UỶ
BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1291/QLKH
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 8 năm 1988
|
THÔNG TƯ
CỦA UỶ BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC SỐ 1291/QLKH NGÀY
16 THÁNG 8 NĂM 1988 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TRONG XÍ
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH
Ngày 22-3-1988, Hội đồng Bộ trưởng
đã ra Nghị định số 50-HĐBT ban hành bản Điều lệ Xí nghiệp công nghiệp quốc
doanh.
Trong năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng
đã ban hành Quyết định số 134-HĐBT ngày 31-8-1987 về một số biện pháp khuyến
khích công tác khoa học và kỹ thuật.
Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà
nước hướng dẫn việc tổ chức hoạt động khoa học và kỹ thuật trong xí nghiệp công
nghiệp quốc doanh nhằm thúc đẩy nhanh chóng việc áp dụng các thành tựu khoa học
và kỹ thuật đổi mới kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng
cao chất lượng và đổi mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất.
I. KẾ HOẠCH
ÁP DỤNG KỸ THUẬT TIẾN BỘ VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Điều 1.
Kế hoạch áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và kế hoạch nghiên cứu khoa học
là bộ phận hợp thành của kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính - xã hội của
xí nghiệp quốc doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở).
Cơ sở được quyền sử dụng mọi nguồn
vốn tự có (bao gồm vốn được cấp pháp, vốn khấu hao cơ bản để lại xí nghiệp, quỹ
khuyến khích phát triển sản xuất, vốn do liên kết đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản
xuất, vốn huy động của cơ sở...) để áp dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật
nhằm đổi mới kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm,
đổi mới tổ chức sản xuất - kinh doanh theo hình thức chi trực tiếp hoặc thông
qua việc ký các hợp đồng với các cơ quan, các cán bộ khoa học và kỹ thuật.
Cơ sở được quyền chủ động bố
trí, điều hoà vật tư, thiết bị, vốn, lao động... để thực hiện kế hoạch này.
Điều 2.
Cơ sở được quyền chủ động lựa chọn và áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất phù
hợp với yêu cầu của sản xuất.
2.1. Nếu là kỹ thuật tiến bộ do
cơ sở tự tạo ra hoặc ký hợp đồng với bên ngoài để áp dụng vào sản xuất của cơ sở
thì giám đốc được quyền quyết định việc xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật,
đánh giá nghiệm thu công trình.
2.2. Nếu là kỹ thuật tiến bộ do
cấp trên giao cho cơ sở thực hiện thì cấp nào giao kế hoạch áp dụng, cấp đó phải
xét luận chứng kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo đủ các điều kiện áp dụng cho cơ sở
và chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả kinh tế của công trình áp dụng. Trường
hợp cấp trên không đảm bảo đủ các điều kiện áp dụng, cơ sở được quyền từ chối
không nhận thực hiện. Nếu xét thấy có lợi, công trình mang lại hiệu quả đối với
sản xuất thì cơ sở có thể chủ động bố trí, hỗ trợ một phần các điều kiện để áp
dụng.
II. HOẠT ĐỘNG
TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 3.
Đối với mỗi sản phẩm được phép sản xuất, cơ sở có quyền và nghĩa vụ xây dựng và
công bố tiêu chuẩn sản phẩm (có thể là tiêu chuẩn cấp cơ sở) phù hợp với các điều
kiện sản xuất của mình và phù hợp với những quy định chung của TCVN và TCN hoặc
TCV (nếu là xí nghiệp quốc doanh địa phương), đặc biệt là những yêu cầu về bảo
vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Mỗi sản phẩm xuất xưởng phải
có nhãn sản phẩm và có dấu KCS, ghi rõ phẩm cấp (nếu có), đối với những sản phẩm
lâu bền phải có giấy bảo hành. Trong trường hợp cần thiết, khi xuất xưởng sản
phẩm phải kèm theo giấy hướng dẫn sử dụng. Cơ sở phải thực hiện nghiêm chỉnh chế
độ đăng ký nhãn sản phẩm theo quy định.
Điều 4
4.1. Cơ sở
có quyền và nghĩa vụ đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá hay nhãn hiệu dịch vụ
để đánh dấu sản phẩm, hàng hoá hay phương tiện phục vụ của mình theo quy định của
Điều lệ về Nhãn hiệu hàng hoá ban hành theo Nghị định số 197-HĐBT ngày
14-12-1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
Chủ nhãn hiệu hàng hoá có quyền
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm quyền sử dụng nhãn
hiệu hàng hoá của mình.
Các cơ sở đăng ký sáng chế theo
quy định của Điều lệ về Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và
sáng chế ban hành theo Nghị định số 31-CP ngày 23-1-1981.
