporation management fund according to the general director’s decision and on the basis of the plan already ratified by the corporation’s Managing Board and reflected in its annual financial plan. If the corporation does not use up its mobilized management fund, it can carry forward the left-over to the subsequent year for spending and reducing the mobilization level in the subsequent year. If the mobilized fund amount is smaller than the actual spending, the corporation shall be entitled to mobilize more fund in the subsequent year. The Managing Board shall approve this additional mobilization level".

14. Article 32 is amended as follows:

"Article 32.- The actual profit gained in a year by an enterprise after it has paid the enterprise income tax, shall be distributed as follows:

1. To offset the losses of the preceding years, which cannot be accounted into the pre-tax profit;

2. To pay a fee for the use of the State-budget capital;

3. To pay fines for violations of law that come under the enterprises responsibility;

4. The profit remaining after the amounts defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article have been deducted shall be distributed according to the following regulations:

a/ 10%- for the financial reserve fund; when the fund balance is equal to 25% of the charter capital of the enterprise, the deduction shall be no longer required;

b/ 50%- for the development investment fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ For a number of specific branches where the establishment of special funds with the after-tax profit is allowed by law, the enterprise shall be entitled to establish such funds according to such law provisions;

e/ For stock dividends in case of issuing shares;

f/ The profit amount left after the deductions prescribed in Clauses a, b, c, d and e have been made shall be used for the establishment of two funds: the welfare fund and the reward fund. The maximum deduction level for both funds shall be as follows, based on the profit proportion (against the State capital):

- The actual 3-month salary amount, if the profit proportion of the current year is not lower than that of the preceding year. In cases where the enterprise invests in technological renovation or business expansion during the period of enterprise income tax exemption under the Law on Domestic Investment Promotion, if its profit proportion is lower than that of the pre-investment year, it shall also be entitled to make a deduction equal to the actual 3-month salary amount at most.

- The actual 2-month salary amount if the profit proportion of the current year is lower than that of the preceding year.

The enterprises Managing Board or the director (for enterprises without managing boards) shall, after consulting the trade union, decide the deduction level applicable to each fund.

The profit amount left after deductions have been made for the establishment of the reward fund and the welfare fund as mentioned above shall be fully added to the development investment fund".

15. To amend, supplement Clause 1 of Article 33 as follows:

"1. The development investment fund: shall be used to supplement business capital of the enterprise; and make deductions for the establishment of the Corporation’s development investment fund according to the rate decided by the Corporation’s Managing Board.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



16. To add Article 40 (new) and convert Article 40 (old) into Article 41.

"Article 40.-

1. The financial management-reward and discipline regime for managing boards, general directors and directors of State enterprises:

a/ If for 3 consecutive years an enterprise fulfills its tax payment obligation as prescribed by law, gains profit or reduces losses and has its profit proportion calculated on the State capital of the subsequent year higher than that of the preceding year, preserves and develops the State assigned capital, the members of the Managing Board, the general director and director of the enterprise shall enjoy the higher reward level and be considered for having their wages raised ahead of time.

b/ If an enterprise suffers from business losses, the general director or director shall report the situation to the Managing Board (for enterprises with managing boards). The Managing Board (for enterprises with managing boards) or the general director, director (for enterprises without managing boards) shall further report it to the Finance Ministry and the agency that has decided the establishment of the enterprise on the amount of losses, its causes as well as the responsibilities of the Managing Board, the general director and director therefor, and work out plan to overcome it.

Depending on the loss amount, the number of years suffering from losses, the losses’ subjective causes and the concrete responsibilities therefor, the chairman and members of the Managing Board, the general director and director of the enterprise shall be disciplined in one of the following forms: reduction or cut of reward money, not having their wages raised (is the time is due), having their wages reduced, reprimand, warning or dismissal from the current posts.

c/ Where the implementation of an investment project fails to bring about economic efficiency, leading to the incapability of recovering the State capital or repaying debts according to the loan contract or capital-borrowing contract, for losses caused by subjective reasons, depending on the nature and seriousness of the violations and within their responsibilities specified in Article 38 and Article 39 of this Regulation, the Managing Board, the general director and director of the enterprise shall be administratively handled and have to pay material compensation as prescribed by law. Those members of the Managing Board who reserve opinions other than the ratified project shall not be subject to the above-mentioned forms of discipline.

d/ If failing to observe the financial reporting regime; publicizing untruthful financial reports; failing to observe or violating this Regulation, the Managing Board, the general director and director of the enterprise shall, within the ambit of their responsibilities specified in Articles 38 and 39 of this Regulation and depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled; and if causing material losses, they shall have to pay compensation therefor in accordance with the provisions of law.

Where the above-said violations contain signs of crimes, the violators shall be examined for penal liability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. State management agencies with functions, tasks and powers prescribed by law for the management of State enterprises, if making wrong decision, delaying the handling of work or abusing their powers, thus causing losses to State enterprises, shall have to clearly define responsibilities of individuals and/or collectives who, depending on the seriousness of the violations, shall be disciplined; if there are signs of crimes, they shall be examined for penal liability as prescribed by law".

Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its signing. The earlier stipulations of the Government, ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, which are contrary to the contents of this Regulation are all now annulled.

Article 3.- The Minister of Finance shall have to guide and inspect the implementation of this Decree.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committee of the provinces and centrally-run cities, the managing boards, the general directors and directors of State enterprises engaged in business activities shall have to implement this Decree.

 

 

THE GOVERNMENT




Nguyen Tan Dung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 sửa đổi Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 59/Cp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.859

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.133.206
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!