BỘ
TÀI CHÍNH
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
109/2005/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2005
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ TÀI CHÍNH TRONG GIAO, BÁN,KHOÁN
KINH DOANH, CHO THUÊ CÔNG TY NHÀ NƯỚC
Thực hiện Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày
22/6/2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
(sau đây gọi là Nghị định 80/2005/NĐ-CP),
Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về tài
chính trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP
DỤNG VỀ GIAO, BÁN, KHOÁN KINH DOANH, CHO THUÊ CÔNG TY NHÀ NƯỚC
(sau đây gọi là công ty): theo quy định tại Điều
2, Điều 4 Nghị định 80/2005/NĐ-CP .
II. CHI PHÍ THỰC TẾ, HỢP LÝ
VÀ CẦN THIẾT CHO VIỆC TỔ CHỨC GIAO, BÁN, KHOÁN KINH DOANH, CHO THUÊ CÔNG TY:
theo Điều 7 nghị định 80/2005/NĐ-CP bao gồm:
1. Chi phí giao, bán, khoán kinh doanh,
cho thuê công ty: là các khoản chi phí liên quan đến giao, bán, khoán kinh
doanh, cho thuê công ty từ thời điểm quyết định giao, bán, khoán kinh doanh,
cho thuê đến thời điểm thực hiện xong việc bàn giao công ty cho bên nhận giao,
nhận mua, nhận khoán, nhận thuê.
Trong đó bao gồm:
- Chi phí kiểm kê, xác định giá trị tài sản;
- Chi phí lập phương án giao, bán, khoán kinh
doanh, cho thuê công ty;
- Chi phí tổ chức đại hội công ty để triển khai
giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty;
- Chi phí hoạt động tuyên truyền, quảng cáo,
công khai thông tin;
- Chi phí tổ chức đấu giá, đấu thầu;
- Chi phí thuê kiểm toán, tư vấn xác định giá trị
công ty (nếu có);
- Chi phí cho Ban đổi mới tại công ty;
- Các chi phí khác liên quan đến giao, bán,
khoán kinh doanh, cho thuê công ty.
Mức chi phí được xác định theo giá trị công ty
trên sổ kế toán nhưng tối đa không vượt quá 50 triệu đồng đối với công ty có
giá trị dưới 1 tỷ đồng; 100 triệu đồng đối với công ty có giá trị từ 1 đến 5 tỷ
đồng; 150 triệu đồng đối với công ty có giá trị từ trên 5 đến 10 tỷ đồng và 200
triệu đối với công ty có giá trị trên 10 tỷ đồng. Đối với công ty có quy mô lớn,
phức tạp, chi phí cần thiết cho việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê vượt
mức khống chế tối đa; cơ quan quyết định giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê
công ty chủ động xem xét, quyết định mức và chịu trách nhiệm về quyết định mức
và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, đồng thời có văn bản thông báo cho
Bộ Tài chính.
Tổng giám đốc hoặc giám đốc công ty quyết định nội
dung và mức chi cần thiết trong phạm vi mức khống chế tối đa để tổ chức triển
khai giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty và chịu trách nhiệm về tính
hợp pháp, hợp lệ của các khoản chi này.
2. Chi phí giao, bán, khoán kinh doanh,
cho thuê đảm bảo bằng các nguồn sau:
- Chi phí giao công ty được trừ vào giá trị vốn
nhà nước tại công ty; trường hợp không còn vốn nhà nước thì được hỗ trợ từ Quỹ
hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính (nếu giao công ty nhà nước độc lập)
hoặc được hỗ trợ từ nguồn vốn của Tổng công ty (nếu giao công ty thành viên hạch
toán độc lập).
- Chi phí bán công ty hoặc bộ phận công ty (sau
đây gọi là bán công ty) được trừ vào tiền thu được do bán công ty; nếu không đủ
thì phần chênh lệch thiếu được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ
Tài chính (nếu là công ty nhà nước độc lập) hoặc từ nguồn vốn của Tổng công ty
(nếu là đơn vị phụ thuộc, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công
ty), từ nguồn vốn của công ty (nếu là đơn vị phụ thuộc của công ty nhà nước).
- Chi phí khoán kinh doanh được tính vào chi phí
hoạt động thường xuyên của công ty nhận khoán.
