Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 11-TC-CĐKT hướng dẫn phương pháp kế toán cách hạch toán khoản chi phí phát sinh quá trình sản xuất kinh doanh xí nghiệp

Số hiệu: 11-TC-CĐKT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trịnh Văn Bính
Ngày ban hành: 12/05/1964 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
*******

Số: 11-TC-CĐKT

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 1964

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN VỀ CÁCH HẠCH TOÁN ĐỐI VỚI MỘT SỐ KHOẢN  CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP…

Căn cứ vào những quy định của Thông tư số 115-TTg ngày 12/12/1963 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 191-UB-TT-TC ngày 19/12/1963 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính quy định dưới đây phương pháp kế toán áp dụng cho các ngành sản xuất, kinh doanh. Đối với kiến thiết cơ bản, sẽ có thông tư giải thích riêng.

1. Kế toán thiệt hại về thiên tai, hỏa hoạn.

Kế toán phải căn cứ vào các chứng từ đã được duyệt về xử lý số thiệt hại, ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

- Đối với tài sản cố định bị thiệt hại phải hủy bỏ, sau khi được cấp trên duyệt y, kế toán phải ghi sổ như trường hợp thanh toán tài sản cố định đã được quy định trong các chế độ kế toán, ở tài khoản “tài sản cố định”, “ Thanh toán tài sản cố định” và “Vốn cơ bản”.

- Đối với vật tư bị thiệt hại (vật liệu, thành phẩm, hàng hóa) khi tính ra số thiệt hại báo lên cấp trên giải quyết (phải kế toán số phế liệu còn thu hồi lại được của vật tư bị thiệt hại để trừ với nguyên giá thực tế của vật tư bị thiệt hại) sẽ ghi sổ như sau:

Nợ phế liệu (ghi giá trị của phế liệu còn thu hồi được).

Nợ vật tư hư hỏng thừa và thiếu hụt chờ giải quyết (số thiệt hại đề nghị lên cấp trên giải quyết).

Có vật liệu.

Hoặc thành phẩm

Hàng hóa

(Nếu ghi sổ vật tư theo giá kế hoạch thì phải điều chỉnh thành giá thực tế theo như chế độ kế toán đã quy định).

- Khi cấp trên giải quyết xong, phải theo quyết định đó, chuyển số thiệt hại từ bên Có của tài khoản “vật tư hư hỏng thừa và thiếu hụt chờ giải quyết” vào bên Nợ các khoản có liên quan, theo những trường hợp sau đây:

Nếu được xét do nguyên nhân khách quan, ghi nợ vào tài khoản “lỗ lãi” (chi tiết lỗ bất thường thiên tai, hỏa hoạn, đối với thương nghiệp ghi vào chi tiết tài sản tổn thất).

Nếu do nguyên nhân chủ quan của xí nghiệp thì ghi nợ vài tài khoản “quản lý phí xí nghiệp” hoặc “Phí lưu thông”.

Nếu quyết định người có trách nhiệm bồi thường, phần bồi thường được ghi bên Nợ tài khoản “Các khoản khác phải thu và phải trả”, kế toán có trách nhiệm thu hồi số tiền này như chế độ kế toán quy định.

- Trong thiệt hại về thiên tai hỏa hoạn còn có thêm phần thiệt hại về ngừng sản xuất và chi phí thanh toán hậu quả của thiên tai, kế toán như sau:

Thiệt hại về ngừng sản xuất, ghi sổ như quy định ở chế độ kế toán.

Chi phí thanh toán hậu quả của thiên tai ghi sổ:

Nợ chi phí chờ phân bổ

Có qũy tiền mặt

- Thanh toán với công nhân viên.

Tuỳ theo quyết định của cấp trên, nếu do nguyên nhân chủ quan của xí nghiệp thì số thiệt hại trên sẽ chuyển từ bên Có của tài khoản nói trên (thiệt hại về ngừng sản xuất hoặc chi phí chờ phân bổ) vào bên Nợ tài khoản “Quản lý phí xí nghiệp” hoặc “Phí lưu thông”; nếu do nguyên nhân khách quan xí nghiệp không khắc phục được thì ghi vào bên Nợ tài khoản “lỗ lãi” (chi tiết đã giải thích ở phần trước).

2. Chi phí và thiệt hại về ngừng sản xuất.

Kế toán khoản này phải tiến hành theo từng trường hợp sản xuất khác nhau theo quy định của Thông tư số 115-TTg.

- Ngừng sản xuất có ghi trước trong kế hoạch thì kế toán như quy định ở tài khoản “chi phí trích trước” của chế độ kế toán. Chi phí ngừng sản xuất này được trích trước tính vào giá thành từng thời kỳ theo kế hoạch.

- Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch thì ghi sổ như quy định ở tài khoản “thiệt hại về ngừng sản xuất” của chế độ kế toán. Nếu do khuyết điểm của xí nghiệp gây ra thì chuyển chi phí đó từ bên Có của tài khoản “thiệt hại về ngừng sản xuất”, ghi nợ vào các tài khoản giá thành và phí lưu thông có liên quan. Nếu do cơ quan hoặc đơn vị nào đó gây thiệt hại thì nguyên tắc là phải đòi đơn vị gây thiệt hại bồi thường. Số đòi bồi thường phải chuyển từ bên Có của tài khoản “ thiệt hại về ngừng sản xuất” vào bên Nợ cho tài khoản “Các khoản khác phải thu và phải trả”. Nếu có quy định của Nhà nước hoặc của cấp trên thì khoản này ghi vào bên Nợ của tài khoản “Lỗ lãi” (lỗ về ngừng sản xuất).

3. Chi về chuyên gia.

Theo Thông tư số 115-TTg quy định các khoản về chuyên gia ghi sổ như sau:

- Lương chuyên gia ở các xí nghiệp sản xuất và các đơn vị linh doanh do kinh phí sự nghiệp của Bộ chủ quản đài thọ. Vì vậy những xí nghiệp có chuyên gia phải lập kế hoạch xin cấp hạn mức kinh phí sự nghiệp. Khi ghi sổ:

Nợ chi về kinh phí sự nghiệp.

Có cấp phát kinh phí sự nghiệp

- Lương của người phục vụ sinh hoạt cho chuyên gia cũng chi bằng vốn kinh phí sự nghiệp. Khi chỉ ghi số:

Nợ chi về kinh phí sự nghiệp

Có thanh toán với công nhân viên.

(Kế toán việc thanh toán giữa hai nguồn vốn: vốn lưu động và hạn mức kinh phí sự nghiệp, phải theo như quy định ở Thông tư số 10-TC-CĐKT ngày 18/4/1962 của Bộ Tài chính).

- Lương của phiên dịch nếu thuộc biên chế của xí nghiệp thì ghi sổ:

Nợ quản lý xí nghiệp (hoặc phí lưu thông)

Có thanh toán với công nhân viên.

- Chi về chè nước, thuốc lá khi chuyên gia đến làm việc thì ghi có cho tài khoản có liên quan, ghi nợ “Quản lý phí xí nghiệp” hoặc “Phí lưu thông” (mục chi phí quản lý hành chính).

4. Chi về cải tiến kỹ thuật chế thử sản phẩm mới.

Kế toán khoản này phải chấp hành đúng theo quy định trong Thông tư số 131-TTg ngày 04/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó chú ý những khoản sau đây:

- Những khoản chi phí làm tăng thêm số lượng và giá trị tài sản cố định… phải căn cứ vào kế hoạch được duyệt, hoặc chi bằng nguồn vốn kinh phí chuyên dùng… để tổ chức ghi chép kế toán theo phương pháp được quy định ở các chế độ kế toán.

- Những khoản chi phí về những biện pháp tổ chức kỹ thuật khác, không làm tăng tài sản cố định, phải kế toán tập hợp vào tài khoản “chi phí chờ phân bổ” rồi phân bổ dần vào giá thành hàng tháng, suốt cả thời gian theo kế hoạch quy định (một hoặc hai năm).

- Chi phí chế thử các loại sản phẩm mới phải kế toán theo như quy định trong các chế độ kế toán (ví dụ: đối với xí nghiệp sản xuất công nghiệp, xem giải thích ở tài khoản 045 “sản xuất chính”).

5. Chi về đào tạo cán bộ

Kế toán khoản này như sau:

- Chi về đào tạo cán bộ ở những đơn vị xây dựng mở rộng, hiện đại hóa bằng cách trang bị hàng loạt thiết bị mới đều do vốn kiến thiết cơ bản chi, nếu đơn vị áp dụng chế độ kế toán chuyên nghiệp của ngành để phản ánh phần kiến thiết cơ bản (loại “Chỉ tiêu và cấp phát kiến thiết cơ bản ” trong hệ thống tài khoản của chế độ kế toán kinh doanh sản xuất) thì chi phí đào tạo cán bộ được ghi vào bên Nợ tài khoản “Mua sắm tài sản cố định và công trình kiến thiết cơ bản chưa hoàn thành” và ghi có vào tài khoản có liên quan. Khi khoản chi này được duyệt ghi sổ:

Nợ cấp phát về kiến thiết cơ bản

Có mua sắm tài sản cố định và công trình kiến thiết cơ bản chưa hoàn thành.

(Trường hợp đơn vị kiến thiết cơ bản mở rộng áp dụng theo chế độ kiến thiết cơ bản hoàn chỉnh, thì phải theo sự giải thích của Bộ Tài chính, thì phải theo sự giải thích của Bộ Tài chính, riêng cho ngành kiến thiết cơ bản).

- Nếu xí nghiệp đang sản xuất tự đảm trách đào tạo tại xí nghiệp và chỉ tiêu đào tạo có ghi trong kế hoạch kinh tế quốc dân, thì xí nghiệp phải xin Bộ cấp hạn mức kinh phí sự nghiệp và chủ tiêu bằng khoản này. Kế toán tình hình chi về đào tạo phải theo chế độ kế toán quy định ở hai tài khoản “Chi về kinh phí sự nghiệp” và “Cấp phát về kinh phí sự nghiệp”.

- Nếu chi phí đào tạo hoặc nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cho công nhân viên trong quá trình sản xuất kinh doanh để thay thế người già yếu mất sức lao động hoặc bổ túc đào tạo công nhân điều khiển thiết bị lẻ không ghi trong kế hoạch riêng của xí nghiệp và được cấp trên phê chuẩn thì:

Đối với xí nghiệp sản xuất không ghi vào tài khoản “quản lý xí nghiệp” như trước đây (mục 8 của biểu 15 kiến thiết công nghiệp phần “Quản lý phí xí nghiệp” được bỏ) mà phải ghi vào tài khoản “chi phí ngoài sản xuất” ở một mục riêng. Tài khoản này và ở biểu tiêu thụ phải bổ sung thêm một hàng trong chỉ tiêu “chi phí ngoài sản xuất”. Ví dụ: Trong biểu 21 kiến thiết công nghiệp tiêu thị của ngành công nghiệp thêm hàng này như sau: chi phí ngoài sản xuất (hàng 7) trong đó: Chi phí về tiêu thụ (hàng 8) và thêm dưới hàng 8, chi phí về đạo tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Đối với những đơn vị kinh doanh thương nghiệp chi phí đào tạo hoặc nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cho công nhân viên phải ghi vào “phí tổn lưu thông”. Trong biểu phí tổn lưu thông phải ghi thành một chỉ tiêu riêng dưới điểm “phí tổn vệ sinh” và trên điểm “phí tổn khác” trong mục 2 “phí tổn bảo quản thu mua và tiêu thụ hàng hóa”.

6. Chi về văn hóa quần chúng.

- Chi về xây dựng, trang bị các công trình văn hóa; bếu được cấp phát hạn mức kiến thiết cơ bản thì phải căn cứ vào quy mô của công trình mà đề nghị cấp trên duyệt hoặc tổ chức danh sách kế toán theo chế độ kế toán kiến thiết cơ bản kèm theo chế độ chuyên nghiệp của ngành để ghi chép.

- Nếu đơn vị đang sản xuất kinh doanh, trích qũy xí nghiệp để xây dựng trang bị, thì phải ghi giảm số trích ở tài khoản “qũy xí nghiệp” và phải báo cáo cho ngân hàng kiến thiết giám đốc và quản lý. Khi chỉ tiêu có thể giải quyết theo hai trường hợp:

. Nếu ngân hàng Kiến thiết quy định số trích của qũy xí nghiệp phải nộp cho ngân hàng kiến thiết để trực tiếp quản lý các khoản chi, thì mọi khoản chi đều phải được thanh toán quan Ngân hàng kiến thiết.

. Nếu được phép chi, xí nghiệp có thể gửi số trích đó vào ngân hàng Nhà nước và rút dần chỉ tiêu như kế hoạch định.

Trường hợp xây dựng bằng qũy xí nghiệp đồng thời có một phần hạn mức cấp phát kiến thiết cơ bản của Nhà nước cấp, thì sau khi chi hết số trích của qũy xí nghiệp mới được chỉ sang vốn kiến thiết cơ bản do ngân sách cấp.

- Các khoản chi về mua sắm dụng cần thiết cho hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, chi về lương, tiền tầu xe trong thời gian thi đấu, lương của cán bọ chuyên trách làm công tác văn hóa quần chúng, lương của giáo viên chuyên trác bổ túc văn hoá đều do công đoàn chi hoặc do cơ quan mời thi đấu chịu.

7. Chi về các sự nghiệp phúc lợi.

 Phương pháp kế toán cụ thể cho nhà ăn, nhà trẻ và nhà ở như sau:

a) Nhà ăn:

 Chuyển nhà ăn sang chế độ phúc lợi tập thể, Nhà nước có nhiều quy định: Chỉ thị số 127-TTg ngày 01/4/1961, Thông tư số 115-TTg ngày 12/12/1963 của Thủ tướng Chính phủ, thông tư liên bộ số 16-TT-LB ngày 12/11/1961… kế toán phải chấp hành đúng theo nội dung quy định của những văn bản kể trên.

- Đối với nhà ăn đã chuyển sang ngành thương nghiệp quản lý, thì xí nghiệp ứng trước và thanh toán số trợ cấp 1đ80 cho mỗi người theo quy định của Nhà nước và theo Thông tư số 07-TC-TVHC ngày 03/4/1962 của Bộ Tài chính.

Khi tạm ứng:

Nợ các khoản khác phải thu và phải trả.

Có tiền gửi ngân hàng

Nợ vốn trích

Có các khoản phải thu và phải trả.

- Đối với nhà ăn xí nghiệp tự quản, công tác kế toán của xí nghiệp có liên quan đến nhà ăn như sau:

Kế toán phải nắm được số lượng người có ăn thường xuyên ở nhà ăn để tính số tiền cần ứng trước cho nhà ăn để chi tiêu trong tháng (theo tiêu chuẩn 1đ80 mỗi người).

Việc ghi chép hàng ngày về các khoản chi tiêu của nhà ăn như: mua sắm thức ăn, vật dụng, trả lương và tính trích bảo hiểm xã hội cho người phục vụ, do quản lý nhà ăn phụ trách. Việc thu tiền đóng góp của công nhân viên và tính trừ 5% theo số tiền đóng góp của công nhân viên cũng do quản lý nhà ăn phụ trách. Cuối tháng quản lý nhà ăn phải báo cáo cho bộ phận kế toán của xí nghiệp, số người ăn trong tháng, báo cáo cụ thể về tình hình thu chi, có kèm theo những chứng từ cần thiết theo yêu cầu của bộ phận kế toán.

Kế toán trưởng xí nghiệp có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên và giúp đỡ quản lý nhà ăn ghi chép kịp thời, đầy đủ, rõ ràng các khoản thu chi, cuối tháng duyệt báo cáo của quản lý gửi tới về số công nhân viên của xí nghiệp Nhà nước ăn đã phục vụ (chú ý tính ra tổng số người có ăn thường xuyên trong tháng), số đại biểu của các cơ quan đơn vị khác đến làm việc ở xí nghiệp mà nhà ăn đã phục vụ…

Bộ phận kế toán của xí nghiệp ghi chép vào sổ sách kế toán cụ thể như sau:

Trong tháng khi ứng cho nhà ăn số tiền trợ cấp.

Nợ thanh toán tiền tạm ứng

Có qũy tiền mặt

Cuối tháng, sau khi duyệt báo cáo của quản lý nhà ăn, căn cứ vào tình hình cụ thể đó ghi vào sổ như sau:

Phần nhà ăn được trợ cấp theo tiêu chuẩn 1đ80 mỗi người;

Nợ vốn trích (các khoản trích khác – chi tiết trợ cấp cho nhà ăn).

Có thanh toán tiền tạm ứng.

Phần nhà ăn phục vụ cho các địa biểu ở các cơ quan khác;

Nợ Quản lý phí xí nghiệp (hoặc phí lưu thông).

Có thanh toán tiền tạm ứng

Cuối tháng, nếu tài khoản “Thanh toán tiền tạm ứng” dư Có, kế toán phải thanh toán ngay cho nhà ăn số tiền này và ghi sổ:

Nợ thanh toán tiền tạm ứng

Có qũy tiền mặt.

Nếu cuối tháng tài khoản “thanh toán tiền tạm ứng” dư Nợ, thì cần trừ bớt số tạm ứng thừa của tháng trước vào số tạm ứng cho tháng sau. Trường hợp nhà ăn phỉa chi số tiền lớn cho việc sửa chữa thường cuyên, do đó ảnh hưởng nhiều đến mức ăn của công nhân viên; kế toán cần báo cáo với lãnh đạo xét trường hợp này, có thể chuyển một phần số chi về sửa chữa thường xuyên của nhà ăn, tính vào qũy xí nghiệp chịu. Ghi sổ trường hợp như sau:

Nợ qũy xí nghiệp,

Có thanh toán tiền tạm ứng

b) Nhà trẻ.

Việc tổ chức và quản lý các nhà gửi trẻ do Tổng công đoàn phụ trác, ghi chép thu chi tại nhà trẻ do nhà trẻ phụ trách theo quy định của Tổng công đoàn. Trường hợp chi phí về sửa chữa thường xuyên của nhà trẻ nhiều, ảnh hưởng đến số chi của nhà trẻ; thì có thể tính vào qũy xí nghiệp chịu một phần. Trường hợp này, nếu có, sẽ ghi sổ:

Nợ qũy xí nghiệp

Có qũy tiền mặt.

c) Nhà ở.

 Kế toán phải dùng tài khoản “kinh doanh ngoài nghiệp vụ cơ bản” (tiểu khoản nhà ở) để kế toán các khoản thu và chi về nhà ở.

- Khi chi trả lương, trích bảo hiểm xã hội, tiền điện nước, sửa chữa thường xuyên, mua sắm phương tiện … ghi sổ.

Nợ kinh doanh ngoài nghiệp vụ cơ bản (tiểu khoản nhà ở).

Có qũy tiền mặt

Thanh toán với công nhân viên.

- Khi thu tiền nhà của công nhân viên:

Nợ các khoản khác phải thu và phải trả.

Có kinh doanh ngoài nghiệp vụ cơ bản (tiểu khoản nhà ở).

- Khi báo cáo quyết toán năm trước được duyệt thì chuyển số chênh lệch chi nhiều hơn thu của nhà ở như sau:

Nợ lỗ lãi năm trước (lỗ lãi ngoài kinh doanh).

Có kinh doanh ngoài nghiệp vụ cơ bản (tiểu khoản nhà ở).

d) Một số điểm cần chú ý khi kế toán các khoản có liên quan đến nhà ăn, nhà trẻ, nhà ở.

- Số khấu hao hàng tháng của nhà ăn, nhà trẻ, nhà ở được tính vào giá thành và phí lưu thông, ghi sổ như sau:

Nợ quản lý xí nghiệp (hoặc phí lưu thông).

Có vốn khấu hao.

(Số khấu hao nói trên bao gồm khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn, số khấu hao cơ bản phải nộp như quy định, số khấu hao sửa chữa lớn phải chuyển vào nguồn vốn sửa chữa lớn chung của xí nghiệp).

- Tiền lương của công nhân viên bộ phận nhà ăn, nhà trẻ do nguồn thu của nhà ăn, nhà trẻ chi, do đó khoản trích và thanh toán bảo hiểm xã hội cũng do nhà ăn, nhà trẻ trực tiếp thanh toán với Ban bảo hiểm xã hội của xí nghiệp.

8. Các khoản chi thuộc qũy xã hội.

a) Bảo hiểm xã hội.

Kế toán khoản bảo hiểm xã hội phải căn cứ vào những quy định: 218-CP ngày 27/12/1961 của Hội đồng Chính phủ, 39-CP ngày 22/3/1962 của Thủ tướng Chính phủ, thông tư liên bộ số 017-TT-LB ngày 09/6/1962 của Bộ Tài chính và Tổng Công đoàn.

Phương pháp kế toán khoản này cụ thể như sau:

 Trong tháng chi các khoản thuộc bảo hiểm xã hội phải ghi số này coi như một khoản tạm ứng về bảo hiểm xã hội):

Nợ thanh toán tiền tạm ứng.

Có quỹ tiền mặt

- Tiền gửi ngân hàng.

- Cuối tháng căn cứ vào số lượng thực trả, tính trích 4,7% của số đó ghi có vào tài khoản “Qũy xã hội” và ghi nợ vào các tài khoản giá thành (hoặc phí lưu thông) và các tài khoản có liên quan. Ví dụ: đối với xí nghiệp công nghiệp ghi sổ như sau:

Nợ 047 sản xuất phụ

Nợ 051 kinh phí phân xưởng

Có 094 qũy xã hội.

- Việc thanh toán tiền ứng trước cho Ban bảo hiểm xã hội và số trích bảo hiểm xã hội phải dứt khoát tháng nào hết tháng ấy. Trường hợp số trích được nhiều hơn số ứng trước thì xí nghiệp phải nộp thêm, nếu ngược lại Ban bảo hiểm xã hội của xí nghiệp phải báo cáo cho đơn vị quản lý này, chuyên trả lại cho xí nghiệp số tiền xí nghiệp ứng thừa. Cụ thể ghi số hai trường hợp trên như sau:

Nếu số trích tính vào giá thành hoặc phí lưu thông nhiều hơn số tạm ứng cho qũy bảo hiểm xã hội trong tháng thì chuyển hết số đã tạm ứng từ bên Có của tài khoản “thanh toán tiền tạm ứng” sang ghi nợ cho tài khoản “Qũy xã hội”. Số trích thừa phải nộp cho cơ quan quản lý qũy này, khi nộp ghi sổ:

Nợ qũy xã hội.

Có tiền gửi ngân hàng.

Nếu số ứng trước cho Ban bảo hiểm xã hội nhiều hơn số trích cuối tháng về số bảo hiểm xã hội tính vào giá thành hoặc phí lưu thông thì cũng ghi sổ với phân lục nợ “qũy xã hội” có “thanh toán tiền tạm ứng”, nhưng chỉ được ghi con số bằng với số trích được tính vào giá thành hoặc phí lưu thông trong tháng. Trường hợp này tài khoản “Thanh toán tiền tạm ứng” dư Nợ. Khi nhận được tiền của cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội hoàn trả lại số tiền ứng thừa thì ghi sổ.

Nợ tiền gửi ngân hàng.

Có thanh toán tiền tạm ứng.

b) Trợ cấp xã hội, y tế vệ sinh.

- Chi về trợ cấp xã hội gồm hai khoản: trợ cấp cho những người có từ đứa con thứ ba trở đi (những con thuộc trong diện được trợ cấp) và trợ cấp cho những gia đình gặp khó khăn.

Đối với khoản trợ cấp con, kế toán phải phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, nắm vững số phải trợ cấp con hàng tháng để chi theo quy định. Khoản này được ghi trừ vào số lãi nộp ngân sách, ghi sổ như sau:

Nợ vốn trích (các khoản trích khác – chi tiết trợ cấp con).

Có qũy tiền mặt

Có tiền gửi ngân hàng.

Đối với khoản trợ cấp cho gia đình gặp khó khăn, Bộ Tài chính sẽ trao đổi với cơ quan hữu quan để thi hành đúng theo tinh thần Thông tư 115-TTg và sẽ hướng dẫn sau.

- Các khoản chi có liên quan đến y tế, vệ sinh cần phân biệt:

Khoản chi phí được tính vào giá thành cho bệnh xá, phòng khám bệnh của xí nghiệp như: tiền lương và số trích bảo hiểm xãn hội của nhân viên y tế, tiềm mua sắm dụng cụ y tế, mua thuốc men thông thường (thuốc cấp cứu, thuốc phòng và trị bệnh) tiền thuốc và tiền bồi dưỡng theo đơn của y, bác sĩ của bệnh xá, phòng khám bệnh… các khoản chi về tiền thuốc và tiền bồi dưỡng cho công nhân viên chức được chữa bệnh theo chế độ ngoại trú cũng được nghi vào giá thành và phí lưu thông. Khi chi những khoản kể trên ghi sổ như sau:

Nợ quản lý phí xí nghiệp (hoặc phí lưu thông).

Có qũy tiền mặt.

- Tiền gửi ngân hàng.

- Thanh toán với công nhân viên.

Những khoản chi về y tế, vệ sinh sau đây được tính trừ vào lãi nộp ngân sách: tiền trả viện phí cho công nhân viên nằm ở bệnh viện (không kể số tiền ăn phải trả theo mức ăn thông thường thường do công nhân viên chịu), tiền thuốc cho cán bộ, công nhân viên ở tập thể (theo tiêu chuẩn 0đ25 mỗi cháu một tháng).

Khi chi khoản này ghi sổ.

Nợ vốn trích (các khoản trích khác – chi tiết: chi về y tế vệ sinh).

Có qũy tiền mặt.

Có tiền gửi ngân hàng.

Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt:

Nợ thanh toán với ngân sách.

Đối với xí nghiệp có ghi lỗ theo kế hoạch, khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, tài khoản “vốn trích” (các khoản trích khách được chuyển vào các tài khoản có liên quan như được giải thích ở các chế độ kế toán).

- Đối với những bệnh viện của xí nghiệp được phép tổ chức việc chi tiêu và cấp phát của đơn vị này được coi là đơn vị sự nghiệp độc lập, không liên quan đến vốn sản xuất kinh doanh. Nhà nước sẽ duyệt và cấp phát hạn mức kinh phí sự nghiệp riêng cho đơn vị này như những bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý hiện nay.

Để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công nhân viên ở các bộ phận nhà ăn, nhà trẻ, bộ phận Đảng, Đoàn thanh niên lao động, Công đoàn xí nghiệp, việc chi về hai khoản trợ cấp xã hội và y tế vệ sinh quy định như sau:

- Về trợ cấp con cho nhân viên ở bộ phận nhà ăn do xí nghiệp trả và trừ vào lãi nộp ngân sách. Trợ cấp con của bộ phận nhà trẻ Đảng, Đoàn, Công đoàn nơi nào chi trả tiền lương thì nơi đó chi trả tiền trợ cấp con.

- Chi về y tế vệ sinh cho công nhân viên ở những bộ phận kể trên cũng được hưởng theo tiêu chuẩn chung như công nhân viên trong xí nghiệp. Cụ thể là: tiềm mua thuốc và tiền bồi dưỡng theo đơn, thuốc men thông thường cấp cho công nhân viên ở những bộ phận này ghi vào giá thành (hoặc phí lưu thông), viện phí, tiền thuốcc cho cán bộ ở tập thể được tính trừ vào lãi nộp ngân sách.

9. Chi về Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên lao động ở cơ sở:

- Chi về mua sắm những thứ thuộc tài sản cố định để trang bị cho những tổ chức kể trên thì phải kế toán như chế độ kế toán tài sản cố định; xí nghiệp phải trích khấu hao và tính vào “Quản lý phí xí nghiệp” hoặc “Phí lưu thông”. Chi phí sửa chữa lớn cho những tài sản cố định này phải chi bằng nguồn vốn sửa chữa của xí nghiệp như những tài sản cố định khác.

- Chi phí về mua sắm phương tiện làm việc (không phải là tài sản cố định) và sửa chữa thường xuyên tài sản cố định cho những tổ chức trên, xí nghiệp ghi nợ vào tài khoản “quản lý xí nghiệp” hoặc “phí lưu thông” và ghi có vào tài khoản liên quan.

- Các khoản chi về lương, chi phí đào tạo cán bộ, hội họp, văn phòng phẩm và các quyền lợi xã hội khác (trừ trợ cấp khó khăn và chi về y tế vệ sinh) xí nghiệp không chi, do kinh phí của những tổ chức kể trên đảm trách.

10. Chi về huấn luyện quân sự.

Cần phân biệt:

- Chi về lương và mọi chi phí luyện tậo cho dân quân tự vệ trong thời gian nghĩa vụ quy định hàng năm của Nhà nước kể cả tiền mua sắm súng gỗ, lựu đạn giả… thì ghi nợ vào tài khoản. “Quản lý phí xí nghiệp” hoặc “Phí lưu thông” và ghi có vào tài khoản có liên quan.

- Chi về lương cho quân nhân dự bị trong thời gian nghĩa vụ hàng năm. Ghi sổ:

Nợ vốn trích (các khoản trích khác – chi phí luyện tập cho quân nhân dự bị).

Có thanh toán với công nhân viên.

- Chi về vũ khí đạn được dùng để tập luyện; các khoản chi về lương và các chi phí về luyện tập cho dân quân tự vệ và quân nhân dự bị quá thời gian nghĩa vụ quy định thì xí nghiệp không chi mà do qũy quốc phòng chi (của Trung ương hoặc địa phương).

11. Một số khoản chi khác.

 - Xí nghiệp đón tiếp các phái đoàn nước ngoài nếu phải lưu lại có chi tiêu nhiều hoặc có tặng phẩm theo yêu cầu của cơ quan tổ chức thì cơ quan nào tổ chức cơ quan đó chi. Nếu chỉ tổ chức đón tiếp bình thường và chủ tiêu theo tiêu chuẩn thì ghi:

Nợ quản lý phí xí nghiệp (hoặc Phí lưu thông).

Có qũy tiền mặt

- Vật liệu phụ

- Chi về làm mô hình hoặc triển lãm trong dịp lễ 1/5, 2/9… theo chủ trương của Nhà nước hoặc của cơ quan tổ chức triển lãm yêu cầu xí nghiệp phải tham gia, kể cả các cuộc triển lãm trong nội bộ xí nghiệp đều được hạch toán vào giá thành và phí lưu thông thì ghi sổ:

Nợ quản lý phí xí nghiệp (hoặc phí lưu thông).

Có qũy tiền mặt

- Vật liệu phụ.

- Chỉ về nộp kinh phí Công đoàn được trừ vào lãi nộp ngân sách. Ghi cụ thể như sau:

Nợ vốn trích (các khoản trích khác, nộp kinh phí Công đoàn).

Tiền gửi ngân hàng.

- Lương, công tác phí, tiền tàu xe của công nhân, viên chức trong thời gian điều đi công tác đột xuất thì cơ quan nào điều động, cơ quan đó chi. Trừ trường hợp đi chống lụt bão thì được ghi vào “Quản lý phí xí nghiệp” hoặc “phí lưu thông”.

12. Quy định thống nhất nội dung và phương pháp kế toán một số tài khoản.

Thi hành Thông tư số 115-TTg nội dung và phương pháp kế toán số tài khoản cần sửa đổi như sau:

a) Tài khoản "Thanh toán với công nhân viên"

Tài khoản này phản ánh các khoản thanh toán lương với công nhân viên thuộc qũy tiền lương kế hoạch của xí nghiệp và các khoản lương do các kinh phí khác chi nhưng do xí nghiệp quản lý các kinh phí này (kể cả công nhân viên công tác thường xuyên và số công nhân viên công tác tạm thời).

Tài khoản này có hai chi tiết bên Có:

1. Lương thuộc quỹ tiền lương kế hoạch

2. Lương do kinh phí khác chi.

Các ngành sẽ căn cứ vào công văn số 1649-UB-VP ngày 26/10/1963 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước liên hệ vào đặc điểm công nhân viên của ngành mình và quy định những khoản lương cần kế toán vào chi tiết lương kế hoạch hoặc lương do kinh phí khác chi do xí nghiệp trực tiếp quản lý.

Về chứng từ và sổ chi tiết theo dõi thanh toán lương công nhân viên, kế toán cần thống nhất với thống kê và kế hoạch bố trí phản ánh phù hợp với yêu cầu phân tích hai bộ phận này.

b) Tài khoản “vốn trích”

Thi hành Thông tư số 115-TTg và những khoản quy đinh có liên quan trước đây cần phải ghi vào tài khoản “vốn trích”, Bộ Tài chính quy định nội dung kế toán của tài khoản này như sau:

Tài khoản “vốn trích” có 8 tiểu khoản:

1. Trích qũy xí nghiệp năm trước.

2. Trích qũy xí nghiệp năm nay.

3. Lãi nộp ngân sách năm trước.

4. Lãi nộp ngân sách nămnay.

5. Phân phối lợi nhuận năm trước.

6. Phân phối lợi nhuận năm nay.

7. Các khoản trích khác năm trước.

8. Các khoản trích khác năm nay.

- Bốn tiểu khoản: trích qũy xí nghiệp năm trước, năm nau lãi suất ngân sách năm trước, năm nay lãi nộp ngân sách năm trước, năm nay; nội dung và phương pháp kế toán như các chế độ kế toán quy định.

Hai tiểu khoản phân phối lợi nhuận năm trước và năm nay đặc biệt dành riêng cho những đơn vị đã tiến hành thu quốc doanh, dùng để kế toán các khoản phân phối lợi nhuận của xí nghiệp theo chế độ thu quốc doanh (nội dung và chi tiết của khoản này sẽ có giải thích cụ thể riêng cho từng ngành).

- Hai tiểu khoản các khoản trích khác năm trước và năm nay dùng để kế toán các khoản trích sau đây và cuối năm được trừ vào số lãi nộp ngân sách:

. Nộp kinh phí công đoàn.

. Chi phí luyện tập cho quân nhân sự bị trong thời gian nghĩa vụ.

. Trợ cấp cho nhà ăn tập thể.

. Trợ cấp xã hội.

. Chi phí về y tế vệ sinh.

. Trả lãi định mức cho nhà tư sản (nếu có).

Sổ sách kế toán phải mở tiểu khoản và chi tiết như trên, ngoài ra do yêu cầu của báo biểu kế toán đối với những chi tiết sau đây cần có những cột chi tiết nhỏ để phân biệt:

- Khoản trợ cấp chia ra:

. Trợ cấp con.

. Trợ cấp gia đình gặp khó khăn

- Khoản chi về y tế vệ sinh:

. Tiền viện phí, tiền thuốc và tiền bồi dưỡng thanh toán với bệnh viện,

. Tiền thuốc cho con cán bộ ở tập thể,

Khi báo cáo quyết toán năm trước được duyệt y thì chuyển khoản các khoản trích như sau:

. Nợ lỗ lãi.

Có trích qũy xí nghiệp năm trước

Có phân phối lợi nhuận năm trước 

 

(tài khoản “vốn trích”)

. Đối với các xí nghiệp có lãi nợ thanh toán với ngân sách

Có lãi nộp ngân sách năm trước.

Các khoản trích khác năm trước

 

(tài khoản “vốn trích”)

. Đối với xí nghiệp được cấp bù lỗ

Nợ cấp bù lỗ

Có các khoản trích khác năm trước (tài khoản “vốn trích”)

Đề nghị các ngành nghiên cứu hướng dẫn các xí nghiệp thi hành thông tư này, nếu có những trở ngại gì đề nghị các ngành bàn bạc với Bộ Tài chính để giải quyết.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Văn Bính

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 11-TC-CĐKT-1964 hướng dẫn phương pháp kế toán về cách hạch toán đối với một số khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.507

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.40.216
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!