Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 12/1999/TT-BTM hướng dẫn kinh doanh mặt hàng rượu

Số hiệu: 12/1999/TT-BTM Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành: 19/05/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/1999/TT-BTM

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 12/1999/ TT-BTM NGÀY 19 THÁNG 5 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN KINH DOANH MẶT HÀNG RƯỢU

Thi hành Nghị định của Chính phủ số 11/1999/ NĐ-CP ngày 03- 3- 1999 về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và Nghị định của Chính phủ số 57/1998/ NĐ-CP ngày 31- 7- 1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể về kinh doanh mặt hàng rượu, như sau:

I- PHẠM VI ÁP DỤNG .

1- Thương nhân hoạt động nhập khẩu, mua bán kể cả làm đại lý mua bán mặt hàng rượu (bao gồm rượu nhập khẩu và rượu sản xuất trong nước) phải tuân thủ các quy định của Thông tư này.

2- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh rượu thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định có liên quan của Thông tư này.

3- Việc nhập khẩu và mua bán rượu nhập khẩu tại các cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop) theo quy định riêng.

4- Việc kinh doanh các loại rượu thuốc, rượu bổ theo quy định của Bộ Y tế.

II- CÁC LOẠI RƯỢU ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH .

Chỉ được kinh doanh, tiêu thụ trên thị trường các loại rượu sau đây :

1- Đối với rượu nhập khẩu đóng chai tại nước ngoài :

1.1- Phải có chứng từ nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện hành.

1.2- Phải có nhãn hàng hoá.

1.3- Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

1.4- Đã được dán tem rượu nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

2- Đối với loại rượu đóng chai tại Việt Nam bằng nước cốt rượu nhập khẩu :

2.1- Phải là rượu do các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất hoặc Giấy phép đầu tư ( đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ) nhập khẩu và đóng chai tại Việt Nam theo quy định của Thông tư này và các quy định khác có liên quan.

2.2- Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

2.3- Phải có nhãn hàng hoá và trên các loại bao bì, nhãn hàng hoá ngoài phần ghi bằng tiếng nước ngoài còn phải ghi bằng tiếng Việt Nam : tên, địa chỉ doanh nghiệp đóng chai, số Giấy phép sản xuất. Không phải dán tem rượu nhập khẩu.

3- Đối với rượu sản xuất trong nước:

3.1- Phải là rượu do các cơ sở có Giấy phép sản xuất.

3.2- Phải đăng ký chất lượng sản phẩm và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

3.3- Phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật. Trên các loại bao bì và nhãn hàng hoá phải ghi rõ: tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, số Giấy phép sản xuất, số đăng ký chất lượng sản phẩm và độ cồn trong rượu.

III- VỀ NHẬP KHẨU RƯỢU VÀ KINH DOANH RƯỢU NHẬP KHẨU

Thương nhân nhập khẩu rượu các loại phải có Giấy phép nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp theo các quy định dưới đây.

1. Nhập khẩu và kinh doanh rượu nhập khẩu đóng chai tại nước ngoài :

1.1- Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu hàng năm và nhu cầu tiêu dùng, Bộ Thương mại quy định số lượng doanh nghiệp nhập khẩu rượu và xem xét cấp giấy phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu rượu.

1.2- Năm 1999, Bộ Thương mại cấp Giấy phép nhập khẩu rượu cho 20 doanh nghiệp và thực hiện như sau:

Đối với các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu rượu theo Thông tư số 06/1998/TT-BTM ngày 26- 3- 1998 của Bộ Thương mại, đã trực tiếp nhập khẩu rượu năm 1998 từ 100.000 USD trở lên và thực hiện đúng các quy định về nhập khẩu và kinh doanh rượu nhập khẩu, được lựa chọn cấp Giấy phép nhập khẩu rượu năm 1999.

