Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 23/2023/TT-BTC chế độ quản lý tài sản cố định tại cơ quan giao cho doanh nghiệp quản lý

Số hiệu: 23/2023/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Đức Chi
Ngày ban hành: 25/04/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Quy định mới về khấu hao tài sản cố định

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định

Theo đó, Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định tiêu chuẩn xác định tài sản là tài sản cố định được quản lý, tính hao mòn, khấu hao tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khi thỏa mãn 2 điều kiện:

- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên.

- Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Tuy nhiên đối với tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thì chỉ được xác định là tài sản cố định khi đáp ứng 02 điều kiện:

- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên.

- Đáp ứng điều kiện về nguyên giá tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.

04 loại tài sản cố định không tính hao mòn, khấu hao

Tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao, trong đó 04 loại tài sản cố định không tính hao mòn, khấu hao gồm:

- Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định 151/2017/NĐ-CP

- Tài sản cố định đặc thù theo quy định

- Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được.

- Tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.

(So với quy định hiện hành tại Thông tư 45/2018/TT-BTC thì Thông tư 23/2023/TT-BTC đã bỏ 02 loại tài sản cố định không tính hao mòn, khấu hao: Tài sản cố định đang thuê sử dụng và Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước)

Thông tư 23/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/6/2023 và thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC .

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2023/TT-BTC

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 nám 2023

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, TÍNH HAO MÒN, KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO NHÀ NƯỚC GIAO CHO DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ KHÔNG TÍNH THÀNH PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản c định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Chương I

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; bao gồm:

a) Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.

b) Tài sản cố định là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội quy định tại khoản 1 Điều 69, khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

c) Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Thông tư này không điều chỉnh đối với:

a) Tài sản cố định đang thuê hoạt động; tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân khác.

b) Tài sn cố định là tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 64 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Chế độ quản lý, tính hao mòn, khu hao đi với các tài sản này thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

c) Tài sản kết cấu hạ tng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do Nhà nước đầu tư, quản lý được giao cho đối tượng quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị; gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức được giao quản lý tài sn cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

b) Doanh nghiệp được giao quản lý tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư này.

2. Khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội áp dụng các quy định tại Thông tư này để quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản c định không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 69, khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Chương II

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 3. Tiêu chuẩn tài sản cố định

1. Xác định tài sản:

a) Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản.

b) Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không th hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản.

c) Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời đòi hi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mi bộ phận tài sản riêng lẻ đó được xác định là một tài sản.

d) Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật được xác định là một tài sản.

đ) Vườn cây lâu năm thuộc khuôn viên đất độc lập hoặc từng cây lâu năm riêng lẻ được xác định là một tài sản.

e) Quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất hoặc phần diện tích được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trong từng thửa đất được xác định là một tài sản.

g) Quyền sở hu trí tuệ được đăng ký, xác lập theo từng Giấy chứng nhận đăng ký quyn tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyn liên quan đến quyền tác giả, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng được xác định là một tài sản.

h) Mỗi phần mềm ứng dụng được xác định là một tài sản.

i) Thương hiệu của từng đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là một tài sản.

2. Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này (trừ tài sản quy định tại khoản 3 Điều này) được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên.

b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mưi triệu đồng) trở lên.

3. Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật và tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên.

b) Đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.

Điều 4. Phân loại tài sản cố định

1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản:

a) Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định; gồm:

- Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu th thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở công vụ và nhà, công trình xây dựng khác.

- Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân th thao, bể bơi, giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.

- Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ l tân nhà nước và xe ô tô khác.

- Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường st, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận ti hàng không và phương tiện vận tải khác.

- Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.

- Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.

- Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.

b) Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm:

- Loại 1: Quyền sử dụng đất.

- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.

- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.

- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.

- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Tài sản cố định đặc thù là những tài sản không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt ch về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng, tài liệu c, tài liệu quý hiếm...), tài sản c định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định tại điểm này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) đ thống nhất quản lý.

2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản:

a) Tài sản cố định hình thành do mua sm.

b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng.

c) Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyn.

d) Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại (bao gồm cả trường hợp nhà cung cấp đổi tài sản cũ bng tài sản mới sau một thời gian sử dụng theo chính sách của nhà sn xuất/nhà cung cấp).

đ) Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa (chưa được theo dõi trên sổ kế toán).

e) Tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP).

g) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.

Điều 5. Nguyên tắc quản lý tài sản cố định

1. Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Các chỉ tiêu về nguyên giá, hao mòn, khấu hao, giá trị còn lại của tài sản cố định, phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập phân b vào chi phí liên doanh, liên kết là s nguyên; trường hợp kết quả xác định các ch tiêu này là số thập phân thì được làm tròn theo nguyên tắc cộng thêm 01 vào phần số nguyên.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm:

a) Lập thẻ tài sản cố định, kế toán đối với toàn bộ tài sn cố định hiện có của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành; mỗi tài sản cố định được xác định là một đối tượng ghi s kế toán.

b) Thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm; thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán nếu có chênh lệch phát sinh khi thực hiện kiểm kê.

c) Thực hiện báo cáo kê khai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

3. Tài sn cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục quản lý, theo dõi, bảo qun theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng sau đó thuộc trường hợp phải thay đổi nguyên giá theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì phải tính hao mòn, trích khấu hao tài sản theo quy định của pháp luật cho thời gian sử dụng còn lại sau khi thay đổi nguyên giá (nếu có).

4. Nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định quy định tại Thông tư này được sử dụng như sau:

a) Nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Thông tư này, giá trị còn lại của tài sản cố định xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này được sử dụng để ghi s kế toán, xác định thẩm quyền quyết định sử dụng, xử lý tài sản công theo quy định, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sn công.

b) Không sử dụng nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Thông tư này, giá trị còn lại của tài sản cố định xác định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này để: Làm giá bán tài sản, chuyển nhượng quyn sử dụng đất, cho thuê tài sản, xác định giá trị đ góp vốn liên doanh, liên kết, sử dụng tài sản cố định để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đi tác công - tư.

Chương III

NGUYÊN GIÁ, HAO MÒN, KHẤU HAO, GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 6. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình

Việc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này) như sau:

1. Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

a) Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có) được trừ vào giá trị ghi trên hóa đơn chỉ được áp dụng trong trường hợp giá trị ghi trên hóa đơn bao gồm cả các khoản chiết khu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán.

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc mua sm tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng (bao gồm cả chi phí cho đấu thầu được bù đắp từ nguồn kinh phí không phải từ khoản thu từ hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật). Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân b chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: số lượng, giá trị ghi trên hóa đơn của tài sản cố định phát sinh chi phí chung...).

2. Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:

a) Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện ghi sổ và kế toán tài sản cố định kể từ ngày nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ kế toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:

- Giá trị đề nghị quyết toán;

- Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;

- Giá trị tổng mức đầu tư hoặc dự toán dự án được phê duyệt hoặc dự toán dự án được điều chỉnh ln gn nht (trong trường hợp dự toán dự án được điều chỉnh).

Khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính theo giá trị quyết toán được phê duyệt để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định.

b) Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (nhiều đối tượng ghi sổ kế toán tài sn cố định) khác nhau nhưng không dự toán riêng, quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (như: Diện tích xây dựng, s lượng chi tiết của từng hạng mục, tài sản...).

Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (nhiều đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau, có dự toán riêng nhưng không quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản đ ghi s kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (như: Diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết của từng hạng mục, tài sản...).

c) Đối với dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (nhiều đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định) khác nhau mà được đầu tư, nghiệm thu theo từng hạng mục, tài sản thì hạng mục, tài sản nào đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng thì ghi sổ kế toán đối với hạng mục, tài sản đó kể từ ngày bàn giao đưa vào sử dụng.

d) Trường hợp giá trị quyết toán của dự án phải điều chỉnh theo kiến nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền sau khi được thanh tra, kiểm toán thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá theo giá trị quyết toán sau khi điều chỉnh theo kiến nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

3. Nguyên giá tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

a) Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định như sau:

a.1) Đối với tài sản đã được theo dõi trên sổ kế toán, nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản là nguyên giá tài sản cố định đã được theo dõi trên sổ kế toán của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản giao, điều chuyn.

Trường hợp tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản. Trong đó:

- Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyn là tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này, chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định tại các điểm a.2, a.3 và a.4 khoản này.

- Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển thuộc trường hợp khác (không phải là tài sản c định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này) thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

a.2) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán nhưng có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng và thời điểm đưa tài sản vào sử dụng của tài sản đó thì nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

a.3) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên s kế toán, không có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng của tài sản đó nhưng có căn cứ để xác định thời điểm đưa tài sản vào sử dụng và giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng thì nguyên giá để ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định theo công thức sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

=

Giá mua mới của tài sn cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sn vào sử dụng

Trong đó:

- Giá mua mới của tài sản cùng loại áp dụng đối với tài sản không phải là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

- Giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn k thuật tương đương áp dụng đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc (bao gồm cả nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc được hình thành thông qua mua sắm) được xác định theo công thức sau:

Giá xây dựng mới của tài sản

=

Đơn giá xây dựng mới của tài sn có tiêu chun kỹ thuật tương đương do Bộ qun lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm đưa tài sn vào sử dụng

x

Diện tích, th tích xây dựng/Số lượng... ca tài sản

+

Giá trị của các kết cu khác gn với công trình/hạng mục công trình (như: trần, sàn...) xác định theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sn) tại thời điểm đưa tài sn vào sử dụng

a.4) Đối với tài sn chưa được theo dõi trên sổ kế toán mà không có căn cứ để xác định nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại điểm a.2 và điểm a.3 khoản này thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản hoặc được giao lập phương án xử lý tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để xác định nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản theo công thức sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

=

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

x

Thời gian tính hao mòn ca tài sản cùng loại theo quy định (năm)

Thời gian tính hao mòn còn lại ca tài sản theo đánh giá lại (năm)

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được giao, được điều chuyển mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân b chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung...).

4. Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

a) Giá trị của tài sản được tặng cho được xác định theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

b) Giá trị của tài sản được khuyến mại do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được khuyến mại xác định theo giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn k thuật, xuất xứ.

c) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung...).

5. Nguyên giá tài sản cố định khi kim kê phát hiện thừa được xác định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản c định khi kiểm kê phát hiện thừa

=

Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

+

Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:

a) Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định như sau:

a. 1) Đối với tài sản có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng và thời điểm đưa tài sản vào sử dụng của tài sản đó thì nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

a.2) Đối với tài sản không có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng của tài sản đó nhưng có căn cứ để xác định thời điểm đưa tài sản vào sử dụng và giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng thì nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định theo công thức sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bn kiểm kê

=

Giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới ca tài sn có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

Trong đó:

- Giá mua mới của tài sản cùng loại áp dụng đối với tài sản không phải là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

- Giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn k thuật tương đương áp dụng đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc (bao gồm cả nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc được hình thành thông qua mua sắm) được xác định theo công thức sau:

Giá xây dựng mới của tài sản

=

Đơn giá xây dựng mới của tài sn có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ qun lý chuyên ngành ban hành (hoặc theo quy định cụ thể ca địa phương nơi có tài sản) áp dụng tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

x

Diện tích, thể tích xây dựng/Số lượng... ca tài sản

+

Giá trị của các kết cu khác gn với công trình/hạng mục công trình (như: trần, sàn...) xác định theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành (hoặc theo quy định cụ thể ca địa phương nơi có tài sn) tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng

а.3) Trường hợp không có căn cứ để xác định nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại điểm a.1, điểm a.2 khoản này thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản đ xác định nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê theo công thức sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

=

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

x

Thời gian tính hao mòn ca tài sản cùng loại theo quy định (năm)

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sn theo đánh giá lại (năm)

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình kiểm kê, xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để ghi sổ kế toán (bao gồm cả chi phí thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo quy định tại điểm a.3 khoản này). Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản c định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân b chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung...).

б. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết theo hình thức hình thành pháp nhân mới, nguyên giá tài sản c định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP được xác định như sau:

a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được chia bng hiện vật thì nguyên giá tài sn cố định là nguyên giá tài sản cố định đã được theo dõi trên sổ kế toán của pháp nhân được hình thành từ việc liên doanh, liên kết.

Trường hợp tài sản cố định chưa được theo dõi trên sổ kế toán của pháp nhân được hình thành từ việc liên doanh, liên kết thì đơn vị sự nghiệp công lập thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để xác định nguyên giá tài sản cố định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản cố định

=

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

x

Thời gian tính hao mòn ca tài sản cùng loại theo quy định (năm)

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sn theo đánh giá lại (năm)

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

b) Trường hợp tài sản không chia được bng hiện vật và đơn vị sự nghiệp công lập mua lại phần tài sản của bên đối tác thì pháp nhân được hình thành từ việc liên doanh, liên kết thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá đ đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản theo giá thị trường (làm căn cứ xác định giá mua lại phần tài sn của bên đi tác), thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản; trên cơ sở đó xác định nguyên giá tài sản c định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản cố định

=

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

x

Thời gian tính hao mòn ca tài sản cùng loại theo quy định (năm)

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sn theo đánh giá lại (năm)

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

c) Trường hợp bên đối tác tự nguyện chuyển giao không bồi hoàn quyền sở hữu phần tài sn của mình cho Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được giao hoặc điều chuyển tài sản đ quản lý, sử dụng thì nguyên giá tài sản c định được xác định như trưng hợp đơn vị sự nghiệp công lập được chia tài sản bng hiện vật quy định tại điểm a khoản này.

7. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện liên doanh, liên kết theo hình thức không hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn đ đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết, nguyên giá tài sản c định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP được xác định như sau:

a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập góp bằng tài sản

a.1) Đối với tài sản đơn vị sự nghiệp công lập góp vào liên doanh, liên kết thì đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục sử dụng nguyên giá đang được theo dõi trên s kế toán của đơn vị để kế toán tài sản c định trong thời gian liên doanh, liên kết và sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết.

a.2) Đối với tài sản cố định hình thành trong quá trình liên doanh, liên kết thì đơn vị sự nghiệp công lập không phải thực hiện kế toán; khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, trường hợp tài sản thuộc về đơn vị sự nghiệp công lập thì nguyên giá tài sản cố định được xác định theo quy định tại điểm b khoản này.

b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập góp vốn với các bên liên doanh, liên kết để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết thì trong thời gian liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp công lập không phải thực hiện kế toán đối với tài sản cố định là tài sản hình thành trong quá trình liên doanh, liên kết, nhưng đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm theo dõi tài sản; khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, trường hợp tài sản thuộc về đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập xác định nguyên giá của tài sản như sau:

b.1) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được chia bằng hiện vật thì nguyên giá tài sản cố định được xác định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sn cố định

=

Giá mua, giá xây dựng của tài sn

+

Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và l phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó, chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản c định mà đơn vị sự nghiệp công lập đã chi ra tính đến thời điểm đơn vị đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: số lượng, giá trị tài sn cố định phát sinh chi phí chung...).

b.2) Trường hợp tài sản không chia được bng hiện vật và Hợp đồng liên doanh, liên kết quy định đơn vị sự nghiệp công lập mua lại phần tài sản của bên đối tác (phải thanh toán cho bên đối tác theo giá thị trường) thì đơn vị sự nghiệp công lập và bên đối tác cùng thỏa thuận về việc thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản theo giá thị trường (làm căn cứ xác định giá mua lại phần tài sản của bên đối tác), thời gian tính hao mòn còn lại của tài sn; trên cơ sở đó xác định nguyên giá tài sản c định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản cố định

=

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

x

Thời gian tính hao mòn ca tài sản cùng loại theo quy định (năm)

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sn theo đánh giá lại (năm)

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

b.3) Trường hợp tài sản không chia được bằng hiện vật và bên đối tác tự nguyện chuyn giao không bi hoàn quyn sở hữu phần tài sn của mình cho Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập được giao hoặc điều chuyn tài sản đ quản lý, sử dụng thì nguyên giá tài sản c định được xác định như trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được chia tài sản bằng hiện vật quy định tại điểm b.1 khoản này.

Điều 7. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình

Việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ tài sản c định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này) như sau:

1. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất được xác định như sau:

a) Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại khoản 1 Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP là giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được khấu trừ, hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

b) Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai mà tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước là số tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả cộng (+) chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (nếu có và trong trường hợp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ/khấu trừ vào tiền thuê đất phải nộp).

2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình hình thành từ đầu tư, mua sắm được xác định là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó. Riêng đối với quyền sử dụng đất hình thành từ việc nhận chuyển nhượng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Đối với tài sản cố định vô hình được hình thành thông qua dự án đầu tư, trường hợp chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt và trường hợp giá trị quyết toán của dự án phải điều chỉnh theo kiến nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền sau khi được thanh tra, kiểm toán thì việc xác định nguyên giá, điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định vô hình được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

3. Nguyên giá tài sản cố định vô hình được giao, nhận điều chuyển được xác định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản cố định vô hình được giao, nhận điều chuyển

=

Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

+

Chi phí cài đặt, chạy thử (nếu có)

+

Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:

a) Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định như sau:

a.1) Đối với tài sản đã được theo dõi trên sổ kế toán, nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản là nguyên giá tài sản cố định đã được theo dõi trên sổ kế toán của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản giao, điều chuyển.

Trường hợp tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản giao, điều chuyển có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản. Trong đó:

- Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển là quyền sử dụng đất thì nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.

- Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển là tài sản cố định vô hình (trừ quyền sử dụng đất) tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này, chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định tại điểm a.2, điểm a.3 khoản này.

- Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển thuộc trường hợp khác (không phải là quyền sử dụng đất, không phải là tài sản cố định vô hình tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này) thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

a.2) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán nhưng có căn cứ (hồ sơ, chứng từ) để xác định được chi phí hình thành tài sản cố định vô hình đó thì nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định là toàn bộ các chi phí hình thành tài sản cố định vô hình đó.

a.3) Đối với tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán, không có căn cứ (hồ sơ, chứng từ) để xác định chi phí hình thành tài sản cố định vô hình đó thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản hoặc được giao lập phương án xử lý tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để xác định nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản theo công thức sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản

=

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

x

Thời gian tính hao mòn của tài sản theo quy định (năm)

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản được xác định theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được giao, được điều chuyển mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung…).

4. Nguyên giá tài sản cố định vô hình được tặng cho, khuyến mại được xác định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản cố định vô hình được tặng cho, khuyến mại

=

Giá trị của tài sản được tặng cho, khuyến mại

+

Chi phí cài đặt, chạy thử

+

Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được khấu trừ, hoàn lại); các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:

a) Giá trị của tài sản được tặng cho được xác định theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

b) Giá trị của tài sản được khuyến mại do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được khuyến mại xác định theo giá thị trường của tài sản tại thời điểm được khuyến mãi.

c) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản cố định đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung…).

5. Nguyên giá tài sản cố định vô hình khi kiểm kê phát hiện thừa được xác định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản cố định vô hình khi kiểm kê phát hiện thừa

=

Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

+

Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

+

Chi phí khác (nếu có)

Trong đó:

a) Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định như sau:

a.1) Đối với tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất thì nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.

a.2) Đối với tài sản cố định vô hình khác (trừ quyền sử dụng đất)

- Trường hợp có căn cứ (hồ sơ, chứng từ) để xác định được chi phí hình thành tài sản cố định vô hình thì nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê được xác định là toàn bộ các chi phí hình thành tài sản cố định vô hình đó.

- Trường hợp không có căn cứ (hồ sơ, chứng từ) để xác định chi phí hình thành tài sản cố định vô hình thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để xác định nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê theo công thức sau:

Nguyên giá ghi trên Biên bản kiểm kê

=

Giá trị còn lại theo đánh giá lại

x

Thời gian tính hao mòn của tài sản theo quy định (năm)

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản được xác định theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình kiểm kê, xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để ghi sổ kế toán (bao gồm cả chi phí thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo quy định tại điểm a.2 khoản này). Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản cố định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản cố định theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng, giá trị tài sản cố định phát sinh chi phí chung…).

Điều 8. Xác định nguyên giá tài sản cố định đặc thù

Nguyên giá tài sản cố định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này được xác định theo giá quy ước. Giá quy ước của một tài sản cố định đặc thù được xác định là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).

Điều 9. Thay đổi nguyên giá tài sản cố định

1. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:

a) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản cố định tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản cố định).

d) Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định.

đ) Tài sản cố định bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản đã được khôi phục lại thông qua bảo hiểm tài sản công).

e) Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư này theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

2. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện lập Biên bản thay đổi nguyên giá tài sản cố định ghi rõ: Lý do (trường hợp) thay đổi nguyên giá, nguyên giá trước và sau khi thay đổi. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện lập văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Đồng thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải xác định lại chỉ tiêu nguyên giá của tài sản cố định làm cơ sở xác định mức hao mòn, khấu hao, giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định tại Thông tư này.

Điều 10. Xác định nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản cố định

1. Đối với trường hợp đánh giá lại giá trị tài sản cố định khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì nguyên giá tài sản cố định được xác định lại theo hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền về kiểm kê, đánh giá lại tài sản.

2. Đối với trường hợp thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì nguyên giá tài sản cố định được xác định lại bằng (=) nguyên giá đang hạch toán cộng (+) phần giá trị tăng thêm do nâng cấp, mở rộng tài sản cố định. Trong đó, phần giá trị tăng thêm do nâng cấp, mở rộng tài sản cố định là giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

3. Đối với trường hợp tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì nguyên giá tài sản cố định được xác định lại bằng (=) nguyên giá đang hạch toán trừ (-) phần giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ cộng (+) chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tháo dỡ mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm hoàn thành việc tháo dỡ.

Trong đó, phần giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ được xác định như sau:

a) Trường hợp có hồ sơ xác định giá mua, giá trị quyết toán/giá trị dự toán của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ thì phần giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ được xác định theo giá mua, giá trị quyết toán/giá trị dự toán của bộ phận tài sản cố định đó.

b) Trường hợp không có hồ sơ quy định tại điểm a khoản này nhưng phân bổ được nguyên giá của tài sản cố định cho bộ phận tài sản cố định tháo dỡ theo tiêu chí phù hợp (như: Diện tích, số lượng, giá mua, dự toán...) thì phần giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ được xác định theo giá trị phân bổ.

c) Trường hợp không có hồ sơ quy định tại điểm a khoản này và không phân bổ được nguyên giá của tài sản cố định cho bộ phận tài sản cố định tháo dỡ theo quy định tại điểm b khoản này thì xác định phần giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ là giá mua mới của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

Trường hợp không xác định được giá mua mới của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để xác định giá trị của bộ phận tài sản cố định tháo dỡ làm căn cứ xác định nguyên giá tài sản cố định sau khi tháo dỡ.

4. Đối với trường hợp lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì nguyên giá tài sản cố định được xác định lại bằng (=) nguyên giá đang hạch toán cộng (+) phần giá trị tăng do lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định cộng (+) chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc lắp đặt mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra tính đến thời điểm hoàn thành việc lắp đặt.

Trong đó, phần giá trị tăng do lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản cố định là giá trị tương ứng của bộ phận tài sản cố định được lắp đặt thêm xác định theo các trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư này.

5. Đối với trường hợp tài sản cố định bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá để đánh giá lại giá trị tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản để ghi vào Biên bản thay đổi nguyên giá tài sản cố định. Nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp này được xác định lại là giá trị của tài sản cố định theo đánh giá lại.

6. Đối với trường hợp điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì nguyên giá tài sản được xác định lại là giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP trên cơ sở các chỉ tiêu (giá đất, diện tích đất, mục đích sử dụng đất) sau khi thay đổi (nếu có) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được khấu trừ, hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 11. Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao

1. Tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

2. Các tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao gồm:

a) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

b) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.

c) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật.

3. Không phải tính hao mòn, khấu hao đối với:

a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

b) Tài sản cố định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

c) Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được (bao gồm cả tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết).

d) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.

4. Đối với tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết thì giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết được phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết hàng năm theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này.

Điều 12. Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định

1. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định

a) Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.

b) Tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

c) Đối với tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận từ cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khác theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong năm thì việc tính hao mòn trong năm đó được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản.

2. Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định

a) Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này thực hiện theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.

b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này thì việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện từ ngày tài sản cố định được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết và dừng trích khấu hao tài sản cố định từ sau ngày kết thúc việc sử dụng tài sản cố định vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

c) Chi phí khấu hao tài sản cố định phải được phân bổ cho từng hoạt động sự nghiệp, từng hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để hạch toán chi phí của từng hoạt động tương ứng.