- Chi phí cho thuê công ty được trừ vào tiền thu
được do cho thuê công ty.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí đối với
trường hợp giao, bán công ty:
- Công văn đề nghị hỗ trợ kinh phí có xác nhận của
cơ quan có thẩm quyền quyết định giao, bán công ty. Nội dung công văn bao gồm tổng
số tiền thu được, chi phí giao, bán công ty, số tiền còn thiếu đề nghị hỗ trợ:
- Quyết định giao, bán công ty của cấp có thẩm
quyền (bản chính hoặc bản sao có công chứng);
- Hợp đồng giao, bán công ty (bản sao có công chứng);
- Biên bản xác định giá trị công ty (bản sao có
công chứng);
- Bản kê chi tiết chi phí giao, bán công ty (có
thẩm định của cơ quan có thẩm quyền quyết định giao, bán công ty).
III. GIAO CÔNG TY CHO TẬP THỂ
NGƯỜI LAO ĐỘNG:
1. Ban đổi mới tại công ty tiến hành kiểm
kê, phân loại tài sản và xử lý tài chính khi giao công ty theo quy định tại Điều
11 Nghị định 80/2005/NĐ-CP , trong đó:
a) Kiểm kê xác định số lượng, chất lượng và giá
trị tài sản công ty đang quản lý và sử dụng; kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư
tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư dài hạn, ngắn hạn tại thời điểm kiểm kê.
Phân loại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm sau:
- Tài sản thuộc sở hữu của công ty, trong đó tài
sản mang đi góp vốn liên doanh.
- Tài sản nhận góp vốn liên doanh, tài sản thuê
ngoài, thuê tài chính, tài sản mượn, giữa hộ, nhận gia công, nhận bán hộ và các
tài sản khác không phải của công ty.
- Tài sản hình thành từ Quỹ khen thưởng, phúc lợi
(nếu có).
b) Kiểm kê chi tiết từng khoản nợ trên sổ kế
toán, đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ, lập bảng kê chi tiết
đối với từng loại công nợ theo quy định sau:
- Nợ phải thu: phân định rõ nợ có khả năng thu hồi
và nợ không có khả năng thu hồi. Rà soát các hợp đồng kinh tế để xác định các
khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ nếu đã hạch toán hết và
chi phí kinh doanh như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền mua bảo
hiểm dài hạn, tiền lương, tiền công, công ty điều chỉnh hạch toán giảm chi phí
tương ứng với phần dịch vụ chưa được cung cấp hoặc thời gian thuê chưa thực hiện
hoặc hàng hóa, nguyên vật liệu chưa sử dụng và kinh doanh và hạch toán tăng chi
phí trả trước.
- Nợ phải trả: phân tích rõ các khoản nợ phải trả,
nợ không phải thanh toán.
Nợ không phải thanh toán là khoản nợ mà chủ nợ
không còn tồn tại (doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ nợ đã chết) hoặc chủ
nợ không đến đối chiếu đòi nợ mặc dù đã quá hạn.
c) Xử lý tài sản:
Đối với tài sản thiếu, hao hụt, mất mát phải xác
định rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường theo quy
định của pháp luật. Giám đốc công ty quyết định mức bồi thường. Đối với tài sản
hao hụt, mất mát có mua bảo hiểm phải làm việc với cơ quan bảo hiểm để xác định
mức bồi thường. Đối với tài sản hao hụt, mất mát có mua bảo hiểm phải làm việc
với cơ quan bảo hiểm để xác định mức bồi thường. Khoản chênh lệch giữa giá trị
tài sản thiếu hụt và số tiền bồi thường được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài
chính, nếu không đủ hạch toán vào kết quả kinh doanh của công ty.
Đối với giá trị tài sản thừa nếu không xác định
được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu thì hạch toán tăng vốn nhà nước tại
công ty.
d) Xử lý nợ phải thu:
Đối với nợ phải thu không có khả năng thu hồi xử
lý theo quy định hiện hành. Trường hợp đến thời điểm giao mà chưa xử lý được nếu
bên nhận giao đồng ý tiếp nhận thì tính vào giá trị tài sản bàn giao; nếu bên
nhận giao đồng ý tiếp nhận thì tính vào giá trị tài sản bàn giao; nếu bên nhận
giao không tiếp nhận thì loại kỏi giá trị công ty vvà chuyển giao cho công ty
mua bán mộ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
e) Xử lý nợ phải trả:
- Đối với nợ phải trả nhưng không phải trả hạch
toán tăng vốn nhà nước tại công ty.
- Đối với các khoản nợ thuế,
các khoản phải nộp ngân sách nhà nước được xử lý như sau:
+ Trường hợp bị lỗ, không thanh toán được thì
công ty lập hồ sơ đề nghị giãn nợ, hoặc xóa nợ theo mức tối đa bằng số lỗ lũy kế
đến thời điểm xác định giá trị công ty theo pháp luật hiện hành.
+ Công ty có đủ điều kiện được xóa nợ và đã làm
thủ tục, nộp Hồ sơ đề nghị xóa nợ, nhưng đến thời điểm quyết định giao công ty
cho người lao động vẫn chưa nhận được quyết định xóa nợ của cơ quan có thẩm quyền
thì cơ quan quyết định giao công ty xem xét cho tạm trừ nợ, giảm lỗ để xác định
giá trị công ty.
Công ty có trách nhiệm tiếp tục phối hợp với cơ
quan tài chính để xử lý. Khi có quyết định xử lý của Bộ Tài chính, nếu có chênh
lệch so với số đã tạm giảm trừ nợ công ty hạch toán điều chỉnh báo cáo tài
chính ở thời điểm chính thức bàn giao.
- Đối với các khoản nợ tồn đọng vay ngân hàng
thương mại nhà nước và Quỹ hỗ trợ phát triển mà công ty đang bị lỗ, không thanh
toán được các khoản nợ quá hạn, công ty làm thủ tục đề nghị khoanh nợ, giãn nợ,
xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với khoản nợ lãi vay chưa thanh toán (bao gồm
cả lãi đã nhập gốc) được ngân hàng thương mại nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển
xem xét, xóa nợ với mức không vượt quá số lỗ còn lại (sau khi đã xử lý nợ tồn đọng
về thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước). Trong thời gian tối đa 20
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của công ty, ngân hàng thương mại cho
vay và Quỹ hỗ trợ phát triển phải có ý kiến xử lý bằng văn bản thông báo cho
công ty. Sau 20 ngày kể từ ngày ngân hàng thương mại và quỹ hỗ trợ phát triển
nhận được hồ sơ mà vẫn chưa có ý kiến xử lý của bên cho vay, công ty được tạm
loại khoản nợ lãi vay khỏi tổng giá trị nợ phải trả và hạch toán tăng thu nhập
tương ứng. Khi có quyết định xóa nợ, nếu có chênh lệch so với số đã tạm loại khỏi
tổng giá trị nợ phải trả, công ty hạch toán điều chỉnh báo cáo tài chính tại thời
điểm bàn giao.
2. Xác định giá trị công ty được giao:
căn cứ Phương án xác định giá trị công ty do Giám đốc và Ban đổi mới tại công
ty lập, Giám đốc công ty tổ chức xác định giá trị công ty:
a) Đối với công ty nhà nước thuộc danh mục giao
công ty trong Phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt:
Căn cứ sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo
quyết toán thuế, báo cáo kết quả kiểm kê tại thời điểm giao; tổ chức thực hiện
xác định giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc tất cả các tài sản của công ty
khi thực hiện giao đều tính bằng giá trị và bằng đồng Việt Nam. Trong đó:
- Tài sản hiện vật: là giá trị còn lại của tài sản
trên sổ kế toán.
- Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và
các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu…) của công ty được xác định theo biên
bản kiểm quỹ (đối với tiền mặt), số dư đã đối chiếu với ngân hàng (đối với tiền
gửi) và các giấy tờ có giá xác định theo mệnh giá của giấy tờ.
- Các khoản nợ phải thu có khả năng thu hồi, các
khoản ký cuợc, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn, các khoản đầu tư được xác định theo
số dư thực tế trên số kế toán đã được đối chiếu xác nhận.
- Các khoản chi phí dở dang (đầu tư xây dựng cơ
bản, sản xuất kinh doanh dở dang) được xác định theo thực tế phát sinh hạcht
oán trên sổ kế toán.
