UỶ
BAN NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC VÀ ĐẦU TƯ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
238-HTĐT/VP
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 5 năm 1991
|
THÔNG TƯ
SỐ 238-HTĐT/VP NGÀY 17-5-1991 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ CÔNG VIỆC
LIÊN QUAN ĐẾN TRIỂN KHAI DỰ ÁN SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP
Các bước hình thành dự án đầu tư
nước ngoài được Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư hướng dẫn tại Thông tư số
81-HTĐT/VP ngày 30-6-1989. Để triển khai thực hiện dự án sau khi được cấp giấy
phép, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư hướng dẫn một số điểm cần thiết sau
đây:
I. ĐỐI VỚI XÍ
NGHIỆP LIÊN DOANH
1. Chủ đầu tư Việt Nam phải có dự
kiến cụ thể về nhân sự của Bên Việt Nam là những cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức
và năng lực chuyên môn để bố trí vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của xí nghiệp (Hội
đồng quản trị), có phương án về lựa chọn cán bộ và phân bổ các chức vụ chủ chốt
như Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng... phù hợp với Hợp đồng và Điều lệ
xí nghiệp đã ký. Dự kiến nhân sự đó phải được cơ quan chủ quan của chủ đầu tư
Việt Nam (Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu) thông qua.
2. Sau khi chuẩn bị xong nhân sự,
chủ đầu tư Việt Nam yêu cầu bên nước ngoài họp phiên đầu tiên của Hội đồng quản
trị càng sớm càng tốt, với nội dung chủ yếu như sau:
- Thông qua danh sách Hội đồng
quản trị. Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch là Phó chủ tịch Hội đồng, cử Giám đốc,
các Phó giám đốc và các chức vụ chủ chốt khác của xí nghiệp, trong đó cần chú ý
Kế toán trưởng.
- Cụ thể hoá kế hoạch góp vốn của
các Bên, bao gồm việc xác định số lượng bằng hiện vật và giá trị phần đóng góp
của mỗi Bên, lịch góp vốn... biện pháp nghiệm thu phần vốn góp của các Bên.
- Xác định chương trình và kế hoạch
sản xuất - kinh doanh của xí nghiệp làm cơ sở để Giám đốc và các Phó giám đốc
xây dựng kế hoạch nhập khẩu vật tư thiết bị, kế hoạch tuyển dụng lao động... và
triển khai việc ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ
với các tổ chức hữu quan.
Biên bản phiên họp đầu tiên của
Hội đồng quản trị phải được gửi đến Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư chủ quản
đầu tư của các Bên Việt Nam tham gia liên doanh và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố, đặc khu trực thuộc Trung ương nơi xí nghiệp đóng trụ sở và các chủ đầu tư.
3. Sau khi được bổ nhiệm, Giám đốc
và các Phó giám đốc phải triển khai ngay các thủ tục hành chính như:
- Khắc và đăng ký con dấu của xí
nghiệp theo mẫu của Bộ Nội vụ; đăng ký với chính quyền địa phương hộ khẩu thường
trú của người Việt Nam và người nước ngoài làm việc trong xí nghiệp.
- Mở tài khoản của xí nghiệp tại
Ngân hàng, nếu mở tài khoản tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoặc
Ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài thì cần có sự chấp thuận Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
- Đăng ký chế độ và sổ sách kế
toán với Bộ Tài chính.
- Làm các thủ tục và các hợp đồng
cần thiết về thông tin liên lạc như điện thoại, telex, telexfacx,...
- Đăng ký kế hoạch tuyển dụng
lao động với cơ quan quản lý lao động tỉnh, thành phố, đặc khu trên cơ sở Nghị
quyết của Hội đồng quản trị.
- Lập danh mục nhập khẩu vật tư,
thiết bị để tiến hành đầu tư XDCB hình thành xí nghiệp trên cơ sở Luận chứng
kinh tế kỹ thuật đã được Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư phê chuẩn và Giấy
phép đầu tư do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư cấp trình Bộ Thương nghiệp
xét duyệt và cấp giấy phép nhập khẩu.