Nhà nước bảo hộ pháp lý các kiểu
dáng công nghiệp theo những quy định của Điều lệ về Kiểu dáng công nghiệp ban
hành theo Nghị định số 85-HĐBT ngày 13-5-1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Tác giả
kiểu dáng công nghiệp được hưởng mọi quyền lợi theo quy định của Điều lệ về kiểu
dáng công nghiệp.
Điều 5.
Tổ chức trang bị các phương tiện đo lường và kiểm nghiệm, duy trì độ chính xác
cần thiết theo yêu cầu trình độ kỹ thuật - công nghệ trong gia công, chế biến,
trong kiểm nghiệm, kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm, trong công tác
nghiên cứu khoa học và áp dụng kỹ thuật tiến bộ.
Cơ sở được thực hiện chế độ kiểm
định Nhà nước các phương tiện đo theo Quy định số 184-KHKT/QĐ ngày 4-9-1987 của
Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
Điều 6.
Trong quá trình ký kết hợp đồng với các cơ sở khác, cơ sở được quyền sử dụng
các tiêu chuẩn đã công bố của các bên để làm căn cứ pháp lý cho việc đàm phán,
định giá và thực hiện hợp đồng.
Điều 7.
Cơ sở sản xuất và kinh doanh chỉ chịu sự thanh tra giám sát thường xuyên của cơ
quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất lượng sản
phẩm và hàng hoá.
Điều 8.
Đối với các sản phẩm xuất khẩu, nếu cơ sở sản xuất kinh doanh đã được Nhà nước
cho phép tổ chức việc giao thẳng cho khách hàng nước ngoài thì chịu trách nhiệm
hoàn toàn về chất lượng sản phẩm của mình theo sự hướng dẫn về thủ tục của cơ
quan ngoại thương.
Điều 9.
Cơ sở được quyền yêu cầu các bên giao kỹ thuật thực hiện chế độ bảo hành nhằm đảm
bảo chất lượng các phương tiện kỹ thuật và dây chuyền công nghệ trong thời hạn
một năm kể từ khi bàn giao công trình.
III. KHUYẾN
KHÍCH KINH TẾ CHO ÁP DỤNG KỸ THUẬT TIẾN BỘ BẢO ĐẢM VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM
Điều 10.
Giá bán sản phẩm được xác định theo mức độ chất lượng tương ứng. Những sản phẩm
được cấp dấu chất lượng Nhà nước cấp cao được phụ giá tối đa không quá 10% giá
bán buôn công nghiệp đã trừ thu quốc doanh (hoặc thuế), sản phẩm được cấp dấu
chất lượng Nhà nước cấp I được phụ giá tối đa không quá 5% giá bán buôn công
nghiệp đã trừ thu quốc doanh (hoặc thuế) theo Thông tư liên bộ số
2750-KHKT/VG/TC/TT ngày 23-12-1987 của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước - Uỷ
ban Vật giá Nhà nước - Bộ Tài chính quy định tạm thời việc khuyến khích vật chất
đối với sản phẩm được cấp dấu chất lượng Nhà nước.
Những sản phẩm có chất lượng kém
và lạc hậu (hiện vẫn còn được phép tiêu thụ) phải bán với giá thấp hơn so với
giá bán sản phẩm cùng loại. Sau một thời gian quy định, nếu cơ sở không chịu cải
tiến, Nhà nước buộc cơ sở đình chỉ sản xuất và cấm lưu hành trên thị trường.
Điều 11.
Giá các sản phẩm sản xuất thử, sản xuất làm mẫu, sản phẩm được Nhà nước cho
phép bán giới thiệu mặt hàng tại các hội chợ triển lãm hoặc tại cửa hàng giới
thiệu sản phẩm mới do xí nghiệp dược quyền quyết định hoặc thoả thuận với khách
hàng như đã quy định trong Điều 28, phần V của Quyết định 217-HĐBT ngày
14-11-1987. Thông tư số 01-VGNN/PPCĐ ngày 11-1-1988 của Uỷ ban Vật giá Nhà nước.
Trên nhãn sản phẩm sản xuất thử phải ghi rõ "sản phẩm chế thử".
Điều 12.
Khoản lợi nhuận thu thêm do áp dụng kỹ thuật tiến bộ mang lại được miễn các khoản
giao nộp trong thời gian từ 1 đến 3 năm và phân phối như sau:
12.1. Trả cho tác giả kỹ thuật
tiến bộ không dưới 5% (theo Điều 7 mục 1 của Quyết định số 134-HĐBT ngày
31-8-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về một số biện pháp khuyến khích công tác khoa
học và kỹ thuật);
12.2. Trả cho tập thể hoặc cá
nhân áp dụng kỹ thuật tiến bộ (do cơ sở tự tạo ra và áp dụng bằng vốn tự có của
cơ sở) hoặc cơ quan nghiên cứu và triển khai tham gia áp dụng kỹ thuật tiến bộ
(theo kế hoạch trên giao) từ 10-15% (theo Điều 7 mục 1 của Quyết định số
143-HĐBT nói trên).