- Giá trị tài sản vô hình (nếu có) được xác định
theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán. Riêng giá trị quyền sử dụng
đất được xác định theo quy định tại khoản 2, Điều 23 Nghị định 80/2005/NĐ-CP.
Trong đó, nếu bên nhận giao lựa chọn hình thức giao đất thì giá trị quyền sử dụng
đất tính vào giá trị công ty, nhưng không tính tăng vốn nhà nước mà hạch toán
tăng nợ phải trả ngân sách nhà nước.
Giá trị của công ty để giao không bao gồm giá trị
tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, nhận giữ hộ, bán bộ, ký
gửi; tài sản được hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi; tài sản là nhà ở cán
bộ, công nhân viên (chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất địa phương); các
khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi mà bên nhận giao không tiếp nhận.
Giá giao công ty được xác định trên cơ sở phần
còn lại của giá trị phần vốn Nhà nước tại công ty sau khi trừ chi phí giao
doanh nghiệp. Trong đó giá trị phần vốn nhà nước tại công ty bằng giá trị của
công ty trừ (-) các khoản nợ thực tế phải trả, số dư Quỹ phúc lợi, khen thưởng
và số dư kinh phí sự nghiệp (nếu có). Trường hợp sau khi xác nhận, nếu công ty
không còn vốn nhà nước mà bên nhận giao vẫn đề nghị nhận tiao thì bên nhận igoa
phải có phương án cam kết kế thừa nợ, lỗ và phương án trả nợ vay phù hợp với
phương án sản xuất kinh doanh. Trường hợp bên nhận giao không nhận giao thì
chuyển sang hình thức bán hoặc phá sản công ty.
b) Đối với công ty thuộc danh mục cổ phần hóa,
đã tiến hành các bước công việc cổ phần hóa nhưng không đủ điều kiện để cổ phần
hóa được: chuyển sang hình thức giao công ty thì căn cứ vào giá trị doanh nghiệp
đã được xác định khi thực hiện cổ phần hóa để giao theo quy định tại Thông tư
này.
3. Bàn giao và tiếp nhận công ty theo quy
định tại Điều 12 Nghị định 80/2005/NĐ-CP. Trong đó:
a) Căn cứ hợp đồng giao nhận công ty, bên giao
(Giám đốc công ty, kế toán trưỏng và đại diện Ban đổi mới tại công ty) phải bàn
giao đầy đủ, nguyên trạng tài sản, vốn, công nợ, quyền sử dụng đất, các hợp đồng
kinh tế, các quyền và nghĩa vụ khác cho bên nhận giao (đại diện tập thể người
lao động) kèm theo hồ sơ, chứng từ có liên quan.
b) Trong thời gian chưa bàn giao, công ty giao
có trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, tiền vốn của công ty, không để hư hỏng,
hao hụt, mất mát. Giám đốc và các cá nhân liên quan của công ty giao chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi hao hụt, mất mát tài sản, tiền vốn trong thời gian
chưa bàn giao.
c) Việc giao nhận phải lập biên bản có đầy đủ chữ
ký của Giám đốc, kế toán trưởng, đại diện Ban đổi mới tại công ty của công ty
giao và đại diện tập thể người lao động nhận giao.
Mọi vấn đề tồn tại chưa xử lý trước khi bàn giao
phải ghi rõ tại biên bản bàn giao.
4. Quyền sở hữu đối với công ty sau khi
giao:
Toàn bộ tài sản của công ty sau khi giao thuộc sở
hữu tập thể người lao động. Người lao động trong công ty tham gia nhận giao được
giao quyền sở hữu tương ứng với số cổ phần được chia từ phần vốn góp tương ứng
với số năm làm việc cho khu vực nhà nước, được hưởng cổ tức, có quyền để thừa kế
nhưng không được chuyển nhượng số cổ phần được giao trong thời hạn 3 năm sau
khi giao công ty.
IV. BÁN CÔNG TY NHÀ NƯỚC
1. Kiểm kê, phân loại và xử lý tài sản và
tài chính thực hiện theo quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21 Nghị định
80/2005/NĐ-CP , trong đó:
a) Đối với tài sản thiếu, hao hụt, mất mát phải
xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường theo
quy định của pháp luật. Giám đốc công ty quyết định mức bồi thường. Đối với tài
sản hao hụt, mất mát có mua bảo hiểm phải làm việc với cơ quan bảo hiểm để xác
định mức bồi thường. Khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản thiếu hụt và số tiền
bồi thường được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính, nếu không đủ hạch toán và kết
quả kinh doanh của công ty.