- Lập và báo cáo Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố, đặc khu kế hoạch giải phóng mặt bằng và đền bù di dân (nếu
có).
- Ký hợp đồng bảo hiểm với tổ chức
bảo hiểm theo quy định tại Điều lệ xí nghiệp.
- Ký hợp đồng lao động và các hợp
đồng kinh tế, hợp đồng dịch vụ khác với các tổ chức hữu quan.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày được cấp Giấy phép đầu tư, xí nghiệp liên doanh phải đăng báo địa phương
và báo hàng ngày của Trung ương trong 5 số liên tiếp với các nội dung sau:
+ Tên, địa chỉ, đại diện các bên
liên doanh;
+ Các hoạt động của xí nghiệp
liên doanh;
+ Tổng vốn đầu tư, vốn pháp định,
tỷ lệ đóng góp của các Bên liên doanh và vốn pháp định;
+ Người đại diện cho xí nghiệp
liên doanh trước toà án, cơ quan trọng tài và các cơ quan Nhà nước Việt Nam;
+ Thời hạn hoạt động của xí nghiệp
liên doanh và ngày được cấp giấy phép đầu tư.
II. ĐỐI VỚI HỢP
ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH VÀ XÍ NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀI
1. Đối với hợp đồng hợp tác kinh
doanh, Bên Việt Nam phải thực hiện các thủ tục và nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt
Nam theo các quy định áp dụng cho các tổ chức kinh tế trong nước, đồng thời có
trách nhiệm nhắc nhở và yêu cầu Bên nước ngoài thực hiện đúng các quy định của
pháp luật Việt Nam, Giấy phép kinh doanh cũng như cam kết của họ trong hợp đồng
hợp tác kinh doanh đã ký.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày được cấp giấy phép kinh doanh, các Bên hợp doanh phải đăng báo địa phương
và báo hàng ngày của Trung ương trong 5 số liên tiếp với các nội dung sau:
+ Tên và địa chỉ các bên hợp
doanh;
+ Nội dung các hoạt động hợp
doanh;
+ Nghĩa vụ và quyền lợi các bên
hợp doanh;
+ Thời hạn hợp đồng hợp tác kinh
doanh và ngày được cấp giấy phép.
2. Đối với các xí nghiệp 100% vốn
nước ngoài, việc triển khai hoạt động của xí nghiệp, về nguyên tắc, là do người
nước ngoài tự đảm nhiệm. Với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các cơ quan hữu quan, xí
nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng phải thực hiện đầy đủ các công việc cần thiết
như đối với các xí nghiệp liên doanh quy định tại điểm 3 phần I của Thông tư
này. Các tổ chức hữu quan của Việt Nam cần thực hiện đúng các hợp đồng dịch vụ
đã ký với xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày được cấp giấy phép đầu tư, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài phải đăng báo địa
phương và báo hàng ngày của Trung ương 5 số liên tiếp với các nội dung sau:
+ Tên, trụ sở xí nghiệp;
+ Các hoạt động kinh doanh của
xí nghiệp;
+ Tổng vốn đầu tư, vốn pháp định
của xí nghiệp;
+ Người đại diện cho xí nghiệp
trước toà án, cơ quan trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam;
+ Thời hạn hoạt động của xí nghiệp
và ngày cấp giấy phép đầu tư tất cả các hoạt động trên đây cần được hoàn thành
chậm nhất không quá 6 (sáu) tháng kể từ khi được Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và
đầu tư cấp giấy phép.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, các ngành, các địa phương và các chủ đầu tư cần phản ánh kịp thời
tới Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư để xử lý.
Thông tư này thay thế Thông tư số
164-HTĐV-VP ngày 29-3-1990 của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư.