Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 06/2014/TT-BTC Tiêu chuẩn thẩm định giá 13

Số hiệu: 06/2014/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 07/01/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tiêu chuẩn Thẩm định giá tài sản vô hình

Từ ngày 21/02/2014 tất cả các trường hợp tiến hành thẩm định giá đối với tài sản vô hình cần tuân thủ đúng các quy định tại Tiêu chuẩn Thẩm định giá số 13, ký hiệu TĐGVN 13.

Theo Tiêu chuẩn này, có 03 cách tiếp cận khi thẩm định giá tài sản vô hình: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập.
 
Mỗi cách tiếp cận  sẽ có những phương pháp thẩm định giá khác nhau.

Ngoài ra cần chú ý đến “ước tính tuổi đời kinh tế còn lại”, yếu tố này sẽ được áp dụng trong tất cả các cách tiếp cận thẩm định giá.

Việc lựa chọn và áp dụng cách tiếp cận nào cho phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 06/2014/TT-BTC .

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 06/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2014

THÔNG TƯ

BAN HÀNH TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH GIÁ SỐ 13

Căn cứ Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư về Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề có trách nhiệm tuân thủ đúng các quy định tại Tiêu chuẩn Thẩm định giá ban hành kèm theo Thông tư này trong quá trình thẩm định giá tài sản vô hình.

2. Cục Quản lý giá chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Tiêu chuẩn Thẩm định giá ban hành kèm theo Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 02 năm 2014

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ảnh về Bộ Tài chính để hướng dẫn giải quyết và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc chính phủ;
- TAND tối cao, VKSND tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Hội Thẩm định giá Việt Nam;
- Các doanh nghiệp thẩm định giá;
- Các tập đoàn kinh tế; Tổng công ty Nhà nước;
- Lưu: VT, QLG (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH GIÁ SỐ 13

THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH

(Ký hiệu: TĐGVN 13)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh: Tiêu chuẩn này quy định và hướng dẫn thực hiện thẩm định giá tài sản vô hình để phục vụ cho các mục đích mua, bán, chuyển nhượng, thế chấp, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, góp vốn, phân chia lợi nhuận, tranh chấp và tố tụng phá sản và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá (sau đây gọi là thẩm định viên), khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo quy định của pháp luật cần thực hiện những quy định của tiêu chuẩn này trong quá trình thẩm định giá tài sản vô hình.

3. Giải thích từ ngữ:

3.1. Tài sản vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;

- Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);

- Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;

- Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

3.2. Tiền sử dụng tài sản vô hình: là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản vô hình phải trả cho chủ sở hữu tài sản vô hình để được quyền sử dụng tài sản đó (ví dụ như tiền sử dụng sáng chế, tiền trả cho nhượng quyền thương mại, tiền trả cho quyền khai thác khoáng sản...v.v).

4. Tài sản vô hình bao gồm các loại sau:

- Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;

- Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,...;

- Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu...;

- Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm 3.1.

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN

5. Khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình, cần thu thập các thông tin sau:

- Mục đích thẩm định giá;

- Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá;

- Tình trạng pháp lý của việc sở hữu tài sản vô hình (bao gồm cả việc sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hay không hợp pháp);

- Thời điểm thẩm định giá;

- Triển vọng của ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá;

- Triển vọng của nền kinh tế có tác động đến giá trị của tài sản vô hình, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế (như lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. ) và môi trường chính trị trong nước và ngoài nước;

- Các thông tin nêu tại điểm 3.1;

- Các thông tin liên quan khác về tài sản vô hình cần thẩm định giá.

6. Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá.

Căn cứ vào mục đích thẩm định giá, thẩm định viên xác định rõ loại giá trị cần ước tính của tài sản vô hình là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường.

Trường hợp ước tính giá trị phi thị trường của tài sản vô hình là giá trị đối với người sở hữu tài sản vô hình đó, cần tính đến các yếu tố đặc trưng liên quan chỉ tác động đến người chủ sở hữu tài sản vô hình, ví dụ như các ưu đãi về thuế, giá trị tăng thêm do sử dụng kết hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá với các tài sản khác cùng thuộc sở hữu của một chủ sở hữu,...

7. Ước tính tuổi đời kinh tế còn lại:

Tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình được sử dụng trong tất cả các cách tiếp cận thẩm định giá tài sản vô hình.

Tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình chịu tác động của yếu tố pháp luật, kinh tế, công nghệ như: quy mô và triển vọng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, mức độ độc đáo, khác biệt của tài sản vô hình, sự cạnh tranh của các tài sản vô hình tương tự... Khi ước tính tuổi đời kinh tế còn lại cần xem xét các yếu tố sau:

- Thời gian bảo hộ của pháp luật đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ;

- Quy định tại các hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định;

- Quyết định của tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định;

- Các yếu tố kinh tế như quy mô và triển vọng của thị trường sản phẩm, dịch vụ gắn với tài sản vô hình cần thẩm định;

- Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự ra đời của các sáng chế tương tự hoặc hiệu quả hơn, dẫn tới sự lỗi thời chức năng, lỗi thời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định; các yếu tố khoa học kỹ thuật có liên quan khác;

- Các kết quả thống kê, phân tích (nếu có) về tuổi thọ hiệu quả của các nhóm tài sản vô hình;

- Các yếu tố khác có liên quan đến việc ước tính tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản thẩm định giá.

Ví dụ về ước tính tuổi đời kinh tế còn lại của một sáng chế về một loại thuốc tân dược: Sáng chế của thuốc này đã đăng ký bản quyền và được pháp luật tiếp tục bảo hộ trong vòng 05 năm tới. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay cho thấy sẽ có một loại thuốc tương tự có hiệu quả chữa bệnh cao hơn có thể được nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất trong vòng 03 năm tới. Như vậy, tuổi đời kinh tế còn lại của sáng chế này được đánh giá là 03 năm.

8. Các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau.

Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp.

Trong quá trình áp dụng các phương pháp thẩm định giá, để kiểm tra mức độ tin cậy của kết quả thẩm định giá, thẩm định viên áp dụng kỹ thuật phân tích độ nhậy. Cụ thể là xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số quan trọng đối với từng trường hợp thẩm định giá, ví dụ như tỷ suất chiết khấu, tỷ suất vốn hóa,...

9. Cách tiếp cận từ thị trường

9.1. Nội dung của cách tiếp cận từ thị trường:

Giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường.

Lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của tài sản vô hình so sánh với tài sản vô hình cần thẩm định giá, cụ thể:

- Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình;

- Các điều khoản về tài chính liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng;

- Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang được sử dụng;

- Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình;

- Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình;

- Các đặc điểm khác của tài sản vô hình.