Các doanh nghiệp trên gửi Báo cáo tình hình nhập khẩu, tiêu thụ rượu năm 1998 về Bộ Thương mại (Vụ chính sách thị trường trong nước ) trước ngày 01- 7- 1999, gồm các nội dung cụ thể :

Kim ngạch nhập khẩu rượu từ 01- 4- 1998 đến 31- 3- 1999, trong đó kim ngạch nhập uỷ thác và nhập trực tiếp để kinh doanh, các loại rượu trên 30 độ cồn, kèm theo bản sao hợp lệ tờ khai hải quan đã thanh khoản các lô hàng nhập khẩu trong thời gian trên.

Chủng loại, nhãn hiệu và nguồn mua các loại rượu do doanh nghiệp nhập khẩu.

Tình hình tiêu thụ rượu nhập khẩu: địa bàn tiêu thụ, doanh số bán buôn, bán lẻ và đối tượng bán buôn rượu nhập khẩu.

Đối với các doanh nghiệp khác, hồ sơ gửi về Bộ Thương mại ( Vụ Chính sách thị trường trong nước ) trước ngày 01- 7- 1999, gồm :

Công văn đề nghị nhập khẩu và kinh doanh rượu nhập khẩu.

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

Phương án kinh doanh nhập khẩu rượu và tổ chức tiêu thụ rượu nhập khẩu của doanh nghiệp ( kim ngạch nhập khẩu trực tiếp trong đó loại rượu trên 30 độ cồn ; chủng loại, nhãn hiệu và nguồn mua các loại rượu dự định nhập khẩu ; địa bàn và đối tượng tiêu thụ rượu nhập khẩu ).

1.3- Trên cơ sở Giấy phép nhập khẩu rượu được cấp, các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan cửa khẩu theo quy định, không phải xin chỉ tiêu của Bộ Thương mại, riêng đối với các loại rượu trên 30 độ cồn mỗi doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu tối đa 150.000 USD/ một năm.

1.4- Các doanh nghiệp được cấp Giấy phép nhập khẩu rượu phải thực hiện các quy định sau về nhập khẩu và kinh doanh rượu nhập khẩu :

Nhập khẩu để trực tiếp tiêu thụ theo kế hoạch của doanh nghiệp, không được nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp khác dưới bất cứ hình thức nào.

Phải tổ chức được hệ thống kinh doanh, tiêu thụ rượu nhập khẩu của doanh nghiệp trên thị trường và chỉ được bán rượu nhập khẩu cho các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh rượu theo quy định tại Mục IV Thông tư này.

Phải báo cáo hàng tháng tình hình nhập khẩu và tiêu thụ rượu nhập khẩu về Bộ Thương mại và Sở Thương mại nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

1.5- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chuyên kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, khu du lịch được nhập khẩu rượu để bán cho khách sử dụng tại chỗ trong phạm vi khách sạn, nhà hàng ăn uống, khu du lịch của doanh nghiệp, không được bán ra ngoài thị trường ; việc nhập khẩu rượu thực hiện theo các quy định của pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Nhập khẩu và kinh doanh rượu nhập khẩu dưới dạng nước cốt và phụ liệu để đóng chai tại Việt Nam:

2.1- Các doanh nghiệp có các đủ điều kiện dưới đây được Bộ Thương mại xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu rượu dưới dạng nước cốt và phụ liệu để đóng chai tại Việt Nam trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( riêng rượu trên 30 độ cồn, Bộ Thương mại quy định chủng loại, giá trị rượu được nhập trong Giấy phép nhập khẩu):

- Có Giấy phép sản xuất rượu do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Có Hợp đồng li-xăng ( license ) với hãng rượu nước ngoài và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

- Có trang thiết bị phù hợp và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

2.2- Hồ sơ gửi về Bộ Thương mại (Vụ Chính sách thị trường trong nước), gồm :

- Công văn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu rượu dạng nước cốt và phụ liệu để đóng chai tại Việt Nam.

- Bản sao hợp lệ Giấy phép sản xuất rượu.

- Hợp đồng li-xăng với hãng rượu nước ngoài kèm theo bản kê chủng loại và nhãn hiệu các loại rượu sẽ sản xuất, tiêu thụ tại Việt Nam.

- Tài liệu về trang thiết bị để đóng chai rượu nhập khẩu.

- Kế hoạch sản xuất, tiêu thụ rượu nhập khẩu của doanh nghiệp.