Đối với giá trị tài sản thừa nếu không xác định
được nguyên nhân và không tìm được chủ sổ hữu thì hạch toán vào vốn nhà nước tại
công ty.
b) Xử lý nợ phải trả thực hiện theoquy định tại
điểm e, khoản 1, mục II Thông tư này.
c) Đối với nợ cán bộ công nhân viên, công ty có
trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi bàn giao cho người mua để đảm bảo quyền
lợi cho người lao động. Trường hợp công ty thiếu nguồn thanh toán thì được hỗ trợ
phần chênh lệch thiếu từ số tiền thu được do bán doanh nghiệp.
2. Xác định giá tối thiểu theo quy định tại
Điều 23 Nghị định số 80/2005/NĐ-CP , trong đó:
a) Đối với tài sản là hiện vật: chỉ đánh giá lại
những tài sản mà công ty có thể tiếp tục sử dụng.
- Giá trị thực tế tài sản bằng (=) giá tính theo
giá thị trường tại thời điểm bán nhân (x) tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản
tại thời điểm định giá.
Trường hợp tài sản đặc thù không có trên thị trường
thì tính theo giá mua mới của tài sản cùng loại, cùng nước sản xuất, có cùng
công suất hoặc tính năng tương đương, nếu không có tài sản tương đương thì tính
theo giá tài sản ghi trên sổ kế toán.
Tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản được xác định
bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa chất lượng còn lại của tài sản được đánh giá lại
so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới hoặc đầu tư xây dựng mới,
phù hợp với các quy định của nhà nước về các điều kiện an toàn trong sử dụng, vận
hành tài sản; chất lượng sản phẩm sản xuất; vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của
các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Nếu chưa có quy định của Nhà nước thì chất
lượng tài sản được đánh giá không thấp hơn 20%.
- Tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đủ vốn;
công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh
nhưng công ty vẫn tiếp tục sủ dụng phải đánh giá lại để tính vào giá trị công
ty như quy định trên.
b) Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và
các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu…) của công ty được xác định theo biên
bản kiểm quỹ (đối với tiền mặt), số dư đã đối chiếu với ngân hàng (đối với tiền
gửi) và các giấy tờ có giá được xác định theo giá giao dịch trên thị trường, nếu
không có giao dịch thì xác định theo nệnh giá của giấy tờ.
c) Các khoản nợ phải thu có khả năng thu hồi,
các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số dư thực tế
trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận.
d) Các khoản đầu tư xác định theo giá trị vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty (nếu doanh nghiệp này có
lãi). Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ thì tính theo giá trị trên sổ kế toán của
công ty.
e) Giá trị tài sản vô hình (nếu có) được xác định
theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán. Riêng giá trị quyền sử dụng
đất được xác định theo quy định tại khoản 2, Điều 23 Nghị định 80/2005/NĐ-CP.
g) Tổng giá trị thực tế của công ty là giá trị
thực tế toàn bộ tài sản hiện có của công ty tại thời điểm xác định giá trị.
h) Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại công ty
bằng tổng giá trị thực tế của công ty trừ (-) các khoản nợ thực tế phải trả, số
dư bằng tiền quỹ phúc lợi, khen thưởng, số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu
có), giá trị tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi, khen thưởng (trường hợp người
mua không tiếp tục dùng vào sản xuất kinh doanh và công ty đã hạch toán giảm quỹ
khen thưởng, phúc lợi và tăng vốn nhà nước).
i) Giá tối thiểu bán công ty được xác định như
sau:
- Trường hợp bán không kế thừa nợ giá tối thiểu
được xác định là giá trị thực tế của công ty trừ đi số dư bằng tiền quỹ phúc lợi,
khen thưởng, số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có), giá trị tài sản phúc lợi,
công cộng (trường hợp người mua không có nhu cầu sử dụng và công ty đã hạch
toán giảm quỹ khen thưởng, phúc lợi và tăng vốn nhà nước).