Thẩm định viên sử dụng ít nhất 03 tài sản vô hình tương tự để so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.

9.2. Thông tin tham khảo khi áp dụng cách tiếp cận từ thị trường:

- Giá giao dịch thành công, giá chào bán, giá chào mua... của tài sản vô hình tương tự với tài sản vô hình cần thẩm định giá.

- Địa điểm và điều kiện thị trường tại thời điểm xảy ra giao dịch, động cơ của người mua và người bán, các điều khoản thanh toán cũng như các yếu tố khác liên quan tới giao dịch.

- Các mức điều chỉnh cần thiết đối với các mức giá và hệ số điều chỉnh để phản ánh sự khác biệt giữa tài sản vô hình cần thẩm định giá và các tài sản vô hình tương tự để so sánh.

9.3. Trường hợp áp dụng cách tiếp cận từ thị trường:

- Khi có thông tin về tài sản vô hình tương tự được giao dịch hoặc được chuyển giao quyền sử dụng hoặc có thị trường giao dịch;

- Khi cần đối chiếu kết quả với các phương pháp thẩm định giá khác.

9.4. Các nội dung cụ thể khác của cách tiếp cận từ thị trường được thực hiện theo nội dung phù hợp đã được hướng dẫn tại các Tiêu chuẩn thẩm định giá khác.

10. Cách tiếp cận từ chi phí

10.1. Nội dung của cách tiếp cận từ chi phí:

Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành.

Giá trị ước tính của Tài sản vô hình = Chi phí tái tạo (Chi phí thay thế) - Hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất

Trong đó, lợi nhuận của nhà sản xuất được xác định thông qua biện pháp so sánh, điều tra, khảo sát.

Cách tiếp cận từ chi phí gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế.

10.2. Chi phí thay thế hoặc chi phí tái tạo trong phương pháp chi phí bao gồm các chi phí sau: Chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, chi phí cho các tài sản hữu hình phụ trợ cần thiết để phát huy được giá trị của tài sản vô hình, chi phí duy trì (ví dụ: Chi phí quảng cáo để duy trì vị thế của nhãn hiệu, chi phí quản lý chất lượng của sản phẩm, v.v.), chi phí đăng ký xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ, chi phí nghiên cứu phát triển và các chi phí hợp lý khác.

10.3. Giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình

a) Hao mòn của tài sản vô hình:

Hao mòn của tài sản vô hình chủ yếu bao gồm phần giá trị giảm đi do những lỗi thời về chức năng, về công nghệ, về kinh tế. Hao mòn về mặt vật lý không áp dụng đối với hầu hết các tài sản vô hình.

Hao mòn do lỗi thời chức năng xuất hiện khi tài sản vô hình không còn đáp ứng tốt chức năng ban đầu mà nó được tạo ra để thực hiện. Lỗi thời chức năng có thể xảy ra do các nguyên nhân bên trong hoặc do sự thay đổi của môi trường bên ngoài.

Hao mòn do lỗi thời về công nghệ xuất hiện khi những chức năng mà tài sản vô hình được tạo ra ban đầu để thực hiện đã không còn cần thiết nữa, mặc dù tài sản vô hình vẫn đang thực hiện chức năng đó.

Hao mòn do lỗi thời về kinh tế tồn tại khi tài sản vô hình không tạo ra được tỷ lệ thu nhập hợp lý cho người sở hữu tài sản vô hình đó khi so sánh với tỷ lệ thu nhập trung bình trong ngành kinh tế mà loại tài sản vô hình này đóng vai trò quan trọng.

b) Ước tính phần giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình:

Khi ước tính phần giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình, cần xem xét một số yếu tố sau:

- Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai (chủ yếu liên quan tới phương pháp chi phí tái tạo): là chênh lệch giữa chi phí để nghiên cứu và triển khai xây dựng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với tại thời điểm tạo ra tài sản vô hình cần thẩm định giá.

- Chênh lệch chi phí vận hành: là chênh lệch giữa chi phí duy trì và sử dụng tài sản vô hình vào thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng. Chi phí này cần được tính cho suốt tuổi đời kinh tế còn lại và tuổi đời hiệu quả của tài sản vô hình.

- Lỗi thời về mặt kinh tế của tài sản vô hình là mức chênh lệch về hiệu quả kinh tế (thu nhập) từ việc sử dụng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng.

- Tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình. Ví dụ: Tài sản vô hình cần thẩm định giá có tuổi đời thực tế (trong trường hợp này đồng thời là tuổi đời hiệu quả) là 6 năm và tuổi đời kinh tế còn lại dự kiến là 12 năm. Như vậy, phần giá trị giảm đi do hao mòn và lỗi thời là 33,33% (=6/(12+6) x 100 %=6/18 x 100 %).

10.4. Phương pháp chi phí tái tạo

a) Nội dung của phương pháp:

Phương pháp chi phí tái tạo xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí tạo ra một tài sản khác tương đồng với tài sản vô hình cần thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành.

Giá trị của Tài sản vô hình = Chi phí tái tạo - Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất

b) Thông tin cần có để áp dụng:

- Thông tin về chi phí cần thiết để tái tạo lại tài sản vô hình tương đồng với tài sản vô hình cần thẩm định.

- Thông tin về hao mòn và lỗi thời của tài sản vô hình cần thẩm định, hoặc của các tài sản vô hình tương tự với tài sản vô hình cần thẩm định giá trên thị trường.

c) Trường hợp áp dụng:

- Khi có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra tài sản vô hình, đặc biệt là khi phù hợp với mục đích xác định giá trị phi thị trường của tài sản vô hình cần thẩm định giá.

- Khi tính giá trị tài sản vô hình đối với người chủ sở hữu sử dụng (dựa trên giả định nếu người chủ sở hữu không còn tài sản vô hình này, họ buộc phải tạo ra tài sản vô hình tương tự thay thế để tiếp tục sử dụng).

- Khi xác định phần thiệt hại về các lợi ích từ tài sản vô hình do các hành vi sử dụng trái phép, phá vỡ hợp đồng,...

- Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

10.5. Phương pháp chi phí thay thế

a) Nội dung của phương pháp:

Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành.

Giá trị của Tài sản vô hình = Chi phí thay thế - Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất

Khi xác định giá trị của tài sản vô hình theo phương pháp chi phí thay thế thẩm định viên cần xem xét các nội dung sau: Các đặc điểm khác nhau có thể đo lường được của tài sản thay thế và tài sản thẩm định; Thời điểm đánh giá các chi phí thay thế so với thời điểm thẩm định giá.

b) Thông tin cần có để áp dụng:

- Thông tin về chi phí cần thiết để tạo ra tài sản vô hình có chức năng tương tự như tài sản vô hình cần thẩm định;

- Thông tin về hao mòn do lỗi thời của tài sản vô hình cần thẩm định, và/hoặc các tài sản vô hình tương tự trên thị trường.

c) Trường hợp áp dụng:

- Khi có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra tài sản vô hình.