Điều 13. Thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định

1. Thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; trừ các trường hợp sau:

a) Đối với tài sản cố định hữu hình được sử dụng ở địa bàn có điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến mức hao mòn của tài sản cố định, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định khác so với quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Việc điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tài sản cố định bảo đảm tăng, giảm không vượt quá 20% tỷ lệ hao mòn của tài sản cố định tương ứng quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì thời gian tính hao mòn tài sản cố định bằng (=) thời gian đã sử dụng của tài sản trước khi thay đổi nguyên giá cộng (+) thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản sau khi nâng cấp, mở rộng. Trong đó, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản sau khi nâng cấp, mở rộng được xác định theo công thức sau:

c) Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì thời gian tính hao mòn tài sản cố định bằng (=) thời gian đã sử dụng của tài sản trước khi thay đổi nguyên giá cộng (+) thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại.

d) Đối với tài sản cố định có điều chỉnh, thay đổi nguyên giá theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 6 và điểm c, điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư này:

d.1) Trường hợp năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá chưa hết thời gian tính hao mòn của tài sản cố định theo quy định thì thời gian tính hao mòn của tài sản được tính đến năm mà giá trị còn lại của tài sản tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề nhỏ hơn hoặc bằng mức hao mòn hàng năm của tài sản.

d.2) Trường hợp năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá đã hết thời gian tính hao mòn của tài sản cố định theo quy định thì cộng thêm 01 năm vào thời gian tính hao mòn (năm phát sinh việc điều chỉnh, thay đổi nguyên giá) để xử lý phần giá trị tăng, giảm do điều chỉnh, thay đổi nguyên giá.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định danh mục, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).

Thời gian tính hao mòn của một tài sản cố định vô hình không thấp hơn 04 (bốn) năm và không cao hơn 50 (năm mươi) năm.

Trường hợp cần thiết phải quy định thời gian tính hao mòn tài sản cố định vô hình dưới 04 năm thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.

Điều 14. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định

1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định (trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này) được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định

x

Tỷ lệ hao mòn (% năm)

Trong đó, tỷ lệ hao mòn được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

2. Đối với tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 3 Điều 7 Thông tư này thì hao mòn của tài sản cố định được xác định như sau:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản có trách nhiệm tính hao mòn tài sản đến năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản, để làm căn cứ xác định giá trị còn lại của tài sản giao, điều chuyển như sau:

a.1) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 6, điểm a.1 khoản 3 Điều 7 Thông tư này, mức hao mòn hàng năm của tài sản được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này; số hao mòn lũy kế được xác định theo công thức quy định tại khoản 8 Điều này;

a.2) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.2, điểm a.3 khoản 3 Điều 6, điểm a.2 khoản 3 Điều 7 Thông tư này, mức hao mòn đồng thời là số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản được xác định theo công thức sau:

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

a.3) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản 3 Điều 6, điểm a.3 khoản 3 Điều 7 Thông tư này, mức hao mòn đồng thời là số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn của tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định

-

Giá trị còn lại của tài sản cố định theo đánh giá lại

a.4) Trường hợp năm bàn giao, tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển khác với năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản phải tính bổ sung số hao mòn của thời gian tính từ năm trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản đến năm bàn giao, tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển để ghi vào Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản. Mức hao mòn của 01 năm xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản giao, điều chuyển có trách nhiệm tính hao mòn tài sản từ năm tiếp nhận tài sản đưa vào sử dụng. Mức hao mòn hàng năm của tài sản được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa quy định tại khoản 5 Điều 6, khoản 5 Điều 7 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản kể từ sau năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

Riêng năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp (năm kiểm kê phát hiện thừa) thì mức hao mòn của tài sản được xác định theo công thức sau:

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

4. Đối với tài sản cố định đơn vị sự nghiệp được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo hình thức hình thành pháp nhân mới, tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập góp vào liên doanh, liên kết và tài sản cố định hình thành trong quá trình liên doanh, liên kết theo hình thức không hình thành pháp nhân mới quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 6 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản kể từ sau năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại đơn vị (sau năm kết thúc thời hạn liên doanh, liên kết) được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

Riêng năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại đơn vị thì mức hao mòn của tài sản được xác định theo công thức sau:

Trong đó, thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

5. Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản từ năm thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định sau khi thay đổi

x

Tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại (% năm)

Trong đó, tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

6. Đối với tài sản cố định có điều chỉnh, thay đổi nguyên giá theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 6 và điểm c, điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư này:

a) Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định từ năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định sau khi điều chỉnh, thay đổi

x

Tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại (% năm)

Trong đó, tỷ lệ hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

Riêng năm cuối cùng của thời gian tính hao mòn tài sản cố định theo quy định thì mức hao mòn của tài sản bằng giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến ngày 31 tháng 12 của năm liền trước năm cuối cùng của thời gian tính hao mòn.

b) Trường hợp tại thời điểm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá đã hết thời gian tính hao mòn của tài sản theo quy định thì mức hao mòn của năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá

=

Nguyên giá sau khi điều chỉnh, thay đổi

-

Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích tính đến năm liền trước năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá

Các năm tiếp theo không phải tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định.

7. Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản từ năm thay đổi nguyên giá được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định sau khi thay đổi

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm)

8. Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích của từng tài sản cố định được xác định theo công thức sau:

Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n)

=

Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n-1)

+

Mức hao mòn, khấu hao tài sản cố định của năm (n) xác định theo quy định tại Thông tư này

9. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian để tính hao mòn của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn luỹ kế, khấu hao đã trích của tài sản cố định đó xác định theo quy định tại khoản 8 Điều này.

Điều 15. Quy định về trích khấu hao tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập

1. Đối với tài sản cố định quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này và tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, đơn vị thực hiện chế độ quản lý, trích khấu hao theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp. Trường hợp cần điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định khác với tỷ lệ khấu hao theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp thì thực hiện như sau:

a) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này, trường hợp việc trích khấu hao theo tỷ lệ quy định áp dụng cho doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định cho phù hợp, đảm bảo chất lượng và giá dịch vụ sự nghiệp công mà đơn vị sự nghiệp cung cấp.  

b) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này, trường hợp việc trích khấu hao theo tỷ lệ quy định áp dụng cho doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định đảm bảo phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công được cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định.

c) Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, trường hợp cần thiết trích khấu hao theo tỷ lệ hao mòn tài sản cố định tương ứng quy định tại Thông tư này, đơn vị sử dụng tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt Đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ khấu hao tài sản cố định cho phù hợp.

2. Đối với tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này vừa sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện như sau:

a) Đơn vị thực hiện tính toán, xác định tổng giá trị hao mòn và khấu hao trong năm của tài sản cố định theo mức hao mòn hàng năm quy định tại Điều 14 Thông tư này.

b) Căn cứ thời gian sử dụng, tần suất sử dụng hoặc khối lượng công việc hoàn thành, đơn vị tính toán phân bổ số khấu hao và số hao mòn trong tổng giá trị hao mòn và khấu hao trong năm đã xác định tại điểm a khoản này để hạch toán vào chi phí cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, chi phí kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đối với số khấu hao; thực hiện hạch toán kế toán hao mòn tài sản cố định đối với số hao mòn.

3. Đối với tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết thì thực hiện như sau:

a) Việc xác định phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết thực hiện theo hướng dẫn tại Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan làm cơ sở để cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phần giá trị thương hiệu của đơn vị thực hiện góp vốn liên doanh, liên kết.

b) Phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết được phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết hàng năm/tháng và được xác định như sau:

Phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết hàng năm/tháng

=

Phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập để góp vốn liên doanh, liên kết xác định theo quy định tại điểm a khoản này

Thời gian góp vốn liên doanh, liên kết theo Đề án sử dụng tài sản vào mục đích liên doanh, liên kết được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt (năm/tháng)

4. Quản lý, sử dụng số tiền trích khấu hao và phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập được phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết:

Số tiền trích khấu hao đối với tài sản cố định quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và phần giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập được phân bổ vào chi phí liên doanh, liên kết quy định tại khoản 3 Điều này được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Riêng trường hợp tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, vốn huy động thì số tiền trích khấu hao tài sản cố định được sử dụng để trả nợ gốc và lãi; số còn lại (nếu có) được bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

Điều 16. Giá trị còn lại của tài sản cố định

1. Giá trị còn lại của tài sản cố định để ghi sổ kế toán được xác định theo công thức sau:

Giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n)

=

Nguyên giá năm (n) của tài sản cố định

-

Số hao mòn lũy kế, khấu hao đã trích của tài sản cố định tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n)

2. Đối với tài sản cố định được đánh giá lại giá trị tài sản quy định tại điểm a.4 khoản 3, điểm a.3 khoản 5, điểm a, điểm b khoản 6, điểm b.1 khoản 7 Điều 6, điểm a.3 khoản 3, điểm a.2 khoản 5 Điều 7khoản 5 Điều 10 Thông tư này thì giá trị còn lại của tài sản cố định khi đánh giá lại là giá trị còn lại của tài sản cố định theo đánh giá lại.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với tài sản cố định đã được theo dõi trên sổ kế toán của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, có thời gian để tính hao mòn, tỷ lệ hao mòn quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thay đổi so với quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc quy định trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì từ năm tài chính 2023 thực hiện xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản như sau:

Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định

=

Giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 theo sổ kế toán

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản (năm)

Trong đó:

Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản (năm)

=

Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm)

-

Thời gian đã sử dụng của tài sản (năm)

Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

Riêng mức hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian để tính hao mòn của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn luỹ kế, khấu hao đã trích của tài sản cố định đó.

Trường hợp tài sản cố định đã hết thời gian tính hao mòn theo quy định, nhưng tài sản vẫn còn giá trị còn lại thì mức hao mòn của năm 2023 bằng giá trị còn lại của tài sản tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

2. Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, đã xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì từ năm tài chính 2023 căn cứ nguyên giá đã xác định lại và đã thực hiện kế toán, căn cứ tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Thông tư này để xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định.

3. Đối với tài sản cố định đã có quyết định giao, điều chuyển trước ngày Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành (ngày 02 tháng 7 năm 2018) mà trước khi giao, điều chuyển tài sản đó chưa được theo dõi trên sổ kế toán hoặc khi thực hiện bàn giao, tiếp nhận chưa đánh giá lại giá trị tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này để ghi sổ kế toán, xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này để kế toán tài sản cố định từ năm tài chính 2023.

4. Trường hợp từ năm 2018 đến năm 2022, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chưa thực hiện điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 103 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện  điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất để hạch toán từ năm tài chính 2023.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2023 và được áp dụng từ năm tài chính 2023.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện việc quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLCS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đức Chi

PHỤ LỤC SỐ 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

THỜI GIAN TÍNH HAO MÒN VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

STT

DANH MỤC TÀI SẢN

THỜI GIAN TÍNH HAO MÒN (năm)

TỶ LỆ HAO MÒN (% năm)

I

Nhà, công trình xây dựng

- Biệt thự, công trình xây dựng cấp đặc biệt

80

1,25

- Cấp I

80

1,25

- Cấp II

50

2

- Cấp III

25

4

- Cấp IV

15

6,67

II

Vật kiến trúc

- Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi

20

5

- Giếng khoan, giếng đào, tường rào

10

10

- Các vật kiến trúc khác

10

10

III

Xe ô tô

1

Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh

- Xe 4 đến 5 chỗ

15

6,67

- Xe 6 đến 8 chỗ

15

6,67

2

Xe ô tô phục vụ công tác chung

- Xe 4 đến 5 chỗ

15

6,67

- Xe 6 đến 8 chỗ

15

6,67

- Xe 9 đến 12 chỗ

15

6,67

- Xe 13 đến 16 chỗ

15

6,67

3

Xe ô tô chuyên dùng

- Xe cứu thương

15

6,67

- Xe cứu hỏa

15

6,67

- Xe chở phạm nhân

15

6,67

- Xe quét đường

15

6,67

- Xe phun nước

15

6,67

- Xe chở rác

15

6,67

- Xe ép rác

15

6,67

- Xe sửa chữa lưu động

15

6,67

- Xe trang bị phòng thí nghiệm

15

6,67

- Xe thu phát điện báo

15

6,67

- Xe sửa chữa điện

15

6,67

- Xe kéo, xe cứu hộ, cứu nạn

15

6,67

- Xe cần cẩu

15

6,67

- Xe tập lái

15

6,67

- Xe thanh tra giao thông

15

6,67

- Xe gắn thiết bị thu, phát vệ tinh

15

6,67

- Xe phát thanh truyền hình lưu động

15

6,67

- Xe tải các loại

15

6,67

- Xe bán tải

15

6,67

- Xe trên 16 chỗ ngồi các loại

15

6,67

- Xe chuyên dùng khác

15

6,67

4

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước

15

6,67

5

Xe ô tô khác

15

6,67

IV

Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô)

1

Phương tiện vận tải đường bộ

10

10

2

Phương tiện vận tải đường sắt

10

10

3

Phương tiện vận tải đường thủy

- Tàu biển chở hàng hóa

10

10

- Tàu biển chở khách

10

10

- Tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy

10

10

- Tàu chở hàng đường thủy nội địa

10

10

- Tàu chở khách đường thủy nội địa

10

10

- Phà đường thủy các loại

10

10

- Ca nô, xuồng máy các loại

10

10

- Ghe, thuyền các loại

10

10

- Phương tiện vận tải đường thủy khác

10

10

4

Phương tiện vận tải hàng không

10

10

5

Phương tiện vận tải khác

10

10

V

Máy móc, thiết bị

1

Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến

- Máy vi tính để bàn

5

20

- Máy vi tính xách tay (hoặc thiết bị điện tử tương đương)

5

20

- Máy in

5

20

- Máy fax

5

20

- Tủ đựng tài liệu

5

20

- Máy scan

5

20

- Máy hủy tài liệu

5

20

- Máy photocopy

5

20

- Bộ bàn ghế ngồi làm việc trang bị cho các chức danh

8

12,5

- Bộ bàn ghế họp

8

12,5

- Bộ bàn ghế tiếp khách

8

12,5

- Máy điều hòa không khí

8

12,5

- Quạt

5

20

- Máy sưởi

5

20

- Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến khác

5

20

2

Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị

a

Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến

Như quy định tại điểm 1 Mục V Phụ lục này

Như quy định tại điểm 1 Mục V Phụ lục này

b

Máy móc, thiết bị khác phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Máy chiếu

5

20

- Thiết bị lọc nước

5

20

- Máy hút ẩm, hút bụi

5

20

- Ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác

5

20

- Máy ghi âm

5

20

- Máy ảnh

5

20

- Thiết bị âm thanh

5

20

- Tổng đài điện thoại, máy bộ đàm

5

20

- Thiết bị thông tin liên lạc khác

5

20

- Tủ lạnh, máy làm mát

5

20

- Máy giặt

5

20

- Thiết bị mạng, truyền thông

5

20

- Thiết bị điện văn phòng

5

20

- Thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu

5

20

- Thiết bị truyền dẫn

5

20

- Camera giám sát

5

20

- Thang máy

8

12,5

- Máy bơm nước

8

12,5

- Két sắt

8

12,5

- Bàn ghế hội trường

8

12,5

- Tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật

8

12,5

- Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung khác

8

12,5

3

Máy móc, thiết bị chuyên dùng

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng là máy móc, thiết bị cùng loại với máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến, máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Như quy định tại điểm 1, điểm 2b Mục V Phụ lục này

Như quy định tại điểm 1, điểm 2b Mục V Phụ lục này

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật (như: thiết bị âm thanh, ánh sáng, loa, micro, đèn...)

5

20

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng khác

8

12,5

4

Máy móc, thiết bị khác

8

12,5

VI

Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm

1

Các loại súc vật

8

12,5

2

Cây lâu năm, vườn cây lâu năm (bao gồm cả vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây cảnh)

25

4

3

Thảm cỏ, thảm cây xanh, cây cảnh

8

12,5

VII

Tài sản cố định hữu hình khác

8

12,5

PHỤ LỤC SỐ 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Mẫu số 01

Quy định thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình

Mẫu số 02

Quy định danh mục tài sản cố định đặc thù

Mẫu số 01

Bộ/Tỉnh.......................

QUY ĐỊNH THỜI GIAN TÍNH HAO MÒN VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

STT

DANH MỤC

THỜI GIAN TÍNH HAO MÒN (năm)

TỶ LỆ HAO MÒN (% năm)

I

...............................................

- Tài sản A1

- Tài sản B1

- Tài sản C1

II

...............................................

- Tài sản A2

- Tài sản B2

- Tài sản C2

III

...............................................

- Tài sản A3

- Tài sản B3

- Tài sản C3

....

...............................................

Mẫu số 02

Bộ/Tỉnh.......................

QUY ĐỊNH DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ

STT

DANH MỤC

I

...............................................

- Tài sản A1

- Tài sản B1

- Tài sản C1

II

...............................................

- Tài sản A2

- Tài sản B2

- Tài sản C2

III

...............................................

- Tài sản A3

- Tài sản B3

- Tài sản C3

....

...............................................

MINISTRY OF FINANCE OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 23/2023/TT-BTC

Hanoi, April 25, 2023

 

CIRCULAR

GUIDANCE ON REGIME FOR MANAGEMENT AND CALCULATION OF DEPRECIATION OF FIXED ASSETS OF AGENCIES, ORGANIZATIONS OR UNITS AND FIXED ASSETS HANDED TO ENTERPRISES BY THE STATE WITHOUT CACULATION OF THE STATE CAPITAL PORTION OF SUCH ENTERPRISES

Pursuant to the Law on Management and Use of Public Property dated June 21, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2023/ND-CP dated April 20, 2023 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Government’s Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017 on guidelines for certain Articles of the Law on Management and Use of Public Property;

At the request of the General Director of Department of Public Asset Management;

The Minister of Finance promulgates Circular on guidance on regime for management and calculation of depreciation of fixed assets of agencies, organizations or units and fixed assets handed to enterprises by the State without caculation of the state capital portion of such enterprises

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

1. This Circular provides for regime for management and calculation of depreciation of fixed assets of agencies, organizations or units and fixed assets handed to enterprises by the state without caculation of the state capital portion of such enterprises. To be specific:

a)  Fixed assets of regulatory agencies, public service providers, units of people's armed force, agencies of the Communist Party of Vietnam, Vietnamese Fatherland Front and social-political organizations.

b) Fixed assets which are office buildings, public service facilities of social-political and professional organizations, social organizations, social-professional organizations and other organizations established in accordance with the regulations in Clause 1, Article 69, Clause 2, Article 70 of the Law on Management and Use of Public Property.

c) Fixed assets handed to the enterprises by the State without calculation of the state capital portion of such enterprises.

2. This Circular does not regulate:

a) Fixed assets under operating lease; fixed assets that are being kept on behalf of the State or other organizations and individuals.

b) Special and specialized fixed assets of the units of people's armed force specified in Clause 1, Clause 2, Article 64 of the Law on Management and Use of Public Property.  The regime for management and calculation of depreciation of such fixed assets shall comply with regulations of the Minister of National Defense and the Minister of Public Security.

c) Infrastructure assets which serve national and public interests invested and managed by the State, and handed over to infrastructure supervisors in accordance with the Law on Management and Use of Public Property.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Circular applies to:

a) Regulatory agencies, public service providers, units of people's armed force, agencies of the Communist Party of Vietnam, Vietnamese Fatherland Front and organizations assigned to manage fixed assets specified in Points a and b Clause 1 Article 1 of this Circular.

b) Enterprises assigned to manage fixed assets specified in Points c Clause 1 Article 1 of this Circular.

2. Social-political organizations, social organizations, social-professional organizations and other organizations established according to the law shall be encouraged to apply regulations specified in this Circular, with the aim to manage and calculate the depreciation of fixed assets which are not specified in Clause 1, Article 69, Clause 2, Article 70 of the Law on Management and Use of Public Property.

Chapter II

GENERAL REGULATIONS ON MANAGEMENT OF FIXED ASSETS

Article 3. Standards of fixed assets

1. Identification of assets:

a) An independent asset is an asset.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) If a system composed of multiple separate parts linked together of which the useful life cycle is different remains able to perform its main functions in case of lack of any of such part, but it and its parts need to be separately managed, each part is identified as an asset.

d) Each drought animal and/or each producing animal is identified as an asset.

dd) Each independent and perennial garden or each perennial plant is identified as an asset.

e) Land use right for each land plot or the area assigned to an agency, organization or unit in each land plot is identified as an asset.

g) Intellectual property right registered and established according to each copyright registration certificate, copyright-related right registration certificate, protection title for industrial property, or plant varieties patent is identified as an asset.

h) Each software is an asset.

i)  Brand of each public service provider is an asset.

2. Assets specified in Clause 1 of this Article (except for assets specified in Clause 3 of this Article) shall be identified as fixed assets if they meet 02 standards below:

a) The useful life is 01 (one) year or more.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Assets specified in Clause 1 of this Article of public service providers that have guaranteed recurrent expenditure and investment expenses, assets of public service providers which require its depreciation to be included in the service price according to the law and assets of public service providers used in business, lease, joint venture and association without establishment of new legal entity according to the law shall be identified as fixed assets when they meet 02 standards below:

a) The useful life is 01 (one) year or more.

b) They meet standards of historical costs of fixed assets according to regulations applicable to enterprises.

Article 4. Classification of fixed assets

1. Classification according to physical properties:

a)  A tangible fixed asset is an asset that has a physical form, independent structure, or is a system composed of multiple separate parts connected together to perform one or certain functions. To be specific:

- Type 1: Buildings and constructions: offices, warehouses, auditoriums, clubs, cultural buildings, sport stadiums, museums, kindergartens, workshops, classes, lecture halls, dormitories, hospitals, convalescent homes, guest houses, houses, public houses, other buildings and constructions.

- Type 2: Architectural structures: warehouses, storage tanks, parking lots, drying grounds, sports grounds, swimming pools, bore wells, dug wells, fences and other architectural structures.

- Type 3: Cars, including: official state cars, cars that serve general works, specialized cars, cars that serve state reception and other cars.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Type 5: Machinery and equipment: Popular official machinery and equipment, equipment that serves general activities; specialized machinery and equipment and other machinery and equipment.

- Type 6: Perennial plants, draught animals and/or animals that serve production.

- Type 7: Other tangible fixed assets

b) An intangible fixed asset is an asset that does not have a physical form and its formation is invested by an agency, organization, unit or enterprise or through an operation process. To be specific:

- Type 1: Land use rights.

- Type 2: Copyright and copyright-related right.

- Type 3: Industrial proprietorship.

- Type 4: Rights to plant varieties.

- Type 5: Software.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Special fixed asset is an asset of which cost of formation or real value is not determined, however, it is subject to strict management (such as: antique, exhibit in museum, monument, ranked historical relic, ancient document or rare document), fixed asset which is the brand of a public service provider. 

According to actual condition and management requirements for assets specified in this point, Ministers, heads of ministerial-level agencies, governmental agencies, other central agencies (hereinafter referred to as “ministers and heads of central agencies”), the People's Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “the People's Committees of provinces”) shall promulgate the list of special fixed assets under the management by ministries and central or local agencies (using form No. 02 in Appendix 02 hereto) in order to exercise unified management.

2. Classification according to origins of assets:

a) Fixed assets formed from procurement.

b) Fixed assets formed from investment in construction.

c) Fixed assets provided or transferred.

d) Fixed assets that are giveaways or promotional products (including cases where providers exchange old assets for new assets after a period of use according to policies of manufacturers/providers).

dd) Fixed assets not listed in the account book.

e) Fixed assets that public service providers can receive after expiration of the duration of joint venture or association according to regulations in Clause 6 Article 47 of Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017 of elaboration of some Articles of Law on Management and Use of Public Property (hereinafter referred to as “Decree No. 151/2017/ND-CP”)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Rules for management of fixed assets

1. All current fixed assets of agencies, organizations, units or enterprises shall be managed strictly regarding their physical states and values. Such management shall comply with the law on management and use of public property and other related laws. The indicator of historical cost, depreciation, the residual value of fixed asset, or the brand value of a public service provider allocated to joint venture or association expense is an integer; in case the indicator is a decimal number, it shall be rounded by adding 01 to the integer part.

2. Agencies, organizations, units and enterprises shall:

a) Tag their existing fixed assets in accordance with applicable accounting regulations. Each fixed asset is an asset recorded in the accounting book.

b) Carry out annual stocktaking of fixed assets; adjust accounting data if there is a difference.

c) Submit reports on management and use of fixed assets in accordance with regulations of law on management and use of public property.

3. In case fixed assets are still usable after their depreciation is fully calculated or their value is completely depreciated according to the law, agencies, organizations, units or enterprises shall continue to manage and monitor such fixed assets according to regulations of law.

In case of fixed assets that their depreciation is fully calculated or their value is completely depreciated but their historical costs must be changed according to regulations in Clause 1 Article 9 of this Circular, such fixed assets shall be depreciated and their depreciation shall be calculated according to regulations of the law for the remaining useful life after their historical costs are changed (if any).

4. Historical cost and the residual value of a fixed asset specified in this Circular shall be used as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The historical cost of the fixed asset that has been identified in Articles 6, 7 and 8 of this Circular and the residual value of the fixed asset that has been identified in Article 16 of this Circular shall not be used in cases where the asset is sold or leased, the land use right is transferred and its value is determined to make capital contribution in joint venture and association and to use the fixed asset to participate in investment project in the form of public-private partnership. 

Chapter III

HISTORICAL COST, DEPRECIATION AND RESIDUAL VALUE OF FIXED ASSET

Article 6. Determination of historical costs of tangible fixed assets

Historical costs of tangible fixed assets specified in point a, Clause 1, Article 4 hereof (except for special fixed assets specified in point c, Clause 1, Article 4 hereof) shall be determined as follows:

1. The historical cost of a fixed asset formed from procurement is determined according to the following formula:

Historical cost of a fixed asset formed from procurement equals (=) (Price on invoice - Discounts or reductions or charges imposed on sellers (if any)) plus (+) (Costs of transport, loading, installation and test run minus (-) Revenues from products and refuses during test run) plus (+) Taxes (exclusive of tax deduction, tax refunds), other fees and charges according to the regulations on fees and charges plus (+) Other costs (if any).

Where:

a) Discounts or fines imposed on sellers (if any) may only be deducted from the value on the invoice if the value on invoice includes such discounts or fines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The historical cost of a fixed asset formed from the investment in construction is the recorded value approved by a competent authority or a competent person in accordance with the regulation on construction investment. Some special cases:

a) If an asset is put into use (after the completion of investment in construction) without the recorded value approved by a competent agency or a competent person, it shall be recorded as a fixed asset into the accounting book by the agency, organization, unit or enterprise from the date on which the asset is accepted and handed over, and then it is put into use.  The historical cost recorded in the accounting book is the temporarily calculated historical cost. The temporarily calculated historical cost in this case is selected according to the following priority order:

- Recorded value;

- Value determined according to the Acceptance Record A-B;

- Total investment or estimated value of the project that has been approved or estimated value of the project that has been recently adjusted (if the project cost estimate is adjusted)

If the recorded value is approved by a competent agency or a competent person, the agency, organization, unit or enterprise shall modify the temporarily calculated historical cost according to the recorded value which is approved to adjust modify the accounting book and apply accounting according to regulations.

b) If the project includes multiple different items or assets (entities to be recorded as fixed assets in the accounting book) which are not estimated and recorded respectively, the value estimated and recorded by a competent agency or a competent person shall be allocated for each item or asset so that such value will be recorded in the accounting book according to an appropriate standard (area, specific quantity of each asset or item).

If the project includes multiple different items or assets (entities to be recorded as fixed assets in the accounting book) which are estimated but not recorded, the value recorded by a competent agency or a competent person shall be allocated for each item or asset in order that such value will be recorded in the accounting book according to an appropriate standard (area, quantity and specific estimated value of each asset or item).

c) If the project includes multiple different items or assets (entities to be recorded as fixed assets in the accounting book) which are invested and accepted respectively, items or assets whose investment in construction is completed and which are accepted and handed over shall be recorded the accounting book from the date in which such items or assets are handed over.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The historical cost of a fixed asset, which is provided or transferred, shall be determined as follows:

Historical cost of the provided or transferred fixed asset equals (=) cost stated in the record on transfer and receipt of assets plus (+) (Costs of transport, loading, installation and test run minus (-) Revenues from products and refuses during test run) plus (+) fees and charges according to the regulations on fees and charges plus (+) Other costs (if any)

Where:

a) Historical cost stated in the record on transfer and receipt of asset shall be determined as follows:

a.1) If the asset has been recorded in the accounting book, the historical cost in the record on transfer and receipt of the asset is the historical cost of a fixed asset which has been recorded in the accounting book of the agency, organization, unit or enterprise that owns the transferred or assigned asset.

The agency, organization, unit or enterprise that owns the transferred asset or is assigned to make a plan to handle the asset shall revaluate such asset and the remaining depreciation period (for asset which is not recorded in the accounting book) before reporting its value to a competent agency or a competent person that can make the decision to provide and transfer such asset. Where:

- If the transferred or assigned asset is a fixed asset at the agency, organization, unit or enterprise specified in Clause 1 Article 2 of this Circular and it is not recorded in the accounting book, the re-evaluation of the value of such asset shall comply with regulations in Points a.2, a.3 and a.4 of this Clause.

- If the transferred or assigned asset is not a fixed asset at the agency, organization, unit or enterprise specified in Clause 1 Article 2 of this Circular, the re-evaluation of the value of such asset shall comply with regulations of relevant laws.

a.2) If the asset has not been recorded in the accounting book but there is a dossier to determine the purchase price or construction price of the asset and the time when the asset is put into use, the historical cost in the record on transfer and receipt of the asset shall be determined according to regulations in Clauses 1 and 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Historical cost in the record on transfer and receipt of the asset

=

Purchase price of the new and similar asset or construction price of the new asset with the similar technical standard at the time in which the asset is put into use

Where:

- The purchase price of the new and similar asset which is applied to the asset other than building, construction or architectural structure is the price of the new and similar asset that is being sold in market at the time in which the asset is put into use.

- The construction price of the new asset with the similar technical standard which is applied to building, construction or architectural structure (including the building, construction or architectural structure formed from procurement) shall be determined according to the following formula:

Construction price of the new asset

=

Unit price of the newly constructed asset which has the similar technical standard as promulgated by the Administrative Ministry (or as specified in the regulations of the local area where the asset is located) at the time in which the asset is put into use

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The area, volume/ quantity of the asset

+

Value of other structures in association with work/item (ceiling, floor, etc.) as determined by the Administrative Ministry (or as specified in the regulations of the local area where the asset is located) at the time in which the asset is put into use

a.4) If the asset has not been recorded in the accounting book and there is not any ground for determination of the historical cost of the fixed asset according to regulations in Points a.2 and a.3 of this Clause, the agency, organization, unit or enterprise that owns the asset or is assigned to make a plan to handle the asset shall hire an organization eligible for valuation to revaluate the residual value of such asset and the remaining depreciation period in order to determine the historical cost in the record on transfer and receipt of the asset according to the following formula:

Historical cost in the record on transfer and receipt of the asset

=

Residual value according to revaluation

X

 Depreciation period of the similar asset according to regulations (year)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The depreciation period of the similar asset shall be determined according to regulations in Appendix No. 01 issued together with this Circular, regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at point a, Clause 1, Article 13 of this Circular.

b) Other costs (if any) are reasonable costs related to the receipt of fixed assets which are provided or transferred. They are paid by the receiving agencies, organizations, units or enterprises before the fixed assets are put into use.  If a general cost involves multiple fixed assets, it shall be distributed among the assets according to appropriate criteria (quantity and value)

4. The historical cost of a fixed asset, which is giveaway or promotional product, is determined as follows:

Historical cost of the fixed asset which is given or promoted equals (=) Value of such asset plus (+) (Costs of transport, loading, installation and test run minus (-) Revenues from products and refuses during test run) + Taxes (exclusive of tax deduction, tax refunds); other fees and charges according to the regulations on fees and charges + Other costs (if any)

 

Where:

a) Value of an asset which is giveaway is determined according to the regulation on assets under ownership of the public and handling of such assets.

b) Value of a promoted asset is determined by the agencies, organizations, units or enterprises that receive such asset, based on the market price of the similar asset or the asset which has similar technical standards or similar origin.

c) Other costs (if any) are reasonable costs related to the receipt of fixed assets that are giveaways or promotional products. Such costs are paid by the receiving agency, organization, unit or enterprise before the fixed assets are put into use. If a general cost involves multiple fixed assets, it shall be distributed among the assets according to appropriate criteria (quantity and value)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Historical cost of a fixed asset, which is detected as an extra asset

=

 Historical cost specified in the stocktaking record

+

Fees and charges according to the regulations on fees and charges

+

Other costs (if any)

Where:

a) Historical cost stated in the stocktaking record shall be determined as follows:  

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.2) If there is not a dossier to determine the purchase price or construction price of the asset but there are grounds for determination of the time when the asset is put into use and the purchase price of the new and similar asset or the construction price of the new asset with the similar technical standard at the time in which the asset is put into use, the historical cost in the stocktaking record shall be determined according to the following formula.

Historical cost specified in the stocktaking record

=

Purchase price of the new and similar asset or construction price of the new asset with the similar technical standard at the time in which the asset is put into use

Where:

- The purchase price of the new and similar asset which is applied to the asset other than building, construction or architectural structure is the price of the new and similar asset that is being sold in market at the time in which the asset is put into use.

- The construction price of the new asset with the similar technical standard which is applied to building, construction or architectural structure (including the building, construction or architectural structure formed from procurement) shall be determined according to the following formula:

Construction price of the new asset

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



X

The area, volume/ quantity of the asset

+

Value of other structures in association with work/item (ceiling, floor, etc.) as determined by the Administrative Ministry (or as specified in the regulations of the local area where the asset is located) at the time in which the asset is put into use

a.3) If there is not any ground for determination of the historical cost of the fixed asset according to regulations in Points a.1 and a.2 of this Clause, the agency, organization, unit or enterprise that owns the asset shall hire an organization elibigble for valuation to revaluate the residual value of such asset and the remaining depreciation period in order to determine the historical cost in the stocktaking record according to the following formula:

Historical cost specified in the stocktaking record

=

Residual value according to revaluation

X

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Remaining depreciation period of the asset according to revaluation (year)

The depreciation period of the similar asset shall be determined according to regulations in Appendix No. 01 issued together with this Circular, regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at point a, Clause 1, Article 13 of this Circular.

b) Other costs (if any) are reasonable costs that the agencies, organizations, units or enterprises have paid during the process of stocktaking, determination of the historical cost, the residual value of fixed assets for the purpose of recording in the accounting book (including the cost of hiring an organization eligible for valuation with a view to revaluating the residual value, and the remaining depreciation period of such assets as prescribed at Point a.3 of this Clause) If a general cost involves multiple fixed assets, it shall be distributed among the assets according to appropriate criteria (quantity and value)

6. If the public service provider performs joint venture or association in the form of establishment of new legal entity, the historical cost of the fixed asset that the public service provider can receive after expiration of the duration of joint venture or association specified in Clause 6 Article 47 of Decree No. 151/2017/ND-CP shall be determined as follows:

a) If the asset of the public service provider is divided in kind, the historical cost of a fixed asset is the historical cost of the fixed asset which is recorded in the accounting book of the legal entity established form joint venture or association.

If the fixed asset is not recorded in the accounting book of the legal entity established from joint venture or association, the public service provider shall hire an organization elibigble for valuation to revaluate the residual value and the remaining depreciation period of the asset in order to determine the historical cost of the fixed asset according to the following formula:

Historical cost of the fixed asset

=

Residual value according to revaluation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Depreciation period of the similar asset according to regulations (year)

Remaining depreciation period of the asset according to revaluation (year)

The depreciation period of the similar asset shall be determined according to regulations in Appendix No. 01 issued together with this Circular, regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at point a, Clause 1, Article 13 of this Circular.

b) If the asset is tangible and indivisible and the public service provider repurchases the asset of its partner, the legal entity established from joint venture or association shall hire an organization elibigble for valuation to revaluate the residual value of such asset according to market price (as the basis for determination of the repurposing price of the partner’s asset) and the remaining depreciation period of the asset, thereby determining the historical cost of the fixed asset according to the following formula:

Historical cost of the fixed asset

=

Residual value according to revaluation

X

Depreciation period of the similar asset according to regulations (year)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The depreciation period of the similar asset shall be determined according to regulations in Appendix No. 01 issued together with this Circular, regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at point a, Clause 1, Article 13 of this Circular.

c) If the partner voluntarily transfers ownership of its asset without reimbursement to the State and the transferee for management and use, the historical cost of the fixed asset shall be determined in the similar way to the historical cost of the asset of the public service provider that is divided in kind according to regulations in Point a of this Clause.

7. If the public service provider performs joint venture or association without establishment of new legal entity and the parties which participate in joint venture or association contribute their assets or their capital to investment in construction or procurement of assets for the purpose of joint venture or association, the historical cost of the fixed asset that the public service provider receives after expiration of the duration of joint venture or association according to regulations in Clause 6 Article 47 of Decree No. 151/2017/ND-CP shall be determined as follows:

a) If the public service provider contributes its asset

a.1) With regard to an asset contributed to joint venture or association by the public service provider, the public service provider shall continue to use the historical cost recorded in the accounting book for the purpose of accounting of the fixed asset during the duration for joint venture or association and after expiration of the duration of joint venture or association.

a.2) With a fixed asset formed during the process of joint venture or association, the public service provider is not required to apply accounting. When the duration of joint venture or association expires, the historical cost of the fixed asset of the public service provider shall be determined according to regulations in Point b of this Clause.

b) If the public service provider and the parties participating in joint venture or association contribute their capital to investment in construction or procurement of assets for the purpose of joint venture or association, during the time of joint venture or association, the public service provider is not required to apply accounting to the fixed asset form from the process of joint venture or association but the public service provider shall monitor such asset. When the duration of joint venture or association expires, the historical cost of the fixed asset of the public service provider shall be determined as follows:

b.1) If the asset of the public service provider is divided in kind, the historical cost of the fixed asset shall be determined according to the following formula:

 Historical cost of the fixed asset

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Purchase or construction price of the asset

+

Fees and charges according to the regulations on fees and charges

+

Other costs (if any)

Other costs (if any) are reasonable costs related to the receipt of fixed assets. Such costs are paid by the public service provider before the fixed asset are put into use. If a general cost involves multiple fixed assets, it shall be distributed by the public service provider among the fixed asset according to appropriate criteria (quantity and value).

b.2) If the non-monetary asset cannot be divided and the joint-venture or association contract specifies that the public service provider must pay the price according to market price to the partner when repurchasing the partner's asset, the public service provider and the partner shall reach an agreement on hiring an organization elibigble for valuation to revaluate the residual value of such asset according to market price (as the basis for determination of the repurpase price of the partner’s asset) and the remaining depreciation period of the asset, thereby determining the historical cost of the fixed asset according to the following formula:

 Historical cost of the fixed asset

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



X

Depreciation period of the similar asset according to regulations (year)

Remaining depreciation period of the asset according to revaluation (year)

The depreciation period of the similar asset shall be determined according to regulations in Appendix No. 01 issued together with this Circular, regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at point a, Clause 1, Article 13 of this Circular.

b.3) If the non-monetary asset cannot be divided and the partner voluntarily transfers ownership of its asset without reimbursement to the State and the transferee for management and use, the historical cost of the fixed asset shall be determined in the similar way to the historical cost of the asset of the public service provider that is divided in kind according to regulations in Point b.1 of this Clause.

Article 7. Determination of historical costs of intangible fixed assets

Historical costs of the intangible fixed assets specified in point b, clause 1, Article 4 hereof (except for special fixed assets specified in Point c Clause 1 Article 4 hereof) shall be determined as follows:

1. The historical cost of an intangible fixed asset that is the land use right shall be determined as follows:

a) The historical cost of an intangible fixed asset is the land use right. In certain cases, the value of such right shall be determined to include in the value of asset as specified in Clause 1 Article 100 of the Government's Decree No. 151/2017/ND-CP. The value of the land use right is determined according to Clauses 1, 2 and 3 of Article 102 of the Decree No. 151/2017/ND-CP plus (+) taxes (exclusive of tax deduction, tax refund) and other fees and charges specified in the law on fees and charges.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The historical cost of intangible fixed asset formed from investment or procurement is determined as the entire cost paid by the agency, organization, unit or enterprise for possession of such asset.  With regard to land use right obtained from the receipt of transfer, the historical cost of the fixed asset shall be determined according to regulations in Clause 1 of this Article.  In case an intangible fixed asset is formed through an investment project without the recorded value approved by a competent agency or a competent person and it is required to adjust the recorded value under recommendations and conclusions of the competent authority after inspection and audit, the determination and adjustment in the historical cost of the intangible fixed asset shall comply with regulations in Clause 2 Article 6 of this Circular.

3. The historical cost of an intangible fixed asset, which is provided or transferred, shall be determined as follows:

 Historical cost of the intangible fixed asset, which is provided or transferred

=

 Historical cost in the record on transfer and receipt of the asset

+

Costs of installation and test run (if any)

+

Fees and charges according to the regulations on fees and charges

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Other costs (if any)

Where:

a) Historical cost stated in the record on transfer and receipt of asset shall be determined as follows:

a.1) With regard to an asset that has been recorded in the accounting book, the historical cost in the record on transfer and receipt of the asset is the historical cost of a fixed asset which has been recorded in the accounting book of the agency, organization, unit or enterprise that owns the transferred or assigned asset.

The agency, organization, unit or enterprise that owns the transferred or assigned asset shall revaluate such asset and the remaining depreciation period (for asset which is not recorded in the accounting book) before reporting its value to a competent agency or a competent person that can make the decision to provide and transfer such asset. Where:

- If the transferred or assigned asset is the land use right, the historical cost in the record on transfer and receipt of the asset shall be determined according to regulations in Clause 1 of this Article.

- If the transferred or assigned asset is an intangible fixed asset (except for land use right) at the agency, organization, unit or enterprise specified in Clause 1 Article 2 of this Circular and it is not recorded in the accounting book, the re-evaluation of the value of such asset shall comply with regulations in Points a.2 and a.3 of this Clause.

- If the transferred or assigned asset is not the land use right or an intangible fixed asset at the agency, organization, unit or enterprise specified in Clause 1 Article 2 of this Circular, the re-evaluation of the value of such asset shall comply with regulations of relevant laws.

a.2) If the asset has not been recorded in the accounting book but there are grounds (documents or invoices) for determination of costs for formation of the intangible fixed asset, the historical cost in the record on transfer and receipt of the asset shall be the entire costs for formation of the intangible fixed asset

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 Historical cost in the record on transfer and receipt of the asset

=

Residual value according to revaluation

X

Remaining depreciation period of the similar asset according to regulations (year)

Remaining depreciation period of the asset according to revaluation (year)

The depreciation period of the asset shall be determined according to regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at Clause 2, Article 13 of this Circular.

b) Other costs (if any) are reasonable costs related to the receipt of fixed assets which are provided or transferred. They are paid by the receiving agencies, organizations, units or enterprises before the fixed assets are put into use.  If a general cost involves multiple fixed assets, it shall be distributed among the assets according to appropriate criteria (quantity and value)

4. The historical cost of an intangible fixed asset, which is giveaway or promotional product, is determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



=

Value of the fixed asset, which is giveaway or promotional product

+

Costs of installation and test run (if any)

+

Taxes (exclusive of tax deduction, tax refund) other fees and charges according to regulations on fees and charges

+

Other costs (if any)

Where:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Value of a promoted asset is determined by the agency, organization, unit or enterprise that receives such asset according to the market price at the time of promotion.

c) Other costs (if any) are reasonable costs related to the receipt of fixed assets which are giveaways or promotional products. Such costs are paid by the receiving agency, organization, unit or enterprise before the fixed assets are put into use. If a general cost involves multiple fixed assets, it shall be distributed among the assets according to appropriate criteria (quantity and value)

5. The historical cost of an intangible fixed asset, which is detected as an extra asset, is determined as follows:

 Historical cost of an intangible fixed asset, which is detected as an extra asset

=

 Historical cost specified in the stocktaking record

+

Fees and charges according to the regulations on fees and charges

+

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where:

a) Historical cost stated in the stocktaking record shall be determined as follows:

a.1) If the intangible fixed asset is the land use right, the historical cost in the stocktaking record shall be determined according to regulations in Clause 1 of this Article.

a.2) Other intangible fixed assets (except for land use right)

- If there are grounds (documents or invoices) for determination of costs for formation of the intangible fixed asset, the historical cost in the stocktaking record shall be the entire costs for formation of such intangible fixed asset

- If there is not any ground (documents or invoices) for determination of the cost for formation of the intangible fixed asset, the agency, organization, unit or enterprise that owns the asset shall hire an organization eligible for valuation to revaluate the residual value and the remaining depreciation period of the asset in order to determine the historical cost in the stocktaking record according to the following formula:

Historical cost specified in the stocktaking record

=

Residual value according to revaluation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Remaining depreciation period of the asset according to regulations (year)

Remaining depreciation period of the asset according to revaluation (year)

The depreciation period of the asset shall be determined according to regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at Clause 2, Article 13 of this Circular.

b) Other costs (if any) are reasonable costs that the agencies, organizations, units or enterprises have paid during the process of stocktaking, determination of the historical cost, the residual value of fixed assets for the purpose of recording in the accounting book (including the cost of hiring an organization eligible for valuation with a view to revaluating the residual value, and the remaining depreciation period of the asset as prescribed at Point a.2 of this Clause) If a general cost involves multiple fixed assets, it shall be distributed among the assets according to appropriate criteria (quantity and value)

Article 8. Determination of historical costs of special fixed assets

Historical costs of special fixed assets specified in Point c Clause 1 Article 4 of this Circular shall be determined according to conventional value.  The conventional value of a special fixed asset is VND 10.000.000.

Article 9. Changes of historical costs of fixed assets

1. The historical cost of a fixed asset shall be changed in the following cases:

a) The value of fixed asset is revaluated according to the decision of the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) One or certain parts of the fixed asset are dismantled (in case the value of the fixed asset that has been dismantled is recorded in the historical cost of the fixed asset).

d) One or certain parts of the fixed asset are installed.

dd) The fixed asset is partially lost or seriously damaged due to natural disasters, force majeure events or other unexpected impacts (except where the asset has been restored through public property insurance).

e) The value of land use right is adjusted in the cases specified in Point a, Clause 1, Article 7 hereof and according to the regulations in Points a, b and c Clause 1, Article 103 of the Decree No. 151/2017/ND-CP.

2. If there is change of the historical cost of a fixed asset in cases specified in Points a,b,c, d and dd Clause 1 of this Article, the agency, organization, unit or enterprise shall make a record that specifies clear explanations about such change and the historical cost of the fixed asset before and after change. If there is change of the historical cost of a fixed asset in case specified in Point e Clause 1 of this Article, the agency, organization, unit or enterprise shall make a record according to regulations in Clause 2 Article 103 of Decree No. 151/2017/ND-CP. At the same time, they shall re-establish the standard for the historical cost of the fixed asset as the basis for determination of depreciation, the residual value of such asset in order to modify the accounting book and apply accounting according to regulations of this Circular.

Article 10. Determination of historical costs of fixed assets in case of change of such historical costs

1. In case of re-evaluation of the value of a fixed asset during the process of stocktaking according to the decision of the Prime Minister specified at Point a, Clause 1, Article 9 of this Circular, the historical cost of the fixed asset shall be re-determined according to instructions of an agency or a person that has competency in stocktaking and re-evaluation.

2. In case of upgradation or expansion of a fixed asset according to the project approved by a competent agency or person specified at Point b, Clause 1, Article 9 of this Circular, the historical cost of the fixed asset shall be determined according to the formula: the historical cost of the asset equals (=) the historical cost that is recorded plus (+) the added value due to upgradation and expansion of the fixed asset. The added value due to the upgradation and expansion of the fixed asset is the recorded value approved by a competent agency or person in accordance with regulations of the law on investment, the law on construction and relevant laws.

3. In case of dismantlement of one or several parts of the fixed asset specified at Point c, Clause 1, Article 9 of this Circular, the historical cost of the fixed asset shall be re-determined according to the formula: the historical cost of the fixed asset equals (=) the historical cost that is recorded minus ( -) the value of the dismantled part of the fixed asset plus (+) reasonable costs related to the dismantlement paid by the agency, organization, unit or enterprise until the time of completion of the dismantlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If there is a dossier to determine the purchase price, recorded value/estimated value of the dismantled part of the fixed asset, the value of the dismantled part of the fixed asset shall be determined according to the purchase price, the recorded value/estimated value of the dismantled part of such fixed asset.

b) If there is not any dossier specified in point a of this Clause but it is possible to distribute the historical cost of the fixed asset to the dismantled part of the fixed asset according to the appropriate criteria (the area, quantity, purchase price, estimated value…), the value of the dismantled part of such fixed asset shall be determined according to the distributed value.

c) If there is not any dossier specified in point a of this Clause and it is impossible to distribute the historical cost of the fixed asset to the dismantled part of the fixed asset according to point b of this Clause, the value of the dismantled part of the fixed asset shall be the purchase price of the new part of the fixed asset in market at the time in which the asset is put into use.

If it is impossible to determine the purchase price of the new part of the fixed asset in market at the time in which the asset is put into use, the agency, organization, unit or enterprise that owns the asset shall hire an organization elibigble for valuation to determinate the value of the dismantled part of the fixed asset as the basis for determination of the historical cost of the fixed asset after dismantlement.

4. In case of installation of one or several parts of the fixed asset specified at Point d, Clause 1, Article 9 of this Circular, the historical cost of the fixed asset shall be re-determined according to the formula: the historical cost of the fixed asset equals (=) the historical cost that is recorded minus plus (+) the added value due to installation of one or several parts of the fixed asset plus (+) reasonable costs related to the installation paid by the agency, organization, unit or enterprise until the time of completion of the installation.

The added value due to installation of one or several parts of the fixed asset is the equivalent value of the installed part of the fixed asset, which is determined according to cases specified in Article 6 of this Circular.

5. With regard to a fixed asset which is partially lost or seriously damaged due to natural disasters, force majeure events or other unexpected impacts specified in point dd Clause 1 Article 9 of this Circular, the agency, organization, unit or enterprise that owns the asset shall hire an organization elibigble for valuation to revaluate such asset and the remaining depreciation period of the asset to state in the record of change of the historical cost of the fixed asset.  The historical cost of the fixed asset in this case is the value of the fixed asset according to revaluation.

6. In case of adjustment in the value of land use right specified in point e Clause 1 Article 9 of this Circular, the historical cost of the asset shall be re-determined according to the formula: the historical cost of the asset equals (=) the value of the land use right, which is determined according to Clauses 1, 2 and 3 of Article 102 of Decree No. 151/2017/ND-CP under indicators (land price, the area, land use purpose) after change plus (+) taxes (exclusive of tax deduction, tax refund) and other fees and charges specified in the law on fees and charges.

Article 11. Scope of depreciation calculation of fixed assets

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Fixed assets of public service providers shall be depreciated, including:

a) Fixed assets of public service providers that have guaranteed recurrent expenditure and investment expenses.

b) Fixed assets of public service providers which require its depreciation to be included in the service price according to the law.

c) Fixed assets of public service providers which are not specified in points a and b of this Clause shall be used in business, lease, joint venture and association without establishment of new legal entity according to regulations of law.

3. It is not required to calculate the depreciation of the following assets:

a) Fixed assets are the land use rights which must be determined to be included in the value of such assets as specified in Article 100 of the Decree No. 151/2017/ND-CP.

b) Special fixed assets specified in Point c, Clause 1 Article 5 hereof.

c) Fixed assets that are still usable after their depreciation is being fully calculated or their costs are being completely depreciated (including fixed assets that public service providers can receive after expiration of the duration of joint venture or association).

d) Fixed assets that are not usable though their depreciation is not fully calculated and their costs are not completely depreciated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12. Rules for calculating depreciation of fixed assets

1. Rules for calculating depreciation of fixed assets

a) The depreciation of fixed assets shall be calculated once every year in December before the accounting book is closed

b) The depreciation of the fixed assets specified in point c, Clause 2, Article 11 hereof shall be calculated and such assets shall also be depreciated according to the regulations in Article 15 hereof.

c) The depreciation of the fixed asset that the agency, organization, unit or enterprise can receive from another agency, organization, unit or enterprise according to the decision of a competent agency or person in a year shall be calculated at the receiving agency, organization, unit or enterprise in such year.

2. Rules for depreciating fixed assets

a) Rules for depreciating the fixed assets specified in points a and b, Clause 2 and Article 11 hereof shall be applied in accordance with regulations for enterprises.

b) With regard to the fixed assets specified in point c, Clause 2, Article 11 hereof, the depreciation shall be carried out from the date on which such assets are put into use in the following activities: business, lease, joint venture and association. The depreciation of such assets shall be stopped after the date on which such assets stop being used for the above activities.

c) The depreciation cost shall be allocated for each professional activity, business, lease, joint venture or association in order to record the cost of each corresponding activity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The depreciation period and rate of tangible fixed assets shall be determined according to the regulations in Appendix 01 hereto, except for the following cases:

a) If the tangible fixed assets are used in the area where the weather and environmental conditions can affect their depreciation, in necessary cases, the depreciation period and rate of such assets shall be stipulated differently from the regulations in Appendix 01 hereto. Ministers, Heads of central agencies and the People's Committees of provinces shall provide specific regulations on such depreciation period and rate.  The depreciation rate shall not be adjusted for more than or less than 20% of the depreciation rate specified in Appendix 01 hereto.

b) In case of a fixed asset whose historical cost is changed and which is upgraded and expanded according to the project approved by a competent agency or person specified at Point b, Clause 1, Article 9 of this Circular, the depreciation period of the fixed asset equals (=) the actual period which the asset is used before change (+) the remaining depreciation period of the fixed asset after upgradation and expansion. The remaining depreciation period of the fixed asset after upgradation and expansion shall be determined according to the following formula:

Remaining depreciation period of the fixed asset after upgradation and expansion equals (=) (the historical cost of the fixed asset after change minus (-) the accumulated depreciation, the depreciation deducted of the fixed asset calculated as at December 31 of the year in which the historical cost is changed) divided by (:) the annual depreciation expense of the fixed asset from the year in which the historical cost is changed, which is determined according to regulations in Point a, Clause 6 Article 14 of this Circular.

c) In case of a fixed asset whose historical cost is changed and which is partially lost or seriously damaged due to natural disasters, force majeure events or other unexpected impacts specified at Point dd, Clause 1, Article 9 of this Circular, the depreciation period of the fixed asset equals (=) the actual period which the asset is used before change (+) the remaining depreciation period of the fixed asset according to revaluation.

d) Regarding a fixed asset whose historical cost is adjusted or changed according to regulations in Points a and d Clause 2 Article 6 and Points c and d Clause 1 Article 9 of this Circular:

d.2) If the historical cost of the fixed asset is adjusted or changed after the asset has been fully depreciated, 01 year (the year in which the historical cost of the fixed asset is adjusted or changed) shall be added to the depreciation period in order to settle any increase or decrease in asset's value due to change or adjustment of the historical cost.

2. Ministers, heads of central agencies and the People's Committees of provinces shall elaborate the list, the depreciation period and rate of intangible fixed assets (except for brands of public service providers) under management by ministries, central agencies and localities (according to Form No. 01 specified in Appendix 02 issued with this Circular).

The depreciation period of an intangible fixed asset shall not be less than 04 years and more than 50 years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 14. Methods for calculating the depreciation of fixed assets

1. The annual depreciation expense of each fixed asset (except for cases specified in Clauses 2,3,4,5,6 and 7 of this Article) shall be determined according to the following formula:

Annual depreciation expense of each fixed asset

=

Historical cost of the fixed asset

X

Depreciation rate (% per year)

The depreciation rate shall be determined according to regulations in Appendix No. 01 issued together with this Circular, regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at point a, Clauses 1 and 2, Article 13 of this Circular.

2. In case of the transferred asset specified in Clause 3 Article 6 and Clause 3 Article 7 of this Circular, the depreciation of such fixed asset shall be determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.1) With regard to cases specified at Point a.1 Clause 3 Article 6, Point a.1 Clause 3 Article 7 of this Circular, the annual depreciation expense of the asset shall be determined according to the formula specified in Clause 1 of this Article; the accumulated depreciation shall be determined according to the formula specified in Clause 8 of this Article;

a.2) With regard to cases specified at Point a.2, Point a.3 Clause 3 Article 6, Point a.2 Clause 3 Article 7 of this Circular, the depreciation expense which is also the accumulated depreciation of the asset, calculated until the year in which the decision on provision or transfer of the asset is submitted to the competent agency or person shall be determined according to the formula:

Depreciation expense of the fixed asset equals (=) annual depreciation expense of the fixed asset, which is determined by the formula according to regulations in Clause 1 of this Article multiplied by (X) (depreciation period of the similar asset according to regulations (year) minus (-) remaining depreciation period of the asset according to regulations (year) or remaining depreciation period of the asset according to revaluation (year))

The depreciation period of the similar asset shall be determined according to regulations in Appendix No. 01 issued together with this Circular, regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at point a, Clauses 1 and 2, Article 13 of this Circular.

a.3) With regard to cases specified at Point a.4, Clause 3 Article 6, Point a.3 Clause 3 Article 7 of this Circular, the depreciation expense which is also accumulated depreciation of the asset, calculated until the year in which the decision on provision or transfer of the asset is submitted to the competent agency or person shall be determined according to the formula:

Depreciation expense of fixed asset

=

Historical cost of the fixed asset

-

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.4) If the year in which the fixed asset is assigned or transferred is not the year in which the decision on assignment or transfer of the fixed asset is submitted to a competent agency or person, the agency, organization, unit or enterprise to which the asset is transferred or is assigned to make a plan to handle the asset shall add to the asset receipt record the depreciation accrued over the period from the year in which the decision on provision or transfer of the fixed asset is submitted to a competent agency or person to the year in which the asset is transferred or assigned The depreciation expense of a year shall be determined by the formula specified in Clause 1 of this Article.

b) The agency, organization, unit or enterprise that receives the transferred or assigned asset shall calculate the depreciation of such asset from the year in which the asset is received and put into use. The annual depreciation expense of the asset shall be determined by the formula specified in Clause 1 of this Article.

3. With regard to a fixed asset, which is detected as an extra asset specified in Clause 5 Article 6, Clause 5 Article 7 of this Circular, the annual depreciation expense of the asset from the first year in which the asset is recorded in the accounting book at the agency, organization, unit or enterprise shall be determined according to formula specified in Clause 1 of this Article.

In the first year in which the asset is recorded in the accounting book at the agency, organization, unit or enterprise (the year in which the asset is detected as an extra asset), the depreciation expense of the asset shall be determined as follows:

Depreciation expense of the first year in which the asset is recorded in the accounting book equals (=) annual depreciation expense of the fixed asset, which is determined by the formula specified in Clause 1 of this Article multiplied by (X) (depreciation period of the similar asset according to regulations (year) minus (-) remaining depreciation period of the asset according to regulations (year) or remaining depreciation period of the asset according to revaluation (year))

The depreciation period of the similar asset shall be determined according to regulations in Appendix No. 01 issued together with this Circular, regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at point a, Clauses 1 and 2, Article 13 of this Circular.

4. With regard to a fixed asset that the public service provider can receive after expiration of the duration of joint venture or association in the form of establishment of new legal entity, a fixed asset contributed to joint venture or association by the public service provider and a fixed asset formed in the process of joint venture or association without establishment of new legal entity specified in Clauses 6 and 7 Article 6 of this Circular, the annual depreciation expense of the fixed asset from the first year in which the asset is recorded in the accounting book at the public service provider (after the year in which the joint venture or association expires) shall be determined by the formula specified in Clause 1 of this Article.

In the first year in which the asset is recorded in the accounting book at the agency, organization, unit or enterprise, the depreciation expense of the asset shall be determined as follows:

Depreciation expense in the first year in which the asset is recorded in the accounting book equals (=) annual depreciation expense of the fixed asset, which is determined by the formula specified in Clause 1 of this Article multiplied by (X) (the depreciation period of the similar asset according to regulations (year) minus (–) the remaining depreciation period of the asset revaluation (year)) minus (-) the accumulated depreciation, the depreciation deducted of the fixed asset at the public service provider (if any)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. In case of a fixed asset whose historical cost is changed and which is upgraded and expanded according to the project approved by a competent agency or person specified at Point b, Clause 1, Article 9 of this Circular, the annual depreciation expense of the fixed asset from the year its historical cost is changed shall be determined as follows:

Annual depreciation expense of the fixed asset

=

Historical cost of the fixed asset after change

X

Depreciation rate of the similar asset (% per year)

The depreciation rate of the similar asset shall be determined according to regulations in Appendix No. 01 issued together with this Circular, regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at point a, Clauses 1 and 2, Article 13 of this Circular.

6. With regard to a fixed asset whose historical cost is adjusted or changed according to regulations in Points a and d Clause 2 Article 6 and Points c and d Clause 1 Article 9 of this Circular:

a) The annual depreciation expense of the fixed asset from the year in which the historical cost is adjusted or changed shall be determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



=

Historical cost of the fixed asset after adjustment or change

X

Depreciation rate of the similar asset (% per year)

The depreciation rate of the similar asset shall be determined according to regulations in Appendix No. 01 issued together with this Circular, regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at point a, Clauses 1 and 2, Article 13 of this Circular.

In the last year of the depreciation period of the fixed asset, the depreciation expense is the residual value of the fixed asset by December 31 of the preceding year.

b) If the historical cost the fixed asset is adjusted or changed after the period of its depreciation period expired according to regulations, the depreciation expense of the year in which the historical cost is adjusted or changed shall be determined as follows:

Annual depreciation expense of the year in which the historical cost is adjusted or changed

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



-

Depreciation accrued up to the year preceding the year in which the historical cost is adjusted or changed

In the next years, it is not required to calculate the depreciation of fixed asset.

7. In case of a fixed asset whose historical cost is changed and which is partially lost or seriously damaged due to natural disasters, force majeure events or other unexpected impacts specified at Point dd, Clause 1, Article 9 of this Circular, the annual depreciation expense of the fixed asset from the year in which the historical cost is changed shall be determined as follows:

Annual depreciation expense of the fixed asset

 

=

 

Historical cost of the fixed asset after change

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. The accumulated depreciation, the depreciation deducted of each fixed asset shall be determined as follows:

Depreciation accrued up to December 31 of year (n)

=

Depreciation accrued up to December 31 of year (n-1)

+

The depreciation expense of the fixed asset of year (n), which is determined according to regulations in this Circular

9. The depreciation value of the fixed asset of the last year of the depreciation period is the difference between the historical cost and the accumulated depreciation, the depreciation deducted of such fixed asset determined according to regulations in Clause 8 of this Article.

