Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 06/2015/TT-NHNN thời hạn thủ tục chuyển tiếp trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn

Số hiệu: 06/2015/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Phước Thanh
Ngày ban hành: 01/06/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thông tư 06/2015/TT-NHNN quy định thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn theo Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng phát sinh trước ngày 01/01/2011.

Thông tư 06/2015/TT-NHNN quy định thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn theo Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng phát sinh trước ngày 01/01/2011.

Ngày 01/06/2015, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 06/2015/TT-NHNN quy định một số điểm liên quan trong trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng.

Thông tư 06/2015 bao gồm 9 Điều, quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan và tổ chức tín dụng sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng phát sinh trước ngày Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành.

Theo đó, tổ chức tín dụng (TCTD) phải phối hợp với cổ đông, nhóm cổ đông liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn lập Kế hoạch khắc phục việc sở hữu vượt giới hạn đảm bảo chậm nhất ngày 31/12/2015 tỷ lệ sở hữu của cổ đông, nhóm cổ đông liên quan tại các TCTD tuân thủ theo quy định (trừ trường hợp được Thủ tướng cho phép hoặc xử lý theo phương án cơ cấu lại đã được Ngân hàng nhà nước (NHNN) phê duyệt). Nội dung của Kế hoạch khắc phục nói trên phải đảm bảo các nội dung tối thiểu quy định tại Điều 2 của Thông tư số 06.

Trong thời gian chuyển đổi (từ ngày 15/7/2015 đến 31/12/2015), cổ đông và bên liên quan sở hữu tỷ lệ cổ phần cao hơn giới hạn cho phép không được phép tiếp tục nâng tỷ lệ cổ phần sở hữu, ngoại trừ 02 trường hợp: (1) nhận cổ phiếu thưởng hoặc cổ phiếu phát hành để trả cổ tức (2) mua thêm cổ phần thông qua chào bán ra công chúng nhưng tổng số cổ phần sau khi phát hành phải thấp hơn giới hạn cho phép.

Kể từ ngày 15/07/2015, TCTD không được cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng mới (trong trường hợp đã cấp tín dụng) cho cổ đông, cổ đông trong nhóm cổ đông có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn hoặc người có liên quan của các cổ đông đó.

Sau ngày 31/12/2015, nếu các trường hợp này không khắc phục được, NHNN sẽ áp dụng các biện pháp xử lý như không chấp thuận nhân sự liên quan dự kiến bầu vào cơ cấu nhân sự cao cấp của TCTD đó; không cho phép nhận cổ tức bằng tiền mặt (nếu có) đối với số cổ phần nắm giữ vượt giới hạn…

Ngoài ra, Thông tư 06/2015 còn quy định về trách nhiệm của các TCTD như rà soát danh sách các cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn, phối hợp với các cổ đông này xây dựng Kế hoạch khắc phục, thực hiện trách nhiệm báo cáo về vấn đề cổ đông, cổ phần theo yêu cầu của NHNN… Đồng thời, Thông tư 06 cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan tổ chức khác như NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính (Điều 6) hay của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các Vụ, Cục khác thuộc NHNN (Điều 7).

Thông tư 06/2015/TT-NHNN quy định thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2015.

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2015/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH THỜI HẠN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN TIẾP ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP SỞ HỮU CỔ PHẦN VƯỢT GIỚI HẠN QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 55 LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là Ngân hàng Nhà nước) quy định thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với các trường hợp cổ đông, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng vượt giới hạn quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng phát sinh trước ngày Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành (sau đây viết tắt là “sở hữu cổ phần vượt giới hạn”).

2. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Cổ đông, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó (sau đây viết tắt là “nhóm cổ đông có liên quan”) sở hữu cổ phần vượt giới hạn;

b) Tổ chức tín dụng có cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn (sau đây viết tắt là “tổ chức tín dụng”).

Điều 2. Thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn

1. Tổ chức tín dụng phối hợp với cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn lập Kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn (sau đây viết tắt là “Kế hoạch khắc phục”), đảm bảo chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm 2015 tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan tại tổ chức tín dụng tuân thủ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoặc được xử lý theo Phương án cơ cấu lại đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Kế hoạch khắc phục tối thiểu phải có các nội dung sau:

a) Danh sách cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan (nêu rõ mối quan hệ liên quan) đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn gồm các thông tin:

- Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, địa chỉ thường trú (đối với cổ đông là cá nhân); tên, địa chỉ đặt trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế (đối với cổ đông là tổ chức);

- Số cổ phần và tỷ lệ cổ phần trên vốn điều lệ hiện đang sở hữu tại tổ chức tín dụng (trong đó nêu rõ số lượng, tỷ lệ cổ phần trên vốn điều lệ ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác; thông tin của tổ chức, cá nhân nhận ủy thác và mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân nhận ủy thác và cổ đông đó (nếu có));

- Số cổ phần và tỷ lệ cổ phần trên vốn điều lệ hiện đang nhận ủy thác của tổ chức, cá nhân khác; thông tin của tổ chức, cá nhân ủy thác và mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân ủy thác và cổ đông đó (nếu có);

- Thông tin về người đại diện phần vốn góp, người có liên quan của cổ đông, cổ đông trong nhóm cổ đông có liên quan;

b) Biện pháp và lộ trình khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn;

c) Cam kết của tổ chức tín dụng về việc phối hợp, đôn đốc cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn thực hiện việc khắc phục theo đúng lộ trình nêu trên.

2. Trong thời hạn triển khai Kế hoạch khắc phục nêu tại khoản 1 Điều này hoặc thời hạn nêu trong Phương án cơ cấu lại đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn không được tăng số lượng cổ phiếu nắm giữ tại tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau:

a) Nhận cổ phiếu thưởng hoặc cổ tức bằng cổ phiếu;

b) Mua cổ phiếu phát hành thêm khi tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ thông qua việc chào bán cổ phiếu ra công chúng nhưng đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần sau khi mua tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng.

3. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng mới (trong trường hợp đã cấp tín dụng) cho cổ đông, cổ đông trong nhóm cổ đông có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn hoặc người có liên quan của các cổ đông đó.

4. Cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn được phép chuyển nhượng số cổ phần sở hữu vượt giới hạn quy định.

Điều 3. Xử lý sau thời hạn chuyển tiếp

Sau thời hạn xử lý nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này hoặc sau thời hạn nêu trong Phương án cơ cấu lại đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan chưa đảm bảo tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp như sau:

1. Không chấp thuận nhân sự dự kiến bầu làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng trong trường hợp các nhân sự này là:

a) Cổ đông hoặc thuộc nhóm cổ đông có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn tại tổ chức tín dụng;

b) Người đại diện phần vốn góp hoặc người có liên quan của các đối tượng nêu tại điểm a khoản này.

2. Không xem xét việc đề cử nhân sự tham gia Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng của cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn tại tổ chức tín dụng đó.

3. Cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn không được tăng số lượng cổ phần nắm giữ tại tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này; chưa được nhận cổ tức bằng tiền mặt (nếu có) đối với số cổ phần nắm giữ vượt giới hạn cho đến khi đảm bảo tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định.

4. Các biện pháp xử lý cần thiết khác theo quy định của pháp luật, bao gồm cả biện pháp cơ cấu lại đối với tổ chức tín dụng có cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 4. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng

1. Rà soát danh sách các cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và phối hợp với các cổ đông này xây dựng Kế hoạch khắc phục theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng tại nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Theo dõi, đôn đốc các cổ đông sở hữu cổ phần vượt giới hạn thực hiện Kế hoạch khắc phục nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này. Định kỳ hàng tháng (trước ngày 10 của tháng tiếp theo tháng báo cáo) báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng tại nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính) kết quả thực hiện Kế hoạch khắc phục của tổ chức tín dụng, trong đó nêu rõ:

- Tình hình cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn, trong đó nêu đầy đủ thông tin quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này;

- Kết quả khắc phục tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn; trường hợp chưa thực hiện được theo đúng tiến độ nêu trong Kế hoạch khắc phục, báo cáo rõ lý do, các khó khăn, vướng mắc (nếu có) và đề xuất xử lý.

3. Thực hiện trách nhiệm báo cáo về vấn đề cổ đông, cổ phần theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước đối với từng thời kỳ (nếu có).

4. Bổ sung Kế hoạch khắc phục nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này (bao gồm biện pháp, lộ trình) vào nội dung Phương án cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng để triển khai đồng bộ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp Phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt chưa bao gồm nội dung này).

Điều 5. Trách nhiệm của cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn

1. Hợp tác với tổ chức tín dụng để lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về giới hạn sở hữu cổ phần và các quy định khác có liên quan.

2. Chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cổ đông, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông tại tổ chức tín dụng.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ của thông tin cung cấp cho tổ chức tín dụng.

Điều 6. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính (trừ những nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng)

1. Tiếp nhận báo cáo của tổ chức tín dụng về Kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn theo quy định tại Thông tư này; chỉ đạo tổ chức tín dụng hoàn thiện Kế hoạch khắc phục (nếu cần thiết); báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) Kế hoạch khắc phục của tổ chức tín dụng.

2. Theo dõi, giám sát việc tổ chức tín dụng thực hiện Kế hoạch khắc phục; định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của tháng tiếp theo quý báo cáo) báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) kết quả thực hiện Kế hoạch khắc phục của các tổ chức tín dụng theo các nội dung nêu tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, trong đó đề xuất xử lý các vướng mắc, khó khăn của tổ chức tín dụng (nếu có).

Điều 7. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các Vụ, Cục khác thuộc Ngân hàng Nhà nước

1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:

a) Tiếp nhận báo cáo của tổ chức tín dụng có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh về Kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn theo quy định tại Thông tư này; chỉ đạo tổ chức tín dụng hoàn thiện Kế hoạch khắc phục (nếu cần thiết); theo dõi, giám sát việc cổ đông, tổ chức tín dụng thực hiện Kế hoạch khắc phục đã báo cáo Ngân hàng Nhà nước;

b) Tiếp nhận, tổng hợp các báo cáo từ các tổ chức tín dụng có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nêu tại khoản 2 Điều 4 và của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nêu tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

c) Đầu mối tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và các vấn đề, vướng mắc phát sinh liên quan đến xử lý việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn tại tổ chức tín dụng.

2. Các Vụ, Cục khác:

Phối hợp xử lý các kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, tổ chức tín dụng và các vấn đề, vướng mắc có liên quan theo đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 9;
- BLĐ NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu: VP, PC, TTGSNH6 (4).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Phước Thanh

THE STATE AUDIT OFFICE OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 06/2015/TT-NHNN

Hanoi, June 1, 2015

 

CIRCULAR

STIPULATING TIME LIMIT, PROCESS AND PROCEDURE FOR TRANSITION APPLIED TO THE CIRCUMSTANCE UNDER WHICH SHARES ARE OWNED IN EXCESS OF PERMITTED LIMIT AS PRESCRIBED IN ARTICLE 55 OF THE LAW ON CREDIT INSTITUTIONS

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Government's Decree No. 156/2013/NĐ-CP dated November 11, 2013 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the request of the Chief Inspector of banks,

The Governor of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) hereby provide regulations on the time limit, process and procedure for transition applied to the circumstance under which shares are owned in excess of permitted limit as prescribed in article 55 of the law on credit institutions.

Article 1. Scope of application and applicable entities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Circular shall apply to:

a) A single shareholder, or a shareholder in association with parties concerned (hereinafter referred to as “related shareholder group”) who takes ownership of excess shares;

b) Credit institutions of which an excess amount of shares are owned by a related shareholder group (hereinafter referred to as “credit institution”).

Article 2. Time limit, process and procedure for transition applied to the circumstance under which shares are owned in excess of permitted limit

1. The credit institution in associated with a single shareholder or the related shareholder group owning excess shares shall prepare the remedial plan for this excess share ownership (hereinafter referred to as “remedial plan”) with assurance that the percentage of shares owned by that shareholder or group in a credit institution must conform to permitted limit defined in the Law on Credit Institutions by December 31, 2015 at the latest, unless otherwise approved by the Prime Minister or treated in accordance with the restructuring plan approved by the State Bank. The remedial plan must have at least contents as follows:

a) List of single shareholders or related shareholder groups (specifying the relationship between a shareholder and parties concerned) that are taking ownership of excess shares, including the following information:

- Full name, number of identification card or passport, permanent residence address (applicable to individuals); name, address of the main office, business scope, number of the Certificate of Enterprise Registration, tax code (applicable to organizations);

- Amount and ratio of shares to the charter capital owned in a credit institution (specifying the amount and ratio of shares to the charter capital entrusted to other organization or individual; information of the entrusted party, and the relationship between the entrusted party and the shareholder (when appropriate));

- Amount and ratio of shares to the charter capital currently entrusted by other organization or individual; information of the entrusting party, and the relationship between the entrusting party and the shareholder (when appropriate);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Remedial measures and schedule;

c) Commitment of the credit institution to coordinating and encouraging single shareholders or related shareholder group to take remedial measures in accordance with the abovementioned schedule.

2. Within the permitted period when the plan mentioned in Clause 1 of this Article is implemented, or within the permitted period specified in the restructuring plan approved by the State bank, a single shareholder, or an related shareholder group owning excess shares, shall not be allowed to own more shares of a credit institution in any form, except when they:

a) Receive bonus shares or dividends paid in the form of shares;

b) Purchase shares additionally issued when a credit institution wishes to increase their charter capital through the public offering of their shares to the general public but they must ensure that the percentage of shares owned after such purchase conforms to the permitted share limit stipulated in Article 55 of the Law on Credit Institutions.

3. From the effective date of this Circular, credit institutions shall not be allowed to extend any credit or new credits (if they have already extended credit before) to a single shareholder, or a shareholder that belongs to the related shareholder group currently owning excess shares or persons related to that shareholder.

4. Individual shareholders, or shareholding organizations with their representative of the portion of contributed capital being the member of the Board of Directors, the Control Board or the Director General (Director) of the credit institution, all of whom are owning excess shares, shall be permitted to transfer an amount of such excess shares.

Article 3. Post-transition treatment

If, after the deadline defined in Clause 1 Article 2 hereof or the deadline specified in the restructuring plan approved by the State Bank, a single shareholder or related shareholder group have not managed to comply with permitted share limit in accordance with regulations laid down in the Law on Credit Institutions, the State Bank shall apply the following measures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) are shareholders or belong to the related shareholder group currently owning excess shares in credit institutions;

b) are the representatives of a portion of contributed capital or persons related to entities specified at Point a of this Clause.

2. Refuse to consider recommending their staff members to the Board of Directors or the Control Board of the credit institution in which a single shareholder or the related shareholder group currently owning excess shares is investing.

3. Prevent a single shareholder or a related shareholder group currently owning excess shares from increasing the amount of shares owned in a credit institution in any form, except for the case stipulated in Clause 2 Article 2 hereof; from receiving cash dividends (if available) on the amount of excess shares until they manage to comply with the permitted share limit in accordance with regulations.

4. Take other necessary measures in accordance with laws, including those to be taken to restructure the credit institution in which a single shareholder or a related shareholder group is investing upon the request of the State Bank.

Article 4. Responsibilities of credit institutions

1. Review the list of shareholders, related shareholder groups as stipulated by the Law on Credit Institutions, and coordinate with these shareholders in preparing the remedial plan as prescribed in Clause 1 Article 2 hereof for submission to the State Bank (forwarded by the Department of Bank Inspection and Supervision or the State Bank branches located in cities or provinces where the credit institution's main office is located without the presence of that Department) within 30 days from the effective date of this Circular.

2. Supervise and encourage shareholders owning excess shares to implement the remedial plan specified in Clause 1 Article 2 hereof. Submit the monthly report (before the 10th day of the month following the reporting month) to the State Bank (forwarded by the Department of Bank Inspection and Supervision or the State Bank branches located in cities or provinces where the credit institution's main office is located without the presence of that Department) on the outcome of the remedial plan implementation which clearly states:

- Current status of shareholders or related shareholder groups owning excess shares with sufficient information stipulated at Point a Clause 1 Article 2 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Take on the reporting responsibility for issues relating to shareholders and shares upon the request of the State Bank in specific periods (when applicable).

4. Add the remedial plan mentioned in Clause 1 Article 2 hereof (including remedial measures and schedule) to the content of the plan for operational restructuring of the credit institution in order to implement them in a consistent manner upon the request of the State Bank (if the plan for such restructuring has not included this content).

Article 5. Responsibilities of shareholders or related shareholder groups currently owning excess shares

1. Coordinate with the credit institution in preparing plans and taking remedial measures in order to assure the compliance with legal regulations on share ownership limit and other applicable laws.

2. Comply with applicable regulations pertaining to rights and obligations of shareholders, and transfer of shares within the credit institution.

3. Assume legal liability for the accuracy and sufficiency of information provided for the credit institution.

Article 6. Responsibilities of the State Bank braches located in cities or provinces where the credit institution’s main office is located (except for areas where the Department of Bank Inspection and Supervision is located)

1. Receive reports submitted by credit institutions on the plan to remedy ownership of excess shares in accordance with this Circular; direct credit institutions to complete the remedial plan (when necessary); report to the State Bank (forwarded by the Department of Bank Inspection and Supervision) on the remedial plan prepared by these credit institutions.

2. Monitor and supervise the credit institution’s implementation of the remedial plan; on a periodic basis (before the 20th day of the month following the reporting quarter), submit the report to the State Bank (forwarded by the Department of Bank Inspection and Supervision) on the implementation outcome, inclusive of contents defined in Clause 2 Article 4 hereof, in which possible solutions to any difficulty or complaint that the credit institution is faced with must be suggested (when appropriate).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Department of Bank Inspection and Supervision:

a) Receive reports submitted by credit institutions with their main office located in Hanoi or Ho Chi Minh city on the plan to remedy ownership of excess shares in accordance with this Circular; direct credit institutions to complete the remedial plan (when necessary); monitor and supervise the implementation of the remedial plan which has been submitted to the State Bank;

b) Receive, aggregate reports submitted by credit institutions with their main office located in Hanoi and Ho Chi Minh city as mentioned in Clause 2 Article 4 and by the State Bank branches located in cities or provinces as mentioned in Clause 2 Article 6 hereof;

c) Act as the central consultant that gives advice to the Governor of the State Bank on how to deal with recommendations submitted by the State bank branches located in cities or provinces as well as difficulties in relation to the approach to ownership of excess shares in a credit institution.

2. Other Departments:

Coordinate in dealing with recommendations submitted by the State Bank branches located in cities or provinces and related problems or difficulties upon the request of the Department of Bank Inspection and Supervision.

Article 8. Effect

This Circular shall come into force from July 15, 2015.

Article 9. Implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

PP. THE GOVERNOR
THE DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Phuoc Thanh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 06/2015/TT-NHNN ngày 01/06/2015 quy định thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.178

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.113.79
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!