- Trường hợp bán có kế thừa nợ giá tối thiểu được
xác định là giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại công ty. Nếu giá trị thực tế
phần vốn nhà nước âm (nhỏ hơn không) mà người mua chấp nhận mua thì giá tối thiểu
được xác định bằng không, nếu người mua không chấp nhận mua thì chuyển sang
hình thức phá sản công ty.
k) Đối với công ty thuộc danh mục cổ phần hóa,
đã tiến hành các bước việc cổ phần hóa nhưng không đủ điều kiện để cổ phần hóa
được: chuyển sang hình thức bán công ty thì giá trị công ty bán được lấy theo
giá trị công ty được xác định khi thực hiện cổ phần hóa và được điều chỉnh giảm
trừ giá trị tài sản mà người mua không mua vào giá trị công ty đã được xác định.
3. Quản lý sử dụng số tiền bán công ty:
thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 80/2005/NĐ-CP.
4. Bàn giao và tiếp nhận: thực hiện theo
quy định tại khoản 7 Điều 19, khoản 2 Điều 25 Nghị định số 80/2005/NĐ-CP và các
quy định tại điểm b điểm c khoản 3 Mục III Thông tư này.
V. KHOÁN KINH DOANH CÔNG TY:
1. Kiểm kê, phân loại thực hiện theo quy
định tại điểm a, b khoản 1, mục III Thông tư này. Trong đó:
Đối với tài sản mang đi góp vốn liên doanh hoặc
nhận góp vốn liên doanh; tài sản thuê ngoài, tài sản đi thuê; tài sản mượn, giữ
hộ và các tài sản khác không phải của công ty: bên nhận khoán và chủ sở hữu tài
sản thỏa thuận việc người nhận khoán có kế thừa hoặc không kế thừa.
2. Nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện
khoán kinh doanh theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 80/2005/NĐ-CP , trong
đó:
a) Bảo toàn vốn nhà nước: bên giao khoán phải có
trách nhiệm bảo toàn vốn đã được Nhà nước giao vốn. Bên nhận khoán có trách nhiệm
bảo toàn vốn đã nhận theo hợp đồng giao nhận khoán. Việc bảo toàn vốn nhà nước
phải đảm bảo thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi
nhuận, chế độ quản lý tài chính, kế toán theo quy định của nhà nước, lập dự
phòng rủi ro, mua bảo hiểm tài sản…
b) Bên giao khoán cần quy định cụ thể các điều
kiện về việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và việc kế thừa các hợp đồng đã ký trước đây của bên giao khoán
bao gồm: các hợp đồng mua bán vật tư nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, các
khoản nợ phải thu, phải trả và phải được sử thỏa thuận với bên nhận khoán để ký
kết trong hợp đồng giao nhận khoán. Bên nhận khoán cam kết tổ chức hoạt động sản
xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại hợp đồng giao nhận
khoán kinh doanh và không trái với các quy định của pháp luật hiện hành.
c) Hai bên giao nhận khoán thỏa thuận mức lớn nhất
(hoặc lỗ) khoán hàng năm. Mức khoán lợi nhuận có thể ổn định cho suốt thời gian
hợp đồng giao khoán hoạc có thể được xác định cụ thể cho từng năm. Mức khoán lớn
nhất không được thấp hơn mức lớn nhất bình quân mà doanh nghiệp đã đạt được
trong 3 năm trước khi giao khoán. Những công ty trước khi giao khoán kinh doanh
bị thua lỗ kéo dài thì giao khoán mức giảm lỗ, điều kiện và thời gian chấm dứt
lỗ, nhưng phải đảm bảo mức giảm lỗ năm sau lớn hơn năm trước. Sau thời gian lỗ
là thời gian khoán mức lớn nhất đạt được hàng năm như quy định nói trên.
Những nội dung nói trên về khoán kinh doanh, các
điều kiện khoán, quyền và trách nhiệm cụ thể các bên đều được ghi trong hợp đồng
và phải được trao đổi thỏa thuận giữa bên nhận khoán và bên giao khoán kinh
doanh.
3. Bàn giao và tiếp nhận: bên giao khoán
và bên nhận khoán thực hiện theo quy định tại khoản 3, mục III Thông tư này.
4. Thanh lý hợp đồng giao khoán:
Khi hết thời hạn khoán kinh doanh, các bên giao
khoán và nhận khoán phải làm thủ tục thanh lý hợp đồng thoe các điều khoản ghi
trong hợp đồng.
Trước khi thanh lý hợp đồng, bên nhận khoán phải
chủ trì với sự tham gia, giám sát của các bên trong thực hiện việc kiểm kê, xác
định số lượng và giá trị tài sản, các khoản thanh toán giữa bên giao khoán và
nhận khoán.
Nguyên tắc xử lý khi thanh lý hợp đồng.
- Căn cứ vào các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
- Căn cứ vào các văn bản, chứng từ thỏa thuận giữa
bên giao khoán và bên nhận khoán về việc xử lý tài sản trong quá trình hoạt động
như nhượng bán, thanh lý, đầu tư bổ sung…
- Căn cứ vào kết quả kiểm kê trước khi bàn giao
công ty.
Các khoản chênh lệch thừa thiếu, chênh lệch về
giá trị (do thay đổi kết cấu, chất lượng tài sản như đã cam kết khi giao khoán)
cần được xử lý trên cơ sở hợp đồng và theo các chế độ tài chính hiện hành.
- Trường hợp có thiệt hại, hư hỏng, mất mát tài
sản do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa trong quá trình hoạt
động của công ty khoán thì sẽ được xem xét không đặt vấn đề bồi thường mà giảm
trừ vào giá trị công ty hoàn trả.
- Các vấn đề tranh chấp hai bên không thể tự xử
lý thì đưa ra tòa án phán xử.
5. Quyền và nghĩa vụ của người nhận khoán
thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định 80/2005/NĐ-CP , trong đó:
a) Bên nhận khoán kinh doanh được quyền đầu tư bổ
sung hoàn thiện đổi mới công nghệ từ nguồn vốn riêng của mình hoặc vốn huy động
(vay ngân hàng và các nguồn huy động khác).
Những tài sản này thuộc quyền sở hũu của bên nhận
khoán và được quyền rút về khi thanh lý hợp đồng. Trường hợp đầu tư thêm làm
thay đổi kết cấu tài sản, bên nhận khoán phải được bên khoán chấp thuận bằng
văn bản.
b) Bên nhận khoán được hưởng và tự quyết định việc
phân phối các thu nhập do vượt định mức khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 34
Nghị định 80/2005/NĐ-CP. Trường hợp công ty giảm lỗ so với mức lỗ khoán thì số
giảm lỗ được coi như lớn nhất vượt khoán và được ghi nhận, đến khi công ty có
lãi sã được xác định tăng mức lớn nhất vượt khoán tương ứng và được sử dụng như
quy định trên.
VI. CHO THUÊ CÔNG TY:
1. Kiểm kê, phân loại và xử lý tài sản và
tài chính thực hiện theo quy định tại Điều 39, 40 Nghị định 80/2005/NĐ-CP ,
trong đó:
a) Kiểm kê, phân loại tài sản thực hiện theo quy
định tại điểm a, b khoản 1 mục III Thông tư này.
b) Xử lý tài sản, tài chính của công ty khi cho
thuê thực hiện theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước
và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định
số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. Riêng đối với tài sản mang đi
góp vốn liên doanh hoặc nhận góp vốn liên doanh; tài sản thuê ngoài, tài sản đi
thuê; tài sản mượn, giữ hộ và các tài sản khác không phải của công ty: bên thuê
và chủ sở hữu thỏa thuận việc thuê có kế hoạch không kế thừa.
2. Xác định giá cho thuê công ty: thực hiện
theo quy định tại Điều 42 Nghị định 80/2005/NĐ-CP
3. Bàn giao và tiếp nhận: bên cho thuê và
bên nhận thuê căn cứ hợp đồng thuê thực hiện bàn giao và tiếp nhận theo quy định
tại khoản 3, mục III Thông tư này.
4. Quản lý sử dụng số tiền cho thuê công
ty: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 80/2005/NĐ-CP .
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể
từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 47/2000/TT-BTC ngày 24/5/2000 của
bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính trong giao, bán doanh nghiệp
nhà nước; Thông tư số 51/2000/TT-BTC ngày 02/6/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn
những vấn đề về tài chính trong khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước
theo uy định tại Nghịđịnh số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ. Các
quy định khác trái với Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư
này.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, khó
khăn đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Thị Băng Tâm
|