- Khi tài sản vô hình tiếp tục được sử dụng bởi người chủ sở hữu (Dựa trên giả định nếu người chủ sở hữu không còn tài sản vô hình này và họ phải tạo ra tài sản vô hình tương tự để thay thế và sử dụng).

- Khi không xác định được dòng thu nhập hoặc các lợi ích kinh tế khác từ việc sử dụng tài sản vô hình. Ví dụ: phần mềm tự chế, nội dung trang thông tin điện tử, lực lượng lao động.

- Khi xác định giá trị bảo hiểm cho tài sản vô hình.

- Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

10.6. Các nội dung cụ thể khác của cách tiếp cận chi phí được vận dụng theo nội dung đã được hướng dẫn tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

11. Cách tiếp cận từ thu nhập

11.1. Nội dung cách tiếp cận từ thu nhập:

Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình mang lại.

Cách tiếp cận từ thu nhập gồm ba phương pháp chính là: phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm.

11.2. Các dòng thu nhập

Tài sản vô hình có thể tạo ra các dòng thu nhập thông qua việc sử dụng tài sản vô hình, sở hữu tài sản vô hình (ví dụ: thông qua việc thu tiền sử dụng tài sản vô hình), hoặc hạn chế sử dụng tài sản vô hình.

Ví dụ về trường hợp tài sản vô hình có thể đóng góp vào dòng thu nhập thông qua việc hạn chế sử dụng tài sản vô hình là: Người sở hữu tài sản vô hình là một phần mềm máy tính nâng cấp quyết định trì hoãn, chưa tiến hành thương mại hóa phần mềm nâng cấp này để không ảnh hưởng đến giá trị của phần mềm tương tự phiên bản trước đó đang được bán trên thị trường.

Khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình, tùy vào mục đích thẩm định giá, có thể phân tích: dòng thu nhập từ việc sử dụng tài sản vô hình đối với người sử dụng tài sản vô hình, dòng thu nhập từ việc thu tiền sử dụng tài sản vô hình đối với người sở hữu tài sản vô hình, hoặc cả hai dòng thu nhập trên.

11.3. Tỷ suất chiết khấu

Tỷ suất chiết khấu theo phương pháp thu nhập cần phản ánh được giá trị biến đổi theo thời gian của tiền tệ và các rủi ro liên quan tới thu nhập từ tài sản vô hình cần thẩm định.

Tỷ suất chiết khấu được ước tính thông qua các thông tin từ thị trường của các tài sản vô hình tương tự, có thể là tỷ suất sinh lời trung bình của loại tài sản đó trên thị trường.

Tỷ suất chiết khấu đối với dòng tiền được tạo ra bởi tài sản vô hình cần thẩm định giá thường cao hơn chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) (do chứa đựng nhiều rủi ro hơn) và thấp hơn tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). Riêng đối với các tài sản vô hình có giá trị chiếm đa số trong tổng giá trị của doanh nghiệp đang sử dụng tài sản vô hình đó, có thể cân nhắc sử dụng (WACC) của doanh nghiệp để làm tỷ suất chiết khấu.

11.4. Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình

a) Nội dung của phương pháp:

Giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng tài sản vô hình mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng tài sản vô hình.

Phương pháp này đặt ra giả định rằng tổ chức hoặc cá nhân không sở hữu tài sản vô hình phải trả tiền để sử dụng nó. Vì vậy, phương pháp này tính giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính các khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được nếu tổ chức hoặc cá nhân đó sở hữu tài sản vô hình.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiết khấu dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có).

Việc tính toán dòng tiền sử dụng tài sản vô hình, thuế, chi phí duy trì và các khoản chi phí hỗ trợ khác phải nhất quán. Cụ thể, nếu tổ chức cá nhân sở hữu tài sản vô hình chịu trách nhiệm trả chi phí duy trì (ví dụ chi phí quảng cáo, hoặc chi phí nghiên cứu duy trì và phát triển), thì tiền sử dụng tài sản vô hình cũng như dòng tiền trả để được sử dụng tài sản vô hình cũng cần tính đến các chi phí này. Ngược lại, nếu chi phí duy trì không bao gồm trong tiền sử dụng tài sản vô hình, thì chi phí này cũng cần được loại bỏ khỏi dòng tiền trả để sử dụng tài sản vô hình.

b) Thông tin cần có để áp dụng:

- Mức tiền sử dụng tài sản vô hình, có thể là:

+ Mức tiền sử dụng tài sản vô hình thực tế mà người chủ tài sản vô hình có được nhờ chuyển giao quyền sử dụng tài sản vô hình;

+ Mức tiền sử dụng tài sản vô hình giả định tức là khoản tiền người sử dụng giả thiết phải trả cho người chủ sở hữu tài sản vô hình. Mức tiền này được tính trên cơ sở mức tiền sử dụng tài sản vô hình của các tài sản vô hình tương tự được giao dịch trên thị trường, hoặc được tính trên phần lợi nhuận của việc sử dụng tài sản vô hình mà người sử dụng tài sản vô hình sẵn sàng trả cho người sở hữu tài sản vô hình trong một giao dịch khách quan và độc lập.

- Có các thông tin giao dịch của các tài sản tương tự về các quyền được luật pháp bảo hộ, các thông tin trên hợp đồng nhượng quyền sử dụng tài sản vô hình như tiền sử dụng tài sản vô hình, các chi phí yêu cầu phải bỏ ra để duy trì (ví dụ như quảng cáo, nâng cấp sản phẩm, kiểm soát chất lượng), ngày sử dụng, ngày kết thúc hợp đồng nhượng quyền.

- Báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan.

c) Trường hợp áp dụng:

- Khi có thông tin, số liệu cần thiết về tiền sử dụng tài sản vô hình của các tài sản vô hình tương tự trên thị trường.

- Khi cần tính mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp có tranh chấp.

- Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

11.5. Phương pháp lợi nhuận vượt trội

a) Nội dung của phương pháp:

Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của tài sản vô hình trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không sử dụng tài sản vô hình này.

Trong phương pháp lợi nhuận vượt trội, giá trị tài sản vô hình được ước tính trên cơ sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết khấu trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng để tạo ra thu nhập vượt trội cho chủ thể và trong trường hợp chủ thể không sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

b) Thông tin cần có để áp dụng:

Một số hoặc tất cả các thông tin sau cần được cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội:

- Lợi nhuận kỳ vọng, chi phí tiết kiệm được và các dòng thu nhập trong tương lai tạo ra cho một doanh nghiệp khi sử dụng tài sản vô hình và không sử dụng tài sản vô hình.

- Tỷ suất chiết khấu phù hợp để dự báo thu nhập trong tương lai.

c) Trường hợp áp dụng:

- Phương pháp này có thể áp dụng với cả tài sản vô hình tạo ra các khoản thu nhập tăng thêm và tài sản vô hình giúp tiết kiệm chi phí.

- Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cùng với các phương pháp thẩm định giá khác.

11.6. Phương pháp thu nhập tăng thêm

a) Nội dung của phương pháp:

Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác.

Phương pháp thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau:

- Ước tính các dòng tiền kỳ vọng được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá. Dòng tiền được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá được ước tính bằng cách giảm trừ khỏi dòng tiền kỳ vọng nói trên khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản hữu hình, tài sản tài chính và các tài sản vô hình khác với tài sản vô hình cần thẩm định (gọi chung là tài sản đóng góp).

Khoản đóng góp của tài sản đóng góp là khoản thu nhập hợp lý được tạo ra bởi tài sản đóng góp, bao gồm phần lợi nhuận từ tài sản đóng góp và phần bù đắp cho khoản đầu tư ban đầu do sự giảm giá trị của tài sản theo thời gian. Khoản thu nhập hợp lý cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước:

Bước 1: xác định những tài sản có đóng góp vào dòng tiền thu nhập;

Bước 2: ước tính giá trị của những tài sản đóng góp này;

Bước 3: xác định thu nhập của tài sản đóng góp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận hợp lý và giá trị của các tài sản đóng góp.

- Phần còn lại của dòng tiền kỳ vọng sau khi giảm trừ khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản đóng góp được chiết khấu về giá trị hiện tại. Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền đã điều chỉnh này là giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được phép tính khấu hao theo quy định của pháp luật về kế toán, giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được tính thêm phần lợi ích dự kiến có được do không bị tính thuế thu nhập đối với phần giá trị khấu hao của tài sản vô hình.

b) Thông tin cần có để áp dụng:

Các thông tin sau cần được cân nhắc khi áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm:

- Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra bởi tài sản vô hình cần thẩm định, bao gồm cả dòng thu nhập và các chi phí gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định;

- Chi phí sử dụng các tài sản phụ trợ cần thiết và gắn liền với việc sử dụng hiệu quả tài sản vô hình cần thẩm định;

- Tỷ suất chiết khấu phù hợp để chuyển đổi về giá trị hiện tại của tài sản vô hình cần thẩm định;

- Các chi phí hoặc lợi ích liên quan, ví dụ mức thuế áp dụng với việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định.

c) Trường hợp áp dụng:

- Khi thẩm định giá các tài sản vô hình có sự kết hợp với các tài sản khác trong một nhóm tài sản để tạo ra dòng tiền. Trong đó, tài sản vô hình cần thẩm định giá có tác động chính yếu tới dòng thu nhập, phần đóng góp từ các tài sản khác là không chính yếu.

- Có thể dùng làm phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

11.7. Các nội dung cụ thể khác của cách tiếp cận thu nhập được thực hiện theo các tiêu chuẩn thẩm định giá khác của Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

PHỤ LỤC

VÍ DỤ VỀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH
(Kèm theo tiêu chuẩn số 13 - TĐGVN 13)

(Các ví dụ đã được giản lược và chỉ mang tính chất minh họa)

1. Ví dụ về phương pháp chi phí

Doanh nghiệp A mua phần mềm quản lý doanh nghiệp được thiết kế riêng cho doanh nghiệp A bởi công ty tin học 1VS vào tháng 2/2009. Tháng 2/2011, doanh nghiệp A sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp thuê 1VS phát triển và đang hoạt động rất thành công tại doanh nghiệp A để làm tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp C có loại hình kinh doanh tương tự như của doanh nghiệp A. Công ty thẩm định giá X được thuê để tính giá trị phần mềm quản lý doanh nghiệp này. Do phần mềm này tương đối đặc thù so với các phần mềm quản lý doanh nghiệp khác được giao dịch trên thị trường nên công ty thẩm định giá X quyết định sử dụng phương pháp chi phí.

Việc tiến hành thẩm định giá trị phần mềm quản lý doanh nghiệp A được tiến hành theo phương pháp chi phí với giá thành của năm 2011 như sau:

Xác định chi phí xây dựng và duy trì phần mềm quản lý doanh nghiệp A:

- Chi phí bản quyền về công cụ thiết kế phần mềm: 300.000.000 đồng.

- Chi phí tùy chỉnh phần mềm (chi phí nhân công, thuê tư vấn, ... để phát triển phần mềm và kiểm tra hoàn thiện phần mềm quản lý doanh nghiệp A): 700.000.000 đồng.

- Chi phí triển khai (đào tạo cho khách hàng, ...): 300.000.000 đồng.

- Chi phí khác (chi phí quản lý, chi phí bảo hành, chi phí dự phòng,...): 200.000.000 đồng.

- Lợi nhuận kỳ vọng của đơn vị phát triển phần mềm: 20%.

Vậy, tổng chi phí phát triển phần mềm là:

120% x (300.000.000+700.000.000+300.000.000+200.000.000) = 1.800.000.000 (đồng)

Sau khi nghiên cứu kỹ việc vận hành phần mềm quản lý doanh nghiệp cần thẩm định giá, các doanh nghiệp tương tự, và xin ý kiến chuyên gia, công ty thẩm định giá X nhận thấy tài sản vô hình này:

+ Không có hao mòn, lỗi thời về chức năng do dữ liệu và tài liệu quản lý luôn được cập nhật thường xuyên, đáp ứng tốt các chức năng về quản lý doanh nghiệp A vào thời điểm hiện tại.

+ Không có hao mòn, lỗi thời về công nghệ do các giải pháp phần mềm đang được sử dụng vẫn là loại mới nhất và đang được sử dụng phổ biến.

+ Hao mòn, lỗi thời về kinh tế là không đáng kể.

Vậy giá trị của phần mềm quản lý doanh nghiệp này theo phương pháp chi phí vào năm 2011 là 1.800.000.000 đồng (tức là 1,8 tỷ đồng).

(Giá trị phần mềm quản lý DN = Tổng chi phí phát triển phần mềm - Giá trị giảm đi do hao mòn, lỗi thời = 1,8 tỷ đồng - 0 đồng = 1,8 tỷ đồng).

2. Ví dụ về phương pháp lợi nhuận vượt trội

Công ty thẩm định giá A thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ một loại bao bì có kiểu dáng độc đáo, được ưa chuộng và đã được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ của Công ty sản xuất giấy ăn Vina Anpha.

Trên cơ sở phân tích các thông tin thu thập được, Công ty thẩm định giá A đưa ra các nhận định như sau:

- Dự kiến tuổi đời kinh tế của bao bì là 07 năm, tính từ năm 2006;

- Việc sử dụng bao bì mới làm lợi nhuận của công ty Vina Anpha tăng thêm 25% so với khi không sử dụng bao bì mới.

- Tỷ suất chiết khấu là 17% được tính trên cơ sở cộng Tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành, sản xuất giấy ăn là 16%/năm và phụ phí rủi ro đối với việc tạo lợi nhuận từ quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng bao bì mới là 1%.

Trên cơ sở điều tra và nhận định trên, Công ty thẩm định giá A dự tính lợi nhuận tăng thêm do sử dụng bao bì mới trong 7 năm của công ty Vina Anpha và tính toán giá trị hiện tại của bao bì mới và được thể hiện trong bảng sau:

(ĐVT: 1000đ)

Năm

Lợi nhuận sau thuế trong trường hợp không sử dụng bao bì mới

Lợi nhuận sau thuế tăng thêm do sử dụng bao bì mới

Hệ số chiết khấu (1)

Giá trị tại thời điểm thẩm định giá 2006

2006

50.000

12.500

0,8547

10.684

2007

100.000

25.000

0,7305

18.263

2008

200.000

50.000

0,6244

31.219

2009

300.000

75.000

0,5337

40.024

2010

400.000

100.000

0,4561

45.611

2011

500.000

125.000

0,3898

48.730

2012

550.000

137.000

0,3332

45.814

Tổng cộng

240.344

Ghi chú: (1) Hệ số chiết khấu của năm thứ i (i = 1, 2, 3 ...7) được tính theo công thức sau:

Hệ số chiết khấu =

Công ty thẩm định giá A kết luận: Tại thời điểm thẩm định giá thì giá trị quyền sở hữu trí tuệ của loại bao bì mới của Công ty sản xuất giấy ăn Vina Anpha là 240.300 nghìn đồng hay 240,3 triệu đồng.

3. Ví dụ về phương pháp thu nhập tăng thêm

Công ty A là công ty du lịch có nhiều năm kinh nghiệm tổ chức các tour du lịch, trong đó có các tour du lịch tại Côn Đảo. Công ty A nhận thấy cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn tại Côn Đảo, đã liên kết với công ty B để góp vốn xây dựng một khách sạn 4 sao tại Côn Đảo vào đầu năm 2012. Vốn góp của công ty A là quyền sử dụng nhãn hiệu của chính công ty A, vốn đã có uy tín lâu năm trong lĩnh vực du lịch; nhãn hiệu này sẽ dùng để đặt tên cho khách sạn 4 sao tại Côn Đảo để có được sự tin tưởng của khách hàng. Sau khi khách sạn được xây dựng (dự kiến năm 2014), công ty A sẽ hỗ trợ quảng bá và cung cấp dịch vụ du lịch để giúp duy trì một lượng đáng kể khách nghỉ tại khách sạn mới xây dựng. Phần lợi nhuận có được do sử dụng nhãn hiệu và đóng góp của công ty A sẽ được chia đều cho công ty A và công ty B theo như thỏa thuận ban đầu của hai công ty.

Công ty du lịch A thuê Công ty thẩm định giá X tính giá trị nhãn hiệu dịch vụ của công ty A tại thời điểm đầu năm 2012 để phục vụ mục đích góp vốn liên doanh xây dựng khách sạn tại Côn Đảo.

Sau khi thu thập, nghiên cứu thông tin do công ty A cung cấp cũng như tổng hợp thông tin từ thị trường, triển vọng phát triển du lịch tại Côn Đảo, công ty thẩm định giá X đưa ra các giả thiết sau:

- Khách sạn 4 sao có sử dụng nhãn hiệu của công ty A (gọi tắt là Khách sạn A) sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 01/2014.

- Khách sạn có khoảng 100 phòng, tỷ lệ phòng trống là 40%.

- Uy tín của nhãn hiệu đóng góp vào quyết định lựa chọn khách sạn của khách là 10% (giả thiết trên cơ sở tham khảo kết quả điều tra ý kiến khách hàng).

- Số lượt khách của công ty du lịch A đến ở khách sạn A là: 3.000 lượt khách/năm. Lượng khách du lịch đến Côn Đảo và ở tại khách sạn A dự kiến tăng không đáng kể qua mỗi năm.

- Giá phòng khách sạn 4 sao tại Côn Đảo vào năm 2014 dự kiến là 1.700.000 đồng/phòng/đêm. Giá phòng tăng trung bình 9%/năm.

- Nhãn hiệu của công ty A được kỳ vọng sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển tốt trong vòng 20 năm tới. Giả định này dựa trên cơ sở chiến lược phát triển nhãn hiệu của công ty A, dự kiến tương quan khả năng cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường trong tương lai. Vì vậy, dòng tiền sẽ được tính cho 20 năm.

- Qua điều tra công ty X biết rằng các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 4 sao thường có mức lợi nhuận ròng bằng 25% doanh thu của khách sạn; chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) thường ở mức 12%.

Trên cơ sở giả thiết và các điều tra như trên, công ty X có các tính toán như sau:

Khách sạn 4 sao tại Côn Đảo có: 100 phòng

Tỷ lệ phòng trống: 40%

Số lượt khách trung bình mỗi năm: 21.900 (= 100 phòng x 60% x 365 đêm)

Số lượt khách do công ty du lịch A trực tiếp đem lại là: 3.000 lượt khách/năm

Số lượt khách do nhãn hiệu A và công ty du lịch A đem lại là:

10% x (21.900 - 3.000) + 3.000 = 4.890 lượt khách

Giá phòng tại khách sạn A là: 1700 ngàn đồng/ đêm

Tốc độ tăng giá phòng của khách sạn A: 9%/năm

Tỷ lệ lợi nhuận ròng/Doanh thu khách sạn: 25%

Tỷ suất chiết khấu: 14% (= WACC + Phụ phí rủi ro)

Trên cơ sở phân tích số liệu, Công ty X nhận định tỷ lệ rủi ro đối với việc tạo ra lợi nhuận từ nhãn hiệu của công ty A cao hơn so với chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) của cả công ty A là 2%. Vì vậy tỷ suất chiết khấu là: 12% + 2% = 14%.

Công thức chiết khấu dòng tiền:

Dòng tiền chiết khấu được tính toán như sau:


Năm

0

1

2

3

4

5

6

Số lượt khách tăng thêm do nhãn hiệu A và công ty du lịch A giới thiệu khách (Đêm x phòng) (1)

4.890

4.890

4.890

4.890

4.890

4.890

Doanh thu từ số lượt khách tăng thêm (ngàn đồng) (2)

8.313.000

9.061.170

9.876.675

10.765.576

11.734.478

12.790.581

Phần lợi nhuận ròng tăng thêm liên quan tới nhãn hiệu A (ngàn đồng) (3)

2.078.250

2.265.293

2.469.169

2.691.394

2.933.619

3.197.645

Giá trị hiện tại ròng của phần lợi nhuận ròng tăng thêm liên quan tới nhãn hiệu A với tỷ suất chiết khấu 14% (ngàn đồng) (4)

1.823.026

1.743.069

1.666.619

1.593.521

1.523.630

1.456.804

Giá trị hiện tại của dòng tiền vào đầu năm 2014 (ngàn đồng)

24.615.351

Năm

7

8

9

10

11

12

13

Số lượt khách tăng thêm do nhãn hiệu A và công ty du lịch A giới thiệu khách (Đêm x phòng) (1)

4.890

4.890

4.890

4.890

4.890

4.890

4.890

Doanh thu từ số lượt khách tăng thêm (ngàn đồng) (2)

13.941.733

15.196.489

16.564.173

18.054.949

19.679.894

21.451.085

23.381.682

Phần lợi nhuận ròng tăng thêm liên quan tới nhãn hiệu A (ngàn đồng) (3)

3.485.433

3.799.122

4.141.043

4.513.737

4.919.974

5.362.771

5.845.421

Giá trị hiện tại ròng của phần lợi nhuận ròng tăng thêm liên quan tới nhãn hiệu A với tỷ suất chiết khấu 14% (ngàn đồng) (4)

1.392.909

1.331.817

1.273.404

1.217.553

1.164.151

1.113.092

1.064.272

Giá trị hiện tại của dòng tiền vào đầu năm 2014 (ngàn đồng)

Năm

14

15

16

17

18

19

20

Số lượt khách tăng thêm do nhãn hiệu A và công ty du lịch A giới thiệu khách (Đêm x phòng) (1)

4.890

4.890

4.890

4.890

4.890

4.890

4.890

Doanh thu từ số lượt khách tăng thêm (ngàn đồng) (2)

25.486.034

27.779.777

30.279.957

33.005.153

35.975.617

39.213.422

42.742.630

Phần lợi nhuận ròng tăng thêm liên quan tới nhãn hiệu A (ngàn đồng) (3)

6.371.508

6.944.944

7.569.989

8.251.288

8.993.904

9.803.356

10.685.658

Giá trị hiện tại ròng của phần lợi nhuận ròng tăng thêm liên quan tới nhãn hiệu A với tỷ suất chiết khấu 14% (ngàn đồng) (4)

1.017.594

972.962

930.288

889.486

850.474

813.172

777.507

Giá trị hiện tại của dòng tiền vào đầu năm 2014 (ngàn đồng)


* Cách tính:

Doanh thu từ số khách tăng thêm (2) = Số lượt khách tăng thêm (1) x 1700 x Tốc độ tăng giá phòng 9%/năm.

Phần lợi nhuận ròng tăng thêm (3) = 25% x Doanh thu từ số lượt khách tăng thêm (2).

Như vậy giá trị của thương hiệu khách sạn sắp xây do công ty A đóng góp là : 24.615.351 (ngàn đồng) vào thời điểm năm 0, tức là đầu năm 2014

Giá trị thương hiệu khách sạn sắp xây do công ty A đóng góp tại thời điểm đầu năm 2012 là: 24.615.351/(1+0.14) x 2 = 18.940.713 ngàn đồng

Công ty A và công ty B đồng ý chia nhau 50% lợi nhuận tăng thêm do thương hiệu của công ty A mang lại. Như vậy giá trị góp vốn của thương hiệu A của công ty du lịch A được làm tròn là: 9.470.357 ngàn đồng.

* Phân tích độ nhậy của tỷ suất chiết khấu:

Các giá trị của tỷ suất chiết khấu (5)

12%

13%

14%

15%

16%

Giá trị góp vốn của thương hiệu A (ngàn đồng) (6)

11.570.009

10.449.769

9.470.357

8.611.170

7.854.939

Mức độ thay đổi Giá trị (6) khi thay đổi (5)

22%

10%

0%

-9%

-17%

Như vậy khi Tỷ suất chiết khấu thay đổi 1%, thì giá trị góp vốn của công ty A vào khách sạn thay đổi từ 8% - 12%.

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
----------------

No. 06/2014/TT-BTC

Hanoi, January 07, 2014

 

CIRCULAR

VALUATION STANDARD No. 13

Pursuant to the Price Law No. 11/2012/QH13 dated June 20, 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 89/2013/NĐ-CP dated August 06, 2013 on providing detailed regulations on implementation of several articles of the Price Law on the valuation.

Pursuant to the Government's Decree No. 215/2013/NĐ-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director of the Price Management Department;

The Minister of Finance hereby promulgates Valuation Standard No. 13 – Valuation of intangible assets

Article 1. Enclosed herewith is the Circular on Valuation Standard No. 13 – Valuation of intangible assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Asset valuating enterprises, asset valuers shall comply with provisions set out in the Valuation Standard enclosed herewith during the valuation of intangible assets.

2. The Price Management Department shall preside over and cooperate with relevant agencies in directing and inspecting the implementation of provisions of the Valuation Standard enclosed herewith and relevant law provisions.

Article 3. This Circular takes effect since February 21, 2014.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for amendments and supplements as appropriate./.

 

 

PP. THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Van Hieu

 

VALUATION STANDARD NO. 13

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Symbol: TĐGVN 13)

(Enclosed with the Minister of Finance’s Circular No. 06/2014/TT-BTC dated January 07, 2014)

GENERAL PROVISIONS

1. Governing scope: This Standard provides instructions on valuation of intangible assets for purposes of sale, purchase, transfer, mortgaging, amalgamation and merger of businesses, capital contribution, profit division, disputes, bankruptcy proceedings and other purposes according to laws.

2. Regulated entities: Asset valuing enterprises, asset valuers (herein ‘valuers’), clients and third parties who use results of valuation as prescribed should comply with this Standard during the valuation of intangible assets.

3. Interpretation of terms:

3.1. Intangible asset refers to an asset that lacks physical substance and is capable of creating economic rights and benefits.

Intangible assets referred to in this Standard shall simultaneously satisfy following requirements:

- No physical form; however, an intangible asset may contain some physical substance which value is not considerable versus that of the intangible asset;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Capable of generating incomes for its owners;

- Value of an intangible asset is quantifiable.

3.2. Royalties refer to an amount of money paid to the owner of the intangible asset by an organization or individual for the right to use the asset (for example: money for the use of patents, money for franchises, mineral rights…).

4. Types of intangible assets:

- Intellectual assets and intellectual property rights according to the Law on Intellectual Property;

- Rights to bring about economic benefits for a party as detailed in a civil contract according to laws (for example: franchises, mineral rights…);

- Non-contractual relationships that bring about economic benefits for concerned parties, relationships with clients, suppliers or other subjects (for example: a list of clients, database...);

- Other intangible assets that satisfy requirements as prescribed in Point 3.1.

CONTENT OF THE STANDARD

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Purposes of valuation;

- Characteristics of intangible assets that need valuation;

- Legal status of ownership of intangible assets (including legal or illegal ownership or use);

- Time of valuation;

- Prospective economic impacts on value of intangible assets including matters relating to economic environment (such as inflation, foreign exchange rates...) and political environment at home and abroad;

- Information specified in Point 3.1;

- Other relevant information about intangible assets that need valuation.

6. Determining the basis of valuation.

Based on the purpose of valuation, valuers shall determine whether the basis of valuation will be the market or non-market value of these assets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Estimating remaining economic life:

Remaining economic life of an intangible asset shall be used in all the approaches to valuing intangible assets.

Remaining economic life of an intangible asset shall be affected by legal, economic and technological factors such as market scale and prospect, scientific and technological development, sophistication level of the intangible asset, competition from similar intangible assets…Following elements should be considered for the estimation of remaining economic life:

- Duration of protection by Law for an intangible asset as intellectual property right;

- Provisions of the civil contract in association with to-be-valued assets according to laws;

- Decisions made by the court or competent agencies on to-be-valued assets;

- Economic factors such as scale and prospects of the market for products and services in association with to-be-valued assets;

- Scientific and technological developments, new introduction of similar or better patents that result in functional and economic obsolescence of to-be-valued assets; other relevant scientific and technical elements;

- Statistical and analytical results (if any) about effective life of the group of intangible assets;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 An example of the estimation of remaining economic life of a patent on a modern drug:

 This patent has been registered and protected by law for the next five years. However, recent researches show another more effective drug will be successfully studied and put into production in three years. Therefore, remaining economic life of this patent is valuated as three years.

8. Approaches to valuing intangible assets comprise: Market approaches, cost approaches and income approaches. Each approach comprises various valuation methods.

Based on type of to-be-valued intangible asset, purpose and time of valuation, collectable information and figures about the to-be-valued asset, valuers shall select appropriate approaches.

During the application of valuation methods, in order to inspect reliability of valuation results, valuers shall apply sensitive analysis technique, in particular to review and scrutinize changes of valuation results when value of an important factor in a specific case varies, for example discount rate, capitalization rate,…

9. Market approach

9.1. Content of market approach:

Value of to-be-valued asset is determined on the basis of comparison and analysis of information of similar intangible asset with prices currently being transacted in the market.

Select and scrutinize characteristics, similarities of the intangible asset in comparison with the to-be-valued intangible asset, specifically:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Financial provisions on sale, purchase or transfer of right to enjoyment;

- Areas and industries for which the intangible asset is being used in;

- Geographical elements, areas that affect the use of the intangible asset;

- Characteristics affecting remaining economic life of the intangible asset;

- Other characteristics of the intangible asset.

Valuers shall employ at least three similar intangible assets for comparison. In case only information from two similar intangible assets being currently transacted in the market is collected, results of market approach-based valuation shall be used only for inspection and comparison with valuation results from other approaches.

9.2. Reference information for application of market approaches:

- Successful transaction prices, offer prices, bid prices … of intangible assets similar to the to-be-valued asset.

- Locations and market conditions at the time of transaction, buyers and sellers’ motives, payment terms as well as other transaction-related matters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.3. Cases of application of market approaches:

- When information about similar intangible assets being transacted or with right to enjoyment being transferred or having transaction markets is available;

- When comparison with results of other approaches is required.

9.4. Other specific issues of market approach shall be instructed in other valuation standards of Vietnam Valuation Standard System.

10. Cost approaches

10.1. Content of cost approach:

Cost approaches to valuing intangible assets shall be based on the cost to create a new intangible asset similar to the to-be-valued asset or the replacement cost to create a similar intangible asset with the same function, uses according to current market price.

Estimated value of an intangible asset = reproduction cost (replacement cost) – accrued depreciation + manufacturer’s profits

Where, the manufacturer’s profits are determined through comparison and investigation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10.2 Reproduction cost or replacement cost in cost approach method is composed of following costs: Costs of human force, raw materials, necessary auxiliary tangible assets to bring into play value of the intangible asset, costs of maintenance (for example: advertising costs to maintain position of brands, costs of product quality management…), costs of registration for establishment of rights to intellectual assets, costs of research and development and other appropriate costs.

10.3. Value reduced due to depreciation of intangible asset

Depreciation of intangible assets:

Depreciation of intangible assets is a portion reduced in value due to functional, technological and economic obsolescence. Physical depreciation does not apply to most of intangible assets.

Functional depreciation (depreciation caused by functional obsolescence) means the intangible asset no longer satisfies the initial function it is created to perform. Functional obsolescence may come from internal causes or changes of outside environment.

Technological depreciation (depreciation caused by technological obsolescence) means the function initially created by the intangible asset is no longer necessary although the asset is still performing such function.

Economic depreciation (depreciation caused by economic obsolescence) means the intangible asset no longer generates appropriate proportion of income to its owner when comparing average proportion of income in the economic sector in which this intangible asset plays an important role.

b) Estimation of reduced value due to depreciation:

When estimating value reduced by depreciation, following factors should be taken into account:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Difference in operating cost refers to the difference in the cost of maintenance and use of an intangible asset at the time of valuation and the time of putting the asset into use. This cost should be calculated for the remaining economic life and useful life of the intangible asset.

- Economic obsolescence of an intangible asset is the difference in economic efficiency (income) in the use of the intangible asset at the time of valuation and the time of putting such asset into use.

- Remaining economic life of an intangible asset. For example: Actual age-life (in this case, useful life) of a to-be-valued asset is six years and the remaining economic life is expected to be 12 years. Thus, the portion reduced in value as a result of depreciation and obsolescence is 33.33% (=6/(12+6) x 100 %=6/18 x 100 %).

10.4 Reproduction cost method

Contents:

Reproduction cost method determines value of an intangible asset through calculation of the cost for reproduction of another asset similar to the to-be-valued asset according to current market price.

Value of an intangible asset = Reproduction cost – Accrued depreciation + Manufacturer’s profits

b) Required information:

- Information about necessary expenses for reproduction of an asset similar to the to-be-valued asset.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Cases of application:

- When detailed information, figures about the cost of creation of an intangible asset is readily available, specially when found in accordance with the purpose of determining non-market value of the to-be-valued asset.

- When the intangible asset continues to be used by the owner (based on the assumptions that such owner no longer has this intangible asset, another similar intangible asset should be created for replacement and use).

- When determining damage to benefits from intangible assets caused by illegal use or breach of contract,…

- Used as an alternative complementary to other valuation methods.

10.5. Replacement cost method

Contents:

Replacement cost method determines value of an intangible asset through calculation of the cost for replacing such asset with another asset with similar functions and uses according to current market price.

Value of an intangible asset = Replacement cost – Accrued depreciation + Manufacturer’s profits

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Required information:

- Information about necessary expenses for creation of an intangible asset with functions similar to the to-be-valued asset.

- Information about depreciation of the to-be-valued asset caused by obsolescence, and/or similar assets in the market.

c) Cases of application:

- When detailed information and figures about the costs for creation of the intangible asset is readily available.

- When the intangible asset continues to be used by the owner (based on the assumptions that such owner no longer has this intangible asset, another similar intangible asset should be created for replacement and use).

- When income flows or other economic benefits from use of the intangible asset cannot be determined. For example: Home-made software products, website contents, labor force.

- When determining insurance value for an intangible asset.

- Used as an alternative complementary to other valuation methods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. Income approach

11.1. Contents:

The income approach determines value of an intangible asset through existing value of incomes, cash flows and savings brought by such intangible asset.

The income approach is composed of three main methods: Royalties method, premium profits method, excess earnings method.

11.2. Income flows

An intangible asset may create income flows through the use and ownership of the intangible asset (for example: through collection of royalties for the use of an intangible asset), or limitations on use of the intangible asset. Below is an example about an intangible asset creating the income flow through limitations on the use of the intangible asset: An owner of an intangible asset which is an upgraded computer software product has decided to postpone commercialization of such software product in order not to affect value of previous similar software product currently being sold in the market.

When valuing an intangible asset, depending on purpose of valuation, it is possible to analyze income flow either from the use of the intangible asset or from the collection of royalties, or both.11.3. Discount rate

Discount rate according to income approach should reflect changing of currency value over time and the risks associated with income from the to-be-valued intangible asset.

Discount rate estimated on the basis of information from the market of similar intangible assets may be average net profit margin of such assets in the market.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11.4.Royalties method

Contents:

Value of an intangible asset is calculated on the basis of existing value of royalties received by organizations or individuals that allow the use of such intangible asset.

This method gives an assumption that the organization or individual that does not own the intangible asset shall pay royalties for the use of it. Thus, this method determines value of an intangible asset through calculation of the royalties saved if such organization or individual owns the intangible asset.

Calculation of royalties, taxes, maintenance costs and other supporting costs should be consistent. Particularly, if an owner of an intangible asset is responsible for paying maintenance costs (advertising costs or research, maintenance and development costs), the royalties shall also include such costs. Conversely, if maintenance costs are not included in the royalties, they should be excluded from the royalties.

b) Required information:

- Royalty level may be:

+ Level of royalty actually received by the intangible asset owner for the transfer of right to enjoyment of such intangible asset;

+ Hypothetical royalty level that means the amount of money the user is supposed to pay to the intangible asset owner. These levels shall be calculated on the basis of royalties from the use of similar intangible assets being currently transacted in the market, or on the basis of profits from the use of the intangible asset that the user is ready to pay to the owner via an independent and objective transaction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Financial statements and relevant documents

c) Cases of application:

- When necessary information and figures about royalties from the use of similar intangible assets in the market is readily available.

- When calculation of compensations for damage is required in case of a dispute.

- Used as an alternative complementary to other valuation methods.

11.5. Premium profits method

Contents:

Premium profits method determines value of an intangible asset on the basis of difference between profits received by a business in case of using and not using such intangible asset.

In this method, value of the intangible asset is estimated on the basis of difference between existing value of two discounted cash flows in case the to-be-valued asset is used to create premium income for the subject and in case the subject does not use the to-be-valued asset.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Some or all of the following information should be considered prior to applying premium profits method:

- Expected profits, saved costs and future income flows created for the business when using and not using the intangible asset.

- Appropriate discount rates to predict future incomes.

c) Cases of application:

- This method may apply to intangibles that generate excess earnings and intangibles helping saving costs.

- Used as an alternative complementary to other valuation methods.

11.6. Excess earnings method

Contents:

Excess earnings method determines value of an intangible asset through existing value of cash flows supposedly derived from contributions of to-be-valued intangibles after cash flows derived from contributions of other assets are excluded.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Estimate cash flows expected to be generated from the use of to-be-valued tangibles. Cash flows generated from the use of to-be-valued intangibles are determined by deducting from the expected cash flows as mentioned above the portions of the cash flow generated from the use of tangible assets, financial assets and other intangibles other than to-be-valued intangibles (herein ‘supporting assets’).

Contributions from supporting assets are sensible earnings including profits from supporting assets and compensations for initial investments for reduction in value of the assets over time. Sensible earnings generated by supporting assets are determined through following steps:

Step 1: Determine assets that make contributions to cash flows;

Step 2: Estimate value of these supporting assets;

Step 3: Determine earnings derived from supporting assets on the basis of reasonable profit ratio and value of the supporting assets.

- The remaining portion of the expected cash flow after the contributions generated by the supporting assets is deducted is then discounted to a present value. Total present value of this adjusted cash flow is value of the to-be-valued intangible asset.

In case a to-be-valued intangible asset is eligible for a discount according to laws on accounting, value of this intangible asset shall be added with some benefit expected from exemption from income tax imposed on value of depreciation of the intangible asset.

b) Required information:

Following information should be carefully considered prior to applying excess earnings method:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Costs of using necessary supporting assets and associated with effective use of to-be-valued intangibles;

- Appropriate discount rate for conversion into present value of to-be-valued intangibles;

- Relevant costs and benefits (applicable tax on use of intangibles).

c) Cases of application:

- Value an intangible asset in combination with other assets in a group for generation of cash flows; In which, the to-be-valued intangible asset makes a major impact on the cash flow.

- Used as an alternative complementary to other valuation methods.

11.7. Other specific issues of income approach shall be instructed in other valuation standards of Vietnam Valuation Standard System.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


52.026

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.237.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!