Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 11/2000/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính công ty chứng khoán cổ phần và trách nhiệm hữu hạn

Số hiệu: 11/2000/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 01/02/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 01 tháng 2 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 11 /2000/TT- BTC NGÀY 01 THÁNG 02 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CỔ PHẦN VÀ TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Căn cứ Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các công ty chứng khoán cổ phần và trách nhiệm hữu hạn như sau:

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này chỉ hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi tắt là công ty chứng khoán) thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán.

2. Công ty chứng khoán chịu trách nhiệm hữu hạn về vốn và tài sản, về kết quả kinh doanh, có nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và có trách nhiệm bảo toàn vốn của các cổ đông và thành viên góp vốn.

3. Công ty chứng khoán chịu sự quản lý tài chính của cơ quan tài chính Nhà nước, có trách nhiệm thực hiện những quy định về quản lý tài chính hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan. Hạch toán kế toán và lập báo cáo quyết toán tài chính theo các chế độ kế toán hiện hành.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1. Vốn điều lệ: Là số vốn do tất cả các thành viên góp và được ghi vào Điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty chứng khoán bao gồm:

1.1. Vốn góp thuộc sở hữu Nhà nước

- Vốn thuộc sở hữu Nhà nước do các doanh nghiệp nhà nước dùng để góp vốn dưới hình thức mua cổ phần của công ty chứng khoán cổ phần hoặc góp vốn đối với công ty chứng khoán trách nhiệm hữu hạn. Số vốn này có thể bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hay tiền thuê đất, giá trị tài sản khác.

- Phần lãi của các doanh nghiệp Nhà nước góp vốn được để lại nhằm tăng vốn điều lệ của công ty chứng khoán (nếu có).

- Nguồn tích luỹ của công ty chứng khoán qua việc trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ tương ứng với tỷ lệ góp vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty chứng khoán.

1.2. Vốn góp không thuộc sở hữu Nhà nước:

- Vốn góp của các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn góp cổ phần của các cổ đông đối với công ty cổ phần.

- Phần tích luỹ của công ty chứng khoán qua việc trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ tương ứng với tỷ lệ vốn góp của các thành viên ngoài doanh nghiệp nhà nước.

- Lãi cổ phần, góp vốn được chia của các thành viên ngoài doanh nghiệp Nhà nước để lại nhằm tăng vốn điều lệ của công ty chứng khoán (nếu có).

2. Vốn huy động của công ty chứng khoán bao gồm:

- Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu (trừ công ty chứng khoán trách nhiệm hữu hạn)

- Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu

- Vay vốn của các tổ chức trong và ngoài nước

- Nhận góp vốn liên kết và các hình thức khác.

3. Các nguồn vốn khác (Vốn hình thành trong quá trình thanh toán, vốn uỷ thác đầu tư, vốn tiếp nhận viện trợ...)

4. Các quỹ và lãi hình thành trong quá trình phân phối lợi nhuận.

Việc hình thành, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn của công ty chứng khoán phải thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán.

II. BẢO TOÀN VỐN ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Công ty chứng khoán phải tự bảo toàn vốn, bảo đảm an toàn cho các bên tham gia góp vốn, bảo đảm khả năng thanh khoản trong quá trình hoạt động, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Việc bảo toàn vốn của các công ty chứng khoán được thực hiện thông qua các hình thức:

1. Lập quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định tại mục IV khoản 3, Chương II của Thông tư này.

2. Các khoản dự phòng được trích vào chi phí

a. Dự phòng giảm giá chứng khoán tính theo từng loại chứng khoán được trích như sau:

Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán cho năm kế hoạch

(=)

Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm 31/12 năm báo cáo

(x)

 

Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán

(-)

Giá đóng cửa ngày 31/12 (hoặc giá đóng cửa gần nhất nếu ngày 31/12 không phải là ngày giao dịch)

 

- Công ty chứng khoán phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán bị giảm giá và được tổng hợp làm căn cứ hạch toán vào chi phí hoạt động của công ty.

- Dự phòng giảm giá chứng khoán được tính vào chi phí hoạt động của năm báo cáo để ghi nhận trước giá trị các khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm sau, giúp cho công ty có nguồn tài chính bù đắp các khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm sau nhằm bảo toàn vốn kinh doanh.

- Công ty chứng khoán phải hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán vào thu nhập của công ty. Việc hoàn nhập dự phòng đã lập và lập dự phòng mới được tiến hành tại thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.

b. Dự phòng rủi ro trong thanh toán, mức trích bằng 0,1% trên tổng số giá trị thanh toán.

3. Mua bảo hiểm tài sản và các loại hình bảo hiểm cần thiết khác cho hoạt động của công ty chứng khoán.

III. QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1. Doanh thu của công ty chứng khoán bao gồm các khoản sau:

a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh:

- Thu phí hoa hồng môi giới chứng khoán.

- Các khoản lãi kinh doanh chứng khoán

- Thu phí quản lý danh mục đầu tư

- Thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành

- Thu phí tư vấn đầu tư chứng khoán

- Thu phí lưu ký chứng khoán

- Thu phí giao dịch chứng khoán

- Cổ tức và lãi nhận được từ các chứng khoán do công ty sở hữu

b. Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: lãi tiền gửi và các khoản thu từ hoạt động tài chính khác.

c. Doanh thu từ các hoạt động khác

- Thu từ cho thuê tài sản

- Các khoản thu tiền phạt, nợ đã xoá nay thu hồi được, thu hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích năm trước nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết, thanh lý, nhượng bán tài sản và các khoản thu khác.

2. Chi phí của công ty chứng khoán

a. Chi phí kinh doanh chứng khoán:

- Phí thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán (đối với công ty chứng khoán là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán)

- Phí niêm yết và đăng ký chứng khoán (đối với công ty chứng khoán phát hành chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán)

- Phí lưu ký cổ phiếu, trái phiếu

- Phí giao dịch chứng khoán

- Chi phí đại lý phát hành chứng khoán

- Phí niêm yết lại cổ phiếu, trái phiếu

- Phí rút cổ phiếu, trái phiếu

- Phí chuyển khoản cổ phiếu, trái phiếu

- Phí ký gửi cổ phiếu, trái phiếu

- Phí sử dụng hệ thống thiết bị của Trung tâm giao dịch chứng khoán

- Bưu điện phí, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, công tác phí, bốc vác vận chuyển, chi nghiệp vụ kho quỹ, chi phí cho việc thanh tra, kiểm toán

- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị và các khoản chi phí khác thực hiện theo quy định: trong 2 năm đầu mới thành lập, mức chi không quá 7% trên tổng chi phí, từ năm thứ ba trở đi không quá 5% trên tổng chi phí

- Chi khấu hao tài sản cố định

- Chi phí vật liệu, dụng cụ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi lương và các khoản có tính chất lương theo chế độ hiện hành và do Hội đồng quản trị quy định

- Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

b. Chi phí hoạt động tài chính

- Chi trả lãi tiền vay

- Chi trả lãi trái phiếu

- Chi phí đi thuê tài sản dùng trong hoạt động kinh doanh

- Các khoản chi khác.

c/ Chi nộp các khoản thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.

d/ Các khoản chi hợp lệ, hợp lý khác

- Các khoản chi phí dự phòng theo quy định tại mục II, chương II của Thông tư này.

- Chi phí để thu các khoản phạt theo chế độ quy định

- Chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định

- Chi đào tạo nghiệp vụ

- Chi trang phục giao dịch, chi bảo hộ lao động

- Chi ăn ca, mức chi không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước

- Chi thanh lý, nhượng bán tài sản

- Chi bảo hiểm tài sản và các loại bảo hiểm cần thiết khác

- Đóng niên liễm hiệp hội do công ty chứng khoán tham gia

- Các khoản chi phí khác.

3. Công ty chứng khoán không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:

- Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ trợ cấp hoặc bên gây thiệt hại, cơ quan bảo hiểm đền bù;

- Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá hạn, phạt vi phạm chế độ tài chính và các vi phạm khác;

- Chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức do Hội đồng quản trị quy định;

- Các khoản chi từ quỹ phúc lợi, khen thưởng;

- Các khoản trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất, chi từ thiện;

- Chi ủng hộ đoàn thể, xã hội, cơ quan khác, trừ các khoản chi hỗ trợ giáo dục cho bên ngoài như: đóng góp vào Quỹ khuyến học, giúp đỡ học sinh tàn tật.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.

- Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.

IV. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ

Lợi nhuận của công ty chứng khoán được xác định là chênh lệch giữa Tổng doanh thu (-) Tổng chi phí (bao gồm các khoản thuế theo luật định). Lợi nhuận phát sinh còn bao gồm lợi nhuận năm trước phát hiện trong năm và được trừ đi khoản lỗ theo quy định hiện hành đã được xác định trong quyết toán năm.

Lợi nhuận thực hiện trong năm của công ty chứng khoán sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật định được phân phối theo thứ tự sau:

1. Khấu trừ các khoản tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt nợ vay quá hạn, phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hợp đồng kinh tế (sau khi bù trừ số thu phạt < số bị phạt), các khoản chi phí hợp lệ được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp;

2. Khấu trừ các khoản lỗ chưa được tính vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp;

3. Sau khi trừ đi các khoản trên đây, lợi nhuận còn lại (coi như 100%) được phân phối như sau:

- Trích quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ bằng 5% lãi ròng hàng năm. Quỹ này được trích cho đến khi bằng 10% vốn điều lệ của công ty chứng khoán.

- Trích quỹ dự trữ bắt buộc bằng 5%. Quỹ này được trích cho đến khi bằng 10% vốn điều lệ của công ty chứng khoán;

- Chia lợi tức cổ phần đối với công ty chứng khoán cổ phần (hoặc chia lãi đối với công ty chứng khoán trách nhiệm hữu hạn) theo mức vốn tham gia của các cổ đông hoặc thành viên góp vốn;

- Trích lập các quỹ khác.

V. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CÁC QUỸ

1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: sử dụng để bổ sung tăng thêm vốn điều lệ, mở rộng hoạt động kinh doanh.

2. Quỹ dự trữ bắt buộc: sử dụng để đảm bảo tính an toàn cho công ty chứng khoán, xử lý các trường hợp bất khả kháng.

Công ty chứng khoán không được sử dụng các quỹ trên đây để trả lợi tức cổ phần.

3. Các quỹ khác: sử dụng theo quy định của Hội đồng quản trị phù hợp với Nghị quyết thường niên của Đại hội cổ đông.

Chương 3

CÔNG TÁC KẾ TOÁN - THỐNG KÊ - KIỂM TOÁN

1. Năm tài chính của công ty chứng khoán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

2. Công ty chứng khoán có trách nhiệm hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành của Nhà nước.

3. Hàng năm, công ty chứng khoán phải thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính. Việc kiểm toán do một công ty kiểm toán độc lập thực hiện sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

4. Công ty chứng khoán có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính, cơ quan thuế, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo định kỳ quý, năm. Báo cáo quý được gửi chậm nhất sau 15 ngày của quý tiếp theo; báo cáo năm được gửi chậm nhất 45 ngày sau khi kết thúc năm.

a. Báo cáo năm của công ty chứng khoán bao gồm các tài liệu sau đây:

- Báo cáo tình hình hoạt động năm

- Các báo cáo tài chính bao gồm:

+/ Bảng cân đối kế toán

+/ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+/ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+/ Thuyết minh báo cáo tài chính

+/ Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn

+/ Báo cáo trích lập và sử dụng các quỹ, phân phối lợi tức cổ phần.

b. Báo cáo hàng quý bao gồm các tài liệu sau

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn.

5. Kết thúc năm tài chính, trong thời hạn 45 ngày, công ty chứng khoán phải thực hiện công khai tài chính. Báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán độc lập xác nhận.

6. Tuỳ theo tình hình cụ thể, hàng năm Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra quyết toán tài chính năm đối với công ty chứng khoán nếu thấy cần thiết.

Chương 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực kể ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét xử lý.

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 11/2000/TT-BTC

Hanoi, May 01, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE FINANCIAL MANAGEMENT REGIME APPLICABLE TO JOINT-STOCK AND LIMITED LIABILITY SECURITIES COMPANIES

Pursuant to the Law on Enterprises passed on June 12, 1999 by the Xth National Assembly at its 5th session;
Pursuant to the Government’s Decree No.178/CP of October 28, 1994 on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Government’s Decree No.48/1998/ND-CP of July 11, 1998 on securities and securities market;
The Ministry of Finance hereby guides the financial management regime applicable to joint-stock and limited liability securities companies, as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

1. This Circular guides only the regime of financial management applicable to securities companies being joint-stock companies or limited liability companies (hereafter referred to as securities companies), which are lawfully established in Vietnam and licensed by the State Securities Commission to conduct securities trading in one or several forms.

2. Securities companies take limited liability for their capital, assets and business results, have obligations toward the State budget and the responsibility to preserve capital of shareholders and capital contributors.

3. Securities companies are subject to financial management by the State finance agency, have to observe provisions on financial management guided in this Circular and relevant legal documents. They shall conduct the cost-accounting and accountancy and make financial settlement reports according to the current accounting regimes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SPECIFIC PROVISIONS

I. CAPITAL SOURCES OF SECURITIES COMPANIES

1. Charter capital: is the capital amount contributed by all members of a securities company and inscribed in such company’s charter. The charter capital of a securities company includes:

1.1. Contributed State-owned capital, including:

- State-owned capital contributed by State enterprises by mode of purchasing shares of a joint-stock securities company or contributed to a limited liability company. This capital may be in cash, land use right value or land rental or value of other assets.

- Dividend amounts left by the contributing State enterprises to increase the securities company’s charter capital (if any).

- Source accumulated by the securities company through deduction for the setting up of the reserve fund for charter capital supplement, in proportion to State enterprises’ percentage of capital contribution to the securities company.

1.2. Contributed capital not owned by the State:

- Capital contributed by members, for limited liability companies, or share capital of shareholders, for joint-stock companies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Dividends or yields from contributed capital divided to and left by members other than State enterprises to increase the securities company’s charter capital (if any).

2. Capital mobilized by the securities company, including:

- Capital mobilized through the issuance of shares (except for limited liability securities companies);

- Capital mobilized through the issuance of bonds;

- Capital borrowed from organizations within and without the country;

- Capital contributed by partners intended to set up joint-ventures and other forms.

3. Other capital sources (capital formed in the settlement process, entrusted investment capital, aid capital...).

4. Funds and interests created in the course of profit distribution.

The creation, mobilization, management and use of capital sources of the securities companies must comply with the State’s current regulations applicable to joint-stock companies and limited liability companies as well as regulations on securities trading activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Securities companies shall have to preserve their own capital by themselves, ensure safety for the capital contributors, ensure their liquidity in the course of operation, and raise the efficiency of capital use. The preservation of securities companies' capital shall be effected by the following modes:

1. Setting up of compulsory reserve funds according to provisions of Section IV, Clause 3, Chapter II of this Circular.

2. Reserves deducted as expenditures:

a/ Reserves for securities price decrease calculated upon each type of securities shall be deducted as follows:

Reserve level for securities investment Price decrease for the plan year

=

Volume of  securities with decreased prices at Dec.31st of the reporting year

 x [

Price of securities accounted on accounting book

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Closing price of Dec.31st or the latest closing price if Dec.31st is not a trading day

]

- Securities companies shall have to set aside reserve for each securities type with decreased price and may synthesize such reserves to serve as basis for accounting them into their operation expenditures.

- Securities price decrease reserves shall be accounted into operation expenditures of the reporting year for purpose of recording in advance the value of losses that may be incurred in the following year, and providing securities companies with a financial source to offset such losses, so as to preserve their business capital.

- Securities companies shall have to refund securities price decrease reserves into their incomes. The refunding of already set aside reserves and the setting aside of new ones shall be carried out at the time of closing accounting books for making annual financial statements.

b/ For reserves for risks arising in the payment process, the deduction level shall be equal to 0.1% of the total payment value.

3. Purchase of insurance for assets and other insurance types necessary for operations of securities companies

III. THE MANAGEMENT OF REVENUES AND EXPENDITURES OF SECURITIES COMPANIES

1. Revenues of a securities company include the followings:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Securities brokerage commission;

- Securities trading profits;

- Investment portfolio management charge;

- Revenues from issuance underwriting activities;

- Securities investment consultancy charge;

- Securities custody charge;

- Securities transaction charge;

- Dividends and yields from securities owned by the company.

b/ Revenues from financial activities, including: interests on deposits and revenues from other financial activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Revenues from lease of assets;

- Revenues from fines; from the recovery of already written off debts; refunded reserves deducted in the preceding year, which have been unused or have not been used up; liquidated, assigned or sold assets; and other revenues.

2. Expenditures of a securities company

a/ Securities trading expenses:

- Securities trading center membership fee (for securities companies being members of securities trading centers);

- Securities listing and registration charge (for securities companies issuing securities listed at securities trading centers);

- Share and bond custody charge;

- Securities transaction charge;

- Expenses for securities issuing agents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Share and bond withdrawing charge;

- Via-account share and bond transfer charge;

- Share and bond consigning charge;

- Charge for use of equipment systems of securities trading centers;

- Postage, expenses for maintenance and repair of fixed assets, procurement of working tools, working trip allowance, loading-unloading costs and transport freight, expenses for treasury operations, expenses for inspection and auditing activities;

- Expenses for advertisement, marketing, sale promotion, guest reception, festive occasions, transactions, external relations, conferences and other expenses shall comply with the following regulations: For the first 2 years after the company establishment, the expense level must not exceed 7% of the total expenditures; from the third year on, it must not exceed 5% of the total expenditures;

- Fixed asset depreciation;

- Expenses for materials and tools;

- Charges for services purchased from outside;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Such deductions set aside under the State’s regulations as: social insurance, medical insurance, trade union operating fund.

b/ Expenses for financial activities:

- Expenses for loan interest payment;

- Expenses for bond interest payment;

- Expenses for lease of assets to be used in business activities;

- Other expenses.

c/ Payment of taxes, charges and fees according to provisions of law.

d/ Other regular and reasonable expenses:

- Reserves set aside according to provisions of Section II, Chapter II of this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenses for severance allowances paid to laborers as prescribed;

- Expenses for professional training;

- Expenses for mid-shift meals, provided that the expense level must not exceed the minimum wage level prescribed by the State for State employees;

- Expenses for liquidation, assignment and sale of assets;

- Expenses for property insurance and other necessary insurance types;

- Yearly dues to associations to which the securities company is a member;

- Other expenses.

3. Securities companies must not account into their expenditures the following:

- Damage already subsidized by the Government or compensated by the damage causing party(ies) or insurance agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Allowances for overseas working trips in excess of the level prescribed by the Managing Board;

- Expenditures from welfare fund and reward fund;

- Regular or irregular difficulty allowances, charity sums;

- Financial supports for mass organizations, societies and other agencies, excluding amounts in support of education activities outside the company, such as: contributions to the study promotion fund, assistance to disabled pupils;

- Expenses on capital construction investment and fixed asset procurement;

- Expenses covered by other funding sources.

IV. DISTRIBUTION OF PROFITS AND DEDUCTIONS FOR SETTING UP FUNDS

The profit of a securities company is determined as the difference of its total revenues minus (-) its total expenditures (including taxes prescribed by law). The arising profits shall also includes the preceding year’s profit amount, which is discovered in the year, minus the loss(es) already determined in the final settlement of the year according to the current regulations.

The profits earned in the year by a securities company shall, after payment of enterprise income tax as prescribed by law, be distributed in the following order:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Making up for losses not yet cleared against pre-enterprise income tax profit;

3. After the above-said amounts are deducted, the remaining profit amount (assuming 100%) shall be distributed as follows:

- Deductions for setting up the reserve fund for charter capital supplement, which are equal to 5% of the annual net profit. Such fund shall be deducted till it is equal to 10% of the charter capital of the securities company;

- Deductions for setting up the compulsory reserve fund, which are equal to 5% of the annual net profit. Such fund shall be deducted till it is equal to 10% of the charter capital of the securities company;

- Dividing dividends, as for joint-stock securities companies (or dividing profit, as for limited liability securities companies) in proportion to the percentage of capital contributed by shareholders or capital-contributing members;

- Setting up other funds.

V. USE PURPOSES OF FUNDS

1. The reserve fund for charter capital supplement: shall be used to supplement and increase the charter capital, and expand business activities.

2. The compulsory reserve fund: shall be used to secure the safety of the securities companies and deal with force majeure circumstances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Other funds: shall be used according to regulations of the Managing Board and in compliance with annual resolutions of the Shareholders’ Congress.

Chapter III

ACCOUNTING, STATISTICAL AND AUDITING WORK

1. The fiscal year of securities companies begins on January 1st and ends on December 31st of every calendar year.

2. Securities companies shall have to conduct the cost-accounting and accountancy, and make financial statements in strict accordance with the current accounting and statistical regime of the State.

3. Annually, securities companies must have their financial statements audited. The auditing activities shall be conducted by an independent auditing company after the latter is approved by the State Securities Commission.

4. Quarterly and annually, securities companies shall have to make and send their financial statements to the Ministry of Finance, tax agencies and the State Securities Commission. Quarterly statements must be sent within the first 15 days of the next quarter at the latest; annual statements must be sent within 45 days after the year ends.

a/ An annual statement of a securities company must contain the following documents:

- Report on operations in the year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Accounting balance sheet

+ Report on business operation result

+ Report on monetary circulation

+ Explanation of financial statement

+ Report on capital resources and the use thereof

+ Report on deductions for setting up and use of funds, distribution of dividends.

b/ A quarterly statement must contain the following documents

- Accounting balance sheet

- Report on business operation result

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Report on capital sources and the use thereof.

5. Within 45 days after the end of each fiscal year, the securities companies shall have to publicize their financial matters. Annual financial statements must be certified by independent auditors.

6. Depending on practical conditions, annually, the Ministry of Finance shall coordinate with the concerned agencies in examining the final financial settlements of securities companies if deeming it necessary.

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

This Circular takes effect after its signing. Any problems arising in the course of implementation must be promptly reported to the Ministry of Finance for consideration and solution.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER





Le Thi Bang Tam

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 11/2000/TT-BTC ngày 01/02/2000 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với công ty chứng khoán cổ phần và trách nhiệm hữu hạn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.199

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.202.38
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!