BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 53/2016/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày 21
tháng 03 năm 2016
|
THÔNG TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 200/2014/TT-BTC NGÀY 22/12/2014 CỦA BỘ
TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật Kế
toán ngày 17 tháng 06 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP
ngày 31 tháng 05 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động
kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP
ngày 13 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và
kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp,
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC như sau:
1. Điểm g
khoản 1 Điều 15 Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa
đổi, bổ sung như sau:
“g) Khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại chứng khoán), giá vốn của chứng khoán kinh doanh được xác định theo một trong
các phương pháp nhập trước xuất trước hoặc bình quân gia quyền.
Doanh nghiệp phải áp dụng nhất quán phương pháp
đã chọn để tính giá vốn của chứng khoán
kinh doanh trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp tính giá vốn của
chứng khoán kinh doanh, doanh nghiệp phải
trình bày và thuyết minh theo quy định của chuẩn mực kế toán”.
2. Thay cụm từ “giá vốn bình
quân gia quyền” và “giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi tính theo
phương pháp bình quân gia quyền” bằng cụm từ “giá vốn tại điểm
d và điểm e khoản 3 Điều 15 Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
3. Khoản
1.3 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái:
a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch
bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ
(hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp
đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua,
bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ
giá thanh toán:
+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch
thực tế: Khi ghi nhận khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của
ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp
vốn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh
nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ
phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch
tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận các
giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí
được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả) là tỷ giá
mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh
nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua
bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường
xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1%
so với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển khoản
trung bình được xác định hàng ngày hoặc
hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá
bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không
làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của kỳ kế toán.
b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời Điểm lập
Báo cáo tài chính:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại
tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời
Điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực
tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản
ngoại tệ.
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán
ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại
thời Điểm lập Báo cáo tài chính;
- Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một
tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để
đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá xấp xỉ
quy định tại điểm a khoản này để hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ phát
sinh trong kỳ, cuối kỳ kế toán doanh nghiệp sử dụng tỷ giá chuyển khoản của
ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để đánh giá lại
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Tỷ giá chuyển khoản này có thể là tỷ giá
mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại.”
4. Thay các cụm từ “tỷ giá bình
quân gia quyền di động”, “tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền” bằng cụm từ “tỷ
giá bình quân gia quyền di động hoặc tỷ giá giao dịch thực tế” tại điểm e khoản 1 Điều 12, điểm đ khoản 1 Điều 13,
điểm e khoản 1 Điều 18, điểm c khoản 1 Điều
51, khoản 1.4 và điểm b, c khoản 1.5 Điều 69 Thông tư
200/2014/TT-BTC.
5. Khoản
4.1 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa đổi,
bổ sung như sau:
“4.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát
sinh trong kỳ (kể cả chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các
doanh nghiệp không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ):
a) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213,
217, 241, 623, 627, 641, 642
(tỷ giá giao dịch
thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối
đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá
ghi sổ kế toán).
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ
giá hối đoái).
b) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay
hoặc nhận nợ nội bộ... bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày
giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627,
641, 642...
Có các TK 331, 341, 336...
c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ
để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
- Kế toán
phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời
Điểm ứng trước, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bản (tỷ giá thực
tế tại ngày ứng trước)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá
ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ
giá hối đoái).
- Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ
người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ
tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận
theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm ứng
trước, ghi:
Nợ các TK 151, 152,153, 156, 157, 211, 213, 217,
241, 623, 627, 641, 642
Có TK 331 - Phải trả cho người bản (tỷ giá thực
tế ngày ứng trước).
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ
còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại
thời Điểm phát sinh (ngày giao dịch),
ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217,
241, 623, 627, 641, 642
(tỷ giá giao dịch
thực tế tại ngày giao dịch)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực
tế ngày giao dịch).
d) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ
phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính,
nợ nội bộ...):
Nợ các TK 331, 336, 341,... (tỷ giá ghi sổ kế
toán)
Nợ TK 635 - Chi phí
tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ
kế toán).
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ
giá hối đoái).
e) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng
ngoại tệ, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh, ghi:
Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131... (tỷ giá
giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511, 711 (tỷ giá giao dịch thực tế tại
ngày giao dịch).
g) Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại
tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
- Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người
mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm nhận trước, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
- Khi chuyển giao vật tư; hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ
cho người mua, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:
+ Đối với phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã nhận trước
của người mua, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm nhận trước, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tỷ giá giao
dịch thực tế thời Điểm nhận trước tiền của
người mua)
Có các TK 511, 711.
+ Đối với phần doanh thu, thu nhập chưa thu được
tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh,
ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có các TK 511, 711.
h) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ
(nợ phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác,...):
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế
tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối
đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ
giá hối đoái).
i) Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 121, 128, 221, 222, 228 (tỷ giá thực tế
tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí
tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ
kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ
giá hối đoái).
k) Các khoản ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ
- Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (Tỷ
giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh)
Nợ TK 635- Chi phí
tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ
kế toán)
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).
- Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch
thực tế khi nhận lại khoản ký quỹ, ký cược)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối
đoái)
Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (tỷ
giá ghi sổ)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ
giá hối đoái).
l) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch
thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản vốn bằng tiền, bên Có các tài khoản nợ
phải thu, bên Nợ các tài khoản phải trả bằng ngoại tệ, việc ghi nhận chênh lệch
tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện tại thời Điểm phát sinh giao dịch hoặc định kỳ tùy theo đặc
Điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời tại thời
Điểm cuối kỳ kế toán:
- Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không
còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá
hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu
tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo:
+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái,
ghi:
Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138,
331, 341,..
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
+ Kết chuyển
chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138,
331, 341,...
- Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số
dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ cuối kỳ và việc hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá
lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được thực hiện theo quy định
tại khoản 4.2 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC”.
m) Doanh nghiệp phải thuyết minh rõ về việc lựa
chọn áp dụng tỷ giá hối đoái trên thuyết minh báo cáo tài chính và việc lựa chọn
áp dụng tỷ giá hối đoái phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán theo quy định của chuẩn
mực kế toán”.
6. Điều 120
Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung
như sau:
“Điều 120. Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt
1. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước
ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt.
Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không giống
nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát sinh
nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai
trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân
lập, tên đơn vị và cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của
người ký trên chứng từ... Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm
về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với
bản chính bằng tiếng nước ngoài.
2. Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như
các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo
cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác không phải dịch ra tiếng Việt trừ
trường hợp khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Điều 2. Hiệu Iực thi hành và tổ
chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
ban hành và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2016. Các doanh
nghiệp được lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái quy định tại Điều 1 Thông tư này
cho Báo cáo tài chính năm 2015.
2. Các quy định khác về tỷ giá tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC được thực hiện theo các nguyên
tắc quy định tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề
nghị các doanh nghiệp thông báo cho Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Tòa án NDTC;
- Viện Kiểm sát NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp
- Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các TCT, tập đoàn kinh tế;
- Công báo;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CĐKT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
|