Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 57/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 148/2021/NĐ-CP chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp

Số hiệu: 57/2022/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Đức Chi
Ngày ban hành: 16/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Nguyên tắc quản lý nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước tại DN

Thông tư 57/2022/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 148/2021/NĐ-CP về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

Theo đó, nguyên tắc chung được quy định đơn cử như sau:

- Việc xác định các khoản thu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 148/2021/NĐ-CP để nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện theo quy định về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

- Các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 148/2021 do ngân sách trung ương, ngân sách địa phương đảm bảo đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương và địa phương theo quy định phân cấp NSNN.

- Việc xác định doanh thu, thu nhập, chi phí và các nội dung khác cho mục đích tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

- Các nội dung quy định về quy trình lập, quyết định dự toán, phân bổ dự toán ngân sách thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định 148/2021, Thông tư này và các văn bản có liên quan.

Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 57/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 31/10/2022.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/2022/TT-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2022

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 148/2021/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU TỪ CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU DOANH NGHIỆP, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, NGUỒN THU TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN NHÀ NƯỚC VÀ CHÊNH LỆCH VỐN CHỦ SỞ HỮU LỚN HƠN VỐN ĐIỀU LỆ TẠI DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;

Căn cứ Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;

Căn cứ Nghị định số 23/2022/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn các nội dung sau:

1. Lập dự toán thu, chi quy định tại Điều 9, khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

2. Khai, nộp vào ngân sách nhà nước các khoản thu quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

3. Chi thường xuyên và chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

4. Xử lý các khoản phải thu, các khoản lãi chậm nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp (sau đây gọi là Quỹ) phát sinh trước thời điểm Nghị định số 148/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm:

a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu (sau đây gọi là Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương); Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (bao gồm cả ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp cấp 1).

c) Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước là các công ty cổ phần (bao gồm cả ngân hàng thương mại cổ phần, công ty cổ phần hình thành từ cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập), công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

d) Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước).

đ) Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần theo quy định của Chính phủ.

e) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi là SCIC); Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (sau đây gọi là DATC).

g) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP không thuộc đối tượng quản lý thu, chi từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Chương II Thông tư này.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Việc xác định các khoản thu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP để nộp vào ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Trường hợp tổng số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm, quyền góp vốn không đủ bù đắp các khoản chi theo quy định, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập được giữ lại toàn bộ khoản tiền thu này để thực hiện chi trả theo quy định và không phải thực hiện khai, nộp vào ngân sách nhà nước. Khoản chênh lệch còn thiếu (nếu có) hoặc số đã nộp lớn hơn số phải nộp, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước chi hỗ trợ, bù đắp, xử lý chênh lệch theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

2. Các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP do ngân sách trung ương, ngân sách địa phương đảm bảo đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương và địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước.

3. Việc xác định doanh thu, thu nhập, chi phí và các nội dung khác cho mục đích tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

4. Các nội dung quy định về quy trình lập, quyết định dự toán, phân bổ dự toán ngân sách thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 148/2021/NĐ-CP, Thông tư này và các văn bản có liên quan.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Lập dự toán thu

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lập dự toán các khoản thu quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP (chi tiết theo từng khoản thu) đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý cùng với việc lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 hằng năm để tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.

2. Phương pháp xác định số dự toán thu:

a) Đối với thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, số dự toán thu được xác định căn cứ vào danh mục, phương án cổ phần hóa của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo công thức:

Số dự toán thu bằng (=) số lượng cổ phần bán ra, nhân với (x) giá khởi điểm dự kiến, trừ đi (-) dự toán chi phí cổ phần hóa, chi phí xử lý lao động dôi dư, tinh giản biên chế.

b) Đối với thu từ các hình thức sắp xếp chuyển đổi sở hữu khác của doanh nghiệp, số dự toán thu được xác định căn cứ vào phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Đối với thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm và quyền góp vốn tại doanh nghiệp, số dự toán thu được xác định căn cứ vào danh mục, phương án chuyển nhượng vốn nhà nước, phương án chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm và quyền góp vốn tại doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo công thức:

- Số dự toán thu chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần bằng (=) số lượng cổ phần chuyển nhượng dự kiến nhân với (x) giá khởi điểm chuyển nhượng cổ phần dự kiến trừ đi (-) dự toán chi phí chuyển nhượng vốn.

- Số dự toán thu chuyển nhượng quyền mua cổ phần bằng (=) số lượng quyền mua nhân với (x) giá khởi điểm chuyển nhượng quyền mua dự kiến trừ đi (-) dự toán chi phí chuyển nhượng quyền mua cổ phần.

- Số dự toán thu chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bằng (=) số tiền thu từ chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn dự kiến trừ đi (-) dự toán chi phí chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn.

d) Số dự toán thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

Điều 5. Lập dự toán chi đối với ngân sách nhà nước

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lập dự toán các khoản chi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP (chi tiết theo từng khoản chi) đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý cùng với việc lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 hằng năm để tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.

2. Lập dự toán chi thường xuyên để chi hỗ trợ, bù đắp phần kinh phí còn thiếu và chi xử lý phần chênh lệch giữa số đã nộp cao hơn so với số phải nộp quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP thực hiện như sau:

a) Căn cứ phương án đã được phê duyệt, quyết toán của cơ quan có thẩm quyền về kinh phí xử lý lao động dôi dư, tinh giản biên chế, các khoản chi liên quan đến chuyển đổi sở hữu; thực tế số tiền đã nộp, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đề xuất số tiền ngân sách nhà nước chi hỗ trợ, xử lý chênh lệch cho các nội dung nêu trên (nếu có), báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương (đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương) để rà soát, thẩm định và tổng hợp vào dự toán chi thường xuyên các hoạt động kinh tế của cơ quan, địa phương theo phân cấp.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ kết quả chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn tại doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP để lập dự toán nhu cầu chi bù đắp, xử lý chênh lệch.

b) Căn cứ số lượng, quy mô của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý và thời hạn gửi dự toán quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời gian doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập lập và gửi báo cáo cho phù hợp.

3. Lập dự toán chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và được tổng hợp vào dự toán chi ngân sách đầu tư phát triển theo phân cấp.

Riêng đối với các doanh nghiệp do Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, dự toán chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được bố trí trực tiếp cho các doanh nghiệp này.

Điều 6. Đối tượng khai, nộp và cơ quan thực hiện thu

1. Các khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm, quyền góp vốn và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp sau khi trừ các khoản chi liên quan đến chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chi phí chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn phải được khai, nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư này và Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, trong đó:

a) Khoản thu từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP nộp vào ngân sách trung ương Tiểu mục 3653 “Thu hồi vốn của Nhà nước”.

b) Khoản thu từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP nộp vào ngân sách địa phương Tiểu mục 3653 “Thu hồi vốn của Nhà nước”.

2. Việc khai, nộp vào ngân sách nhà nước thực hiện theo từng lần phát sinh số phải nộp ngàn sách nhà nước. Đối tượng khai, nộp là đối tượng có trách nhiệm nộp tiền theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Người nộp thuế có trách nhiệm gửi kèm theo Tờ khai các văn bản làm căn cứ xác định khoản thu.

3. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và các đối tượng có trách nhiệm khai, nộp các khoản thu theo quy định tại Điều 7 Thông tư này; thực hiện kê khai tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập; nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thu theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư này và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý thuế.