12.3. Trích nộp quỹ phát triển
khoa học - kỹ thuật tập trung của Bộ chủ quản 10-20% (theo điểm 4 phần A chương
III của Thông tư liên bộ Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước - Bộ Tài chính số
28-TC/KHKT ngày 24-9-1986).
12.4. Phần còn lại (60-70% lợi
nhuận thu thêm) được đưa vào các quỹ tự có của cơ sở. Tỷ lệ trích lập và việc sử
dụng các quỹ tự có của cơ sở do giám đốc cơ sở quyết định.
Điều 13.
Đối tượng thưởng trong hoạt động khoa học và kỹ thuật của cơ sở:
13.1. Thưởng hoàn thành kế hoạch
cho các cá nhân, tập thể hoàn thành kế hoạch áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản
xuất của cơ sở, mặc dù việc áp dụng chưa đủ điều kiện để tính được hiệu quả
kinh tế.
13.2. Cá nhân, tập thể đã giúp đỡ
tích cực, đảm bảo hậu cần cho việc hoàn thành tốt kế hoạch áp dụng kỹ thuật tiến
bộ (về đảm bảo vật tư, tài chính, văn thư hành chính, can vẽ, liên hệ ký hợp đồng...).
13.3. Cá nhân, tập thể hoàn
thành các đề tài nghiên cứu, triển khai kết thúc đúng hạn, được cấp quản lý đề
tài đánh giá và xếp loại xuất sắc hoặc khá.
13.4. Cá nhân, tập thể giải quyết
tốt những nhiệm vụ kỹ thuật đột xuất.
13.5. Cá nhân, tập thể có biện
pháp tiết kiệm ngoại tệ như:
- Thay thế không phải thuê
chuyên gia nước ngoài;
- Giảm vật tư nhập khẩu;
- Giảm chi ngoại tệ cho các dịch
vụ, sửa chữa... mà vẫn bảo đảm chất lượng và tiến độ công việc.
Điều 14.
Các chế độ thưởng và mức thưởng:
14.1. Việc thưởng cho các đối tượng
quy định ở Điều 13 là do Giám đốc xét và quyết định theo các điểm IV.3, IV.4 của
Thông tư số 01-LĐTBXH/TT ngày 9-1-1988 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
14.2. Việc khen thưởng sáng kiến,
sáng chế theo đúng Nghị định số 31-CP ngày 23-1-1981 được bổ sung theo Quyết định
số 92-HĐBT ngày 5-8-1986 và Thông tư Liên bộ số 796-LBKH/TC ngày 30-5-1988 của
Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước và Bộ Tài chính về việc sửa đổi mức thưởng
cho tác giả sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và sáng chế.
14.3. Việc thưởng tiết kiệm (kể
cả ngoại tệ) thực hiện theo Nghị quyết số 15-HĐBT ngày 8-2-1982 và Thông tư hướng
dẫn của Bộ Tài chính số 05-TC/VP ngày 6-3-1982, Quyết định số 134-HĐBT ngày
31-8-1987 và Thông tư số 2388-QLKH ngày 4-11-1987 của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật
Nhà nước.
Điều 15.
Nguồn trích lập quỹ khen thưởng:
- Một phần tiền thu hồi do bán sản
phẩm chế thử;
- Một phần lợi nhuận thu thêm do
áp dụng thành công kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất trong thời gian từ 1 đến 3
năm;
- Tiền làm lợi cho áp dụng sáng
kiến, sáng chế;
- Tiền thưởng sản phẩm được cơ
quan có thẩm quyền cấp dấu chất lượng;
- Tiền làm lợi do thực hiện các
biện pháp tiết kiệm;
- Các chế độ tiền thưởng hiện
hành khác nếu có.
Trong đó nguồn tiền thưởng do tiết
kiệm được ngoại tệ trích từ dự án đầu tư đã được phân bổ kim ngạch chi cho
chuyên gia nước ngoài hoặc để nhập vật tư, thuê sửa chữa.
Điều 16.
Ngân hàng có trách nhiệm thanh toán các hợp đồng áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản
xuất theo những thể thức thanh toán thuận lợi cho cả hai bên theo quy định ở điểm
7 của Thông tư số 130-NH/TT ngày 30-12-1987 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 17.
Cơ sở được quyền:
17.1. Ký kết các hợp đồng kinh tế
và hợp đồng dân sự với các cán bộ khoa học và kỹ thuật dưới danh nghĩa tập thể
tự nguyện, hiệp hội hoặc cá nhân để tạo ra và áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản
xuất.
