BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
19-LĐTBXH/TT
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1990
|
THÔNG TƯ
SỐ
19-LĐTBXH/TT NGÀY 31-12-1990 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUY CHẾ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC XÍ
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Nghị định số 233-HĐBT
ngày 22-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế lao động đối với các xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sau khi trao đổi ý kiến thống nhất với Uỷ ban
Nhà nước về hợp tác đầu tư và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn và quy định cụ thể việc thực hiện như sau:
I - PHẠM
VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.
1. Phạm vi áp
dụng quy chế lao động:
Xí nghiệp, Công ty liên doanh,
100% vốn nước ngoài, bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, văn
phòng cơ quan đại diện bên nước ngoài, được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư
cấp giấy phép thành lập và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đối tượng
áp dụng:
- Giám đốc hoặc người được Giám
đốc uỷ quyền ký kết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể. khi thay
đổi Giám đốc thì người kế nhiệm đương nhiên tiếp tục thực hiện các điều khoản
đã ký kết.
- Người lao động Việt Nam hoặc người nước ngoài làm việc tại Xí nghiệp, Công ty thuộc phạm vi nói ở điểm 1, phần
I nói trên.
II - TUYỂN
DỤNG VÀ ĐÀO TẠO
1. Tiêu
chuẩn để tuyển dụng đối với người lao động:
Tiêu chuẩn đối với người lao
động về thể lực, giới tính, trình độ văn hoá, tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ
do xí nghiệp đặt ra theo yêu cầu tuyển dụng và phải đủ 18 tuổi trở lên tính
theo dương lịch.
Trường hợp cần thiết tuyển lao
động dưới 18 tuổi thì thực hiện theo quy định tại Điều 4, Quy chế lao động.
2. Phương
thức tuyển chọn:
Điều 3, của Quy chế lao động quy
định xí nghiệp được tuyển dụng theo 3 phương thức:
a) Căn cứ vào tiêu chuẩn đối với
người lao động, xí nghiệp trực tiếp tuyển chọn trong số những người do cơ quan
lao động địa phương giới thiệu.
Cơ quan lao động địa phương quy
định ở đây là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố, đặc khu trực
thuộc Trung ương.
b) Nếu xí nghiệp không có diều
kiện để tuyển chọn trực tiếp thì có thể uỷ thác cho một Công ty cung ứng lao
động hoặc Công ty dịch vụ đầu tư tuyển theo tiêu chuẩn yêu cầu của xí nghiệp.
Công ty cung ứng lao động hoặc
Công ty dịch vụ đầu tư được thành lập phải có tư cách pháp nhân đầy đủ, có quy
định chức năng cung ứng lao động, và khi làm chức năng giới thiệu việc làm,
tuyển dụng lao động cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải có giấy
phép theo phân cấp:
- Công ty thuộc Bộ, ngành Trung
ương do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép;
- Công ty thuộc địa phương do
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép.
- Trường hợp nội dung tuyển lao
động đã được ghi vào hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh do
bên Việt Nam chịu trách nhiệm thì xí nghiệp hoặc công ty Việt Nam tham gia liên
doanh, hợp tác thực hiện các điều khoản đã cam kết.
c) Sau khi tuyển chọn theo 2
phương thức a, b không đạt kết quả theo yêu cầu, xí nghiệp thông báo với cơ
quan lao động địa phương áp dụng phương thức thông báo rộng rãi trên các phương
tiện thông tin đại chúng để tuyển lao động, kể cả những người cư trú ở địa
phương khác.
Sau khi tuyển dụng 15 ngày xí
nghiệp có trách nhiệm báo cáo kết quả với cơ quan lao động địa phương để theo
dõi, quản lý và tạo điều kiện cần thiết cho người lao động khi về cư trú tại
địa phương.
d) Lệ phí giới thiệu hoặc tuyển
dụng lao động theo uỷ thác:
Lệ phí giới thiệu hoặc tuyển
dụng lao động theo uỷ thác nêu tại tiết a, b chỉ được thu một lần theo mức do
hai bên theo thoả thuận, nhưng không vượt quá:
- 3% mức lương tháng ghi trong
hợp đồng lao động đối với mỗi trường hợp tuyển được qua giới thiệu để chi các
khoản về giao dịch, thông báo tuyển dụng, giấy tờ, biểu mẫu, hồ sơ lý lịch cần
thiết.
- 8% mức lương tháng ghi trong
hợp đồng đối với mỗi trường hợp tuyển được theo uỷ thác để chi các khoản về
giao dịch, thông báo tuyển dụng, giấy tờ, biểu mẫu, hồ sơ lý lịch cần thiết,
khám sức khoẻ, kiểm tra tay nghề hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Tuyển
người nước ngoài:
a) Đối với công việc đòi hỏi kỹ
thuật cao hoặc để làm việc quản lý mà phía Việt Nam chưa đáp ứng được, xí
nghiệp có quyền tuyển người nước ngoài nhưng phải có văn bản đề nghị cơ quan
lao động địa phương chấp thuận với các nội dung cơ bản:
- Công việc cần sử dụng người
nước ngoài, thời hạn sử dụng cụ thể;
- Chương trình, kế hoạch cụ thể
đào tạo người Việt Nam thay thế người nước ngoài;
- Đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân
chịu trách nhiệm về phí tổn đưa người nước ngoài vào Việt Nam và trở về nước.
b) Khi đến Việt Nam người nước ngoài được cơ quan lao động địa phương cấp thẻ làm việc theo mẫu thống nhất
do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
III- HỢP
ĐỒNG LAO ĐỘNG
1. Mẫu hợp
đồng lao động:
Mẫu hợp đồng lao động được ban
hành tại phụ lục A kèm theo Thông tư này.
Nội dung của hợp đồng lao động
được ghi rõ tại các điều khoản của Chương III, Quy chế lao động.
2. Chấm dứt
hợp đồng lao động:
a) Quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động của người lao động quy định tại điều 15 Quy chế lao động. Nói rõ
một số điểm:
- Đối với hợp đồng lao động thời
hạn không xác định: người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động vào bất
cứ lúc nào không cần nêu lý do nhưng phải báo trước cho Giám đốc xí nghiệp (hoặc
người được Giám đốc uỷ quyền) ít nhất 60 ngày.
- Đối với hợp đồng lao động có
thời hạn xác định và hợp đồng lao động theo một công việc nhất định, theo mùa,
vụ người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (nhưng phải
báo trước theo quy định tại điều 18 Quy chế lao động) khi có một trong các
trường hợp:
Điểm 2, điều 15: Xí nghiệp cố ý
trả chậm hoặc trả thiếu tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) từ 1 tuần trở
lên trong 2 kỳ lương liên tục hoặc 4 kỳ lương không liên tục trong một năm.
Điểm 3, điều 15: Giám đốc xí
nghiệp, người được Giám đốc, uỷ quyền trực tiếp hoặc dung túng cho người dưới
quyền nhục mạ, hăm doạ, xúc phạm người lao động, gây tổn thương về thể xác hoặc
ảnh hưởng lớn về tinh thần tuy hành vi đó chưa tới mức cấu thành tội phạm theo
Luật hình sự.
b/ Quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động của xí nghiệp quy định tại điều 16, Quy chế lao động:
Điểm 1, điều 16: Người lao động
được coi là thường xuyên không hoàn thành công việc được giao theo hợp đồng khi
2 tháng liền hoặc 3 tháng trong một năm không đáp ứng hoặc không hoàn thành
khối lượng và chất lượng công việc được giao.
3. Mức bồi
thường khi vi phạm các điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động hoặc vi phạm thời
hạn báo trước:
Xí nghiệp hoặc người lao động vi
phạm các điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động hoặc vi phạm thời hạn báo trước
theo quy định có trách nhiệm bồi thường như sau:
a/ Vi phạm các điều kiện chấm
dứt hợp đồng lao động: Bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên kia:
- Ít nhất bằng 3 (ba) tháng lương
nếu là hợp đồng lao động với thời hạn không xác định hoặc hợp đồng lao động với
thời hạn xác định đã thực hiện chưa được một nửa thời hạn ký kết.
- Ít nhất bằng 2 (hai) tháng
lương nếu là hợp đồng lao động lao động với thời hạn xác định đã thực hiện được
từ một nửa thời hạn ký kết trở lên.
- Ít nhất bằng 1 (một) tháng
lương cho các trường hợp còn lại.
Tháng lương ghi ở trên là mức
lương chính và phụ cấp lương (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động.
b/ Vi phạm thời hạn báo trước:
Bên vi phạm phải bồi thường một
số tiền bằng số tiền lương và phụ cấp (nếu có) của toàn bộ thời gian báo trước
còn lại.
c/ Trường hợp người lao động
được xí nghiệp đào tạo, sau đó vi phạm các điều kiện chấm dứt hợp đồng lao
động, thì ngoài tiền bồi thường như quy định nêu trên người lao động còn phải
bồi thường cả những chi phí đào tạo do xí nghiệp bỏ ra, đã ghi trong hợp đồng
lao động, nếu người sử dụng lao động yêu cầu. Mức bồi thường được thoả thuận
trước và ghi vào hợp đồng lao động.
d/ Trách nhiệm thanh toán của
các bên sau khi chấm dứt hợp đồng lao động:
- Chậm nhất một tuần kể từ ngày
chấm dứt hợp đồng lao động, xí nghiệp và người lao động có trách nhiệm thanh
toán mọi khoản về quyền lợi quy định cho mỗi bên, kể cả các khoản ghi trong hợp
đồng và các khoản bồi thường nếu có;
- Xí nghiệp có trách nhiệm hoàn
trả số lao động (nếu có) và mọi hồ sơ, giấy tờ khác mà người lao động đã nộp
cho xí nghiệp trong quá trình làm việc tại xí nghiệp. Nếu xí nghiệp để hư hỏng,
mất mát thì phải trả tiền phí tổn cho người lao động làm lại các giấy tờ cần
thiết đó;
- Người lao động có trách nhiệm
trả lại các trang bị vật dụng không thuộc sở hữu cá nhân đã được cấp trong quá
trình làm việc tại xí nghiệp, kể cả thẻ ra vào xí nghiệp (nếu có). Đồng thời
người lao động cũng có quyền yêu cầu xí nghiệp cấp giấy chứng nhận cần thiết về
thời gian làm việc tại xí nghiệp, trình độ nghề nghiệp, chuyên môn, các chế độ
quyền lợi đã được hưởng.
IV- THOẢ
ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
1. Ngoài những
nội dung đã được nêu ở điều 23 Quy chế lao động, thoả ước lao động tập thể có
thể thoả thuận những nội dung sau:
- Quan hệ làm việc giữa đại diện
lao động (hoặc Công đoàn xí nghiệp) và Giám đốc;
- Chế độ nghỉ ngơi đối với những
nghề, công việc mà thời gian làm việc không thể theo chế độ thông thường;
- Những quy ước khi xí nghiệp gặp
rủi ro, tai hoạ hoặc thay đổi công nghệ phải giãn thải lao động;
- Những quy định về chế độ, hình
thức trả lương, tiền thưởng, nâng bậc lương, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao
trình độ tay nghề, ngày trả lương trong tháng;
- Phương thức áp dụng khi giải
quyết tranh chấp lao động;
- Những ưu đãi khác.
Tất cả các thoả thuận trên không
được trái với Quy chế lao động và hướng dẫn tại thông tư này.
2. Tuỳ điều
kiện cụ thể của các xí nghiệp mà Giám đốc (hoặc người được giám đốc xí nghiệp
uỷ quyền) chủ động dự thảo, trao đổi với công đoàn hoặc đại diện lao động để
thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể theo quy định.
Khi xí nghiệp chưa có tổ chức
công đoàn mà cần thiết phải cử đại diện lao động, thì đại diện này được lựa chọn
trong số những người lao động làm việc tại xí nghiệp, và phải bầu theo hình
thức bỏ phiếu kín có sự chứng kiến của Giám đốc xí nghiệp (hoặc đại diện) và
đại diện của cơ quan lao động sở tại.
3. Cơ quan lao
động địa phương (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) là nơi đăng ký thoả ước
lao động tập thể của các xí nghiệp. Trong thời hạn tối đa 15 ngày, sau khi nhận
được thoả ước mà cơ quan lao động địa phương không trả lời việc chấp thuận đăng
ký thì thoả ước lao động tập thể đương nhiên có hiệu lực thi hành.
4. Thoả ước
lao động tập thể là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để thanh tra,
kiểm tra và giải quyết tranh chấp lao động tại xí nghiệp.
V- CÔNG
ĐOÀN
1. Giám đốc xí nghiệp phải tôn
trọng các quyền về tổ chức và hoạt động của Công đoàn theo Luật công đoàn và
quy định tại các điều 28, 29, 30, Quy chế lao động.
2. Chủ tịch hoặc người được uỷ
quyền của Ban Chấp hành công đoàn được dự và tham gia ý kiến trong các cuộc họp
có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động.
3. Khi chấm dứt Hợp đồng lao
động theo điều 16, Quy chế lao động, Giám đốc xí nghiệp cần tham khảo ý kiến
với Ban chấp hành công đoàn. Trường hợp không nhất trí với Quyết định của Giám
đốc thì Ban chấp hành công đoàn có quyền báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp lao động.
4. Khi thấy có vi phạm về việc
chấp hành chính sách, pháp luật, đối với người lao động, Ban chấp hành công
đoàn có quyền yêu cầu Giám đốc xí nghiệp thực hiện đúng chính sách pháp luật.
5. Giám đốc xí nghiệp có trách
nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của Công đoàn cung cấp các
phương tiện, thông tin, thông báo kịp thời tình hình tiền lương, tiền thưởng,
an toàn lao động, vệ sinh lao động, và sự việc có liên quan đến người lao động
trong xí nghiệp.
Công đoàn có trách nhiệm giáo
dục người lao động thi hành đúng hợp đồng lao động.
VI- THỜI
GIỜ LÀM VIỆC, NGHỈ NGƠI
1. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi
ghi trong quy chế lao động quy định mức tối đa hoặc tối thiểu tuỳ theo từng
trường hợp. Khi quy chế lao động quy định ở mức tối đa thì xí nghiệp có quyền
thực hiện ở mức ít hơn và ngược lại, khi quy định ở mức tối thiểu thì xí nghiệp
có quyền thực hiện ở mức nhiều hơn.
2. Thời giờ nghỉ giữa ca:
- Đối với người lao động làm
việc theo ca, kíp: thời giờ nghỉ giữa ca không được tính vào thời giờ làm việc.
- Đối với người lao động làm
việc theo giờ hành chính: thời giờ nghỉ giữa ca không được tính vào thời giờ
làm việc.
3. Ngày nghỉ hàng năm:
- Ngày nghỉ hàng năm quy định là
ngày làm việc, bao gồm cả ngày đi đường. Khi ngày nghỉ hàng năm trùng với ngày
nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì những ngày đó không được tính trừ vào ngày
nghỉ hàng năm.
- Người lao động có thể nghỉ làm
nhiều lần nhưng tổng số ngày nghỉ hàng năm không quá số ngày qui định và không
quá 3 lần trong một năm.
- Nếu người lao động tự nguyện
không nghỉ hoặc nghỉ không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán trả
tiền cho những ngày không nghỉ đó.
- Người lao động có thể được
thanh toán tiền tàu, xe đi nghỉ hàng năm tuỳ theo khả năng của xí nghiệp và quy
định này được ghi vào thoả ước lao động tập thể.
4. Thời giờ nghỉ làm việc được
hưởng nguyên lương:
- Các ngày nghỉ lễ không trùng
vào ngày nghỉ hàng tuần quy định tại điều 33, Quy chế lao động;
- Ngày nghỉ hàng năm quy định
tại điều 35, Quy chế lao động;
- Thời giờ phụ nữ nghỉ đẻ theo
chế độ thai sản;
- Thời giờ hàng ngày chăm sóc
con dưới 12 tháng tuổi;
- 3 ngày nghỉ trong trường hợp
người lao động kết hôn; cha, mẹ, (cả bên vợ hoặc bên chồng), vợ hoặc chồng, con
chết quy định tại điều 38 Quy chế lao động;
- Các ngày nghỉ khác được thoả
thuận trong thỏa ước lao động tập thể, trong hợp đồng lao động hoặc được Giám
đốc xí nghiệp cho người lao động nghỉ hưởng nguyên lương.