2.3- Các doanh nghiệp được cấp Giấy phép nhập khẩu và kinh doanh rượu dưới dạng này phải thực hiện các quy định sau :

- Nhập khẩu để sản xuất theo kế hoạch của doanh nghiệp, không được nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp khác dưới bất cứ hình thức nào.

- Nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu để đóng chai rượu nhập khẩu nếu không sử dụng hết phải tái xuất trả cho nước ngoài, không được bán cho doanh nghiệp khác.

- Phải tổ chức được hệ thống kinh doanh, tiêu thụ rượu do doanh nghiệp sản xuất trên thị trường và chỉ được bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh rượu theo quy định tại Mục IV Thông tư này.

- Phải báo cáo hàng tháng tình hình nhập khẩu, sản xuất và tiêu thụ rượu nhập khẩu về Bộ Thương mại và Sở Thương mại nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

3. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm có nhu cầu nhập khẩu một số loại rượu ( đã đóng chai hoặc nước cốt ) để làm nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm, không bán rượu ra thị trường thì không phải xin Giấy phép nhập khẩu rượu ; được nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất, chế biến sau khi được Sở Thương mại nơi doanh nghiệp có trụ sở chính duyệt kế hoạch nhập khẩu rượu hàng năm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu sử dụng sai mục đích.

IV - VỀ KINH DOANH RƯỢU TRÊN THỊ TRƯỜNG

1. Thương nhân chỉ được hoạt động mua, bán hoặc đại lý mua, bán rượu các loại trên thị trường sau khi đã đăng ký kinh doanh và có Giấy phép kinh doanh rượu do Sở thương mại tỉnh, thành phố cấp theo quy định tại Thông tư này.

2. Để thực hiện việc hạn chế kinh doanh rượu, Sở Thương mại căn cứ tình hình thị trường rượu, tình hình kinh tế-xã hội ở địa phương, quy định số lượng thương nhân và số lượng điểm bán rượu trên từng địa bàn ( thành phố, thị xã, quận, huyện ) được cấp Giấy phép kinh doanh rượu theo quy định của Thông tư này, thông báo để các thương nhân biết trước khi tổ chức cấp Giấy phép. Hàng năm khi cần thiết Sở Thương mại xem xét, điều chỉnh số lượng trên, thông báo và tổ chức cấp bổ sung.

3. Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Thương mại xem xét cấp Giấy phép kinh doanh rượu trong phạm vi số lượng đã được công bố:

2.1- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( phạm vi mặt hàng, ngành nghề kinh doanh có ghi mặt hàng rượu ).

2.2- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

2.3- Đảm bảo vệ sinh môi trường tại các địa điểm kinh doanh rượu.

4. Trình tự và thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh rượu quy định như sau :

4.1- Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh rượu gửi về Sở Thương mại, gồm :

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh rượu (theo mẫu kèm theo Thông tư này).

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Các tài liệu về địa điểm kinh doanh rượu và việc đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Bản kê các loại rượu kinh doanh và nguồn mua các loại rượu đó.

Đối với thương nhân là cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình do cơ quan có chức năng quản lý thương mại cấp quận, huyện tiếp nhận hồ sơ, xem xét và đề nghị Sở Thương mại cấp Giấy phép kinh doanh rượu.

4.2- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Thương mại căn cứ số lượng thương nhân và địa điểm kinh doanh rượu đã công bố, quyết định việc cấp hay không cấp Giấy phép kinh doanh rượu ( theo mẫu kèm theo Thông tư này ) cho thương nhân.

4.3- Đối với thương nhân là doanh nghiệp có nhiều điểm được phép kinh doanh rượu thì cấp một Giấy phép kinh doanh rượu cho thương nhân và ghi rõ các địa điểm được kinh doanh rượu trong giấy phép.

4.4- Đối với thương nhân là cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình thì mỗi thương nhân chỉ được kinh doanh rượu tại một địa điểm và chỉ được cấp một Giấy phép kinh doanh rượu.

4.5- Thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh rượu phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Thương nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định dưới đây khi hoạt động kinh doanh rượu :

5.1- Tại mỗi địa điểm kinh doanh rượu phải niêm yết rõ ràng bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh rượu và chủng loại, giá cả các loại rượu đang có bán.

5.2- Chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định.

5.3- Việc sử dụng đại lý hoặc làm đại lý mua, bán rượu phải thực hiện đúng các quy định về đại lý mua bán hàng hoá tại Mục 6- Chương II- Luật Thương mại ngày 10- 5- 1997.

5.4- Những điều cấm:

- Kinh doanh rượu không có Giấy phép kinh doanh rượu hoặc sai với địa điểm, nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh rượu được cấp.

- Bán các loại rượu nhập lậu hoặc rượu không dán tem rượu nhập khẩu ; bán các loại rượu không có giấy phép sản xuất, không đăng ký chất lượng sản phẩm, không có nhãn hàng hoá, không đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định.

- Bán rượu tại các địa điểm : bệnh viện, trường học, công sở, bến tàu, bến xe, nhà ga, sân bay, sân vận động, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật ( trừ việc bán rượu tại các cửa hàng miễn thuế ).

- Bán rượu bằng máy bán hàng tự động.

- Bán rượu cho trẻ em dưới 16 tuổi và học sinh phổ thông các cấp.

- Quảng cáo rượu trái với quy định của pháp luật.

- Dùng rượu để khuyến mại hoặc làm giải thưởng cho các cuộc thi.

V- XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thương nhân kinh doanh rượu vi phạm các quy định tại Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức Nhà nước nếu có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định tại Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01- 7- 1999, thay thế Thông tư số 06/1998/TT-BTM ngày 26- 3- 1998 quy định tạm thời về nhập khẩu rượu năm 1998 và các văn bản trước đây của Bộ Thương mại về kinh doanh rượu.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Sở Thương mại tỉnh, thành phố tổ chức việc cấp Giấy phép kinh doanh rượu hoàn thành trước ngày 01-9-1999 ; kiểm tra, xử lý các vi phạm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định 11/1999/ NĐ-CP và các quy định của Thông tư này ; báo cáo thường xuyên về Bộ Thương mại kết quả tổ chức thực hiện và phản ảnh các khó khăn, vướng mắc để kịp thời bổ sung, điều chỉnh.

 

 

Lê Danh Vĩnh

(Đã ký)

 

 

MẪU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH RƯỢU

(Dùng cho thương nhân kinh doanh rượu theo quy định tại Thông tư số 12 /1999/TT-BTM ngày 19-5-1999 của Bộ Thương mại )

Kính gửi : Sở Thương mại tỉnh ( TP)...................................

Họ và tên người làm đơn : ....................................................................................

Ngày tháng năm sinh : ................................... Nam - Nữ : ..................................

Chức danh (Giám đốc/Chủ DN) : ........................................................................

Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú) : ......................................................................

Tên doanh nghiệp hoặc Cơ sở KD: ........................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : ..........................................................

Do.....................................................Cấp ngày .....................................

Nơi đặt trụ sở chính/Địa điểm kinh doanh rượu: ..................................................

...................................................................................................................

Đề nghị Sở Thương mại xem xét cấp Giấy phép kinh doanh rượu theo quy định

tại Thông tư số 12/1999/TT-BTM ngày 19 tháng 5 năm 1999 của Bộ Thương mại.

Ngày tháng năm
Người làm đơn ký tên

HỒ SƠ KÈM THEO : (đóng dấu nếu là Cty, DN)

1. Bản sao Giấy Chứng nhận

đăng ký kinh doanh.

2. Tài liệu việc thực hiện các điều

kiện kinh doanh theo quy định.

3. Các giấy tờ liên quan khác.

XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG
Về địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của người làm đơn
(chỉ yêu cầu đối với cá nhân, hộ kinh doanh)

 

UỶ BAN NHÂN DÂN                                            CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tỉnh ( TP )......                                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỞ THƯƠNG MẠI ........., ngày tháng năm ......

Số : /

GIẤY PHÉP KINH DOANH RƯỢU

( Cấp cho thương nhân kinh doanh rượu theo quy định tại Thông tư số 12 /1999/TT-BTM ngày 19-5-1999 của Bộ Thương mại)

SỞ THƯƠNG MẠI TỈNH ( TP ) ..................

Cấp cho Doanh nghiệp/ Hộ kinh doanh:........................................................

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số...............do...............................

Cấp ngày .................................................................

Nơi đặt trụ sở chính/ Địa điểm kinh doanh (Nếu là doanh nghiệp ghi cả trụ sở chính và các địa điểm kinh doanh rưọu ):

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

Doanh nghiệp / Hộ kinh doanh được phép kinh doanh mặt hàng rượu theo quy định tại Thông tư số 12/1999/TT-BTM ngày 19 tháng 5 năm 1999 của Bộ Thương mại.

SỞ THƯƠNG MẠI
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

THE MINISTRY OF TRADE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------

No: 12/1999/TT-BTM

Hanoi, May 19, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE LIQUOR TRADING

In furtherance of the Government’s Decree No.11/1999/ND-CP of March 3, 1999 on the goods banned from circulation, commercial services banned from provision; goods and services subject to the business restrictions or conditional business, and the Government’s Decree No.57/1998/ND-CP of July 31, 1998 detailing the implementation of the Commercial Law’s provisions on goods export, import, processing and purchase and/or sale agency activities with foreign countries, the Ministry of Trade hereby guides in detail the liquor trading, as follows:

I. SCOPE OF APPLICATION

1. Traders that import, purchase and/or sell liquors, including those acting as liquor purchase and/or sale agents (including imported liquors and home-made liquors) shall have to comply with the provisions of this Circular.

2. Foreign-invested enterprises trading in liquors shall comply with provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam and the relevant provisions of this Circular.

3. The import of liquors for and the purchase and sale of imported liquors at the duty-free shops shall comply with separate regulations.

4. The trading in medicinal and tonic liquors shall comply with the Ministry of Health’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Only the following kinds of liquors, which meet the certain requirements, shall be traded and circulated on the market:

1. For imported liquors which are bottled overseas:

1.1. There must be lawful import vouchers according to the current regulations;

1.2. They must have labels;

1.3. They must satisfy the foodstuff hygiene and safety requirements prescribed by the Ministry of Health;

1.4. They have been affixed with import liquor stamps as prescribed by law.

2. For liquors made of imported liquor quintessence and bottled in Vietnam:

2.1. They must be imported and bottled in Vietnam by enterprises having production licenses or investment licenses (for foreign-invested enterprises) according to provisions of this Circular and other relevant regulations.

2.2. They must satisfy the foodstuff hygiene and safety requirements prescribed by the Ministry of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For home-made liquors:

3.1. They must be produced by licensed establishments.

3.2. They must have their quality registered and satisfy the foodstuff hygiene and safety requirements prescribed by the Ministry of Health.

3.3. They must have labels as prescribed by law. On their packages and labels, the names and addresses of the production establishments as well as the serial numbers of their production licenses, the registration number of product quality and alcoholic strength must be clearly inscribed.

III. THE IMPORT OF LIQUORS AND TRADING IN IMPORTED LIQUORS

Traders wishing to import liquors of all kinds must have import permits granted by the Ministry of Trade according to the following regulations.

1. Import of liquors and trading in imported liquors bottled overseas:

1.1. Basing itself on the Prime Minister’s decisions on the annual export and import management and the liquor consumption demand, the Ministry of Trade shall prescribe the number of liquor importing enterprises and consider the granting of permits thereto.

1.2. In 1999, the Ministry of Trade shall grant liquor import permits to 20 enterprises as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The above-said enterprises shall send their reports on the 1998 liquor import and sale to the Ministry of Trade (the Domestic Market Policy Department) before July 1st, 1999, with the following specific contents:

- The liquor import turnover for the period from April 1st, 1998 to March 31, 1999, including the entrusted import turnover and the direct import turnover for trading purpose, of liquors of alcoholic strength of over 30o, enclosed with the valid copies of the already liquidated customs declarations for goods lots imported during the above-said period.

- The categories, labels and purchase sources of liquors imported by the enterprise.

- The situation on the sale of imported liquors: the sale places, wholesale turnover, retail sale turnover and subjects eligible for wholesale of imported liquors.

b/ For other enterprises, the dossiers shall be sent to the Ministry of Trade (the Domestic Market Policy Department) before July 1st, 1999, each comprises:

- The official written request for liquor import and trading in imported liquor.

- The valid copy of the certificates of business registration and code number registration of the exporting and/or importing enterprise.

- The enterprise’s business plan for liquor import and organizing the sale of imported liquors (the turnover of direct import of liquors of an alcoholic strength of over 30o; categories, labels and purchase sources of liquors intended to be imported; imported liquor sale places and eligible subjects).

1.3. On the basis of their liquor import permits, the enterprises shall fill in the import procedures at the border-gate customs authorities as prescribed without having to ask for quotas from the Ministry of Trade. Particularly for liquors of alcoholic strength of over 30o, each enterprise shall be permitted to import a volume with the maximum value of 150,000 USD/year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- They shall import liquors for sale by themselves according to their own plans, but must not conduct entrusted import for other enterprises in any forms.

- They shall have to organize the network for sale of their imported liquor on the market, and be allowed to sell imported liquors only to enterprises licensed to trade in liquors as specified in Section IV of this Circular.

- They shall have to make monthly reports on the situation of liquor import and sale of imported liquors to the Ministry of Trade and the Trade Services of the provinces and cities where the enterprises are headquartered.

1.5. Foreign-invested enterprises under the Law on Foreign Investment in Vietnam specializing in hotels, restaurants and tourist resorts may import liquors and sell them to customers only for use within their hotels, restaurants and tourist resorts, they shall not be allowed to sell imported liquors into the market. The liquor import by these enterprises shall comply with the provisions of the legislation on export and import activities of foreign-invested enterprises.

2. Import of and trading in liquors imported in form of quintessence and auxiliary materials for bottling in Vietnam:

2.1. Enterprises that fully meet the following conditions shall be considered and granted permits for import of liquors in form of quintessence and auxiliary materials for bottling in Vietnam by the Ministry of Trade on the basis of their own production and business plans (particularly for liquors of alcoholic strength of over 30o, the Ministry of Trade shall prescribe the category(ies) and value of liquors to be imported in the import permits):

- Having liquor production licenses granted by competent agency(ies);

- Having license contracts with foreign liquor producers and strictly complying with provisions of the legislation on industrial property rights and trademark registration;

- Having appropriate equipment capable of ensuring the foodstuff hygiene and safety according to the Ministry of Health’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- An official dispatch of application for permit to import liquors in form of quintessence and auxiliary materials for bottling in Vietnam.

- The valid copy of the liquor production license.

- The license contract with a foreign liquor producer, enclosed with the list of categories and labels of liquors to be produced and sold in Vietnam.

- The documents on equipment for bottling imported liquors.

- The concerned enterprise’s plan for the production and sale of imported liquors.

2.3. The enterprises having been granted permits to import and trade in liquors in this form shall have to comply with the following regulations:

- They shall import liquors for production according to their own plans, but must not conduct entrusted import for other enterprises in any forms.

- Raw materials and auxiliary materials imported for bottling imported liquors, which have not been used up, shall be re-exported and must not be sold to other enterprises.

- They shall have to organize the network for sale of liquors they have produced on the market, and shall be allowed to sell their liquors only to enterprises licensed to trade in liquors as specified in Section IV of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The food production and/or processing enterprises that wish to import several kinds of liquors (already bottled liquors or liquor quintessence) for use as raw materials in food production and/or processing and not for market sale, shall not have to apply for liquor import permits, and shall be allowed to import liquors according to their production and processing demand after the Trade Services of the provinces and cities where the enterprises are headquartered approve their annual liquor import plans and shall be held responsible before law if they use imported liquors for wrong purposes.

IV. REGARDING THE LIQUOR TRADING ON THE MARKET

1. Traders shall be permitted to purchase, sell liquors or act as agents for purchase and sale of liquors of various kinds on the market only after they make business registration and are granted liquor trading licenses by provincial/municipal Trade Services in accordance with the provisions of this Circular.

2. To effect the liquor business restrictions, the provincial/municipal Trade Services shall base themselves on the local liquor market and socio-economic situation to set the number of traders and number of liquor sale places in each locality (city, provincial capital or urban/rural district) that shall be granted liquor trading licenses according to the provisions of this Circular, and notify such traders thereof before organizing the license granting. Annually, when necessary, the provincial/municipal Trade Services shall consider and readjust the above-said numbers, announce the readjustment and organize the additional granting.

3. Traders that fully meet the following conditions shall be considered and granted liquor trading licenses by the provincial/municipal Trade Services within the announced quantity:

3.1. Having business registration certificates (clearly stating goods range and business lines and trades that cover liquor items).

3.2. Having fixed trading places and definite addresses.

3.3. Ensuring the environmental hygiene at the liquor trading places.

4. The order and procedures for granting liquor trading licenses are stipulated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- An application for liquor trading license.

- The valid copy of the business registration certificate.

- The documents on liquor trading places and environmental hygiene.

- The list of liquors to be traded and sources from which such liquors can be purchased.

Dossiers of traders being individuals, cooperatives or family households shall be received and examined by district-level agencies with the trade management function, which shall request the provincial/municipal Trade Services to grant the liquor trading licenses.

4.2. Within 15 days after receiving complete and valid dossiers, the provincial/municipal Trade Services shall base themselves on the number of traders and liquor trading places already announced to decide the granting or non-granting of liquor trading licenses to such traders.

4.3. A trader being an enterprise that has many places eligible for liquor trading shall be granted one liquor trading license clearly stating such eligible liquor trading places.

4.4. For traders being individuals, cooperatives or family households, each shall be allowed to trade in liquors at only one place and granted only one liquor trading license.

4.5. Traders granted the liquor trading licenses shall have to pay the licensing fee as prescribed by the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.1. At each liquor trading place, they shall have to post up an easily spotted valid copy of the liquor trading license as well as the categories and prices of the liquors on sale.

5.2. They shall have to abide by the prescribed regime of invoices, vouchers and accounting books.

5.3. Irrespective of whether they use liquor sale and/or purchase agents or act as liquor sale and/or purchase agents, they shall have to comply with the regulations on goods sale and purchase agency in Section 6, Chapter II of the May 10, 1997 Commercial Law.

5.4. Prohibitions:

- Trading in liquors without liquor trading licenses or at variance with the trading places and contents stated in the granted liquor trading licenses.

- Selling smuggled liquors or liquors without import liquor stamps; selling liquors without production licenses, product quality registration, goods labels or not up to the prescribed food hygiene and safety standards.

- Selling liquors at the following places: hospitals, schools, public offices, seaports and river ports, car terminals, railway stations, airports, stadiums, cultural houses, houses for sport competitions and art performances (except for the sale of liquors at duty-free shops).

- Selling liquors by slot-machines.

- Selling liquors to under-16 children and pupils of the general education level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Using liquors for trade promotion purpose or as prizes for competitions.

V. HANDLING OF VIOLATIONS AND IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. Liquor traders that violate provisions of this Circular shall, depending on the seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability according to the provisions of law.

2. The State officials and employees who commit acts of abusing their positions and powers to act in contravention of the provisions of this Circular shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability as prescribed by law.

3. This Circular takes effect as from July 1st, 1999 and replaces Circular No.06/1998/TT-BTM of March 26, 1998 temporarily stipulating the 1998 liquor import and the previous documents of the Ministry of Trade on liquor trading.

4. The ministries, ministerial-level agencies and the People’s Committees of all levels shall have to implement this Circular.

The provincial/municipal Trade Services shall organize and complete the granting of liquor trading licenses before September 1st, 1999; conduct inspection and handling of violations in order to ensure the strict observance of the provisions of Decree No.11/1999/ND-CP and the provisions of this Circular; regularly report to the Ministry of Trade on the implementation result as well as difficulties and problems for timely supplements and readjustments.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 12/1999/TT-BTM ngày 19/05/1999 hướng dẫn kinh doanh mặt hàng rượu do Bộ Thương mại ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.618

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.10.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!