17.2. Cho các tập thể và cá nhân
nói trên thuê thiết bị, máy móc, phương tiện của cơ sở và tạo điều kiện vật chất
- kỹ thuật để tạo ra và áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.
17.3. Thanh toán cho các tập thể
và cá nhân nói trên khoản thù lao hợp đồng trên nguyên tắc thoả thuận. Tập thể
và cá nhân tạo ra và áp dụng thành công kỹ thuật tiến bộ được hưởng toàn bộ khoản
tiền thù lao hợp đồng, không khống chế mức tối đa như quy định ở điểm IV.6 của
Thông tư số 01-LĐTBXH/TT ngày 9-1-1988 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 18.
Các cán bộ khoa học và kỹ thuật, mọi người lao động trong biên chế của xí nghiệp
được phép tiến hành liên kết với các cá nhân, các cơ sở thuộc mọi thành phần
kinh tế khác để tiến hành các hoạt động khoa học và kỹ thuật đã quy định trong
Thông tư số 1050-QLKH ngày 21-7-1988 của Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước,
theo các hình thức sau:
- Mở các cơ sở nghiên cứu, thí
nghiệm, thực nghiệm (phòng, trạm, trại...) tư nhân, gia đình.
- Mở các cơ sở dịch vụ khoa học
và kỹ thuật.
- Mở các dịch vụ tư vấn về kỹ
thuật, thị trường.
Điều 19.
Cơ sở được quyền sử dụng quỹ ngoại tệ (tự có, vốn vay hoặc được cấp) để mua các
thiết bị, máy móc nghiên cứu, thí nghiệm, đo lường, kiểm tra, mua tài liệu, mua
sáng chế, thuê chuyên gia nước ngoài nhằm phục vụ cho việc đổi mới kỹ thuật, đổi
mới công nghệ, nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm.
Nhà nước giảm thuế nhập khẩu đối
với các phương tiện thiết bị nghiên cứu, thí nghiệm khoa học và kỹ thuật qua đường
phi mậu dịch theo Quyết định số 33-TC/VP ngày 29-5-1987 của Bộ Tài chính.
Cơ sở được quyền tiếp cận thị
trường nước ngoài theo các hình thức sau: cử cán bộ và gửi hàng tham gia các hội
chợ triển lãm quốc tế, tham gia giao dịch và ký trực tiếp với các hãng nước
ngoài các hợp đồng mua bán hàng hoá, cử cán bộ đi khảo sát thị trường nước
ngoài.
Cơ sở tự trang trảo mọi chi phí
cho việc tiếp cận thị trường nước ngoài.
IV. TỔ CHỨC HỖ
TRỢ ĐỔI MỚI KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ
Điều 20.
Cơ sở được quyền thành lập các bộ phận sản xuất thử, bộ phận nghiên cứu và triển
khai, bộ phận làm dịch vụ khoa học và kỹ thuật. Cơ sở tự cân đối và đảm bảo
kinh phí và các điều kiện cho các bộ phận này hoạt động. Nếu cơ sở tham gia những
chương trình đổi mới sản phẩm có ý nghĩa đối với toàn ngành hoặc toàn nền kinh
tế quốc dân thì cơ sở đó có thể lập tờ trình đề nghị cơ quan quản lý cấp trên hỗ
trợ về kinh phí trích từ quỹ phát triển khoa học - kỹ thuật tập trung của Bộ
(theo Thông tư liên bộ số 28-TC/KHKT ngày 24-9-1986).
Điều 21.
Cơ sở được quyền chủ động thiết lập và mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết
với các cơ sở nghiên cứu và triển khai, các cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế theo các hình thức sau:
- Hợp tác sản xuất chia sản phẩm;
- Chung vốn đầu tư chia lợi nhuận;
- Liên hiệp khoa học - sản xuất
hoặc khoa học - đào tạo - sản phẩm;
- v.v...
Điều 22.
Cơ sở sản xuất được lập đại lý ở các trung tâm thương nghiệp, các điểm dịch vụ
v.v. để mở rộng việc giao dịch với khách hàng, ký kết hợp đồng và tiến hành dịch
vụ khoa học và kỹ thuật v.v. (theo quy định trong Thông tư số 13-NT ngày
4-11-1986 của Bộ Nội thương).
Điều 23.
Cơ sở được quyền thành lập các bộ phận thông tin kinh tế - kỹ thuật, nghiên cứu
thị trường, các trường lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật.
Điều 24.
Hội đồng kỹ thuật của cơ sở là tổ chức tư vấn của Giám đốc trong việc đánh giá
trình độ kỹ thuật sản xuất và sản phẩm, xác định các phương án sản phẩm, góp ý
kiến về những biện pháp chủ yếu nhằm từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật sản
xuất, trình độ đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân lành nghề.
V. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 25.
Những quy định trên đây áp dụng cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh.