Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 201/2009/TT-BTC hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp

Số hiệu: 201/2009/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 15/10/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 201/2009/TT-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2009

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CÁC KHOẢN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ TRONG DOANH NGHIỆP

- Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008;
- Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
- Căn cứ Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại công văn số 2225/VPCP-KTTH ngày 9/4/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp như sau:

Phần A

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng:

Thông tư này áp dụng cho doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Thông tư không áp dụng đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ.

Đối với các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ các nước, nếu Hiệp định có các quy định về xử lý chênh lệch tỷ giá khác với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

Điều 2. Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. “Ngoại tệ” là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh nghiệp.

2. “Nghiệp vụ ngoại tệ” là chỉ các nghiệp vụ thu chi bằng ngoại tệ và để tính giá.

3. “Tỷ giá hối đoái” là tỷ giá trao đổi giữa hai loại tiền (sau đây gọi tắt là tỷ giá).

4. “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” là chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ kế toán với tỷ giá quy đổi tại thời điểm điều chỉnh của cùng một loại ngoại tệ.

Điều 3. Doanh nghiệp có các nghiệp vụ ngoại tệ thực hiện hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp.

Điều 4. Những ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá quy đổi ra "Đồng" Việt Nam thì thống nhất quy đổi thông qua đồng đô la Mỹ theo tỷ giá giao dịch của ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm thực tế phát sinh hoặc đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ.

Phần B

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (của doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) được hạch toán ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.

Điều 6. Nội dung xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái:

1. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của nghiệp vụ ngoại tệ trong kỳ:

1.1. Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập:

Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh cụ thể:

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng được phân bổ dần vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm được phân bổ dần vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

1.2. Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh:

Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính cụ thể:

a. Đối với nợ phải thu:

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ.

b. Đối với nợ phải trả:

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí tài chính trong kỳ.

1.3. Thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp:

a. Đối với nợ phải thu:

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập thanh lý doanh nghiệp.

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp.

b. Đối với nợ phải trả:

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập thanh lý doanh nghiệp.

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí thanh lý doanh nghiệp.

1.4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ do việc mua, bán ngoại tệ:

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.

- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ.

2. Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ:

Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải quy đổi số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra "đồng Việt Nam” theo tỷ giá quy định tại Điều 3 của Thông tư này. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi với tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán được xử lý như sau:

2.1. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.

2.2. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:

a. Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn:

Đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:

- Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm.

- Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.

b. Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn:

Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:

- Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.

- Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính.

Khi thanh lý từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả dài hạn, nếu tỷ giá thanh toán thực tế phát sinh cao hơn hoặc thấp hơn tỷ giá đang hạch toán trên sổ sách thì phần chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được xử lý như quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.

Phần C

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 44/TC-TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp nhà nước và Thông tư số 38/2001/TT-BTC ngày 05/6/2001 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/TC-TCDN ngày 8/7/1997.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó TPCP;
- Văn phòng TW và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng BCĐ phòng, chống tham nhũng TW;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, VCCI;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Website Chính phủ; Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp)
- Các Tổng công ty Nhà nước, Hội Kế toán và Kiểm toán VN (VAA), Hội Kiểm toán viên hành nghề VN (VACPA)
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính
- Website Bộ Tài chính
- Lưu: VT, Cục TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 201/2009/TT-BTC

Hanoi, October 15, 2009

 

CIRCULAR

GUIDING THE HANDLING OF EXCHANGE RATE DIFFERENCES IN ENTERPRISES

Pursuant to the 2008 Law on Enterprise Income Tax;
Pursuant to the Government's Decree No. 124/2008/ND-CP of December 11, 2008, detailing and guiding a number of articles of the
Law on Enterprise Income Tax;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CPof November27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Government's Decree No. 09/ 2009/ND-CP of February 5, 2009, promulgating the Regulation on financial management of state companies and management of state capital invested in other enterprises;
To realize the directing opinions of Deputy Prime Minister Nguyen Sinh Hung in the Government Office's Official Letter No. 2225/VPCP-KTTH of April 9, 2009, on the handling of foreign exchange rate differences, the Ministry of Finance guides the handling of exchange rate differences in enterprises as follows:

Part A

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Subjects and scope of application

This Circular applies to enterprises estab­lished and operating in Vietnam under law. It does not apply to foreign currency trading enterprises.

For enterprises established on the basis of treaties concluded between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and governments of foreign countries and containing provisions on the handling of exchange rate differences different from this Circular's guidance, these treaties prevail.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. "Foreign currency" means a currency different from the currency used in accounting activities of an enterprise.

2. Foreign currency operations'* means revenue and expenditure operations in foreign currencies and for pricing.

3. "Foreign exchange rale" means an exchange rale between two currencies (below referred to as exchange rate).

4. "Foreign exchange rate difference" means the difference between a booked exchange rate and an exchange rate for conversion of the same foreign currency at the lime of adjustment.

Article 3. Enterprises that conduct foreign currency operations shall account foreign exchange rate differences under current accounting regulations.

Exchange rates for conversion of foreign currencies into Vietnam dong must comply with the Finance Minister's Decision No. 15/2006/QD-BTC of March 20, 2006, promulgating enterprise accounting regulations.

Article 4. Foreign currencies of which exchange rates for conversion into Vietnam dong are not publicly announced by the State Bank of Vietnam will all be converted through the US dollar at exchange rates applied by banks at which enterprises open their accounts at the time when the balances of monetary items of foreign-currency origin actually arise or are revaluated at the end of a period.

Part B

SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Handling of foreign exchange rate differences

1. Handling of foreign exchange rate differences of foreign currency operations in a period:

1.1. At the stage of construction investment for forming fixed assets of newly established enterprises:

At the stage of construction investment for forming fixed assets of newly established enterp­rises, foreign exchange rate differences arising in the settlement of monetary items of foreign-currency origin for construction investment and those arising from the revaluation of monetary items of foreign-currency origin at the end of a fiscal year shall be recorded accumulatively and separately on the balance sheet. When fixed assets are completely formed and put into use, foreign exchange rate differences arising at the stage of construction investment shall be incrementally allocated to incomes or production and business expenses, specifically:

- For positive foreign exchange rate differences, they shall be incrementally allocated to financial incomes of enterprises, and the duration of allocation must not exceed 5 years after works arc put into operation.

- For negative foreign exchange rate differences, they shall be incrementally allocated to Financial expenses of enterprises, and the duration of allocation must not exceed 5 years after works are put into operation.

1.2. At the stage of production and business operation of enterprises:

At the stage of production and business operation, covering construction investment for forming fixed assets of operating enterprises, the foreign exchange rate difference arising in the settlement of monetary items of foreign-currency origin shall be accounted as incomes or expenses in the fiscal year, specifically:

a/ For receivable debts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Negative foreign exchange rate differences shall be accounted as financial expenses in the period.

b/ For payable debts:

- Negative foreign exchange rate differences shall be accounted as financial incomes in the period.

- Positive foreign exchange rate differences shall be accounted as financial expenses in the period.

1.3. At the stage of enterprise dissolution and liquidation:

a/ For receivable debts:

- Positive foreign exchange rate differences shall be accounted as incomes from enterprise liquidation.

- Negative foreign exchange rate differences shall be accounted as expenses for enterprise liquidation.

b/ For payable debts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Positive foreign exchange rate differences shall be accounted as expenses for enterprise liquidation.

1.4. For foreign exchange rate differences arising from foreign currency trading in the period:

- Positive foreign exchange rate differences shall be accounted as financial incomes in the period.

- Negative foreign exchange rate differences shall be accounted as financial expenses in the period.

2. Handling of foreign exchange rate differences arising from the revaluation of the foreign-currency balance at the end of a period:

At the end of an accounting period, enterprises shall convert their balances in cash, deposits, sums of money in transfer, receivable and payable debts of foreign-currency origin into Vietnam dong at exchange rates specified in Article 3 of this Circular. The difference between the post-conversion exchange rate and the booked exchange rate shall be handled as follows."

2.1. Foreign exchange rate differences arising from the revaluation of the year-end balances being in cash, deposits, in-transfer sums of money and short-term debts (of a term of 1 year or less) of foreign-currency origin at the time of making financial statements shall not be accounted as expenses or incomes but shall be retained as balances on financial statements and recorded, at the beginning of the next year, as reverse book entries to wipe out the balances.

2.2. Foreign exchange rate differences arising from the revaluation of the year-end balances of long-term debts (of a term of more than one year) of foreign-currency origin at the time of making financial statements shall be handled as follows:

a/ For long-term receivable debts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Positive differences shall be accounted as financial incomes in the year.

- Negative differences shall be accounted as financial expenses in the year.

b/ For long-term payable debts:

For debts receivable in foreign currencies, companies shall revaluate the year-end balances of foreign-currency amounts, and handle exchange rate differences after clearing as follows:

- Positive foreign exchange rate differences shall be accounted as Financial expenses in the year and as reasonable expenses upon enterprise income tax calculation. In case the accounting of positive foreign exchange rate differences as expenses leads to business losses, part of these differences may be carried forwarded to the subsequent year in order to prevent companies from suffering from losses provided that the amounts accounted as expenses in the year must be at least equal to the exchange rate differences of the payable long-term foreign-currency balances in the year. The remaining exchange rate differences shall be further monitored and allocated to expenses of the subsequent five years at most.

- Negative foreign exchange rate differences shall be accounted as financial incomes.

Upon liquidation of each receivable or payable long-term debt, if the exchange rate actually used in payment is higher or lower than the booked one. the arising foreign exchange rate difference shall be handled under Point 1.2. Clause 1, Article 6 of this Circular.

Part C

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Any difficulties or problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement.-

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER





Tran Van Hieu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


40.861

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.9.172
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!