Hưởng nguyên lương ở đây là mức
lương chính và các khoản phụ cấp (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động.
VII- TIỀN
LƯƠNG - TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
1. Tiền lương
ghi trong hợp đồng:
Căn cứ vào lĩnh vực sản xuất -
kinh doanh, ngành, nghề điều kiện lao động, trình độ tay nghề, chuyên môn, mức
lương chính và các phụ cấp của người lao động ghi trong hợp đồng được hình
thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với Giám đốc xí nghiệp (hoặc
người được Giám đốc uỷ quyền), nhưng mức lương chính không được thấp hơn mức
lương tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội công bố hàng
năm áp dụng đối với lao động của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Mức lương chính có thể ghi
theo lương giờ, lương ngày, lương tuần, lương tháng, nhưng nhất thiết trong mọi
trường hợp đều phải ghi thêm mức lương tháng để làm cơ sở cho việc giải quyết
một số chế độ quy định cụ thể tại Thông tư này;
- Để dễ dàng trong việc thoả
thuận tiền lương đối với người lao động, trước khi tiến hành tuyển dụng lao
động, xí nghiệp có thể phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hoặc cơ
quan lao động địa phương nghiên cứu xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương
và các chế độ phụ cấp phù hợp với lao động các ngành, nghề, công việc của xí
nghiệp.
- Xí nghiệp có quyền áp dụng các
chế độ hình thức trả lương thích hợp để gắn tiền lương với kết quả công việc
của tập thể hoặc cá nhân người lao động.
2. Các quy
định về trả lương:
- Xí nghiệp có trách nhiệm trả
tiền lương và phụ cấp (nếu có) trực tiếp, đầy đủ, đúng kỳ quy định và tại nơi
làm việc cho người lao động. Nếu trả chậm, trả thiếu phải chịu phạt theo tỉ lệ:
tuần đầu mỗi ngày 0,3% số tiền trả chậm, trả thiếu. Những ngày sau, mỗi ngày
0,5% số tiền trả chậm, trả thiếu.
- Tiền lương được trả toàn bộ
hoặc 1 phần bằng tiền nước ngoài hoặc tiền Việt Nam có gốc tiền nước ngoài theo
tỉ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương và phải
trả bằng tiền mặt.
- Người lao động làm việc ban
đêm (từ 22h đến 6h) mỗi giờ được trả thêm ít nhất bằng 50% mức lương giờ làm
việc ban ngày; Riêng các khách sạn có thể trả ở mức thấp hơn nhưng ít nhất bằng
25% mức lương giờ làm việc ban ngày.
- Người lao động làm thêm giờ
vào ngày thường được trả thêm ít nhất bằng 50% tiền lương giờ tiêu chuẩn (bao
gồm mức lương chính và các khoản phụ cấp). Nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày
nghỉ hàng tuần thì được trả thêm ít nhất 100% tiền lương giờ làm việc tiêu
chuẩn.
- Khi xí nghiệp phá sản, bị giải
thể hoặc bị thanh lý thì tiền lương phải là khoản nợ trước hết được ưu tiên
thanh toán.
- Hàng tháng xí nghiệp có trách
nhiệm báo cáo cơ quan tài chính và cơ quan lao động địa phương thu nhập thực tế
(bao gồm tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác) của người lao động
làm việc trong xí nghiệp.
VIII- BẢO
HIỂM XÃ HỘI
1. Khoản
tiền bảo hiểm xã hội thuộc nghĩa vụ của xí nghiệp:
a/ Theo điều 36, Quy chế lao
động: "hàng tháng xí nghiệp có nghĩa vụ nộp một khoản tiền bảo hiểm xã hội
bằng 10% tổng quỹ lương của người lao động làm việc tại xí nghiệp".
Tổng quỹ lương được tính trên cơ
sở mức lương chính (ghi trong hợp đồng lao động) của số lao động làm việc tại
xí nghiệp, bao gồm cả cán bộ quản lý và các cán bộ chủ chốt của xí nghiệp do
Hội đồng quản trị xí nghiệp liên doanh hoặc chủ sở hữu xí nghiệp 100% vốn nước
ngoài quyết định.
b/ Việc sử dụng khoản tiền bảo
hiểm xã hội 10% thuộc nghĩa vụ của xí nghiệp cụ thể như sau:
- Hàng tháng xí nghiệp có trách
nhiệm nộp 2% cho cơ quan lao động địa phương hoặc Công ty bảo hiểm xã hội (nếu
có) để đóng góp vào quỹ xã hội chi cho chế độ trợ cấp thất nghiệp của người lao
động. Đối tượng và mức hưởng cụ thể do Nhà nước quy định.
Ngày nộp trong tháng do xí nghiệp
và cơ quan lao động địa phương hoặc Công ty bảo hiểm xã hội thống nhất quy
định. Nếu nộp chậm, nộp thiếu phải bồi thường theo tỉ lệ lãi suất ngân hàng tại
thời điểm nộp chậm, nộp thiếu.
- 8% còn lại được đưa vào quỹ
bảo hiểm xã hội lập tại xí nghiệp do đại diện của xí nghiệp và đại diện lao
động cùng quản lý để chi cho các chế độ bảo hiểm xã hội gồm:
+ Trợ cấp trả cho người lao động
nghỉ do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ít nhất bằng 50% mức lương
chính ghi trong hợp đồng.
+ Trợ cấp bằng 100% tiền lương
trả cho lao động nữ nghỉ đẻ theo chế độ thai sản (ít nhất 12 tuần theo lịch).
Trường hợp vì lý do thai sản, sau khi đã nghỉ hết thời hạn nêu trên mà sản phụ
chưa thể đi làm việc được và có giấy y tế bệnh viện xác nhận, xí nghiệp có thể
cho nghỉ thêm, nhưng không quá 12 tuần. Trợ cấp trong những ngày nghỉ thêm được
trả như chế độ trợ cấp ốm đau. Ngoài ra xí nghiệp có thể cho nghỉ thêm không
hưởng lương tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể.
+ Chi phí khám bệnh, chữa bệnh
do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kể cả phí đi lại từ
nơi ở hoặc nơi làm việc đến nơi khám, chữa bệnh, phí chỉnh hình và lắp đặt dụng
cụ chỉnh hình do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
+ Tiền thuốc chữa bệnh do: ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mà không đến mức phải đi
điều trị tại bệnh viện.
+ Tiền bồi dưỡng cho lao động nữ
khi thai sản, thực hiện các biện pháp sinh đẻ hạn chế, vệ sinh phụ nữ.
+ Tiền chi phí chôn cất người
lao động bị chết trong thời gian làm việc tại xí nghiệp, gồm:
1 (một) áo quan bằng gỗ nhóm V
(năm);
20 (hai mươi mét) vải liệm;
Xe chở quan tài, xe cho người
đưa tang;
Hương, hoa nến và một số phụ chi
khác.
Chế độ và sổ sách quản lý 8% quỹ
bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định của cơ quan tài chính hoặc xí nghiệp tự
xây dựng chế độ sổ sách quản lý và được cơ quan tài chính cấp tỉnh, thành phố,
đặc khu trực thuộc Trung ương chấp thuận.
2. Khoản
tiền bảo hiểm xã hội thuộc nghĩa vụ của người lao động:
- Điều 47, quy chế lao động quy
định: "hàng tháng, người lao động có nghĩa vụ nộp 10% tiền lương vào quỹ
bảo hiểm xã hội địa phương để chi các chế độ bảo hiểm xã hội".
Tiền lương ở đây là mức lương
chính tính theo tháng ghi trong hợp đồng lao động, không tính theo mức thu nhập
thực tế của người lao động. Việc thu nộp được thực hiện tập trung tại xí nghiệp
qua các kỳ trả lương hàng tháng và xí nghiệp có trách nhiệm chuyển nộp kịp thời
cho cơ quan lao động địa phương (hoặc Công ty bảo hiểm xã hội).
- Người lao động Việt Nam về nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động được hưởng mọi chế độ như công nhân, viên chức của
các xí nghiệp ở trong nước về nghỉ hưu hoặc nghỉ mất sức lao động. Những người
không đủ điều kiện về nghỉ hưu hoặc nghỉ mất sức lao động thì được hưởng chế độ
thôi việc theo quy định hiện hành.
Thủ tục cũng như nguồn kinh phí
trả cho người lao động khi về nghỉ hưu hoặc mất sức lao động do cơ quan lao
động địa phương (hoặc Công ty bảo hiểm xã hội) giải quyết.
Khoản tiền 10% bảo hiểm xã hội
này không bắt buộc đối với lao động là người nước ngoài.
IX- AN
TOÀN LAO ĐỘNG - BẢO VỆ SỨC KHOẺ
Xí nghiệp có trách nhiệm bảo đảm
an toàn và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động theo các điều khoản 48, 49, 50
Quy chế lao động.
1. Việc
khai báo trước khi xí nghiệp hoạt động:
Trước khi hoạt động, xí nghiệp
phải khai báo với cơ quan lao động địa phương về các nội dung sau:
+ Địa điểm của xí nghiệp;
+ Các yếu tố nguy hiểm, có hại
có thể phát sinh trong quá trình xí nghiệp hoạt động;
+ Các biện pháp bảo đảm an toàn
lao động, vệ sinh lao động cho người lao động và bảo vệ môi sinh, môi trường
xung quanh.
+ Phương án phòng, chống cháy nổ
và xử lý cấp cứu khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây ô nhiễm môi trường.
2. Việc
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
- Xí nghiệp cấp cho người lao
động các loại phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn
lao động, vệ sinh lao động đối với công việc mà họ phải thực hiện.
Đối với các loại phương tiện bảo
vệ cá nhân, nếu thiếu nó có thể dẫn đến tai nạn lao động, ví dụ: găng, ủng cách
điện, chịu dầu, chịu chất ăn mòn, dây an toàn, mặt nạ phòng độc, quần áo đặc
biệt chống nóng, chống chất ăn mòn, quần áo lặn, v.v... thì nhất thiết không
được tính trả bằng tiền cho người lao động.
- Trong hợp đồng lao động cần
ghi rõ loại phương tiện bảo vệ cá nhân mà người lao động được cấp và thời gian
sử dụng cho từng loại.
3. Về tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Mọi trường hợp xảy ra tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp đều phải thực hiện đúng chế độ khai báo, điều tra
lập biên bản và báo cáo theo quy định của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt nam.
Xí nghiệp có trách nhiệm bảo
hiểm cho người lao động tại cơ quan bảo hiểm Việt Nam với mức bồi thường cho
một người lao động bị chết, hoặc mất khả năng lao động từ 81% trở lên do tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp không do lỗi của người lao động, ít nhất là
8.000 đôla Mỹ (tám nghìn đô la Mỹ).
Các mức còn lại thì tuỳ theo tỉ
lệ thương tật và tỉ lệ mất khả năng lao động vĩnh viễn, người lao động được
hưởng mức bồi thường theo quy định của cơ quan bảo hiểm Việt Nam.
4. Việc sử
dụng lao động nữ và người dưới 18 tuổi:
Danh mục những nghề và công việc
độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm được ban hành tại phụ lục B kèm theo Thông tư này.
Bản danh mục có thể được Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội bổ sung, sửa đổi khi cần thiết.
5. Việc xử
lý những vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động:
Xí nghiệp vi phạm pháp luật và
những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động gây ra, hoặc có khả năng
gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường thì tuỳ theo mức
độ nặng, nhẹ mà bị xử phạt theo quy định của Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
X- THANH
TRA, KIỂM TRA LAO ĐỘNG
- Thanh tra lao động cấp tỉnh,
thanh tra lao động của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, viên chức được Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội uỷ quyền, có thẩm quyền thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành quy chế lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy
định về lao động tại xí nghiệp.
- Việc thanh tra, kiểm tra theo
định kỳ phải có đề cương thông báo trước Giám đốc xí nghiệp.
- Các đợt thanh tra, kiểm tra
bất thường phải do Chánh Phó thanh tra lao động cấp tỉnh, Chánh Phó thanh tra
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội chủ trì và phải báo cáo kết quả các cuộc
thanh tra với Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và xã hội, kèm theo những
kiến nghị của mình.
XI- GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
1. Trình tự giải quyết:
a/ Khiếu nại:
Giám đốc xí nghiệp cũng như
người lao động có quyền đề đạt các khiếu nại của mình về những vẫn đề thuộc
quan hệ lao động tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đề nghị giải quyết.
Trước hết, những khiếu nại này
phải được trình bày tại Sở Lao động - Thương binh và xã hội địa phương. Chỉ sau
khi Sở giải quyết mà đương sự cho là không thoả đáng, khiếu nại mới được chuyển
lên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
Sở Lao động - Thương binh và xã
hội có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc khiếu nại, kèm văn bản về việc giải
quyết vụ khiếu nại mà đương sự chưa nhất trí lên Bộ Lao động - Thương binh và
xã hội.
Đương sự có thể tự mình trình
bày vụ khiếu nại lên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội với điều kiện có kết
quả giải quyết vụ khiếu nại ở cấp Sở bằng văn bản, và các giấy tờ liên quan.
b/ Hoà giải và trọng tài:
Khi có tranh chấp lao động Giám
đốc xí nghiệp cùng người lao động, công đoàn xí nghiệp (hoặc đại diện lao động)
tiến hành thương lượng để giải quyết trong phạm vi 7 ngày kể từ ngày có một bên
đưa ra bất đồng của mình với phía bên kia.
Nếu thương lượng không thành,
tranh chấp nói trên được hoà giải theo thủ tục sau:
- Hoà giải do Sở Lao động -
Thương binh và xã hội làm trung gian, tổ chức trong vòng 7 ngày, kể từ ngày Sở
nhận được đề nghị của một trong các bên tranh chấp.
- Sở Lao động - Thương binh và
xã hội có thể lập một Hội đồng trọng tài và tổ chức việc xem xét vụ tranh chấp,
trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được dề nghị của một trong các bên tranh chấp.
- Hai bên có thể cùng đề nghị
một cá nhân nào đó đứng ra làm trọng tài hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và xã hội cử trọng tài với cam kết thực hiện theo kết luận của
trọng tài. Việc lựa chọn và giải quyết được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ
khi các bên nhất trí lựa chọn trọng tài hoà giải. Các bên tranh chấp có quyền
chọn một trong 3 hình thức hoà giải nêu trên để giải quyết tranh chấp mà không
cần tuân theo thứ tự sắp đặt của 3 hình thức đó.
- Chỉ sau khi đã áp dụng các
bước nêu trên mà kết quả không thoả đáng, các bên mới đệ trình vụ tranh chấp
lên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội giải quyết.
Trong vòng 20 ngày, kể từ khi
nhận được hồ sơ vụ tranh chấp, Bộ sẽ đưa ra các kết luận về vụ tranh chấp.
Tuy nhiên, nếu thấy không thoả
đáng, các bên có quyền đề nghị Toà án nhân dân xét xử.
c/ Các bước hoà giải, trọng tài
nêu trên cần được Giám đốc xí nghiệp và tập thể lao động thoả thuận lựa chọn và
ghi vào trong thoả ước lao động tập thể.
XII- ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày ký. Bãi bỏ tất cả quy định của các Bộ, ngành, địa phương và những
thoả thuận của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trước đây trái với quy định
tại Quy chế lao động và Thông tư hướng dẫn này.
Thủ trưởng các Bộ, ngành liên
quan, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương,
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và xã hội. Giám đốc và người lao động các xí nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài thi hành Quy chế lao động và các quy định, hướng dẫn chi
tiết tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có
gì vướng mắc đề nghị phản ảnh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
nghiên cứu giải quyết.
PHỤ LỤC A
MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 19-LĐTBXH/TT ngày 31-12-1990 của Bộ Lao động - Thương
binh và xã hội, hướng dẫn thi hành Quy chế lao động đối với xí nghiệp có vốn
đầu tư với nước ngoài).
Chúng tôi:
Một bên là: ông (bà)
Sinh năm: Quốc tịch:
Chức Vụ:
Đại diện cho (xí nghiệp - công
ty):
Và một bên là ông (bà):
Sinh năm: Quốc tịch:
Trình độ văn hóa:
Nghề nghiệp:
Nơi cư trú:
Giấy chứng minh nhân dân (hoặc
Sổ lao động) số:
Cùng nhau thoả thuận ký kết hợp
đồng lao động gồm những điều khoản dưới đây:
Điều 1. - Ông (bà):
Sẽ làm việc cho (xí nghiệp, công
ty)
Theo hình thức (ghi rõ là loại
hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn xác định hay hợp đồng
theo vụ việc):
Tại địa điểm: (Chi tiết - kể cả
phạm vi dự kiến có sự di chuyển):
....................................................................
...................................................
- Phương tiện đi lại làm việc
(từ nơi ở đến xí nghiệp và ngược lại do xí nghiệp đảm nhiệm hay cá nhân tự lo
liệu):
- Chức vụ, cương vị đảm nhiệm:
Mức lương chính (ghi cả số và
chữ, loại tiền):
..............................................................
...............................
Phụ cấp gồm có:
................................................................................................
Điều 2. - Ông (Bà):
Sẽ làm việc theo chế độ thời
gian (bình thường, đặc biệt):
Số ngày nghỉ được hưởng lương
hàng năm gồm:
.........................................................................................................................
Được cấp phát những vật dụng cần
thiết để làm việc như:
..........................................................................................................................
......................................................................
và phải chịu trách nhiệm (hay không chịu trách nhiệm) trong việc giữ gìn, bảo
quản những tài sản đó nếu để:
+ Mất
+ Hư hỏng
- Trang bị bảo hộ lao động khi
làm việc gồm:
...............
Điều 3. - Ông (Bà).......
chịu sự điều hành trực tiếp
trong công việc của ông (bà)
(ghi rõ chức vụ người quản lý):
.................................................................................................................
Ngoài ra, khi cần thiết làm theo
chỉ thị của: Ông (Bà)
.........................................................................................................................
Điều 4. - Ông
(Bà):...........
Có nghĩa vụ:
...........
Điều 5. - Ông
(Bà):............................. có quyền:
- Đề nghị thoả thuận lại một
hoặc toàn bộ các nội dung đã được nêu trong bản hợp đồng này (thông qua người
quản lý trực tiếp, đại diện công nhân hay đại diện tổ chức công đoàn, trực tiếp
với Giám đốc).
- Được hưởng (các phúc lợi) gồm:
và được (thưởng, nâng lương, bồi dưỡng)
.......................................................................
- Chấm dứt hợp đồng lao động khi:
.....................
nhưng phải báo cho (xí nghiệp,
công ty) biết trước một thời hạn là:
Nếu không tuân theo thời hạn báo
trước, ông (bà) có thể bị (yêu cầu bồi thường, cắt giảm tiền thưởng):
......................
Điều 6. - Xí nghiệp (Công
ty)
có nghĩa vụ:
.....................
và có quyền:
.....................
Điều 7. - Hợp đồng này có
hiệu lực kể từ ngày .......... cho đến ngày ..........
Điều 8. - Hợp đồng này
làm thành hai bản (02):
- Một bản do Ông
(Bà)............ giữ
- Một bản lưu giữ tại xí nghiệp
(công ty)
Lập tại:
Ngày tháng năm 199
Giám
đốc
|
Ông
(Bà)
|
(ký
tên, đóng dấu)
|
|
PHỤ LỤC B
DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI NGUY HIỂM
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 19-LĐ-TBXH/TT ngày 31-12-1990 của Bộ Lao động -
Thương binh và xã hội).
1. Nấu chảy và rót kim loại nóng
chảy,
2. Cán kim loại nóng,
3. Luyện quặng kim loại màu,
(đồng, chì, thuỷ ngân, kẽm bạc),
4. Cán, kéo, dập sản phẩm chì,
sản phẩm mạ chì,
5. Đốt lò luyện cốc, 6. Phá vỡ
khuôn đúc,
7. Làm sạch nồi hơi, ống dẫn khí,
8. Hàn ắc quy chì, hàn trong
thùng kín, hàn ở vị trí có độ cao trên 10 m,
9. Tất cả những công việc phải
tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở,
10. Sản xuất, bao gói hoặc
thường xuyên tiếp xúc với anilin,
11. Sản xuất phôt-pho, asen và
hợp chất chứa asen,
12. Sản xuất đóng gói và thường
xuyên tiếp xúc với xăng, sơn, mực in có chứa chì,
13. Thường xuyên tiếp xúc với
măng-gan, diôxyt, thuỷ ngân,
14. Đốt lò sấy quặng pyrít, hấp
thụ, rửa tinh chế khí vận hành bơm axít, lọc bụi điện, thải xỉ (trong sản xuất
axít sunfuric),
15. Sản xuất axít nitric và
natrisunfat,
16. Sản xuất di sunfua cacbon,
17. Sản xuất phốt-gien,
18. Chưng cất, đóng bình dung
môi benzen và đồng đẳng của benzen,
19. Điện phân Clo, hoá lỏng Clo,
đóng bình Clo, xử lý Clo (trong sản xuất axít Clohyđric).
20. Đốt lò sấy quặng, nghiền
mịn, điều chế supe phốt phát (trong supe phốt phát),
21. Vận hành lò tạo khí than,
thải xỉ là tạo khí than, tái sinh dung dịch đồng, vận hành máy nén urê (trong
sản xuất phân đạm urê).
22. Vận hành lò sản xuất đất đèn
dạng hở, nghiền đất đèn thủ công,
23. Tái sinh chì, nấu hợp kim
chì, đúc bi chì, đúc sườn cục chì, trộn trát cao lá cực (trong sản xuất ắc quy).
24. Sản xuất bao gói hoặc thường
xuyên tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng,
chống mối mọt có tính độc mạnh như:
+ Asen và muối của asen,
+ Phốt fua kẽm, phốt fua nhôm,
phốt fua hyđrô,
+ Axít flo, axít Clohyđric, axít
Xyahyđric và muối của axít xyanhyđric,
+ Clopicrin,
+ Nitro benzen,
+ Thuỷ ngân hữu cơ (simen,
xê-rê-sen...),
+ Lân hữu cơ (Etylparation,
metylparation...),
+ Clo hữu cơ (DDT các loại, 666
các loại).
25. Sửa chữa thiết bị hoá chất
như: sửa chữa lò, thùng, tháp kín, đường ống ngầm.
26. Phối liệu, cân đong, sàng
sẩy hoá chất trong sản xuất cao su.
27. Lưu hoá, hình thành, bốc dỡ
sản phẩm cao su cỡ lớn như: thùng, két nhiên liệu, lốp ô-tô...
28. Làm việc trong lò xông mủ
cao su.
29. Đào lò, đào lò giếng,
30. Tất cả công việc trong hầm
lò kể cả vận chuyển,
31. Khoan thăm dò, khoan nổ mìn,
bắn mìn,
32. Nghiền, phối liệu quặng,
nguyên liệu trong điều kiện bụi tạo thành chứa từ 10% điôxyt silic trở lên.
33. Tuyển khoáng chì.
34. Khai thác quặng phóng xạ các
loại.
35. Lắp đặt giàn khoan,
36. Khoan thăm dò giếng dầu và
khí,
37. Làm việc ở hệ thống thiết bị
khoan nổi trên biển.
38. Thợ lặn dầu khí
39. Lái máy bay trực thăng cho
các giàn khoan
40. Sửa chữa đường cáp có mạ chì
hàn hộp cáp chì,
41. Sửa chữa đường dây điện cao
thế, dựng cột điện cao thế,
42. Xây dựng, sửa chữa cột cao
qua sông, cột ăngten,
43. Xây dựng, sửa chữa cáp ngầm
thông tin,
44. Pha chế Clo,
45. Thường xuyên trực tiếp với
hypoclorít,
46. Thường xuyên pha chế, trực
tiếp với thuốc nhuộm anilin,
47. Nấu thuỷ tinh, thổi thuỷ
tinh bằng miệng,
48. Mạ Crôm, mạ xyanua,
49. Vận hành nồi da tụ keo
phênon, cán ép nhựa phênon,
50. In hoa trên màng mỏng, in
nhãn trên giấy màng mỏng,
51. Vận hành máy hồ vải sợi,
52. Trải nhũ tương giấy ảnh,
53. Ngấm tẩm da, muối da,
54. Bóc dỡ da sống,
55. Cán ép tấm da lớn, cứng,
56. Làm việc ở lò lên men thuốc
lá,
57. Tráng parafin trong bể rượu,
58. Vào hộp sữa trong buồng kín,
59. Sơn, cạo rỉ trong hầm men
bia,
60. Ngâm, vớt bột thuốc thối.
61. Làm việc trong thùng chìm,
62. Căn chỉnh trong thi công tấm
lớn,
63. Đào giếng,
64. Cậy bẩy đá trên núi,
65. Sử dụng các loại máy cầm tay
chạy bằng hơi ép, có sức ép từ 4 át-mốt-phe trở lên (như máy khoan, máy búa...),
66. Buộc tải trọng cho máy trục,
67. Lái mày thi công hạng nặng
có công suất lớn hơn 36 mã lực như máy xúc, máy ủi, xe bánh xích,
68. Đốt lò đầu máy hơi nước,
69. Lái xe lửa,
70. Làm sạch nồi hơi,
71. Sơn, hàn, cạo rỉ trong thùng
kín,
72. Ngâm tẩm tà vẹt,
73. Mang vác nặng trên 50 kg,
74. Đốt lò trên tầu thuỷ,
75. Vận hành nồi hơi,
76. Lái cẩu nổi,
77. Gạt than dưới hầm tầu,
78. Cán, rèn, gò vỏ tầu, lắp vỏ
tầu,
79. Đổ bê-tông dưới nước,
80. Khảo sát đường sông,
81. Vận hành tầu hút bùn,
82. Thợ lặn,
83. Lái ô-tô có trọng tải trên
2,5 tấn
84. Nấu chảy chì, rót và hoàn
thiện bản đúc chữ chì,
85. Rửa axít khuôn in sâu.
86. Đánh bắt cá tôm và các hải
sản khác trên biển,
87. Chế biến lông vũ,
88. Chăn trâu bò trên núi cao,
89. Thu mua vận chuyển trâu bò,
90. Lái máy kéo nông nghiệp 50
mã lực trở lên.
91. Chặt hạ gỗ lớn,
92. Vận xuất gỗ lớn,
93. Xeo bán, bốc xếp gỗ lớn bằng
thủ công,
94. Xuôi bè mảng trên sông có
nhiều ghềnh thác,
95. Cưa xẻ gỗ thủ công 2 người
kéo
96. Mò vớt gỗ chìm,
97. Giao nhận bảo quản xăng dầu
trong hang hầm,
98. Vận hành máy bơm xăng dầu
trong hang hầm,
99. Đo xăng dầu trong hang hầm,
100. Nạo vét cống ngầm,
101. Ngâm mình dưới nước bẩn hôi
thối,
102. Mổ tử thi, liệm, mai táng
người chết, bốc mồ mả.