Điều 7. Thời hạn khai, nộp vào ngân sách nhà nước và mẫu tờ khai

1. Thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Tiền thu từ bán đấu giá công khai ra công chúng:

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc đấu giá, Tổ chức thực hiện bán đấu giá có trách nhiệm khai, nộp số tiền thu từ bán cổ phần theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư số 32/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Thông tư số 32/2021/TT-BTC) và điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư số 111/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính, xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập, bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Thông tư số 111/2020/TT-BTC) vào ngân sách nhà nước theo Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 01/CPH kèm theo Thông tư này.

b) Tiền thu từ bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược:

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc đấu giá, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm khai, nộp số tiền thu từ bán cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 32/2021/TT-BTCđiểm đ khoản 1 Điều 34 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP vào ngân sách nhà nước theo Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 01/CPH kèm theo Thông tư này.

c) Tiền thu từ bảo lãnh phát hành:

Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày hoàn tất việc mua bán cổ phần theo hợp đồng bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh phát hành có trách nhiệm khai, nộp số tiền thu từ bán cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 32/2021/TT-BTCđiểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư số 111/2020/TT-BTC vào ngân sách nhà nước theo Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 01/CPH kèm theo Thông tư này.

d) Tiền thu từ bán thỏa thuận cho các nhà đầu tư, bán cổ phần ưu đãi cho tổ chức công đoàn, người lao động và người quản lý doanh nghiệp:

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập khai, nộp tiền thu từ bán cổ phần vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 32/2021/TT-BTCkhoản 3 Điều 16 Thông tư số 111/2020/TT-BTC theo Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 01/CPH kèm theo Thông tư này.

e) Tiền thu từ bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương thức dựng sổ:

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần của nhà đầu tư, tổ chức quản lý sổ lệnh có trách nhiệm khai, nộp số tiền thu từ bán cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Thông tư số 21/2019/TT-BTC ngày 11/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ (sau đây gọi là Thông tư số 21/2019/TT-BTC) theo Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 01/CPH kèm theo Thông tư này.

g) Tiền thu từ cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần:

Trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp lần đầu, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa có trách nhiệm tự xác định số tiền thu từ cổ phần hóa phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư số 32/2021/TT-BTC, khoản 2 Điều 17 Thông tư số 111/2020/TT-BTC và thực hiện khai, nộp vào ngân sách nhà nước theo Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 01/CPH kèm theo Thông tư này.

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt quyết toán tiền thu từ cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa có trách nhiệm khai, nộp khoản chênh lệch tăng thêm so với số đã nộp (nếu có) vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 7 Điều 12 Thông tư số 32/2021/TT-BTCkhoản 2 Điều 17 Thông tư số 111/2020/TT-BTC theo Tờ khai quyết toán số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 02/QT-CPH kèm theo Thông tư này.

h) Các khoản thu khác:

- Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày hết thời hạn bảo hành theo hợp đồng doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm khai, nộp toàn bộ số dư dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng (đối với các hợp đồng đã ký, thời gian bảo hành còn hiệu lực sau ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) không chi hết vào ngân sách nhà nước quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP theo Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 01/CPH kèm theo Thông tư này.

- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản, DATC có trách nhiệm khai, nộp các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 07/2022/TT-BTC ngày 09/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 01/CPH kèm theo Thông tư này. Trường hợp số tiền phải nộp dưới 100 triệu đồng theo từng lần phát sinh, DATC tập hợp và nộp theo tháng trong 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tháng liền kề trước đó theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 07/2022/TT-BTC.

- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày thu hồi được nợ, các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông quy định tại điểm c khoản 9 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP có trách nhiệm khai, nộp vào ngân sách nhà nước số phải nộp vào ngân sách nhà nước từ khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa thu hồi được theo Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 01/CPH kèm theo Thông tư này.

2. Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thu từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm đối với phần vốn nhà nước và quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

a) Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

- Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày công bố kết quả cuộc đấu giá công khai/chào bán cạnh tranh hoặc ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (đối với phương thức thỏa thuận), cơ quan đại diện chủ sở hữu (hoặc đơn vị được ủy quyền) chịu trách nhiệm khai, nộp tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước vào ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP theo Tờ khai số thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, thu từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần và thu từ chuyển nhượng quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Mẫu số 01/CNV kèm theo Thông tư này.

- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày thực hiện giao dịch chuyển nhượng vốn tại các doanh nghiệp đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, cơ quan đại diện chủ sở hữu (hoặc đơn vị được ủy quyền) chịu trách nhiệm khai, nộp tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước vào ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP theo Tờ khai số thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, thu từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần và thu từ chuyển nhượng quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Mẫu số 01/CNV kèm theo Thông tư này.

- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tiền của Tổ chức quản lý sổ lệnh, cơ quan đại diện chủ sở hữu (hoặc đơn vị được ủy quyền) chịu trách nhiệm khai, nộp tiền thu từ chuyển nhượng vốn vào ngân sách nhà nước quy định tại Điều 26 Thông tư số 21/2019/TT-BTC theo Tờ khai số thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, thu từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần và thu từ chuyển nhượng quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Mẫu số 01/CNV kèm theo Thông tư này.

- Trường hợp sau khi phê duyệt quyết toán tiền thu từ chuyển nhượng vốn phát sinh tăng thêm số phải nộp ngân sách nhà nước thì trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt quyết toán tiền thu từ chuyển nhượng vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm khai, nộp khoản chênh lệch tăng thêm so với số đã nộp vào ngân sách nhà nước theo Tờ khai quyết toán số thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, thu chuyển nhượng quyền mua cổ phần và thu từ chuyển nhượng quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Mẫu số 02/QT-CNV kèm theo Thông tư này.

b) Thu chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm đối với phần vốn nhà nước và quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

Trong mười (10) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu (hoặc đơn vị được ủy quyền) chịu trách nhiệm khai, nộp tiền thu từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm đối với phần vốn nhà nước và quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP theo Tờ khai số thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, thu từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần và thu từ chuyển nhượng quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Mẫu số 01/CNV kèm theo Thông tư này.

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt quyết toán đối với tiền thu từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm đối với phần vốn nhà nước và quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu (hoặc đơn vị được ủy quyền) có trách nhiệm khai, nộp khoản chênh lệch tăng thêm so với số đã nộp (nếu có) vào ngân sách nhà nước theo Tờ khai quyết toán số thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, thu chuyển nhượng quyền mua cổ phần và thu từ chuyển nhượng quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Mẫu số 02/QT-CNV kèm theo Thông tư này.

3. Thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao SCIC thực hiện chuyển nhượng vốn để nộp vào ngân sách nhà nước:

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư, SCIC có trách nhiệm khai, nộp ngân sách nhà nước số tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước do SCIC thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP theo Tờ khai số thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, thu từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần và thu từ chuyển nhượng quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Mẫu số 01/CNV kèm theo Thông tư này.

4. Thu từ chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động:

Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định về việc nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm khai, nộp vào ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09/10/2020 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ (sau đây gọi là Thông tư số 36/2021/TT-BTC) theo Tờ khai số thu từ chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp - Mẫu số 01/CLVCSH-VDL kèm theo Thông tư này.

5. Thu từ các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác:

a) Bán doanh nghiệp:

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt quyết toán tiền thu từ bán toàn bộ doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu (hoặc đơn vị được ủy quyền) có trách nhiệm khai, nộp toàn bộ tiền thu từ bán doanh nghiệp sau khi trừ các chi phí quy định tại Điều 31 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP vào ngân sách nhà nước theo Tờ khai quyết toán số thu từ các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác - Mẫu số 02/QT-SXCDK kèm theo Thông tư này.

b) Chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán số tiền thu từ chuyển đổi doanh nghiệp tại thời điểm điểm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, cơ quan đại diện chủ sở hữu (hoặc đơn vị được ủy quyền) có trách nhiệm khai, nộp số tiền thu từ chuyển đổi doanh nghiệp sau khi trừ các chi phí quy định tại Điều 38 Nghị định số 23/2022/NĐ-CP vào ngân sách nhà nước theo Tờ khai quyết toán số thu từ các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác - Mẫu số 02/QT-SXCDK kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Chi ngân sách nhà nước

1. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện cấp vốn từ ngân sách nhà nước (theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước) để chi thường xuyên cho doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chi đầu tư vốn nhà nước cho doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Việc thanh toán chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và các văn bản có liên quan.

Điều 9. Xử lý các khoản phải thu về Quỹ phát sinh trước thời điểm Nghị định số 148/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành

1. Thu vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương các khoản thu quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương chịu trách nhiệm rà soát, xác định các khoản phải thu về Quỹ (bao gồm nợ gốc và lãi chậm nộp) đối với tiền thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương quyết định hoặc được Thủ tướng Chính phủ giao tổ chức thực hiện chuyển đổi sở hữu, chuyển nhượng vốn và có văn bản thông báo gửi Bộ Tài chính để thu vào ngân sách trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

Các khoản phải thu về Quỹ bao gồm cả khoản phải thu tại doanh nghiệp đã thực hiện thoái hết vốn nhà nước, doanh nghiệp đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, doanh nghiệp đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC (bao gồm cả các doanh nghiệp SCIC đã thoái hết vốn).

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm rà soát, xác định các khoản phải thu về Quỹ (bao gồm nợ gốc và lãi chậm nộp) đối với tiền thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển đổi sở hữu, chuyển nhượng vốn để thu vào ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

Các khoản phải thu về Quỹ bao gồm cả khoản phải thu tại doanh nghiệp đã thực hiện thoái hết vốn nhà nước, doanh nghiệp đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC (bao gồm cả các doanh nghiệp SCIC đã hết thoái vốn) và các khoản phải nộp về Quỹ nhưng doanh nghiệp hoặc địa phương chưa nộp về Quỹ theo quy định.

4. Đối với các doanh nghiệp đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC (bao gồm cả các doanh nghiệp SCIC đã thoái hết vốn), SCIC có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này trong việc rà soát, cung cấp các hồ sơ có liên quan đến các khoản phải thu về Quỹ phát sinh trước thời điểm Nghị định số 148/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;

b) Chỉ đạo người đại diện phần vốn của SCIC đề nghị doanh nghiệp hoặc trực tiếp đề nghị doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp đã thoái hết vốn) nộp các khoản phải thu về Quỹ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này về ngân sách nhà nước.

5. Các khoản phải thu về Quỹ của các doanh nghiệp đã bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC xử lý như sau:

a) Thu vào ngân sách trung ương đối với khoản nợ gốc và nợ lãi chậm nộp sau khi được miễn nợ lãi (nếu có) của doanh nghiệp thuộc trung ương đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC.

b) Thu vào ngân sách địa phương đối với các khoản nợ gốc và nợ lãi chậm nộp sau khi được miễn nợ lãi (nếu có) của doanh nghiệp thuộc địa phương đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC.

6. Các khoản đã tạm ứng từ Quỹ cho hoạt động chuyển nhượng vốn theo quy định tại điểm đ khoản 19 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP trước ngày 01/4/2022 xác định là các khoản chi Quỹ, cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ quyết toán tiền thu từ chuyển nhượng vốn xử lý như sau:

a) Trường hợp số tiền thu từ chuyển nhượng vốn và khoản đã tạm ứng chi phí chuyển nhượng vốn cao hơn chi phí hợp lý thực tế liên quan đến chuyển nhượng vốn thì thực hiện quyết toán và nộp khoản chênh lệch về ngân sách nhà nước.

b) Trường hợp số tiền thu từ chuyển nhượng vốn và khoản tạm ứng chi phí chuyển nhượng vốn thấp hơn chi phí hợp lý thực tế liên quan đến chuyển nhượng vốn thì cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị cấp bổ sung phần chênh lệch còn thiếu từ ngân sách nhà nước.

Điều 10. Xử lý lãi chậm nộp về Quỹ phát sinh trước thời điểm Nghị định số 148/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành

1. Các khoản lãi chậm nộp phát sinh trước ngày 01/4/2022 được xác định theo công thức sau:

Số lãi chậm nộp = Số tiền nợ gốc x Số ngày chậm nộp x 0,03%/ngày

Trong đó:

- Số ngày chậm nộp tính từ ngày hết hạn nộp tiền về Quỹ theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và các hình thức sắp xếp chuyển đổi sở hữu khác, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đến hết ngày 31/3/2022.

- Đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa theo các quy định ban hành trước ngày Nghị định số 126/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thời điểm bắt đầu tính lãi chậm nộp đối với tiền thu từ cổ phần hóa phải nộp (bao gồm cả tiền thu từ bán cổ phần lần đầu) là sau 60 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.

2. Doanh nghiệp đã nộp hết nợ gốc được xem xét xử lý miễn lãi chậm nộp theo các trường hợp, trình tự, thủ tục, hồ sơ miễn lãi chậm nộp tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 148/2021/NĐ-CP, trong đó:

a) Đối với doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ và/hoặc còn lỗ lũy kế đến thời điểm được xem xét miễn lãi chậm nộp, việc miễn lãi chậm nộp được xem xét, xử lý theo từng năm tài chính, trong đó:

- Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hoặc còn lỗ lũy kế tại thời điểm cuối năm tài chính (sau khi đã bù đắp khoản lãi phát sinh trong năm), doanh nghiệp được miễn lãi chậm nộp phát sinh trong năm.

- Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp kinh doanh có lãi và khi tính thêm lãi chậm nộp các khoản phải nộp về Quỹ (sau khi trừ các khoản bồi thường, xử lý trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và các tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm nộp nếu có) dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm thua lỗ thì doanh nghiệp được miễn lãi chậm nộp tối đa bằng số lỗ phát sinh trong năm.

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán hàng năm của doanh nghiệp để xem xét, xử lý miễn lãi chậm nộp.

b) Đối với doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nước hoặc đã nộp về tài khoản theo chỉ định của cơ quan đại diện chủ sở hữu thay vì nộp về Quỹ thì không tính lãi chậm nộp kể từ ngày doanh nghiệp đã nộp tiền.

c) Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt quyết toán cổ phần hóa tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần trong thời hạn quy định tại pháp luật về cổ phần hóa. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền chậm phê duyệt quyết toán dẫn đến doanh nghiệp chậm nộp tiền về Quỹ thì không tính lãi chậm nộp đối với thời gian chậm phê duyệt quyết toán.

d) Doanh nghiệp cổ phần hóa khi đánh giá lại giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần không phát sinh dòng tiền dẫn đến chậm nộp tiền về Quỹ theo thời gian quy định, doanh nghiệp được miễn lãi chậm nộp đối với:

- Khoản chênh lệch giữa giá trị phần vốn nhà nước xác định lại tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp với mức vốn điều lệ được xác định trong phương án cổ phần hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phần vốn nhà nước tăng thêm do định giá lại các khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán (nếu có) tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

- Phần vốn nhà nước tăng thêm do doanh nghiệp tiếp nhận tài sản (bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng) từ nơi khác chuyển đến được hạch toán tăng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

3. Các khoản phải thu về Quỹ đến hết ngày 31/3/2022, sau khi rà soát, xác định và xử lý miễn lãi theo quy định tại Thông tư này được thu vào ngân sách trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

4. Thẩm quyền quyết định miễn lãi chậm nộp

a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn lãi chậm nộp cho các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp đã thực hiện thoái hết vốn nhà nước) quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về quyết định miễn lãi chậm nộp.

b) Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quyết định miễn lãi chậm nộp đối với các doanh nghiệp đã bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC (bao gồm cả các doanh nghiệp SCIC đã thoái hết vốn) trên cơ sở báo cáo, tổng hợp của SCIC.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC quyết định miễn lãi chậm nộp đối với các doanh nghiệp chưa phê duyệt quyết toán cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước ngày 01/4/2022 trên cơ sở báo cáo, tổng hợp của SCIC.

5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong việc rà soát, quyết định miễn lãi chậm nộp đối với các doanh nghiệp đã bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC và thuộc thẩm quyền quyết định miễn lãi chậm nộp của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

6. Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương (đối với doanh nghiệp trước khi bàn giao về SCIC) quyết định miễn lãi chậm nộp sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

1. Trách nhiệm của Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và Thông tư này.

b) Thực hiện hoặc chỉ đạo đơn vị được ủy quyền (nếu có) đăng ký thuế, kê khai và nộp các khoản thu theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Thông tư này.

c) Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng các khoản chi từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và Thông tư này.

d) Tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát các khoản phải thu về Quỹ, xử lý miễn lãi chậm nộp về Quỹ và gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

đ) Gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo tình hình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 và các Phụ lục số 04, 05 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BTC đối với các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước phải nộp ngân sách nhà nước.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc khai, nộp các khoản thu theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CPĐiều 7 Thông tư này:

a) Thực hiện kê khai, nộp đầy đủ, kịp thời về ngân sách nhà nước đối với các khoản thu theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan;

b) Chấp hành nghiêm túc, đầy đủ chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách, pháp luật thuế và các quy định cua pháp luật có liên quan.

c) Doanh nghiệp cổ phần hóa, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp báo cáo tình hình nộp tiền thu từ cổ phần hóa quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP, khoản 7 Điều 17 Thông tư số 32/2021/TT-BTC.

d) Chịu trách nhiệm về hồ sơ, số liệu đề nghị các khoản chi từ ngân sách nhà nước, số liệu báo cáo đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định miễn lãi chậm nộp (nếu có).

3. Trách nhiệm của cơ quan thuế:

a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thu đối với khoản thu theo quy định tại Điều 3, Điều 6 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và quy định tại Điều 7 Thông tư này.

b) Hướng dẫn, tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp các khoản thu quy định khoản 1 Điều 6 Nghị định số 148/2021/NĐ-CPĐiều 7 Thông tư này trong việc thực hiện thủ tục khai, nộp các khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 148/2021/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

4. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước:

Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP, Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2022.

2. Sửa đổi quy định nộp tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp cấp 1 về Quỹ thành nộp vào ngân sách nhà nước tại khoản 7 Điều 9, khoản 2 Điều 10, các khoản 1, 3 Điều 11, các khoản 2, 6, 7 Điều 12, Điều 15, các khoản 6, 7 Điều 17, khoản 3 Điều 19 Thông tư số 32/2021/TT-BTC và các Phụ lục số 8, 9, 10, 11, 12 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2021/TT-BTC; khoản 2 Điều 25 Thông tư số 21/2019/TT-BTC.

3. Sửa đổi quy định nộp tiền thu từ doanh nghiệp cấp 2 do doanh nghiệp cấp 1 nắm giữ 100% vốn điều lệ về Quỹ thành nộp về doanh nghiệp cấp 1 tại khoản 7 Điều 9, khoản 2 Điều 10, các khoản 1, 3 Điều 11, các khoản 5, 6, 7 Điều 12, khoản 2 Điều 14, các khoản 6, 7 Điều 17, khoản 3 Điều 19, khoản 4 Điều 20 Thông tư số 32/2021/TT-BTC và các Phụ lục số 8, 9, 10, 11, 12 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2021/TT-BTC; khoản 2 Điều 25 Thông tư số 21/2019/TT-BTC.

4. Bãi bỏ Thông tư số 184/2012/TT-BTC ngày 25/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản mới.

6. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân: Sở Tài chính,
Cục thuế, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCDN (3b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đức Chi

Mẫu số: 01/CPH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI SỐ THU TỪ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Doanh nghiệp □ Đơn vị sự nghiệp công lập □

Tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ……………………………………………………………..

Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………..

[01] Kỳ tính: ……

Từ …../…./….. đến …./……/…..

[02] Lần đầu □ [03] Bổ sung lần thứ: ….

[04] Tên người nộp thuế: ……………………………………………………………………….

[05] Mã số thuế:

[06] Tên đại lý thuế (nếu có): ……………………………………………………………………..

[07] Mã số thuế:

[08] Hợp đồng đại lý thuế: Số………………………………………….ngày……………………..

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Tiền thu từ bán đấu giá công khai ra công chúng

[09]

2

Tiền thu từ bán đấu giá cho các nhà đầu tư chiến lược

[10]

3

Tiền thu từ bảo lãnh phát hành

[11]

4

Tiền thu từ bán thỏa thuận cho các nhà đầu tư (bao gồm cả nhà đầu tư chiến lược), bán cổ phần ưu đãi cho tổ chức công đoàn, người lao động và người quản lý doanh nghiệp

[12]

5

Tiền thu theo phương thức dựng sổ

[13]

6

Tiền thu từ cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

[14]

7

Các khoản thu khác theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 7 Thông tư này, gồm:

[15]

a

Tiền thu từ số dư dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng không chi hết

[16]

b

Tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản DATC có trách nhiệm khai, nộp vào ngân sách nhà nước

[17]

c

Tiền thu từ khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp viễn thông

[18|

8

Tổng cộng

[19]

Tôi cam đoan số liệu, tài liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu, tài liệu đã khai./.


NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ………………..
Chứng chỉ hành nghề số:………

…, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu
(nếu có)/Ký điện tử)

Mẫu số: 02/QT-CPH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI QUYẾT TOÁN SỐ THU TỪ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Doanh nghiệp □ Đơn vị sự nghiệp công lập □

Tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập: ………………………………………………

Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………

[01] Kỳ tính: ……

Từ …../…./….. đến …./……/…..

[02] Lần đầu □ [03] Bổ sung lần thứ: ….

[04] Tên người nộp thuế: ……………………………………………………………………….

[05] Mã số thuế:

[06] Tên đại lý thuế (nếu có): ……………………………………………………………………..

[07] Mã số thuế:

[08] Hợp đồng đại lý thuế: Số………………………………………….ngày……………………..

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

I

Số thu từ cổ phần hóa phải nộp ngân sách nhà nước

[09]

II

Số thu từ cổ phần hóa đã nộp nhà nước ngân sách, trong đó:

[10]

1

Tiền thu từ bán đấu giá công khai ra công chúng

[11]

2

Tiền thu từ bán đấu giá cho các nhà đầu tư chiến lược

[12]

3

Tiền thu từ bảo lãnh phát hành

[13]

4

Tiền thu từ bán thỏa thuận cho các nhà đầu tư (bao gồm cả nhà đầu tư chiến lược), bán cổ phần ưu đãi cho tổ chức công đoàn, người lao động và người quản lý doanh nghiệp

[14]

5

Tiền thu theo phương thức dựng sổ

[15]

6

Tiền thu từ cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

[16]

III

Số thu từ cổ phần hóa còn phải nộp ngân sách nhà nước

[17]

Tôi cam đoan số liệu, tài liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu, tài liệu đã khai./.


NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ………………..
Chứng chỉ hành nghề số:………

…, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu
(nếu có)/Ký điện tử)

Mẫu số: 01/CNV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI SỐ THU TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN NHÀ NƯỚC, THU TỪ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN MUA CỔ PHẦN VÀ THU TỪ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN GÓP VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Chuyển nhượng vốn □ Chuyển nhượng quyền mua cổ phần □

Chuyển nhượng quyền góp vốn □

Tại doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………..

Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………..

[01] Kỳ tính: ……

Từ …../…./….. đến …./……/…..

[02] Lần đầu □ [03] Bổ sung lần thứ: ….

[04] Tên người nộp thuế: ……………………………………………………………………….

[05] Mã số thuế:

[06] Tên đại lý thuế (nếu có): ……………………………………………………………………..

[07] Mã số thuế:

[08] Hợp đồng đại lý thuế: Số………………………………………….ngày……………………..

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

[09]

2

Tiền thu từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm đối với phần vốn nhà nước

[10]

3

Tiền thu từ chuyển nhượng quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp

[11]

4

Tổng cộng

[12]

Tôi cam đoan số liệu, tài liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu, tài liệu đã khai./.


NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ………………..
Chứng chỉ hành nghề số:………

…, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu
(nếu có)/Ký điện tử)

Mẫu số: 02/QT-CNV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI QUYẾT TOÁN SỐ THU TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN NHÀ NƯỚC, THU TỪ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN MUA CỔ PHẦN VÀ THU TỪ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN GÓP VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Chuyển nhượng vốn □ Chuyển nhượng quyền mua cổ phần □

Chuyển nhượng quyền góp vốn □

Tại doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………..

Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………..

[01] Kỳ tính: ……

Từ …../…./….. đến …./……/…..

[02] Lần đầu □ [03] Bổ sung lần thứ: ….

[04] Tên người nộp thuế: ……………………………………………………………………….

[05] Mã số thuế:

[06] Tên đại lý thuế (nếu có): ……………………………………………………………………..

[07] Mã số thuế:

[08] Hợp đồng đại lý thuế: Số………………………………………….ngày……………………..

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

I

Số thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần hoặc chuyển nhượng quyền góp vốn nhà nước phải nộp ngân sách nhà nước

[09]

II

Số thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần hoặc chuyển nhượng quyền góp vốn nhà nước đã nộp ngân sách nhà nước, trong đó:

[10]

1

Tiền thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

[11]

2

Tiền thu từ chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm đối với phần vốn nhà nước

[12]

3

Tiền thu từ chuyển nhượng quyền góp vốn nhà nước tại doanh nghiệp

[13]

III

Số thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần hoặc chuyển nhượng quyền góp vốn nhà nước còn phải nộp ngân sách nhà nước

[14]

Tôi cam đoan số liệu, tài liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu, tài liệu đã khai./.


NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ………………..
Chứng chỉ hành nghề số:………

…, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu
(nếu có)/Ký điện tử)

Mẫu số: 02/QT-SXCDK

(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI QUYẾT TOÁN SỐ THU TỪ CÁC HÌNH THỨC SẮP XẾP, CHUYỂN ĐỔI KHÁC

Tại doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………..

Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………..

[01] Kỳ tính: ……

Từ …../…./….. đến …./……/…..

[02] Lần đầu □ [03] Bổ sung lần thứ: ….

[04] Tên người nộp thuế: ……………………………………………………………………….

[05] Mã số thuế:

[06] Tên đại lý thuế (nếu có): ……………………………………………………………………..

[07] Mã số thuế:

[08] Hợp đồng đại lý thuế: Số………………………………………….ngày……………………..

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

I

Số thu từ hình thức sắp xếp, chuyển đổi khác phải nộp ngân sách nhà nước

[09]

II

Số thu từ hình thức sắp xếp, chuyển đổi khác đã nộp ngân sách nhà nước

[10]

III

Số thu từ hình thức sắp xếp, chuyển đổi khác còn phải nộp ngân sách nhà nước

[11]

Tôi cam đoan số liệu, tài liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu, tài liệu đã khai./.


NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ………………..
Chứng chỉ hành nghề số:………

…, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu
(nếu có)/Ký điện tử)

Mẫu số: 01/CLVCSH-VDL

(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI SỐ THU TỪ CHÊNH LỆCH VỐN CHỦ SỞ HỮU LỚN HƠN VỐN ĐIỀU LỆ TẠI DOANH NGHIỆP

[01] Kỳ tính: ……

Từ …../…./….. đến …./……/…..

[02] Lần đầu □ [03] Bổ sung lần thứ: ….

[04] Tên người nộp thuế: ……………………………………………………………………….

[05] Mã số thuế:

[06] Tên đại lý thuế (nếu có): ……………………………………………………………………..

[07] Mã số thuế:

[08] Hợp đồng đại lý thuế: Số………………………………………….ngày……………………..

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Vốn chủ sở hữu

[09]

2

Vốn điều lệ

[10]

3

Chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước

[11]

Tôi cam đoan số liệu, tài liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu, tài liệu đã khai./.


NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên: ………………..
Chứng chỉ hành nghề số:………

…, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu
(nếu có)/Ký điện tử)

MINISTRY OF FINANCE OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 57/2022/TT-BTC

Hanoi, September 16, 2022

 

CIRCULAR

GUIDING DECREE NO. 148/2021/ND-CP DATED DECEMBER 31, 2021 OF THE GOVERNMENT ON MANAGEMENT AND USE OF REVENUES GENERATED BY TRANSFER OF OWNERSHIP OF ENTERPRISES AND PUBLIC SERVICE PROVIDERS, REVENUES GENERATED BY TRANSFER OF STATE CAPITAL AND EQUITY AMOUNT THAT EXCEEDS CHARTER CAPITAL OF ENTERPRISES

Pursuant to Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to Law on Tax Administration dated June 13, 2019;

Pursuant to the Law on Management and Use of State Capital Invested in Manufacture and Business of Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to Law on Enterprises dated June 17, 2020;

Pursuant to Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to Decree No. 148/2021/ND-CP dated December 31, 2021 of the Government on management and use of revenues generated by transfer of ownership of enterprises and public service providers, revenues generated by transfer of state capital and equity amount that exceeds charter capital of enterprise;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 of the Government on State Capital Investment in Enterprises and Management, Use of Capital and Property in Enterprises;

Pursuant to Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018 of the Government on amendments to Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 of the Government on State Capital Investment in Enterprises and Management, Use of Capital and Property in Enterprises;

Pursuant to Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017 of the Government on converting state-owned enterprises and single-member limited liability companies whose charter capital is wholly invested by state enterprises into joint-stock companies;

Pursuant to Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020 of the Government on amendment to Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017 of the Government on converting state-owned enterprises and single-member limited liability companies whose charter capital is wholly invested by state enterprises into joint-stock companies; Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 of the Government on investment of state capital in enterprises and management, use of capital and assets at enterprises and Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 8, 2018 of the Government on amendment to Decree No. 91/2015/ND-CP;

Pursuant to Decree No. 150/2020/ND-CP dated December 25, 2020 of the Government on converting public service providers into joint-stock companies;

Pursuant to Decree No. 23/2022/ND-CP dated April 5, 2022 of the Government on establishment, rearrangement, transfer of ownership, and transfer of ownership representation at enterprises of which 100% charter capital is held by the State;

At the request of the Director of Department of Corporate Finance;

Minister of Finance promulgates Circular guiding Decree No. 148/2021/ND-CP dated December 31, 2021 of the Government on management and use of revenues generated by transfer of ownership of enterprises and public service providers, revenues generated by transfer of state capital and equity amount that exceeds charter capital of enterprises.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular guides:

1. Preparation of expenditure and revenue estimates mentioned under Article 9, Clause 1 and Point a Clause 2 Article 10 of Decree No. 148/2021/ND-CP.

2. Declaration and submission of amounts mentioned under Clause 1 Article 6 of Decree No. 148/2021/ND-CP to the state budget.

3. Recurrent expenditure and investment of state capital in enterprises mentioned under Clause 1 and Point a Clause 2 Article 7 of Decree No. 148/2021/ND-CP.

4. Settlement of revenues and late payment interest submitted to Enterprise Arrangement and Development Fund (hereinafter referred to as “Fund”) that arise before the effective date of Decree No. 148/2021/ND-CP according to Article 11, Article 12, and Article 13 of Decree No. 148/2021/ND-CP.

Article 2. Regulated entities

1. Entities regulated by this Circular include:

a) Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, Committee for Management of State Capital at Enterprises acting as ownership representative agencies (hereinafter referred to as “central state investment representative agencies”); People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People’s Committees”).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) State-invested enterprises that are joint-stock companies (including joint-stock commercial banks and joint-stock companies established as a result of equitisation of public service providers), and multi-members limited liability companies.

d) State investment representatives in joint-stock companies and multi-member limited liability companies (hereinafter referred to as “state investment representatives”).

dd) Public service providers converted into joint-stock companies according to regulations of the Government.

e) State Capital and Investment Corporation (hereinafter referred to as “SCIC”); Vietnam Debt and Asset Trading Corporation Single-member Limited Liability Company (hereinafter referred to as “DATC”).

g) Other agencies, organizations, and individuals related to the investment, management, and use of state capital at enterprises and transfer of ownership of enterprises and public service providers.

2. Entities under Clause 2 Article 2 of Decree No. 148/2021/ND-CP are not subject to management of state expenditure and revenues according to Chapter II hereof.

Article 3. General principles

1. The determination of revenues according to Clause 1 Article 6 of Decree No. 148/2021/ND-CP to submit to state budget shall conform to regulations and law on conversion of ownership of enterprises and service providers, regulations on management and use of state capital invested in business production at enterprises.

If the sum generated by equitisation of enterprises and public service providers or transfer of state capital or transfer of additional share options and the right to contribute capital is insufficient to cover expenses as per the law, enterprises and public service providers are allowed to retain the sum to cover the expenses as per the law and are not required to declare and submit to state budget. The deficit (if any) or surplus between the paid amount and amount payable shall be dealt with in accordance with Clause 1 Article 7 of Decree No. 148/2021/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The determination of income, revenues, costs, and other details for the purpose of calculating tax shall conform to tax laws.

4. Regulations on producing, deciding, and distributing budget estimates shall conform to the Law on State Budget, Decree No. 148/2021/ND-CP, this Circular, and relevant documents;

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 4. Preparation of revenue estimates

1. Central state investment representative agencies and provincial People’s Committees shall produce estimates for revenues under Clause 1 Article 6 of Decree No. 148/2021/ND-CP (in detail for revenue) for enterprises and public service providers under their management, produce annual state budget estimates as per the law, and send to Ministry of Finance before July 20 each year to include in state budget estimates and report to the Government and National Assembly.

2. Method of determining revenue estimates:

a) In case of revenues generated by equitisation of enterprises and public service providers, revenue estimates shall be determined in accordance with equitisation schedule and solutions of enterprises and public service providers approved by competent authorities using the following formula:

Revenue estimates equal (=) sold shares multiplied by (x) expected starting price minus (-) estimates of equitisation cost, costs for settling redundant employees and downsizing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) In case of revenues generated by transfer of state capital and transfer of additional share options and the right to contribute capital at enterprises, revenue estimates shall be determined based on schedule and solutions for transferring state capital and solutions for transferring additional share options and the right to contribute capital at enterprises approved by competent authorities using the formula below:

- Estimates of revenues generated by transfer of state capital in joint-stock comparisons equal (=) amount of shares expected to be transferred multiplied by (x) expected starting price of share transfer minus (-) estimates of revenues of capital transfer.

- Estimates of revenues generated transfer of share options equal (=) number of options multiplied by (x) expected starting price of option transfer minus (-) estimates of share option transfer costs.

- Estimates of revenues generated by transfer of capital and the right to contribute capital in multi-member limited liability companies equal (=) expected revenues generated by transfer of capital and the right to contribute capital minus (-) estimates of costs for transferring capital and the right to contribute capital.

d) Estimates of equity amount exceeding charter capital of operational level 1 enterprises shall be determined in accordance with Clause 3 Article 9 of Decree No. 148/2021/ND-CP.

Article 5. Preparation of expenditure estimates for state budget

1. Central state investment representative agencies and provincial People’s Committees shall produce estimates for expenses under Clause 1, Point a Clause 2 Article 7 of Decree No. 148/2021/ND-CP (in detail for each expense) for enterprises and public service providers under their management, produce annual state budget estimates as per the law, and send to Ministry of Finance before July 20 each year to include in state budget estimates and report to the Government and National Assembly.

2. Produce estimates of recurrent expenditure to support, cover the missing expenses, and settling the excess of paid amount to amounts payable according to Clause 1 Article 10 of Decree No. 148/2021/ND-CP as follows:

a) Based on approved solutions and finalization of competent authorities regarding expenditure on settling redundant employees and downsizing and expenses relating to ownership transfer and actual amounts payable, enterprises and public service providers shall propose support to be incurred by state budget for the aforementioned purposes (if any), report to central state investment representative agencies (in case of central enterprises and public service providers), provincial People’s Committees (in case of provincial enterprises and public service providers) to review, appraise, and include in recurrent expenditure estimates for economic operations of agencies and local governments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Based on quantity and scale of enterprises and public service providers under management and deadline for submitting estimates under Clause 1 of this Article, central state investment representative agencies and provincial People’s Committees shall prescribe the suitable time limit for enterprises and public service providers to produce and send reports.

3. Producing expenditure estimates on state capital invested in enterprises shall conform to Point a Clause 2 Article 10 of Decree No. 148/2021/ND-CP and be included in estimates on budget expenditure on investment and development.

With respect to enterprises where Committee for Management of State Capital at Enterprises acts as state investment representative in accordance with Clause 2 Article 9 of Decree No. 131/2018/ND-CP dated September 29, 2018 of the Government, expenditure estimates on state capital invested in enterprises shall be allocated to these enterprises directly.

Article 6. Declarants, payers, and collectors

1. Revenues generated by ownership transfer of enterprises and public service providers, transfer of state capital, transfer of options of additionally issued shares, and transfer of the right to contribute capital and equity amount that exceeds charter capital at enterprises, after removing costs relating to ownership transfer of enterprises and public service providers, costs for capital transfer and costs for transfer of share option and the right to contribute capital, must be declared and fully, promptly submitted to state budget in accordance with this Circular and Circular No. 324/2016/TT-BTC dated December 21, 2016 of the Ministry of Finance, in which:

a) Revenues from enterprises and public service providers affiliated to central level as mentioned under Article 4 of Decree No. 148/2021/ND-CP shall be submitted to central government budget under Subsection 3653 “Government capital recovery”.

b) Revenues from enterprises and public service providers affiliated to local level as mentioned under Article 5 of Decree No. 148/2021/ND-CP shall be submitted to local government budget under Subsection 3653 “Government capital recovery”.

2. The declaration and paying to state budget must be implemented each time an amount payable to the state budget occurs. Declarants and payers are responsible for submitting money in accordance with regulations and law on ownership transfer of enterprises and public service providers, regulations and law on management and use of state capital invested in business and production at enterprises. Taxpayers are responsible for attaching Declaration of documents serving as the basis for amounts payable.

3. Enterprises, public service providers, declarants and payers of amounts under Article 7 hereof shall declare at tax authorities directly overseeing enterprises and public service providers and submit to state budget in accordance with Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Time limit for declaring, submitting to state budget and declaration form

1. Revenues generated from equitisation of enterprises and public service providers:

a) Revenues generated from public auctions:

Within 5 working days from the date on which the time limit for investors participating in the auctions to pay expires, organizations holding the auctions are responsible for declaring and submitting revenues generated from sale of shares in accordance with Point c Clause 1 Article 11 of Circular No. 32/2021/TT-BTC dated May 17, 2021 of the Minister of Finance and Point b Clause 1 Article 16 of Circular No. 111/2020/TT-BTC dated December 29, 2020 of the Minister of Finance to the state budget under Form No. 01/CPH attached hereto.

b) Revenues generated by auctions between strategic investors:

Within 5 working days from the date on which the time limit for investors participating in the auctions to pay expires, enterprises and public service providers are responsible for declaring and submitting revenues generated by the sale of shares in accordance with Clause 3 Article 11 of Circular No. 32/2021/TT-BTC and Point dd Clause 1 Article 34 of Decree No. 150/2020/ND-CP to the state budget under Form No. 01/CPH attached hereto.

c) Revenues generated by underwriting:

Within 10 days from the date on which the sale and purchase of shares under underwriting contracts are complete, underwriting organizations are responsible for declaring and submitting revenues generated by the sale of shares in accordance with Clause 2 Article 11 of Circular No. 32/2021/TT-BTC and Point b Clause 2 Article 16 of Circular No. 111/2020/TT-BTC to the state budget under Form No. 01/CPH attached hereto.

d) Revenues generated by selling agreement to investors, selling preference shares to union organizations, employees, and enterprise managers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Revenues generated by selling shares of equitized enterprises in form of book building:

Within 5 working days from the date on which the time limit for investors to pay for share purchase, organizations managing order book are responsible for declaring and submitting revenues generated by selling shares in accordance with Point b Clause 2 Article 25 of Circular No. 21/2019/TT-BTC dated April 11, 2019 of Minister of Finance under Form No. 01/CPH attached hereto.

g) Revenues generated by equitisation from the date on which joint-stock companies are created through conversion:

Within 90 days from the date on which Enterprise registration certificate is issued for the first time, joint-stock companies converted from equitized enterprises and public service providers are responsible for determining revenues generated by equitisation and submitting to state budget in accordance with Clause 6 Article 12 of Circular No. 32/2021/TT-BTC, Clause2 Article 17 of Circular No. 111/2020/TT-BTC and declaring, submitting to state budget under Form No. 01/CPH attached hereto.

Within 5 working days from the date on which decisions of state investment representative agencies approving finalization of revenues generated from equitisation are issued on the date on which joint-stock companies are official established through conversion, joint-stock companies converted from equitized enterprises and public service providers are responsible for declaring and submitting any amount surplus to paid amounts (if any) to state budget in accordance with Clause 7 Article 12 of Circular No. 32/2021/TT-BTC and Clause 2 Article 17 of Circular No. 111/2020/TT-BTC under Form No. 02/QT-CPH attached hereto.

h) Other revenues:

- Within 30 days from the date on which warranty period expires as per contracts, equitized enterprises are responsible for declaring and submitting all remaining unused provisions for warranty of products, goods, and constructions (applicable to signed contracts where warranty period remains effective after the date on which Enterprise registration certificate is issued for the first time) to the state budget in accordance with Point a Clause 2 Article 21 of Decree No. 126/2017/ND-CP under Form No. 01/CPH attached hereto.

- Within 10 working days from the date on which revenues generated by recovery and settlement of debts and assets, the DATC is responsible for declaring and submitting amounts payable to the state budget in accordance with Clause 3 Article 9 of Circular No. 07/2022/TT-BTC dated February 9, 2022 of the Minister of Finance and directions of the Government, Prime Minister under Form No. 01/CPH attached hereto. If amount payable is less than 100 million VND per occurrence, the DATC shall consolidate and submit on a monthly basis within 5 working days from the last day of the preceding month in accordance with Clause 3 Article 9 of Circular No. 07/2022/TT-BTC.

- Within 10 working days from the date on which debts are recovered, financial banks and enterprises engaging in telecommunication mentioned under Point c Clause 9 Article 1 of Decree No. 140/2020/ND-CP are responsible for declaring and submitting amounts that are payable to the state budget and taken from public debts and not included in the recoverable value of equitized enterprises under Form No. 01/CPH attached hereto.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Revenues generated by transfer of state capital invested in joint-stock companies and multi-member limited liability companies:

- Within 15 days from the date on which results of public auctions/open bidding are announced or contracts for capital transfer are signed (in case of an agreement), state investment representative agencies (or authorized entities) are responsible for declaring and submitting revenues generated by transfer of state capital to state budget in accordance with Clause 1 Article 39 of Decree No. 91/2015/ND-CP under Form No. 01/CNV attached hereto.

- Within 10 working days from the date on which capital transfer is made at enterprises registering for exchange or listed on the stock exchange, state investment representative agencies (or authorized entities) are responsible for declaring and submitting revenues generated by transfer of state capital to state budget in accordance with Clause 1 Article 39 of Decree No. 91/2015/ND-CP under Form No. 01/CNV attached hereto.

- Within 10 working days from the date on which payments made by organizations managing order book are received, state investment representative agencies (or authorized entities) are responsible for declaring and submitting revenues generated by transfer of capital to the state budget in accordance with Article 26 of Circular No. 21/2019/TT-BTC under Form No. 01/CNV attached hereto.

- If revenues generated by the transfer of capital increase the amount payable to the state budget after the finalization has been approved, within 10 working days from the date on which decisions approving finalization of revenues generated by transfer of capital are issued, state investment representative agencies are responsible for declaring and submitting the surplus to the state budget under Form No. 02/QT-CNV attached hereto.

b) Revenues generated by transfer of option of additional shares for state capital and the right to contribute state capital at enterprises:

Within 10 working days from the date on which the time limit for investors to submit money expires, state investment representative agencies (or authorized entities) are responsible for declaring and submitting revenues generated by the transfer of option of additional shares for state capital and the right to contribute state capital at enterprises to state budget in accordance with Clause 1 Article 39 of Decree No. 91/2015/ND-CP under Form No. 01/CNV attached hereto.

Within 10 working days from the date on which decisions approving finalization are issued for revenues generated by the transfer of option of additional shares for state capital and the right to contribute state capital at enterprises, state investment representative agencies (or authorized entities) are responsible for declaring and submitting the surplus (if any) to the state budget under Form No. 02/QT-CNV attached hereto.

3. Revenues generated by transfer of state capital invested in enterprises and assigned to the SCIC by the Prime Minister to perform capital transfer and submit to state budget:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Revenues generated by equity amount that exceeds charter capital in operational level 1 enterprises:

Within 10 days from the date on which state investment representative agencies promulgate decisions on submission of the equity amount that exceeds charter capital of enterprises to the state budget, enterprises are responsible for declaring and submitting to the state budget in accordance with Clause 1 Article 2 of Circular No. 36/2021/TT-BTC dated May 26, 2021 of the Minister of Finance under Form No. 01/CLVCSH-VDL attached hereto.

5. Revenues generated by other forms of arrangement or transfer of ownership:

a) Selling enterprises:

Within 10 working days from the date on which state investment representative agencies approve finalization of revenues generated selling the entire enterprise, state investment representative agencies (or authorized entities) are responsible for declaring and submitting revenues generated by the sale to the state budget under Form No. 02/QT-SXCDK attached hereto after subtracting costs under Article 31 of Decree No. 23/2022/ND-CP.

b) Converting enterprises whose charter capital is wholly held by the State to multi-member limited liability companies:

Within 10 working days from the date on which competent authorities approve finalization of revenues generated by enterprise conversion which also coincides with the date on which multi-member limited liability companies are issued Enterprise registration certificate for the first time, state investment representative agencies (or authorized entities) are responsible for declaring and submitting revenues generated to enterprise conversion to state budget under Form No. 02/QT-SXCDK attached hereto after subtracting costs under Article 38 of Decree No. 23/2022/ND-CP.

Article 8. State budget expenditure

1. Based on estimates of state budget expenditure approved by competent authorities, financial authorities of the same level shall grant capital from state budget (depending on state budget management level) to incur recurrent expenditure of enterprises and public service providers and incur state budget investment for enterprises following procedures of the law pertaining to state budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9. Dealing with amounts payable to the Fund that arise before the effective date of Decree No. 148/2021/ND-CP

1. Keep amounts mentioned under Article 11 and Article 12 of Decree No. 148/2021/ND-CP in central government budget and local government budget.

2. Central state investment representative agencies are responsible for reviewing and determining amounts payable to the Fund (including principal and late payment interest) for revenues generated by transfer of ownership of enterprises and public service providers and revenues generated by transfer of state capital at enterprises decided by central state investment representative agencies or assigned by the Prime Minister to transfer ownership, capital and informing Ministry of Finance in writing to keep in central government budget in accordance with Clause 2 Article 11 of Decree No. 148/2021/ND-CP.

Amounts payable to the Fund include amounts payable in enterprises where state capital has been fully exhausted, enterprises where state investment representation has been transferred to the Committee for Management of State Capital at Enterprises, and enterprises where state investment representation has been transferred to the SCIC (including SCIC enterprises where capital has been fully exhausted).

3. Provincial People’s Committees are responsible for reviewing and determining amounts payable to the Fund (including principal and late payment interest) for revenues generated by transfer of ownership of enterprises and public service providers, transfer of state capital at enterprises where provincial People’s Committees decide on ownership transfer, and transfer of capital in order to record in local government budget in accordance with Clause 2 Article 12 of Decree No. 148/2021/ND-CP.

Amounts payable to the Fund include amounts payable in enterprises where state capital has been fully exhausted and enterprises where state investment representation has been transferred to the SCIC (including SCIC enterprises where capital has been fully exhausted) and amounts payable to the Fund which have not been submitted to the Fund by enterprises or local governments.

4. With respect to enterprises where state investment representation has been transferred to the SCIC by central state investment representative agencies or provincial People's Committees (including SCIC enterprise where capital has been fully exhausted), the SCIC is responsible for:

a) cooperating with central state investment representative agencies and provincial People’s Committees mentioned under Clause 2 and Clause 3 this Article in reviewing and providing documents relating to amounts payable to the Fund that arise before the effective date of Decree No. 148/2021/ND-CP;

b) ordering investment representatives of the SCIC to request enterprises or request enterprises (with respect to enterprises where capital has been fully exhausted) to submit amounts payable to the Fund mentioned under Clause 2 and Clause 3 of this Article to the state budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Record in central government budget for principal and late payment interest after interest has been exempted (if any) of central-affiliated enterprises where state investment representation has been transferred to the SCIC.

a) Record in central government budget for principal and late payment interest after interest has been exempted (if any) of central-affiliated enterprises where state investment representation has been transferred to the SCIC.

6. Regarding advance amounts made from the Fund for the purpose of capital transfer in accordance with Point dd Clause 19 Article 2 of Decree No. 140/2020/ND-CP before April 1, 2022 and determined as expenditure of the Fund, state investment representative agencies shall, based on finalization of revenues generated by capital transfer, proceed as follows:

a) If revenues generated by capital transfer and advance amounts made for the purpose of capital transfer are higher than the realistic costs related to capital transfer, finalize and submit the surplus to state budget.

b) If revenues generated by capital transfer and advance amounts made for the purpose of capital transfer are lower than the realistic costs related to capital transfer, state investment representative agencies shall request the state budget in writing to cover the difference.

Article 10. Dealing with late payment interest payable to the fund that arises before effective date of Decree No. 148/2021/ND-CP

1. Late payment interest that arises before April 1, 2022 is determined using the following formula:

Late payment interest = Principal debt x Number of days past the due date x 0,03%/day

In which:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- In case of enterprises that equitize in accordance with regulations promulgated before the effective date of Decree No. 126/2017/ND-CP, late payment interest of revenues payable generated by equitisation (including revenues generated by initial sale of shares) shall be calculated starting after 60 days from the date on which enterprises are issued with Enterprise registration certificate for the first time.

2. Enterprises that have paid their principal debt shall be eligible for exemption from late payment interest in accordance with Appendix IV attached to Decree No. 148/2021/ND-CP, in which:

a) If an enterprise suffers losses and/or accumulated losses by the time in which it is considered for exemption from late payment interest, the exemption from late payment interest shall be considered and granted for each financial year, in which:

- If the enterprise suffers losses and/or accumulated losses by the end of a financial year (after covering the losses with profit in that year), the enterprise is exempted from late payment interest for that year.

- If the enterprise makes a profit but is then considered a loss after taking into account late payment interest of amounts payable to the Fund (after excluding compensations and liabilities of Boards of Members, Boards of Directors, and groups, individuals relating to the late payment if any), the enterprise is exempted from late payment interest which equals the losses they incur in the year.

- State investment representative agencies shall rely on annually audited financial statements of the enterprise to consider and decide accordingly.

b) If an enterprise has submitted to state budget or to account designated by state investment representative agencies instead of the Fund, late payment interest shall cease to be calculated from the date of submission.

c) Competent authorities are responsible for approving finalization of equitisation at the time in which the enterprise is officially considered a joint-stock company within the time limit regulated by regulations on equitisation. If competent authorities fail to approve finalization in a timely manner which causes the enterprise to submit to the Fund past the deadline, late payment interest shall not be calculated for the days on which finalization is approved past the approval deadline.

d) If an equitized enterprise does not have any additional cash flow which causes them to fail to submit to the Fund in a timely manner when they reassess actual value of the state capital at the time in which their enterprise value is determined and when they are officially considered a joint-stock company, the enterprise is exempted from late payment interest for:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The additional amount of state capital caused by re-evaluation of financial investment and securities investment (if any) at the time in which the enterprise officially converts to a joint-stock company.

- The additional amount of state capital caused by assets from elsewhere received by the enterprise (including construction projects) and recorded as an increase of state capital in accordance with regulations and law on management and use of state capital from the date on which enterprise value is determined to the date on which the enterprise officially converts to a joint-stock company.

3. Amounts payable to the Fund by the end of March 31, 2022 shall be kept in central government budget in accordance with Clause 2 Article 11 of Decree No. 148/2021/ND-CP and local government budget in accordance with Clause 2 Article 12 of Decree No. 148/2021/ND-CP after reviewing, determining, and dealing with interest exemption in accordance with this Circular.

4. Entitlement to decide exemption from late payment interest

a) Central state investment representative agencies and provincial People’s Committees shall decide on exemption from late payment interest for enterprises (including enterprises where state capital has been fully exhausted) under Clause 2 Article 13 of Decree No. 148/2021/ND-CP and be responsible for their decisions.

b) The Committee for Management of State Capital at Enterprises shall decide on exemption from late payment interest for enterprises where state investment representation has been transferred to the SCIC (including SCIC enterprises where capital has been fully exhausted) on the basis of report and consolidation of the SCIC.

Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and provincial People’s Committees that act as state investment representative agencies prior to transferring state investment representative to the SCIC shall decide on exemption from late payment interest for enterprises where equitisation finalization has not been approved at the time in which the enterprise officially convert to joint-stock companies before April 1, 2022 on the basis of report and consolidation of the SCIC.

5. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and provincial People’s Committees are responsible for cooperating with Committee for Management of State Capital at Enterprises in reviewing and deciding on exemption from late payment interest for enterprises where state investment representation has been transferred to the SCIC and within competence of the Committee for Management of State Capital at Enterprises.

6. Committee for Management of State Capital at Enterprises and central state investment representative agencies (for enterprises prior to being transferred to the SCIC) shall decide on exemption from late payment fine after obtaining remarks of Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION

Article 11. Responsibilities for implementation

1. Central state investment representative agencies and provincial People’s Committees are responsible for:

a) adhering to responsibilities under Clause 3 Article 14 of Decree No. 148/2021/ND-CP and this Circular.

b) implementing or requesting authorized entities (if any) to register taxpayers, declare, and submit revenues in accordance with the Law on Tax Administration and this Circular.

c) inspecting and supervising the management and use of expenses made from state budget in accordance with Decree No. 148/2021/ND-CP and this Circular.

d) consolidating and reporting results of reviewing amounts payable to the Fund, dealing with late payment interest payable to the Fund and sending to Ministry of Finance for presentation to the Prime Minister in accordance with Point d Clause 1 Article 14 of Decree No. 148/2021/ND-CP.

d) sending reports on equitisation and divestment of state capital to tax authorities directly overseeing enterprises and public service providers according to Point b Clause 3 Article 9 and Appendices No. 4 and 5 attached to Circular No. 36/2021/TT-BTC for revenues generated by equitisation and divestment of state capital payable to the state budget.

2. Enterprises, public service providers, and relevant organizations and entities, while declaring and submitting revenues under Decree No. 148/2021/ND-CP and Article 7 hereof, are responsible for:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) strictly and adequately adhering to regulations on report, staying under inspection, examination, and supervision of competent authorities in accordance with regulations on budget, tax, and relevant law provisions.

c) submitting reports on payment of revenues generated from equitisation to overseeing tax authorities in accordance with Clause 4 Article 34 of Decree No. 150/2020/ND-CP, Clause 7 Article 17 of Circular No. 32/2021/TT-BTC.

d) assuming accountability for documents and data of request for expenses from the state budget and report data of request for decision on exemption from late payment fine from competent authorities (if any).

3. Tax authorities are responsible for:

a) collecting amounts in accordance with Article 3 and Article 6 of Decree No. 148/2021/ND-CP and Article 7 hereof.

b) guiding, popularizing, enable organizations and enterprises that pay amounts under Clause 1 Article 6 of Decree No. 148/2021/ND-CP and Article 7 hereof to declare and submit amounts to the state budget in accordance with the Law on Tax Administration, Decree No. 148/2021/ND-CP, and this Circular.

4. State Treasury is responsible for:

Controlling and making expenses in accordance with Decree No. 148/2021/ND-CP, this Circular, and relevant legislative documents.

Article 12. Implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Regulations on submitting revenues generated by transfer of state capital and revenues generated by equitisation of level 1 enterprises to the Fund under Clause 7 Article 9, Clause 2 Article 10, Clause 1, Clause 3 Article 11, Clauses 2, 6, and 7 Article 12, Article 15, Clause 6, Clause 7 Article 17, Clause 3 Article 19 of Circular No. 32/2021/TT-BTC and Appendices No. 8, 9, 10, 11, 12 attached to Circular No. 32/2021/TT-BTC; Clause 2 Article 25 of Circular No. 21/2019/TT-BTC are amended so that such revenues are submitted to the state budget instead.

3. Regulations on submitting revenues generated by level 2 enterprises whose charter capital is wholly held by level 1 enterprises to the Fund under Clause 7 Article 9, Clause 2 Article 10, Clause 1, Clause 3 Article 11, Clauses 5, 6, and 7 Article 12, Clause 2 Article 14, Clause 6, Clause 7 Article 17, Clause 3 Article 19, Clause 4 Article 20 Circular No. 32/2021/TT-BTC and Appendices No. 8, 9, 10, 11, and 12 attached to Circular No. 32/2021/TT-BTC; Clause 2 Article 25 of Circular No. 21/2019/TT-BTC are amended so that such revenues are submitted to the level 1 enterprises instead.

4. Annul Circular No. 184/2012/TT-BTC dated October 25, 2012 of the Minister of Finance.

5. If legislative documents referred to under this Circular are amended or replaced, the newer documents shall prevail.

6. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to Ministry of Finance./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Duc Chi

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 57/2022/TT-BTC ngày 16/09/2022 hướng dẫn Nghị định 148/2021/NĐ-CP về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn Nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.191

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.249.104
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!