Article 15. Regulations on depreciation of fixed assets at public service providers

1. Fixed assets specified in points a and b, Clause 2, Article 11 hereof and those specified in point c, Clause 2, Article 11 hereof shall be used for activities, including business, lease, joint venture and association. The public service provider shall carry out management and apply depreciation method according to regulations for enterprises. In case it is necessary to adjust the depreciation rate of fixed assets, different from the depreciation rate according to regulations for enterprises, the adjustment shall be made as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) With regard to the fixed asset specified in point b, Clause 2, Article 11 hereof, if the depreciation according to the depreciation rate under regulations for enterprises affects the operation of the public service provider, such provider shall make a report about this case and send it to the higher management agency (if any)so that such agency submits such report to the Minister and Head of central agency and the People’s Committee of province for decision on adjustment of depreciation rate of the fixed asset. Such adjustment aims to comply with the road map for calculating the public service prices promulgated by a competent agency or competent person according to regulations.

c) With regard to the fixed asset specified in point c, Clause 2, Article 11 hereof, which are used for activities, including business, lease, joint venture and association, if the depreciation of such asset is required to be carried out according to the depreciation rate of the equivalent fixed asset specified in this Circular, the unit using the asset shall send a report about this case to the higher management agency (if any) so that this agency submit this report to the competent agency or the competent person that approves the scheme for using the asset in the purposes, including business, lease, joint venture and association. This agency or person shall consider deciding the adjustment in depreciation rate of the fixed asset.

2. With regard to the fixed asset specified in point c, Clause 2, Article 11 hereof which is recently used in activities, including business, lease, joint venture and association and activities according to functions and tasks of the public service provider:  

a) The public service provider shall calculate and determine the annual total depreciation value of the fixed asset according to its depreciation rate specified in Article 14 of this Circular.

b) According to the useful life, use frequency or amount of finished works, the public service provider shall calculate and allocate the depreciation cost and the total depreciation cost in the year which are determined in point a of this Clause in order to be included in expenses on provision of public service, businesss, lease, joint venture or association for the depreciation cost; and record the depreciation costs of fixed assets.

3. With regard to a fixed asset which is the brand of the public service provider and is used for joint venture or association: 

a) The value of the brand of the public service provider used as capital contributed to joint venture and association shall be determined according to the guidelines of Vietnamese Valuation Standard System, the law on intellectual property and relevant laws, in order serve as the basis for the competent agency or the competent person to approve the value of the brand of such provider.

b) The value of the brand of the public service provider contributed as capital to joint venture and association shall be allocated into annual/monthly expense on joint venture or association and determined as follows:

Value of the brand of the public service provider, which is allocated into annual/monthly expense on joint venture or association

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The value of the brand of the public service provider contributed as capital to joint venture or association, which is determined according to regulations in point a of this Clause

Duration of capital contribution to joint venture or association under the Scheme for using assets for joint venture or association approved by the competent agency or person (year/month)

4. Management and use of the amount from depreciation and the value of the brand of the public service provider allocated into expense on joint venture or association:

The depreciation expense of the fixed asset specified in Clause 1, Clause 2 hereof and the value of the brand of the public service provider allocated into expense on joint venture and association specified in Clause 3 of this Article shall be added to the Fund for Developing Professional Activities of the public service provider. With regard to the fixed assets that are purchased using borrowed or mobilized capital, the depreciation of these assets shall be used for repaying both interest and principal; the remaining amount (if any) shall be added into the Fund for Developing Professional Activities of the public service provider.

Article 16. Residual value of fixed assets

1. The residual value of a fixed asset for the purpose of recording in the accounting book shall be determined as follows:

Residual value of the fixed asset calculated as at December 31 of the year (n)

=

Historical cost in the year (n) of the fixed asset

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Depreciation accrued up to  December 31 of year (n)

2. With regard to a fixed asset that has been revaluated specified at Point a.4 Clause 3, Point a.3 Clause 5, Point a, Point b Clause 6, Point b.1 Clause 7, Article 6, Point a .3 Clause 3, Point a.2 Clause 5 Article 7 and Clause 5 Article 10 of this Circular, the residual value of the fixed asset upon revaluation is the residual value of such fixed asset after revaluation.

Chapter IV

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 17. Transitional clauses

1. If a fixed asset has been recorded in the accounting book of the agency, organization, unit or enterprise before the effective date of this Circular and the depreciation period and rate of such fixed asset specified in Appendix 01 issued together with this Circular or regulations of ministers, heads of central agencies or provincial-level People's Committees have been changed compared to regulations in Appendix 01 issued together with Circular. 45/2018/TT-BTC dated May 7, 2018 of the Minister of Finance or regulations of Ministers, heads of central agencies, provincial People's Committees before the effective date of this Circular, from fiscal year 2023, the annual depreciation expense of the asset shall be determined as follows:

Annual depreciation expense of the fixed asset

=

Residual value of the fixed asset calculated as at December 31, 2022 according to the accounting book

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where:

Remaining depreciation period of the asset (year)

=

Remaining depreciation period of the similar asset according to regulations (year)

-

the actual period which the asset is used (year)

The depreciation period of the similar asset shall be determined according to regulations in Appendix No. 01 issued together with this Circular, regulations of ministers, heads of central agencies, the provincial-level People's Committees as prescribed at point a, Clauses 1 and 2, Article 13 of this Circular.

The depreciation expense of the fixed asset of the last year of the depreciation period is the difference between the historical cost and the accumulated depreciation of such fixed asset

If the asset has been fully depreciated but it still has the residual value, the depreciation expense of 2023 is the residual value of the fixed asset by December 31, 2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. With regard to a fixed asset which obtains the decision to be provided and transferred before the effective date of Circular No. 45/2018/TT-BTC dated May 07, 2018 of the Minister of Finance (July, 02 2018) and is not recorded into the accounting book before such provision or transfer or is not revaluated during the process of provision or transfer, the receiving agency, organization, unit or enterprise shall revaluate such asset according to regulations in Clause 3, Article 6 of this Circular to record it into the accounting book and determine the annual depreciation expense according to regulations in Clause 2, Article 14, hereof to apply accounting to the fixed asset from fiscal year 2023.

4. From 2018 to 2022, if the agency, organization, unit or enterprise has not adjusted the value of land use right according to regulations in Article 103 of the Law on Management and Use of Public Property, the agency, organization, unit or enterprise shall adjust the value of land use right for accounting from the fiscal year 2023.

Article 18. Effect

1. This Circular comes into effect from June 10, 2023 and is applied from the fiscal year 2023.

2. This Circular replaces the Circular No. 45/2018/TT-BTC dated May, 07 2018 of the Minister of Finance on guidance on regime for management and calculation of the depreciation of fixed assets of agencies, organizations or units and fixed assets handed to enterprises by the State without calculation of the state capital portion of such enterprises.

3. During the implementation of this Circular, if a relevant document that is referred to in this Circular is amended or replaced, the later one shall prevail./.

4. Ministries, Heads of ministerial agencies and Governmental agencies, central authorities, the People's Committees of provinces and central-affiliated cities shall direct management and calculation of the depreciation of fixed assets of agencies, organizations or units and fixed assets handed to enterprises by the State without calculation of the state capital portion of such enterprises according to regulations in this Circular.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX 01

(Enclosed with the Circular No. 23/2023/TT-BCT dated April 25, 2023 of the Minister of Finance)

DEPRECIATION PERIOD AND RATE OF TANGIBLE FIXED ASSETS

NO.

LIST OF ASSETS

DEPRECIATION PERIOD (year)

DEPRECIATION RATE (% per year)

I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

- Villas and construction works at special level

80

1,25

 

- Level I

80

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Level II

50

2

 

- Level III

25

4

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

6,67

II

Architectural structures

 

 

 

- Warehouses, storage tanks, parking lots, drying grounds, sport playgrounds, swimming pools

20

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Drilled wells, dug wells, fences

10

10

 

- Other architectural structures

10

10

III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

1

Official state cars

 

 

 

- Car with 4 to 5 seats

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Car with 6 to 8 seats

15

6,67

2

Cars serving general purposes

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

6,67

 

- Car with 6 to 8 seats

15

6,67

 

- Car with 9 to 12 seats

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Car with 13 to 16 seats

15

6,67

3

Specialized cars

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

6,67

 

- Fire fighting vehicles

15

6,67

 

- Prison vans:

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Mechanical street sweeper

15

6,67

 

- Sprinkler truck

15

6,67

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

6,67

 

- Compactor truck

15

6,67

 

- Mobile repair vehicle

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Truck laboratory

15

6,67

 

- Mail truck

15

6,67

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

6,67

 

- Rescue vehicle

15

6,67

 

- Crane truck

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Dual-control car

15

6,67

 

- Traffic inspector vehicle

15

6,67

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

6,67

 

- Outside broadcasting truck

15

6,67

 

- Different types of trucks

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Van

15

6,67

 

- Car with more than 16 seats

15

6,67

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

6,67

4

Cars serving state reception

15

6,67

5

Other cars

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IV

Other transport vehicles (other than cars)

 

 

1

Road vehicles

10

10

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10

10

3

Waterborne vehicles

 

 

 

- Cargo ship

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Passenger ship

10

10

 

- Rescue craft

10

10

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10

10

 

- Inland waterway passenger vessel

10

10

 

- Different types of ferry-boats

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Different types of canoes, motor-boats

10

10

 

- Different types of boats or ships

10

10

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10

10

4

Airborne vehicles

10

10

5

Other transport vehicles

10

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



V

Machinery and equipment

 

 

1

Popular office machinery and equipment

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

20

 

- Laptop (or similar electrical equipment)

5

20

 

- Printer

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Fax machine

5

20

 

- File cabinet

5

20

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

20

 

- Paper shredder

5

20

 

- Photocopier

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Office chairs and desks for people in high positions

8

12,5

 

- Tables and chairs for conference rooms

8

12,5

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8

12,5

 

- Air conditioner

8

12,5

 

- Electric fans

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Heater

5

20

 

- Other popular office machinery and equipment

5

20

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

a

Machinery and equipment serving general activities of agencies, organizations or units that are similar to the popular types

As specified at point 1, Section V of this Appendix

As specified at point 1, Section V of this Appendix

b

Other types of machinery and equipment serving the general activities of agencies, organizations or units

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Projector

5

20

 

- Water filter

5

20

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

20

 

- Televisions, video devices and other digital devices

5

20

 

- Sound recorder

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Camera

5

20

 

- Audio device

5

20

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

20

 

- Other communication devices

5

20

 

- Refrigerator, cooler

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Washing machine

5

20

 

- Internet and media devices

5

20

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

20

 

- Data storage and management equipment

5

20

 

- Other transmission equipment

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Surveillance camera

5

20

 

- Elevator

8

12,5

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8

12,5

 

- Safe

8

12,5

 

- Tables and chairs for meeting halls

8

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- File cabinet or display cabinet

8

12,5

 

- Other machinery and equipment serving general activities

8

12,5

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

- Specialized machinery and equipment that are similar to the popular types and serve general activities of agencies, organizations or units

As specified at point 1, point 2b Section V of this Appendix

As specified at point 1, point 2b Section V of this Appendix

 

- Specialized machinery and equipment in fields of culture and art (sound equipment, lighting, speakers, microphones, lights, etc.)

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Other specialized machinery and equipment

8

12,5

4

Other machinery and equipment: 

8

12,5

VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

1

Different types of animals

8

12,5

2

Perennial plant, perennial garden, (industrial garden fruit garden and ornamental plants)

25

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3

Lawn, tree, ornamental plant, ornamental garden

8

12,5

VII

Other tangible fixed assets

8

12,5

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(Enclosed with the Circular No. 23/2023/TT-BCT dated April 25, 2023 of the Minister of Finance)

Form No. 01

Depreciation period and rate of tangible fixed assets

Form No. 02

List of special fixed assets

 

Form No. 01

Ministry/province.......................

DEPRECIATION PERIOD AND RATE OF TANGIBLE FIXED ASSETS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



LIST

DEPRECIATION PERIOD (year)

DEPRECIATION RATE (% per year)

I

...............................................

 

 

 

- A1 asset

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

- B1 asset

 

 

 

- C1 asset

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



...............................................

 

 

 

- A2 asset

 

 

 

- B2 asset

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

- C2 asset

 

 

III

...............................................

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- A3 asset

 

 

 

- B3 asset

 

 

 

- C3 asset

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

....

...............................................

 

 

 

Form No. 02

Ministry/province.......................

LIST OF SPECIAL FIXED ASSETS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



LIST

I

...............................................

 

- A1 asset

 

- B1 asset

 

- C1 asset

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



...............................................

 

- A2 asset

 

- B2 asset

 

- C2 asset

III

...............................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- A3 asset

 

- B3 asset

 

- C3 asset

....

...............................................

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 23/2023/TT-BTC ngày 25/04/2023 hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


276.485

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.249.170
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!